1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của phương tiện tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

181 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 181
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Vai trò của phương tiện tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

Trang 1

MỤC LỤC

Mở đầu………2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 15

6 Đóng góp của luận án 17

7 Bố cục của luận án 17

Chương 1: Một số cơ sở lý thuyết 19

1 1 Vấn đề tình thái 19

1 2 Vấn đề lý thuyết hành động ngôn từ 25

1 3 Vấn đề trợ từ tình thái 28

1 4 Vấn đề quán ngữ tình thái 32

1 5 Khẩu ngữ và đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 36

Chương 2: Vai trò của trợ từ tình thái trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh……

… 45

2 1 Khảo sát, thống kê và phân loại 45

2 2 Đặc điểm, chức năng của trợ từ tình thái trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 50

2 3 Tầm tác động của trợ từ tình thái trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 85

2 4 Hành động ở lời của trợ từ tình thái trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 95

Chương 3: Vai trò của quán ngữ tình thái trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 112

3 1 Khảo sát, thống kê và phân loại 112

3 2 Đặc điểm, chức năng của quán ngữ tình thái trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 120 3 3 Tầm tác động của quán ngữ tình thái trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 137

3 4 Hành động ở lời của quán ngữ tình thái trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 139

Kết luận 146

Tài liệu tham khảo 151

Phụ lục 1 170

Phụ lục 2 173

Phụ lục 3 185

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

rong giao tiếp bằng ngôn ngữ, một sự tình có thể phản ánh đúng hoặc khácthế giới thực tại khách quan, điều này phụ thuộc vào chủ đích của chủ thểphát ngôn, vào ngôn/ văn cảnh và năng lực tiếp thụ của chủ thể tiếp nhận Vấn đềnày liên quan đến một số phương tiện ngôn ngữ, trong đó có những phương tiệnbiểu thị ý nghĩa tình thái Trong những năm gần đây, giới Việt ngữ học quan tâmnhiều đến tình thái và đã có nhiều bài viết, chuyên luận về vấn đề này Tuynhiên, các tác giả hiểu và tiếp cận vấn đề tình thái với nhiều cách khác nhau (dựatrên những quan điểm rộng hẹp), phổ biến nhất là quan điểm xem tình thái là tìnhcảm và cảm xúc của người nói Thực tế, tình thái không hẳn chỉ là những thôngtin liên quan đến tình cảm, cảm xúc mà nó còn liên quan đến nhiều phương diệnkhác nữa, như: tình thái của hành động phát ngôn, tình thái của nội dung mệnh

đề, v v Thấy được điều đó, và để có cơ sở nghiên cứu xác thực, chúng tôi chọntiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh làm ngữ liệu khảo sát Ngôn ngữ trong tiểu thuyếtcủa ông phản ánh phong phú khẩu ngữ địa phương Nam Bộ - chân chất, mộcmạc và ẩn chứa nhiều đặc sắc, thú vị Trên cái nền của phương ngữ Nam Bộ,thông qua lời ăn tiếng nói của nhân vật, thông qua ngôn ngữ dẫn chuyện, HồBiểu Chánh đã tạo lập cho mình một phong cách ngôn ngữ rất riêng, khó mà cóthể lẫn lộn với các tác giả cùng thời Đạt được điều này, không thể không có sựgóp phần của khẩu ngữ Nam Bộ, trong đó phương tiện tình thái là một bộ phậntiêu biểu Tuy nhiên, cho đến nay việc xem các phương tiện tình thái trong tiểuthuyết của Hồ Biểu Chánh như là đối tượng nghiên cứu vẫn còn để ngỏ Vì vậy,việc nghiên cứu phương tiện tình thái là thiết thực và có ý nghĩa thực tiễn

T

Trang 3

Vì những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Vai trò của phương tiện tình

thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh” làm đề tài nghiên cứu

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án này được hình thành nhằm mục đích khảo cứu toàn diện và có hệthống về tác dụng, chức năng của phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái có trongtiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh Để đạt được mục đích đó, chúng tôi tập trunggiải quyết những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất: Chúng tôi tìm ra những tiêu chí để nhận diện phương tiện biểu

thị ý nghĩa tình thái Trên cơ sở những tiêu chí đó, chúng tôi lập danh sách cácphương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái và thống kê tần số của chúng có trong tiểuthuyết của Hồ Biểu Chánh (có so sánh với một số tác phẩm được sáng tác trongcùng giai đoạn của một số tác giả khác)

Thứ hai: Chúng tôi phân tích tác dụng, chức năng của các phương tiện

biểu thị ý nghĩa tình thái mang đặc trưng khẩu ngữ Nam Bộ có trong tiểu thuyếtcủa Hồ Biểu Chánh, về các mặt ngữ âm - từ vựng, ngữ nghĩa và cú pháp

Thứ ba: Chúng tôi còn tìm hiểu vai trò của các phương tiện này trong việc

hình thành lực ngôn trung cho các hành động ở lời, sự kết hợp và tầm tác độngcủa chúng có trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh

Thông qua những nhiệm vụ trên, luận án có thể mang lại cái nhìn đầy đủhơn về vai trò của các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái trong tiếng Việt nóichung và trong ngôn ngữ tiểu thuyết của một nhà văn Nam Bộ nói riêng

3 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

3 1 Vấn đề tình thái trong logic học và trong ngôn ngữ học

Tình thái (modality), một vấn đề rất rộng và phức tạp, đã được logic học,ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu Logic học đi đầu trong nghiên cứu tình thái.Ngay từ thời cổ đại, Aristote đã bàn về mệnh đề tình thái, khi đó tình thái gắn với

sự phân loại các phán đoán, các mệnh đề logic dựa trên những đặc trưng cơ bảncủa mối liên hệ giữa hai thành phần chủ từ và vị từ, xét ở góc độ phù hợp của

Trang 4

phán đoán với thực tế Khi đưa tình thái vào câu nói, với tư cách là thành tố địnhtính cho mệnh đề, các nhà logic học dựa theo các tiêu chí về tính tất yếu, tính khảnăng, tính hiện thực để phân loại phán đoán Lúc này, tình thái chỉ được nghiêncứu ở phương diện logic học

Đến 1932, việc đưa khái niệm tình thái vào ngôn ngữ mới được thể hiện

rõ Trong tác phẩm Linguistique générale et linguistique française, Ch Bally đã chủ trương phân biệt trong câu hai yếu tố: nội dung biểu hiện có tính chất cốt lõi

về ngữ nghĩa của câu; thái độ của người nói đối với nội dung ấy Trong đó, Ch.

Bally dùng thuật ngữ dictum để chỉ nội dung cốt lõi của câu và modus hoặc

modalité để chỉ thái độ của người nói, tức tình thái [131, tr 734]

Khi bàn về tình thái, nhà ngôn ngữ học V V Vinogradov cho rằng “tìnhthái thuộc vào số những phạm trù ngôn ngữ học trung tâm, cơ bản” và tác giảxem tình thái như phạm trù ngữ pháp độc lập, tồn tại song song với phạm trù vịtính, biểu hiện những mối quan hệ khác nhau của thông báo với thực tế Tác giả

còn cho rằng: “Mỗi câu đều mang một ý nghĩa tình thái như dấu hiệu cấu trúc cơ

bản, tức chỉ ra quan hệ đối với hiện thực” Nội dung thông báo, có thể được

người nói hiểu như là hiện thực hay phi hiện thực, là đã tồn tại trong quá khứ,trong hiện tại, hay là điều sẽ được thực hiện trong tương lai, là điều mà người nóimong muốn hay đòi hỏi đối với ai đó Còn theo cách định nghĩa của O B.Xirotinina, tình thái lại nằm trong vị tính của câu Đối lập với các ngôn ngữ biến

hình thì “Thời tính, tình thái tính và ngôi tính nằm trong cấu trúc vị tính và cùng

nhau tạo nên cái gọi là vị tính mà thiếu nó thì không thể có thông báo” (Dẫn theo

Nguyễn Văn Hiệp (2008) [54, tr 84]) Trong khi đó, tác giả V N Bondarenko

thì cho rằng, “tính tình thái là một phạm trù ngôn ngữ chỉ ra đặc điểm của các

mối quan hệ khách quan (tình thái khách quan) được phản ánh trong nội dung của câu và chỉ ra mức độ của tính xác thực về nội dung của chính câu đó theo quan niệm của người nói (tình thái chủ quan)” Một quan điểm rất gần với V N.

Bondarenko là M V Liapon, tác giả xem “tình thái là một phạm trù chức năng

Trang 5

ngữ nghĩa thể hiện các dạng quan hệ khác nhau của phát ngôn đối với thực tế cũng như các dạng đánh giá chủ quan khác nhau của điều được thông báo”.

(Dẫn theo Phạm Hùng Việt (2003) [135, tr 31])

Ngoài ra, M A K Halliday (1994) cũng có nhiều ý kiến bàn về tính tìnhthái Một mặt, ông chú trọng vào phạm trù thức (mood), một mặt lại đặt ra yêucầu về việc cần phải xem xét tính tình thái qua việc sử dụng động từ Với phạmtrù trợ động từ (auxiliaries), tác giả hy vọng sẽ giải thích được những gì còn sótlại của tính tình thái mà nếu chỉ dùng riêng khái niệm vị tính thì chưa giải quyếttrọn vẹn Thành phần thức gồm hai tiểu thành phần: (i) chủ ngữ (subject) là mộtcụm danh từ, (ii) tác tử hữu định (finite) là một phần của cụm động từ Thànhphần hữu định là một trong số ít những tác tử động từ biểu đạt thì (tense) (ví dụ:

is, has) hay tình thái (ví dụ: can, must) [43, tr 156]

Đáng chú ý, J R Searle đã dùng lý thuyết hành động ngôn từ để thảo luậnnhững vấn đề về thức và tình thái J R Searle nêu ra năm phạm trù cơ bản của

hành động ở lời như sau: xác quyết, khuyến lệnh, kết ước, tuyên bố và biểu lộ.

Cách tiếp cận vấn đề của J R Searle đã cung cấp một khung ngữ nghĩa rộng lớncho việc thảo luận tình thái Bởi với cách tiếp cận này, vai trò của người nói (với

tư cách là chủ thể nhận thức, chủ thể tác động trong quan hệ liên nhân) được đặcbiệt nhấn mạnh Lý thuyết hành động ngôn từ là lý thuyết đặc biệt quan tâm đếnquan hệ giữa người nói với những gì được nói Vì thế, nó xứng đáng là khung đểthảo luận những vấn đề của tình thái

J Lyons (1995) cho rằng tình thái logic được biểu thị qua khái niệm tínhkhả năng và tính tất yếu, còn trong ngôn ngữ, tình thái được nhận thức qua haiphạm trù cơ bản là tình thái nhận thức (epistemic modality) và tình thái đạo lý(deontic modality) Tình thái nhận thức phải được thể hiện thông qua tính tất yếuhoặc khả năng về tính xác thực của mệnh đề, và có liên quan đến tri thức và niềmtin, còn tình thái đạo lý thì có liên quan với chức năng xã hội của phép tắc hay là

Trang 6

nghĩa vụ Và ông xem tình thái là “thái độ của người nói đối với nội dung của

mệnh đề mà câu biểu thị hay cái sự tình mà mệnh đề đó miêu tả” [160, tr 823]

Những quan niệm về tình thái nêu trên đã cho thấy cách giải quyết ý nghĩacủa tính tình thái có nhiều điểm khác nhau giữa các tác giả

3 2 Vấn đề tình thái trong Việt ngữ học

Hiện nay, trong Việt ngữ học, vấn đề tình thái đã được nhiều tác giả quantâm nghiên cứu, nhưng chưa có nhiều công trình tập trung nghiên cứu toàn diện

về tình thái Tình hình này có lẽ vì những nguyên nhân sau:

- Trong một thời gian rất dài, tình thái được xem thuộc lĩnh vực lời nói(parole) chứ không thuộc ngôn ngữ (langue) theo quan điểm của F D Saussure

Vì tuân thủ sự phân biệt giữa parole và langue nên các nhà nghiên cứu ngữ phápkhông đề cập tới nó [131, tr 729]

- Cách hiểu về tình thái trong giới Việt ngữ học còn chưa thống nhất, thậm

chí có sự hiểu lầm Cao Xuân Hạo có nhận xét xác đáng như sau: “Hai chữ tình

thái nếu có được quan tâm lại thường đi đôi với những định kiến sai lạc Sự hiểu lầm phổ biến nhất là nghĩ rằng tình thái tức là những sắc thái tình cảm, cảm xúc của người nói trong khi phát ngôn” [15, tr 66]

Khảo cứu tài liệu, chúng tôi thấy có hai nhóm tác giả đề cập đến vấn đềtình thái, nhóm không trực tiếp quan tâm đến tình thái và nhóm trực tiếp quantâm đến tình thái Tình hình nghiên cứu lớp này cụ thể như sau:

3 2 1 Nhóm không trực tiếp quan tâm đến vấn đề tình thái

Đây là nhóm các tác giả không trực tiếp quan tâm đến vấn đề tình tháinhưng trong quá trình xử lý những vấn đề khác họ đã nhắc đến tình thái Tiêubiểu cho nhóm này là các tác giả: Bùi Đức Tịnh (1952), Trương Văn Chình,Nguyễn Hiến Lê (1963), Lê Văn Lý (1968), Nguyễn Kim Thản (1977), Đái XuânNinh (1978), Lê Cận, Phan Thiều (1983), Đinh Văn Đức (1986), Hoàng Phê(1987), Đỗ Hữu Châu (1993), Lê Biên (1995), Diệp Quang Ban, Hoàng Văn

Trang 7

Thung (1998), v v Điểm chung của các nghiên cứu liên quan đến vấn đề tìnhthái trong nhóm này thể hiện qua các nội dung sau:

- Vấn đề tình thái không được chính thức nhắc đến trong các nội dung ngữpháp, ngữ nghĩa của các công trình nghiên cứu Các tác giả không đề cập đến sựđối lập giữa phạm trù ngôn liệu và phạm trù tình thái mà chỉ sắp xếp từ tiếngViệt vào hai lớp từ loại lớn là thực từ và hư từ

- Khi được xếp vào lớp thực từ hoặc hư từ, những yếu tố tình thái nào

được các tác giả này xem là có nghĩa từ vựng thì xếp vào lớp thực từ (như: nỡ,

toan, định…), còn những yếu tố còn lại (không có nghĩa từ vựng) thì xếp vào lớp

hư từ (như: hả, à, ư, nhỉ…) chứ hoàn toàn không nói đến tư cách tác tử, có vai

trò thể hiện ý nghĩa tình thái trong câu

3 2 2 Nhóm trực tiếp quan tâm đến vấn đề tình thái

Các tác giả này có chú ý khảo sát vấn đề tình thái ở nhiều phương diệnkhác nhau, tiêu biểu là các tác giả: Phan Mạnh Hùng (1982), Hoàng Tuệ (1984,1988), Nguyễn Minh Thuyết (1986, 1995), Nguyễn Đức Dân (1987, 1998), LêĐông (1991), Hồ Lê (1992), Cao Xuân Hạo (1991, 1999, 2001, 2002), PhạmHùng Việt (1994, 1996, 2003), Nguyễn Văn Hiệp (1994, 1998, 2001, 2002,2008), v v Quan điểm chung của các tác giả này đều phân biệt rạch ròi hai

phạm trù: ngôn liệu và tình thái Tuy nhiên, khi đi vào từng vấn đề cụ thể, ở mỗi

tác giả có những kiến giải khác nhau, nhiều khi chưa sáng tỏ

Dù rằng có những hạn chế nhất định, nhưng những kết quả của nhữngcông trình này mang lại là rất lớn, giúp giới Việt ngữ học có thái độ quan tâmđến vấn đề tình thái Trong đó, đáng chú ý nhất là các tác giả sau đây:

- Nguyễn Đức Dân (1976) đã bàn đến vấn đề logic – tình thái trong tiếngViệt Sau này (1998) ông đã nêu lên những khái niệm căn bản về tình thái tronglogic học Tác giả cho thấy mối quan hệ giữa logic tình thái và ngôn ngữ, trong

đó tính tất yếu và tính có thể được coi là nền tảng của vấn đề tình thái trong ngônngữ

Trang 8

- Từ năm 1979, Cao Xuân Hạo đã có bài đi sâu miêu tả, phân tích nhữngphương tiện diễn đạt ý nghĩa tình thái qua việc phân tích tiền giả định và hàm ýcủa một số vị từ tình thái Ông còn phân biệt rõ tình thái của hành động phát

ngôn và tình thái của lời phát ngôn Từ đó, ông cho rằng: “Nội dung của bất kỳ

một lời phát ngôn nào cũng chứa đựng một tình thái (nếu không phải là kết hợp nhiều lớp tình thái)” [45, tr 51]

- Hoàng Tuệ (1988) cho người đọc thấy được những nét khái quát về tình

thái khi bàn về thời, thể, tình thái trong tiếng Việt và khái niệm tình thái Trong

đó, ông có phân biệt rõ hai yếu tố khác nhau trong câu tiếng Việt đó là ngôn liệu(dictum) và tình thái (modus)

- Đỗ Hữu Châu (1993) cho rằng phạm trù tình thái truyền đạt quan hệ giữanhận thức của người nói với nội dung của câu và quan hệ của nội dung này với

thực tế ngoài ngôn ngữ Nội dung câu nói có thể được khẳng định, được phủ

định, được yêu cầu hay bị cấm đoán, được cầu mong hay đề nghị, v v

- Nguyễn Văn Hiệp (2008) đã cho thấy sự đối lập giữa phạm trù tình thái

và phạm trù ngôn liệu Tác giả viết: “Đối lập cơ bản nhất để hiểu tình thái là đối

lập giữa tình thái và ngôn liệu hay nội dung mệnh đề Đây là một sự đối lập được thừa nhận rộng rãi, được coi là then chốt trong những nghiên cứu về tình thái Ngôn liệu thực chất là thông tin miêu tả ở dạng tiềm năng, còn tình thái là phần định tính cho thông tin miêu tả ấy” [54, tr 85 - 86]

3 3 Vấn đề trợ từ tình thái

Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi sẽ trình bày những quan điểm cụ thểcủa Việt ngữ học về trợ từ tình thái Khảo sát ngữ liệu, chúng tôi thấy có mộtnhóm phương tiện được sử dụng để biểu thị thái độ của người nói, và thường

đứng cuối câu, bổ sung cho câu ý nghĩa tình thái, như: a, à, á, chớ, há, hả, nha,

nè, v v (1), và một nhóm phương tiện chuyên dùng để nhấn mạnh vào ý nghĩa

của một bộ phận nào đó của câu (rồi khái quát lên toàn câu) như: chính, cả, ngay,

đến, chỉ, v v (2).

Trang 9

Tìm hiểu trong văn liệu ngữ pháp tiếng Việt, chúng tôi thấy nhóm (1) được

các nhà Việt ngữ học gọi bằng nhiều tên khác nhau, như: trợ ngữ tự, ngữ khí

hiện từ, trợ từ ngữ, tiểu từ hậu trí, ngữ khí từ, ngữ thái từ, phụ tự cảm thán, từ đệm cuối câu, ngữ khí thán từ, tiểu từ tình thái cuối câu, trợ từ câu, thán từ, tiểu

từ tình thái dứt câu; nhóm (2) cũng được các nhà Việt ngữ học gọi bằng nhiều

tên như: trợ từ, trợ từ thành phần câu, phụ từ, phó từ, tình thái từ, v v Cụ thể

như sau:

3 3 1 Tình hình nghiên cứu các phương tiện tình thái thuộc nhóm (1)

Tìm hiểu tài liệu, chúng tôi thấy các tác giả định nghĩa và gọi tên cácphương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái thuộc nhóm này như sau:

- Nhóm các tác giả Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê (1963), Uỷ banKhoa học và Xã hội (1983), Đỗ Hữu Châu (1995), Nguyễn Hữu Quỳnh (1996),Hoàng Phê (89), Nguyễn Tài Cẩn (1999), Lê Biên (1995), Hồ Lê (1992), PhạmHùng Việt (2003) gọi các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái thuộc nhóm (1)

là trợ từ, nhưng ở mỗi tác giả có các kiến giải riêng Trương Văn Chình, Nguyễn

Hiến Lê (1963) gọi là trợ từ và nói rõ “trợ từ là tiếng không có thực nghĩa, giúp

cho lời nói ý nhị, mạnh mẽ, linh hoạt thêm, hoặc cho lời nói khỏi cụt cằn cộc lốc”

[21, tr 180] Còn các tác giả Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1983) cũng gọi

là trợ từ, nhưng cho rằng “chúng là từ biểu thị thái độ… là yếu tố gia thêm vào

cho câu để biểu thị sự ngạc nhiên, nghi ngờ, mỉa mai, vui mừng, lễ phép hay sự khẳng định đặc biệt" [133, tr 72], Nguyễn Hữu Quỳnh (1996) gọi là trợ từ cho

câu để biểu thị "thái độ hoài nghi, ngạc nhiên, nũng nịu…" [106, tr 177 – 178], Nguyễn Tài Cẩn (1999) cũng gọi là trợ từ và cho rằng các trợ từ này có thể "đưa

tình thái lại cho đoản ngữ, biến đoản ngữ thành câu" [9, tr 333] Riêng Phạm

Hùng Việt (2003) đã có một chuyên luận nghiên cứu chi tiết về nhóm (1), trong

đó tác giả có những ý kiến xác đáng và phân tích cụ thể về chức năng bổ sung ýnghĩa biểu cảm cho câu Theo đó, tác giả gọi nhóm (1) là trợ từ câu Nhìn chung,

Trang 10

mỗi tác giả có cách kiến giải khác nhau, nghiêng về mặt này hay mặt khác,nhưng ở các tác giả có điểm giống nhau là đều gọi nhóm này là trợ từ.

- Nhóm các tác giả Lê Cận, Phan Thiều (1983), Đinh Văn Đức (1986),Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997), Diệp Quang Ban,Hoàng Văn Thung (1998), Đỗ Thị Kim Liên (1999), v v đều gọi các phươngtiện tình thái thuộc nhóm (1) là tình thái từ, nhưng cách nhìn nhận vấn đề có sự

khác nhau Theo đó, Lê Cận, Phan Thiều (1983) gọi là “tình thái từ cuối câu

dùng để biểu thị thái độ của người nói”[10, tr 169] Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức

Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997) cũng gọi là từ tình thái dùng để "đánh dấu

câu theo mục đích nói (câu nghi vấn, câu mệnh lệnh, câu cảm thán, câu tường thuật)" [22, tr 273 – 274] Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1998), Đỗ Thị

Kim Liên (1999) gọi là “tình thái từ nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, biểu thị sắc

thái tình cảm” [7, tr 69].

Thực tế còn nhiều tên gọi liên quan đến các phương tiện biểu thị ý nghĩa

tình thái thuộc nhóm (1) như: ngữ khí thán từ 1 , phụ tự cảm thán 2 , ngữ khí từ 3 , từ đệm 4 , ngữ thái từ 5 , v v

3 3 2 Tình hình nghiên cứu các phương tiện tình thái thuộc nhóm (2)

Tìm hiểu tài liệu, chúng tôi thấy các tác giả định nghĩa và gọi tên cácphương tiện tình thái thuộc nhóm này như sau:

- Các tác giả Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1983), Đinh Văn Đức(1986), Nguyễn Hữu Quỳnh (1996), Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1998),Nguyễn Tài Cẩn (1999), Hoàng Phê (2003), Phạm Hùng Việt (2003), Nguyễn

1 Cách gọi của Bùi Đức Tịnh (1952)

2 Cách gọi của Lê Văn Lý (1968)

3 Cách gọi của Nguyễn Kim Thản (1980) (2003), Nguyễn Anh Quế (1988), Cao Xuân Hạo (1991) (2005), Trần Thị Ngọc Lang (1995), Hoàng Trọng Phiến (2003).

4 Cách gọi của Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Hữu Quỳnh (1981).

5

Trang 11

Văn Hiệp (2008), gọi là trợ từ, nhưng ở mỗi tác giả có lý giải khác nhau Cụthể:

- Đinh Văn Đức (1986) gọi là trợ từ, tác giả xếp các từ thuộc nhóm nàyvào một phạm trù lớn hơn, đó là tình thái từ (ngang với phạm trù thực từ, hư từ)

Tác giả viết: “Các tình thái từ có số lượng không lớn nhưng do bản chất ngữ

pháp có những khía cạnh rất chuyên biệt cho nên có thể và cần phải được xếp riêng thành một phạm trù ngang hàng với phạm trù thực từ và hư từ, tuy rằng phạm trù này chỉ bao hàm hai tập hợp nhỏ - tiểu từ và trợ từ” Theo đó, ông xem

trợ từ là phương tiện “biểu đạt ý nghĩa tình thái với mục đích nhấn mạnh tăng

cường” [36, tr 187 - 189]

- Nguyễn Hữu Quỳnh (1996) cũng gọi là trợ từ Theo tác giả trợ từ “là từ

chuyên dùng để nhấn mạnh thêm nghĩa của từ và của câu, hoặc dùng để biểu thị thái độ của người nói, thí dụ chính, thì, là…Trợ từ thuộc loại tình thái từ” [106,

tr 176 - 177]

- Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1998) xếp các phương tiện thuộcnhóm này vào lớp tiểu từ tình thái - ngang hàng với phụ từ, kết từ Theo nhóm

tác giả này, trợ từ “dùng trong câu biểu thị ý nghĩa tình thái, bằng cách nhấn

mạnh vào từ, kết hợp từ có nội dung phản ánh liên quan với thực tại mà người nói muốn lưu ý người tiếp nhận” [7, tr 144]

- Phạm Hùng Việt (2003) cho rằng các từ thuộc nhóm này có chức năng

bổ sung ý nghĩa nhấn mạnh cho bộ phận câu và tác giả gọi tên là trợ từ bộ phậncâu

- Nhóm tác giả Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1983) và Nguyễn Tài

Cẩn (1999) quan niệm trợ từ “là từ biểu thị thái độ, nó không làm phần đề, phần

thuyết của nòng cốt, cũng không làm chính tố, phụ tố của ngữ Nó là một yếu tố thường được gia thêm vào cho câu để biểu thị sự ngạc nhiên, nghi ngờ, mỉa mai, vui mừng, lễ phép, hay sự khẳng định đặc biệt” Theo quan niệm này thì trợ từ

được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các phương tiện thuộc nhóm (1) và (2)

Trang 12

Trong phạm vi của luận án này, chúng tôi gộp chung những phương tiện(1) và (2) vào cùng một loại và thống nhất gọi là trợ từ tình thái

Như chúng ta đều biết, tình thái là một phạm trù có nội hàm rất rộng.Trong đó, tình thái chủ quan là thái độ của người nói với điều được thông báo.Nhấn mạnh là một dạng thái độ của người nói với nội dung của thông báo Dovậy, nhấn mạnh cũng phải được xem là một dạng cụ thể của tình thái Cho nên,

lớp những phương tiện mà các tác giả đi trước gọi là trợ từ nhấn mạnh (chính,

đích, cả, v v.) là một tiểu loại của trợ từ tình thái Theo đó, có thể nói, tất cả trợ

từ đều có tính tình thái, và chúng tôi gọi lớp phương tiện này là trợ từ tình thái

3 4 Vấn đề quán ngữ tình thái

Ngoài từ, vốn từ vựng tiếng Việt còn có một đơn vị khác (tương đương vớitừ) đó là ngữ cố định Ngữ cố định có một loại đơn vị được dùng lặp đi lặp lạitrong giao tiếp hàng ngày cũng như trong các sáng tác văn nghệ đó là quán ngữ.Tham khảo tài liệu, chúng tôi thấy quán ngữ chưa được các nhà nghiên cứu Việtngữ quan tâm nhiều Thực tế chỉ có một vài tác giả nhắc đến quán ngữ trongnhững công trình thuộc về từ vựng học, như Nguyễn Văn Tu (1976), Đỗ HữuChâu (1981), Nguyễn Thiện Giáp (1985), Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung(1998), v v Những tác giả này có đề cập đến quán ngữ nhưng cũng chỉ lànhững gợi mở ban đầu Một số tác giả khác cũng có đề cập đến quán ngữ nhưngchỉ xem nó như là những phương tiện “hiện thực hoá” cho các đơn vị có liênquan trong từ pháp, cú pháp, v v Cụ thể, Đinh Văn Đức (1986) đã xác lậpkhái niệm tình thái và miêu tả lớp tiểu từ tình thái Trong đó, chúng có khảnăng được hiện thực hoá bằng quán ngữ Diệp Quang Ban (1998) đề nghị gọi là

liên ngữ để chỉ quan hệ ngoại hướng, liên kết câu chứa nó với các câu liên quan

phía trước Trần Ngọc Thêm (1985) gọi là cụm từ làm thành phần chuyển tiếp, v.

v

Về mặt cấu trúc câu, theo đa số tác giả sách Ngữ pháp tiếng Việt, quánngữ xuất hiện dưới dạng là thành phần phụ tình thái, đề tình thái hoặc thuyết tình

Trang 13

thái trong câu, trong thế đối lập với trạng ngữ, liên ngữ và tình thái ngữ,… Cụ

thể, Nguyễn Kim Thản (1996) đề nghị gọi là phụ chú ngữ (nói trộm bóng, có lẽ, ) Nguyễn Tài Cẩn (1999) gọi là thành phần xen kẽ (có lẽ, có ai ngờ, ) Cao Xuân Hạo (1991) thì cho rằng các yếu tố “theo ý tôi thì, nếu tôi không

nhầm thì, thật ra thì ; quả là, nói thật là, miễn là ” là yếu tố tình thái làm

thành Đề của câu được đánh dấu bằng thì, là Nguyễn Minh Thuyết (1998)

đã phân biệt lớp từ này với trạng ngữ, và đặt tên cho chúng là “định ngữ câu”.Tuy nhiên, do cố gắng tìm ra bản chất của các tham tố ngoài cú pháp câu, cáctác giả trên khá thiên về ngữ nghĩa logic - cú pháp

Trên tạp chí Ngôn ngữ, Ngôn ngữ và đời sống, Ngữ học trẻ xuất hiện một

số bài viết về quán ngữ, tiêu biểu là Nguyễn Thị Thìn (2000) có những phântích cụ thể về công dụng của quán ngữ tiếng Việt Ngô Hữu Hoàng (2002) chỉ

ra một số điểm khác biệt giữa thành ngữ và quán ngữ Ngũ Thiện Hùng

(2003) có nhận xét việc sử dụng các quán ngữ tình thái nhận thức, v v

Nhìn chung, việc nghiên cứu quán ngữ (trong đó có quán ngữ tình thái)chỉ dừng lại ở việc nêu ra khái niệm, phân biệt quán ngữ với thành ngữ và giảithích một số quán ngữ điển dụng Thực tế còn nhiều vấn đề liên quan đến quánngữ chưa được nghiên cứu Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm chức năng củaquán ngữ thực sự là một đề tài hấp dẫn, đáng được quan tâm nghiên cứu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong luận án này là phương tiện biểu thị ý nghĩatình thái được sử dụng trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh Trong đó, chúng tôitập trung khảo cứu vai trò của những trợ từ tình thái, quán ngữ tình thái6 mangđặc trưng khẩu ngữ Nam Bộ về mặt ngữ nghĩa - ngữ dụng Luận án không

6 Mặc dù, phương tiện biểu hiện ý nghĩa tình thái có nhiều loại, như: vị từ tình thái, trợ từ tình thái, quán ngữ

tình thái, v v nhưng do bị hạn định về số trang nên luận án chỉ chọn hai phương tiện biểu hiện ý nghĩa tình

thái nổi trội trong ngôn ngữ tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, đó là trợ từ tình thái và quán ngữ tình thái để làm đối tượng nghiên cứu.

Trang 14

nghiên cứu chi tiết khái niệm, cách xác định, phân loại, v v các trợ từ tình thái,quán ngữ tình thái có trong tiếng Việt mà chỉ điểm qua một số nét tiêu biểu đểlàm cơ sở cho việc nghiên cứu vai trò của chúng có trong ngôn ngữ tiểu thuyếtcủa Hồ Biểu Chánh Cũng cần nói rõ việc chúng tôi viết: “trợ từ tình thái và quánngữ tình thái mang đặc trưng khẩu ngữ Nam Bộ” trong luận án này chỉ nhằmdiễn đạt ý: trợ từ tình thái và quán ngữ tình thái được dùng giao tiếp hằng ngày ởNam Bộ và được tác giả Hồ Biểu Chánh sử dụng trong tiểu thuyết của mình.

4 2 Phạm vi nghiên cứu

Hiện nay, giới ngôn ngữ học đều thừa nhận rằng trong một câu tiếng Việt

như: “Anh Thành mua tới ba mảnh đất.” có hai thành phần thông tin, phần thông

tin có giá trị chân lý và phần thông tin kèm theo bổ trợ (không có giá trị chân lý)

Phần thông tin có giá trị chân lý là việc “Anh Thành mua ba mảnh đất”, trong đó cái lõi của sự tình là vị từ “mua”, “anh Thành” là chủ thể, “mảnh đất” là đối

tượng Phần thông tin kèm theo bổ trợ là thái độ đánh giá của người nói về số

lượng “mảnh đất” được nói đến, thông tin này được xác lập bằng yếu tố “tới”.

Phần thông tin có giá trị chân lý được gọi là ngôn liệu (lexis) còn phần thông tinkèm theo bổ trợ gọi là tình thái (modality) Theo đó, chúng tôi tập trung nghiêncứu về những gì có liên quan đến thông tin kèm theo sự tình được trình bày trongcâu nói thông qua một số phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái

Hơn nữa, như đã xác định, phạm vi nghiên cứu của luận án này là vai tròcủa phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái có trong tiểu thuyết của Hồ BiểuChánh Trong đó chủ yếu là những trợ từ tình thái, quán ngữ tình thái được sửdụng trong lời nói hằng ngày của các nhân vật giao tiếp Cũng do tính khẩu ngữnên có thể có những phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái hiện nay không dùnghoặc ít sử dụng mà có xuất hiện trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh thì chúngtôi vẫn khảo sát và phân tích tác dụng, chức năng Ngược lại, những phương tiệnbiểu thị ý nghĩa tình thái thường dùng trong thực tế hằng ngày hiện nay nhưngkhông được Hồ Biểu Chánh sử dụng thì chúng tôi không xem xét

Trang 15

Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhận thức rằng, nếu sa vào những vấn đề

mà những tác giả đi trước đã bàn kỹ thì chắc chắn khó mà tìm ra cái mới, chibằng cố gắng khảo cứu trên ngữ liệu cụ thể, dù phạm vi hẹp, nhưng có thể gópthêm vào việc xác định rõ hơn chức năng ngữ nghĩa - ngữ dụng của phương tiệnbiểu thị ý nghĩa tình thái trong tiếng Việt, mà cụ thể là trong ngôn ngữ của mộtnhà tiểu thuyết lừng danh ở vùng đất cực Nam của Tổ quốc - tiểu thuyết gia HồBiểu Chánh

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu

5 1 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng một số phương pháp và thủ pháp sau:

5 1 1 Phương pháp phân tích phân bố

Trên quan điểm chức năng luận, chúng tôi tìm hiểu vai trò của nhữngphương tiện tình thái trong phát ngôn Trong đó, chúng tôi cố gắng phân biệtrạch ròi các phạm trù ngôn liệu, phạm trù tình thái và mối quan hệ chức năng củachúng trong thành phần ngữ nghĩa – ngữ dụng của phát ngôn, thông qua phươngpháp phân tích phân bố Bởi vì, trong một ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, thìkhả năng kết hợp và trật tự từ có vai trò rất quan trọng trong việc xác định ngữnghĩa – ngữ dụng của từ, ngữ đoạn và phát ngôn

5 1 2 Phương pháp phân tích ngữ nghĩa

Đối tượng nghiên cứu là phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái tồn tạitrong lời nói của các nhân vật giao tiếp Do đó, trong quá trình nghiên cứu,chúng tôi phải tiến hành phân tích ngữ nghĩa của các phương tiện này trong từngngữ cảnh cụ thể Những nội dung rút ra từ việc phân tích ngữ nghĩa sẽ là cơ sở

để chúng tôi xây dựng các tiêu chí xác định vai trò của các phương tiện biểu thị

ý nghĩa tình thái, đồng thời giúp chúng tôi giải thích, minh họa cho các nhậnđịnh của mình

5 1 3 Phương pháp thống kê

Trang 16

Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê để thấy được số lượng, tỉ lệ,tính phổ quát trong cách sử dụng phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái Từ đó,luận án khái quát được thói quen văn hóa - ngôn ngữ của các nhân vật giao tiếptrong tác phẩm tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh.

5 1 4 Phương pháp so sánh – đối chiếu

Để làm rõ các điểm nổi bật của phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái cótrong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, luận án cần so sánh – đối chiếu với phươngtiện biểu thị ý nghĩa tình thái có trong một số tác phẩm của Hồ Biểu Chánhnhưng sáng tác trong những giai đoạn khác nhau, hoặc giữa một số tác giả vănhọc ở Nam Bộ và Bắc Bộ tiêu biểu Từ đó, luận án rút ra các nhận định cần thiếtliên quan đến vai trò của phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái, đó cũng là mộtcách thức để chúng tôi đi tìm bản sắc riêng của phương tiện biểu thị ý nghĩa tìnhthái có trong phương ngữ Nam Bộ

Ngoài những phương pháp trên, luận án còn sử dụng các thủ pháp nghiêncứu thông dụng như thay thế, cải biến, … để phát hiện ra tác dụng, chức năngcủa phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái

5 2 Nguồn ngữ liệu

Nguồn ngữ liệu được sử dụng trong luận án này chủ yếu trong 52/ 64 tác

phẩm tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam, Gieo gió gặt bão của Bình Nguyên Lộc, và một số tác phẩm của một

số tác giả phía Bắc như tác phẩm Tắt đèn, Lều chõng của Ngô Tất Tố, Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, v v Luận án chọn đối chiếu tác phẩm Ai làm được của Hồ Biểu Chánh với tác phẩm Tố Tâm của Hoàng Ngọc

Phách vì đây là hai quyển tiểu thuyết đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ ra đời ở

Nam Bộ và Bắc Bộ cùng thời; đối chiếu Thiệt giả, giả thiệt của Hồ Biểu Chánh

và Số đỏ của Vũ Trọng Phụng vì đây là hai quyển tiểu thuyết ra đời trong giai

đoạn thể loại tiểu thuyết đã phát triển rực rỡ ở cả Nam Bộ và Bắc Bộ; đối chiếu

Lều chõng, Tắt đèn của Ngô Tất Tố và Vợ già chồng trẻ của Hồ Biểu Chánh vì

Trang 17

ngôn ngữ trong truyện ngắn của Ngô Tất Tố mang đậm đặc trưng ngôn ngữ Bắc

Bộ, còn tác phẩm Vợ già chồng trẻ được sáng tác trong những năm cuối đời của

Hồ Biểu Chánh, giai đoạn này tiếng Việt ở Nam Bộ có sự phát triển vượt bậc và

đã tiến gần với ngôn ngữ toàn dân Ngoài ra, luận án chọn đối chiếu với tác phẩmcủa Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc vì hai ông đều là nhà văn Nam Bộ, thế hệ sau

Hồ Biểu Chánh Đối chiếu như vậy để thấy bước chuyển biến tiếng nói củangười dân Nam Bộ trên con đường tiếp thu những giá trị văn hóa - ngôn ngữ BắcBộ

6 Đóng góp của luận án

6 1 Ý nghĩa khoa học

- Vận dụng những thành tựu lý thuyết ngữ nghĩa - ngữ dụng học vào việckhảo sát, nhận diện, thống kê các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái có trongtiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh

- Xác định rõ khái niệm, đặc điểm, chức năng của các phương tiện biểu thị

ý nghĩa tình thái Từ đó, khái quát được vai trò to lớn của lớp phương tiện nàytrong tương quan với các phương tiện khác trong giao tiếp

- Kết quả nghiên cứu có thể góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý thuyết

về tình thái của trợ từ, quán ngữ mang đặc trưng khẩu ngữ Nam Bộ

6 2 Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của luận án này có thể làm tài liệu tham khảo chonhững đề tài có liên quan Luận án cũng có thể là tài liệu hỗ trợ choquá trình học và dạy tiếng Việt trong nhà trường

- Từ hệ thống cứ liệu rõ ràng người đọc có thể hình dung được khả năngbiểu thị ý nghĩa tình thái của các phương tiện ngôn ngữ mang đặc trưng khẩungữ Nam Bộ trong hoạt động giao tiếp

7 Bố cục của luận án

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận ángồm có ba chương như sau:

Trang 18

Chương 1: Một số cơ sở lý thuyết

Trong chương này, luận án trình bày khái quát về cách hiểu tình thái, cácphạm trù tình thái, vấn đề trợ từ tình thái, quán ngữ tình thái, lý thuyết hành độngngôn từ, vấn đề khẩu ngữ và đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

Chương 2: Vai trò của trợ từ tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ BiểuChánh

Đầu tiên, luận án tiến hành khảo sát, thống kê số lượng và tần số xuất hiệncủa trợ từ tình thái Sau đó, luận án phân tích tác dụng, chức năng trong sự hoạtđộng của các trợ từ tình thái mang đặc trưng khẩu ngữ Nam Bộ có trong tiểuthuyết của Hồ Biểu Chánh Cũng trong chương này, luận án tìm hiểu khả năngkết hợp, tầm tác động của trợ từ biểu thị ý nghĩa tình thái với một số phương tiệntình thái khác trong câu nói Ngoài ra, luận án còn vận dụng lý thuyết dụng học

để khảo cứu về khả năng trở thành dấu hiệu ngôn hành của hành động ở lời

Chương 3: Vai trò của quán ngữ tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết HồBiểu Chánh

Trong chương này, luận án khảo sát, thống kê, phân tích tác dụng, chứcnăng trong sự hoạt động của quán ngữ tình thái mang đặc trưng khẩu ngữ Nam

Bộ Ngoài ra, luận án khảo cứu tầm tác động của quán ngữ biểu thị ý nghĩa tìnhthái với một số phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái khác trong câu nói thôngqua ngữ liệu tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh Luận án còn vận dụng lý thuyết dụnghọc để khảo cứu về khả năng trở thành dấu hiệu ngôn hành của hành động ở lờicủa các quán ngữ biểu thị ý nghĩa tình thái

Trang 19

Chương 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 1 Vấn đề tình thái

1 1 1 Khái niệm tình thái

Đặc trưng chung nhất của tình thái là phản ánh những mối quan hệ khácnhau của nội dung thông tin trong câu với hiện thực và những quan điểm, thái độcủa người nói đối với nội dung miêu tả trong câu xét trong mối quan hệ vớingười tiếp nhận, với hoàn cảnh giao tiếp Đặc trưng này được thể hiện qua nhiềucách định nghĩa tình thái khác nhau, tuy rằng ở mỗi tác giả có cách thể hiện kháiquát hay cụ thể, tường minh hay hàm ẩn

Ngoài nội dung tóm lược đã trình bày trong phần Lịch sử vấn đề nghiên

cứu, quan điểm về tình thái có nhiều nét tương đồng và dị biệt giữa các tác giả.

Quan điểm của Benveniste (1966) xem tình thái là “một phạm trù rộng lớn, nó

gắn với những chờ đợi, mong muốn, đánh giá, thái độ của người nói đối với nội dung phát ngôn, với người đối thoại, những kiểu mục đích phát ngôn: hỏi, cầu khiến, trần thuật, v v.” W Frawley (1992) quan niệm tình thái là “liên quan đến các thông tin về trạng thái của sự kiện, phản ánh quan hệ về tính hiện thực, sự đánh giá và độ tin cậy của nội dung một biểu thức” (Nguyễn Văn Hiệp (2008),

tr 84 - 85)

J Lyons (1977) xem “tình thái là thái độ của người nói đối với nội dung

của mệnh đề mà câu biểu thị hay cái sự tình mà mệnh đề đó miêu tả” [159, tr.

452]

Theo F Palmer (1986) cho rằng “tình thái là những thông tin ngữ nghĩa

có liên quan đến thái độ hay sự đánh giá của người nói về những gì được nói ra”

[161, tr 51], sau đó ông viết thêm “tình thái đạo lý lại liên quan đến tính hợp

thức về đạo lý của hành động do một người nào đó hay do chính người nói thực hiện” [161, tr.96]

Trong Việt ngữ, vấn đề tình thái cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên

Trang 20

cứu như: Đỗ Hữu Châu [17], Cao Xuân Hạo [45], Lê Đông, Nguyễn Văn Hiệp[33], Nguyễn Văn Hiệp [54], Hoàng Tuệ [131], Phạm Hùng Việt [134], v v.

Chẳng hạn, Hoàng Tuệ đã nhận xét “tình thái là một khái niệm trong sự

phân tích theo cách nhìn tìm đến thái độ của người nói trong hoạt động phát ngôn tức cũng là tìm đến tác động ngữ dụng, tác động mà người nói muốn tạo ra ở người nghe trong thực tế hoạt động ngôn ngữ” [131, tr 136] Cao Xuân

Hạo cho rằng tình thái của câu được biểu thị trong cấu trúc cú pháp cơ bản (màtác giả gọi là cấu trúc Đề – Thuyết) gồm có:

- Nhận định của người nói về giá trị chân ngụy của điều được nói ra trongcâu (khẳng định, phủ định, ngờ vực, nêu rõ phạm vi giới hạn và điều kiện củatính chân lí)

- Về tính khả năng hay tất yếu của điều đó (có thể hay không có thể, tấtnhiên hay không tất nhiên, mức độ cao hay thấp của tính khả năng, tính tất yếu)

- Cách đánh giá của người nói đối với sự tình được truyền đạt (đáng mừnghay đáng tiếc, đáng hy vọng hay e ngại, nên có hay không nên có, …)

- Sự giới thiệu của người nói về tính chất của câu nói (tính thành thực,đơn giản, áng chừng hay chính xác,…)

- Mối quan hệ giữa câu nói với tình huống đối thoại hay đối với ngôncảnh và nhiều nội dung khác thuộc lĩnh vực lô gích và siêu ngôn ngữ [45 , tr.175]

Điểm qua một số quan điểm về tình thái của một số tác giả tiêu biểu,chúng tôi nhận thấy rằng càng tìm hiểu chi tiết về tình thái thì càng thấy rõ tínhphức tạp, gắn với những quan niệm, cách hiểu khác nhau Mặc dù, cách diễn đạtcủa các tác giả là khác nhau nhưng ở họ đều có điểm chung: thừa nhận tình thái

là một phạm trù ngữ nghĩa – chức năng phản ánh mối quan hệ, thái độ, cáchđánh giá của người nói đối với nội dung của phần còn lại trong câu Thông quanhững quan điểm trên, chúng tôi hiểu tình thái như sau:

Trang 21

Tình thái là một phạm trù thể hiện thái độ, cách đánh giá của người nói đối với nội dung giao tiếp, với người đối thoại hoặc giữa nội dung giao tiếp với mục đích giao tiếp, với các nhân tố khác có liên quan đến sự tình được nêu

ra Nó là một trong hai thành phần trọng yếu tạo nên cấu trúc ngữ nghĩa của câu, góp phần thực tại hoá câu, gắn câu với điều kiện giao tiếp hiện thực.

1 1 2 Một số phạm trù tình thái chủ yếu

Trong ngôn ngữ, các biểu hiện của tính tình thái rất phong phú Chúngđược biểu thị qua nhiều cấp độ bình diện ngôn ngữ khác nhau, từ ngữ điệu đếntrật tự từ, từ các phương tiện từ vựng đến các phương thức ngữ pháp, chúnglồng vào nhau khó mà nhận diện rõ ràng Nhiều khi một kiểu ý nghĩa lại có thểđồng thời thuộc nhiều bình diện khác nhau Cùng một thuật ngữ mà tác giả nàyhiểu theo cách này tác giả khác hiểu theo cách khác, dẫn đến việc phân loại cũngkhác nhau Nhiều tác giả từng phát biểu, thật khó mà có được một cách phạm trùhóa rạch ròi, bao quát và triệt để cho lĩnh vực tình thái Thực tế đã có hàng loạt

đề xuất liên quan đến số lượng và kiểu loại tình thái Chẳng hạn, Jespersen(1924) cho rằng phạm trù tình thái, với tư cách là phạm trù ngữ nghĩa (notionalcategogy) có thể chia làm hai tiểu phạm trù dựa trên tiêu chí có hay không có sựmong muốn (will) của người nói Hai tiểu phạm trù này tương đương với haiphạm trù tình thái đạo lý (deontic) và nhận thức (epistemic), sẽ thuộc vào 4 thái(modes) mà Von Wright đề nghị sau đây: Thái khách quan logic (alethic modes),hay thái chân thực; thái nhận thức (epistemic modes), hay thái của sự hiểu biết;thái đạo lý (deontic modes), hay thái của sự bắt buộc; thái tồn tại (existentialmodes), hay thái của sự hiện hữu [161; tr.10 - 11]

Trong một thời gian dài, các tác giả viết về tình thái thường nhắc đến ba

phạm trù: tình thái khách quan logic, tình thái nhận thức, tình thái đạo lý Tình

thái khách quan logic quan tâm đến tính chân thực tất yếu hay ngẫu nhiên củamệnh đề Tình thái nhận thức chỉ ra tình trạng hiểu biết của người nói, bao hàm

cả sự xác nhận cũng như những đảm bảo cá nhân của người nói đối với điều anh

Trang 22

ta nói ra Tình thái đạo lý liên quan đến tính hợp thức về đạo đức hay chuẩn mực

xã hội khác đối với hành động do một người nào đó hay chính người nói thựchiện [159, tr 791 – 823]

Theo quan điểm phát ngôn và hành động phát ngôn, Cao Xuân Hạo đề

nghị phân biệt hai thứ tình thái khác nhau về bình diện: tình thái của hành động

phát ngôn và tình thái của lời phát ngôn như sau:

“Tình thái của hành động phát ngôn phân biệt các lời nói về phương diện

mục tiêu và tác dụng giao tế: đó là sự phân biệt quen thuộc giữa các loại câu trần thuật, câu hỏi, cầu khiến, vốn là những phân biệt được ngữ pháp hóa Tình thái của hành động phát ngôn thuộc lĩnh vực dụng pháp

Tình thái của lời phát ngôn thuộc cái nội dung được truyền đạt hay được yêu cầu truyền đạt (trong câu trần thuật hay câu hỏi), nó có liên quan đến thái

độ của người nói đối với điều được nói ra, hoặc đến quan hệ sở đề và sở thuyết của mệnh đề Đó là một phần quan trọng của bình diện nghĩa học ” [45, tr 50 -

51]

Trên cơ sở những công trình nghiên cứu về tình thái mà chúng tôi thamkhảo được, cùng với việc khảo sát thực tế, chúng tôi thấy có một số phạm trù tìnhthái chủ yếu sau:

1 1 2 1 Tình thái khách quan (objective modality)

Tình thái khách quan liên quan đến hiện thực, nó là một phần của việcmiêu tả thế giới, trong đó vai trò của người nói được loại trừ

(1) Cô về xin thưa giùm tôi kính lời thăm mợ Hương nhé! (MCT)

Câu (1) là một lời nhờ cậy không có tính bắt buộc

1 1 2 2 Tình thái chủ quan (subjective modality)

Tình thái chủ quan diễn đạt thái độ của người nói (đánh giá, cam kết, thểhiện mục đích) đối với điều được nói ra, trong đó vai trò của người nói được đềcao

Trang 23

(2) Bữa nay tao bắt được rõ ràng rồi đó, mầy còn chối nữa thôi, hử? Đi

đi, đi ra khỏi nhà tao cho mau (CCNN)

Câu (2) là một hành động ra lệnh có tính bắt buộc, thể hiện tính chủ quancủa người nói

1 1 2 3 Tình thái nhận thức (epistemic modality)

Tình thái nhận thức thể hiện sự hiểu biết của người nói đối với tính chânthực của điều được nói đến trong câu, dựa trên những bằng chứng hoặc cơ sở suyluận nào đó mà người nói có được

(3) Bộ thầy giận tôi hay sao mà bãi trường thầy ở miết trển, không chịu

xuống dạy tôi? (ƠTT)

Câu (3) thể hiện một sự phỏng đoán Trong đó, trợ từ tình thái bộ đóng vai

trò đánh dấu tình thái nhận thức

1 1 2 4 Tình thái đạo lý (deontic modality)

Tình thái đạo lý liên quan đến khái niệm nghĩa vụ, sự cho phép, và đượccoi là sự bao hàm yêu cầu, mong muốn, hoặc sự cam kết thực hiện của người nói

ở những mức độ khác nhau của mệnh đề được diễn đạt trong mỗi phát ngôn

(4) Vậy anh cứ ở đây, đừng lo gì hết (ĐNDT)

Câu (4) thể hiện một hành động cho phép của người nói đối với ngườinghe

1 1 2 5 Tình thái hàm thực (factive modality)

Tình thái hàm thực là loại ý nghĩa tình thái bao hàm tính chất có thực củamệnh đề, hay là điều được nói đến trong phát ngôn Hiểu theo nghĩa hẹp thì tìnhthái hàm thực tương đương với câu trần thuật (declarative sentence)

(5) Thiệt quả lời tiên tri của Hương quản nói hồi nãy đó trúng lắm,

không lầm (CK)

Quán ngữ tình thái thiệt quả bổ sung cho câu (5) ý khẳng định, rằng nội

dung sự tình (P) được nói đến trong câu nói là hiện thực

1 1 2 6 Tình thái hàm hư (contrafactive modality)

Trang 24

Tình thái hàm hư là loại ý nghĩa tình thái bao hàm tính chất không có thực(hay là không có căn cứ trong hiện thực) của cái sự thể được nêu trong nội dungmệnh đề.

(6) Thưa má, bây giờ má cho phép vợ chồng con sum hiệp, lẽ thì con phải

để vợ con ở bên nầy mà hủ hỉ với má mới phải (CNG)

Trong (6), quán ngữ tình thái mới phải biểu thị tính phi hiện thực của sự

tình P

1 1 2 7 Tình thái của hành động phát ngôn (modalité d’énonciation)

Tình thái của hành động phát ngôn phân biệt các lời nói về phương diệnmục tiêu và tác dụng giao tế Nó liên quan đến giá trị ngôn trung của câu nói,trong đó có sự phân biệt giữa trần thuật, hỏi, cầu khiến Tuy nhiên, cần phải phânbiệt hai loại câu trần thuật (miêu tả), loại mang tính chất thông báo thuần túy, vàloại có giá trị ngôn trung (illocutionary force) được đánh dấu: câu xác nhận, câuphản bác và nhất là câu ngôn hành (performative)

1 1 2 8 Tình thái của lời phát ngôn (modalité d’énoncé)

Tình thái của lời phát ngôn thuộc cái nội dung được truyền đạt hay đượcyêu cầu truyền đạt (trong câu trần thuật hay câu hỏi), nó có liên quan đến thái độcủa người nói đối với điều được nói ra trong câu cũng như mối quan hệ giữa chủthể và vị thể của mệnh đề được biểu đạt

Theo Cao Xuân Hạo, tình thái của lời phát ngôn (trong câu trần thuật)phân ra làm hai loại: tình thái của câu và tình thái của cấu trúc vị ngữ hạt nhân

Tình thái của câu nói phản ánh mức độ cam kết và thái độ của người nóiđối với điều mình nói ra, cách người nói đánh giá tính xác thực hay không xácthực, giới hạn của tính xác thực, mức độ của tính xác thực, của tính tất yếu(khách quan hay đạo lý), tính khả năng (vật chất hay tinh thần), tính chất đángmong muốn hay đáng tiếc, v v của điều được thông báo

Ngoài ra, tình thái của câu nói có thể được biểu thị bằng những khởi ngữnhư “có lẽ”, “tất nhiên”; những cấu trúc chủ vị có “tôi” làm chủ thể của một vị từ

Trang 25

có nghĩa “nhận thức”; bằng những vị từ tình thái mà bổ ngữ là cấu trúc vị ngữ hạtnhân; bằng những trợ từ tình thái đặt trong ngữ đoạn vị từ hay ở ngoài ngữ đoạnnày, chẳng hạn như cuối câu

Tình thái của cấu trúc vị ngữ hạt nhân phản ánh những dạng thức thể hiệnhành động, quá trình, trạng thái hay tính chất do vị ngữ biểu đạt Dạng thức ở đâygồm những đặc trưng như: kéo dài/ không kéo dài, bắt đầu/ kết thúc thường gọi

là những đặc trưng về “thể” Nếu hạt nhân vị ngữ của câu có chủ thể, thì tình tháiphản ánh mối quan hệ của chủ thể đối với tính hiện thực, tính tất yếu, tính khảnăng của hành động, quá trình, trạng thái hay tính chất do vị ngữ hạt nhân biểuđạt (chẳng hạn có ý muốn, có ý định, có đủ can đảm hay đủ tàn nhẫn để làm,mức độ của trạng thái, tính chất được chủ thể mang trong bản thân, ) [45, tr 51]

Vào những năm 60 của thế kỉ trước, J L Austin đã phát hiện ra bản chất

hành động trong lời nói Theo ông, hành động ngôn từ gồm ba loại lớn: hành

động tạo lời (locutionary act), hành động mượn lời (perlocutionary act) và hành động ở lời (illocutionary act) Thuật ngữ hành động ngôn từ được hiểu theo hai

cách rộng hẹp khác nhau Như đã nói, hành động ngôn từ bao gồm ba hành động.Song trong thực tế, thuật ngữ hành động ngôn từ được dùng để chỉ hành động ởlời, vì trong số các hành động trên chỉ có hành động ở lời và hiệu lực của nó làđối tượng của ngữ dụng học

Hành động ở lời là những hành động mà người nói thực hiện ngay khi nóinăng Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúnggây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận Hành động ởlời không phải được thực hiện một cách tùy tiện mà phải tuân theo một số điều

Trang 26

kiện nhất định J L Austin xem các điều kiện sử dụng các hành động ở lời lànhững điều kiện "may mắn" (felicity conditions) nếu chúng được đảm bảo thìmới thành công, đạt hiệu quả, nếu không nó sẽ thất bại Những điều kiện maymắn của J L Austin như sau :

Thứ nhất: (i) Thủ tục phải có tính chất quy ước và thủ tục này phải có hiệu

quả (ii) Hoàn cảnh và con người phải thích hợp với những điều quyđịnh trong thủ tục

Thứ hai: Thủ tục phải được thực hiện (i) một cách đúng đắn và (ii) đầy đủ Thứ ba: Thông thường thì (i) những người thực hiện hành động ở lời phải

có ý nghĩ, tình cảm và ý định đúng như đã được đề ra trong thủ tục và (ii) khihành động diễn ra thì ý nghĩ, tình cảm, ý định đúng như nó đã có

Sau này, J R Searle đã điều chỉnh lại bổ sung vào những điều kiện maymắn của J L Austin, và gọi chúng là điều kiện sử dụng hay điều kiện thỏa mãn.Mỗi hành động ở lời đòi hỏi phải có một hệ những điều kiện để cho việc thựchiện nó đạt hiệu quả đúng với đích của nó J R Searle cho rằng có 4 loại điềukiện sử dụng hành động ở lời sau đây:

(i) Điều kiện nội dung mệnh đề

Điều kiện nội dung mệnh đề là điều kiện liên quan đến cấu trúc quan hệngữ nghĩa của nội dung mệnh đề Nội dung mệnh đề có thể là một mệnh đề đơngiản hay một hàm mệnh đề Nội dung mệnh đề có thể là một hành động củangười nói hay một hành động của người nghe

(ii) Điều kiện chuẩn bị

Điều kiện chuẩn bị là điều kiện liên quan tới những hiểu biết của người

thực hiện hành động về những tri thức nền, về quyền lợi, trách nhiệm, năng lựctinh thần và vật chất của người tiếp nhận hành động

(iii) Điều kiện tâm lý

Điều kiện tâm lý là chỉ ra điều kiện tâm lý của người thực hiện hành động

ở lời thích hợp với hành động ở lời mà mình đưa ra Điều kiện tâm lý còn có

Trang 27

nghĩa là người nói thực sự, chân thành mong đợi hiệu quả ở lời của hành động ởlời mà mình thực hiện.

(iv) Điều kiện căn bản

Theo điều kiện này thì người thực hiện một hành động ở lời nào đó khiphát ngôn ra biểu thức ngữ vi tương ứng bị ràng buộc ngay vào kiểu trách nhiệm

mà hành động ở lời tạo ra biểu thức ngữ vi đó đòi hỏi [17, 111 - 117]

Trong thực tế giao tiếp, các hành động ở lời được thực hiện rất phong phú

và đa dạng Cho đến nay, các nhà ngữ dụng học vẫn chưa thống nhất nhau về sốlượng Việc phân loại chúng cũng vì thế mà chưa có được sự thống nhất Đểthuận lợi trong việc khảo cứu chúng tôi lấy bảng phân loại của J R Searle làm

cơ sở cho sự phân loại của mình

J R Searle đã dựa vào mười hai tiêu chí, trong đó có ba tiêu chí quan

trọng là: đích ở lời, trạng thái tâm lí, nội dung mệnh đề để phân loại hành động

ngôn từ thành năm phạm trù (còn gọi là lớp) Mỗi phạm trù lại gồm những nhóm

từ lớn đến nhỏ khác nhau Đó là các phạm trù:

(i) Trình bày (biểu hiện, miêu tả, xác tín): Các hành động ở lời này có đích

là miêu tả, kể trần thuật lại một sự tình nhằm làm cho người nghe (Sp2) biết sựtình đó Trạng thái tâm lý là người nói (Sp1) tin rằng nội dung sự tình (P) là

đúng Phạm trù trình bày gồm nhiều hành động như: kể, tự sự, miêu tả, mách,

tường thuật, báo cáo, thuyết minh, lập biên bản, tường trình, tố cáo, khai báo,

(ii) Điều khiển: Đích ở lời của hành động này là đặt Sp2 vào trách nhiệm

thực hiện một hành động nào đó trong tương lai: trạng thái tâm lý là Sp1 thực sựmong muốn Sp2 thực hiện hành động trong tương lai được đưa ra Nội dungmệnh đề nói đến hành động trong tương lai Sp2 phải thực hiện Trong phạm trù

này có các hành động ở lời như: ra lệnh, sai, khiến, yêu cầu, bảo, đề nghị, xin

phép, cho phép, chỉ, khuyên, chỉ thị, kiến nghị, khuyến nghị, chỉ định, v v

(iii) Cam kết (ước kết): Đích ở lời của phạm trù này là nhằm đặt Sp1 vào

trách nhiệm thực hiện hành động trong tương lai được nêu ra trong biểu thức ngữ

Trang 28

vi Trạng thái tâm lý là Sp1 thực sự có ý định thực hiện hành động trong tươnglai đó Nội dung mệnh đề nói đến trong tương lai mà Sp1 đưa ra Thuộc phạm trù

này là các hành động ở lời như hứa, cam đoan, cam kết, bảo đảm, thỏa thuận.

(iv) Biểu cảm: Phạm trù này có đích ở lời là bày tỏ trạng thái tâm lý của

Sp1 như bày tỏ sự vui mừng, sự bực dọc, sự buồn rầu, v.v…Trạng thái tâm lýthay đổi tùy từng hành động ở lời cụ thể một nhưng cơ bản là Sp1 có, thực sựcảm thấy cái trạng thái tâm lý được bày tỏ Nội dung mệnh đề là một trạng tháitâm lý nào đó của chính mình hay của sp2 hoặc của người khác Trong phạm trù

này, ngoài những hành động như cảm thán, than thở, thán phục, trầm trồ… còn

có cả những hành động như cảm ơn, xin lỗi, ân hận, lấy làm tiếc, khen, chê, v v.

(v) Tuyên bố: Phạm trù này có đích ở lời là làm cho có hiệu lực điều được

nêu ra trong nội dung mệnh đề của biểu thức ngữ vi Trạng thái tâm lý là ngườituyên bố tin rằng mình có thẩm quyền tuyên bố và điều mình tuyên bố có hiệulực ngay khi được tuyên bố Nội dung mệnh đề là điều mà hiện thực phải thay

đổi Đó là các hành động như: tuyên bố, tuyên án, buộc tội [18, tr 111 – 117]

Qua phân loại các nhóm trên, chúng tôi thấy những tiêu chí phân loại trênchỉ đủ để phân loại các hành động ở lời thành các nhóm Những hành động trongcùng một nhóm, đặc biệt các hành động có bản chất giống nhau (chỉ khác nhau ở

một vài sắc thái nghĩa như: bắt buộc, yêu cầu, ra lệnh, v v.) thì chúng ta phải dựa vào những phương diện khác để phân biệt Cụ thể, chúng ta có thể dựa vào hiệu

lực ở lời, cương vị xã hội của Sp1 và Sp2, sự quan tâm, nội dung, v v.

1 3 Vấn đề trợ từ tình thái

1 3 1 Khái niệm

Như chúng ta đã biết, các đơn vị mà luận án này gọi là trợ từ tình thái(TrTTT) đã được các nhà Việt ngữ học phân loại và gọi bằng nhiều tên khácnhau Theo từng loại và tên gọi, các tác giả đưa ra những khái niệm riêng Chẳng

hạn, các tác giả Ngữ pháp tiếng Việt của Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam

(1983) xem các đơn vị là đối tượng nghiên cứu của luận án là trợ từ Theo đó, họ

Trang 29

xem “trợ từ là từ biểu thị thái độ, nó không làm phần đề, phần thuyết của nòng

cốt, cũng không làm chính tố, phụ tố của ngữ Nó là một yếu tố thường được gia thêm vào cho câu để biểu thị sự ngạc nhiên, nghi ngờ, mỉa mai, vui mừng, lễ phép, hay sự khẳng định đặc biệt” [133, tr 72] Tác giả Phạm Hùng Việt (2003)

xem “Trợ từ là từ thuộc vào lớp tình thái từ, không đảm nhận chức vụ cú pháp

trong câu, được sử dụng trong phát ngôn để biểu thị một số ý nghĩa như: thái độ, tình cảm, sự đánh giá, của người nói đối với nội dung phát ngôn, đối với hiện thực và/ hay đối với người đối thoại, hoặc để tham gia biểu thị các mục đích của phát ngôn” [135, tr 71].

Trên cơ sở những khái niệm về trợ từ vừa nêu và những khảo sát thực tế,chúng tôi hiểu TrTTT như sau:

TrTTT là phương tiện biểu thị thái độ, cách đánh giá của người nói đối với người nghe, đối với sự tình trong câu, chúng không tham gia vào thành phần nòng cốt của cụm từ/ câu mà làm yếu tố phụ bổ sung cho câu ý nghĩa ngạc nhiên, nghi ngờ, mỉa mai, vui mừng, lễ phép, lượng hay nhấn mạnh.

(7) Bà làm ơn cho tôi ở với Thôi, bà làm đi Ðể tôi coi bà làm gạch làm

sao, tôi học lần, đặng sáng mai làm với bà (CPLĐ)

(8) Chung chúm chím cười, trong túi chỉ có tám cắc, làm sao mà đưa hai

ngàn đồng cho được (TCTS)

1 3 2 Đặc điểm của trợ từ tình thái

Do cách phân loại và gọi tên khác nhau giữa các nhà Việt ngữ học nên đặcđiểm của đối tượng nghiên cứu cũng có những mức độ rộng hẹp khác nhau.Chẳng hạn, Nguyễn Tài Cẩn (1999) khái quát về đặc điểm của trợ từ như sau:

“trợ từ đưa lại cho đoản ngữ không phải một dấu ấn về phân bố mà về sắc thái

tình cảm Những từ à, ư, nhỉ, nhé có vị trí sau: đưa lại tính tình thái cho đoản ngữ, biến đoản ngữ thành câu, v v Những từ đích, chính, ngay đưa lại một sắc thái tình cảm của người nói: nói mà cố ý nhấn mạnh” [9], Đinh Văn Đức (1986)

viết: “trợ từ có khả năng diễn đạt quan hệ giữa người nói với thực tại, nhờ đó

Trang 30

hình thành mục đích phát ngôn” [36, tr 19], hay Nguyễn Kim Thản (1996) cho

rằng, “trợ từ không làm thành phần của câu…tạo hình thức của câu nghi vấn,

mệnh lệnh, cảm thán hoặc tỏ thái độ của người nói [112, tr 55], v v.

Kế thừa những quan điểm trên, dựa vào kết quả phân tích ngữ liệu, chúngtôi rút ra một số đặc điểm của TrTTT như sau:

- Trên bình diện ngữ nghĩa, TrTTT biểu thị thái độ, sự đánh giá của người

nói đối với nội dung của phát ngôn, đối với thực tế và đối với người đối thoại

- Trên bình diện cú pháp, TrTTT không tham gia vào thành phần nòng cốt

của cụm từ, của câu Chúng có thể được lược bỏ mà không làm thay đổi nội dung chính của mệnh đề

1 3 3 Phân loại trợ từ tình thái

Từ góc độ lý thuyết, chúng ta có thể tìm kiếm những tiêu chí về ngữ pháphoặc ngữ nghĩa để phân loại các TrTTT thành các tiểu loại Tuy nhiên, chúng tôinhận thấy rằng, nếu chỉ dựa trên những tiêu chí ngữ nghĩa để phân các TrTTTthành các tiểu loại có ranh giới rõ ràng là một việc khó Thực tế quan sát ngữ liệucho thấy rất khó có thể xếp cố định một TrTTT nào đó vào một nhóm có thuộctính nghĩa nhất định, bởi lẽ đa phần các TrTTT đều đảm nhận nhiều chức năngtình thái hóa khác nhau Còn nếu chỉ dựa trên những tiêu chí ngữ pháp để phâncác TrTTT thành các tiểu loại có ranh giới rõ ràng cũng là một việc khó, bởichúng ta phải xác định được con đường hình thành và phát triển của TrTTT từcác từ ngôn liệu (động từ, tính từ, đại từ, v v.) và chức năng cú pháp của chúngtrong câu

Trước tình hình như vậy, khi tham khảo tài liệu, chúng tôi thấy các nhàViệt ngữ học đưa ra nhiều tiêu chí để phân loại TrTTT Có tác giả dựa vào chứcnăng ngữ nghĩa, có tác giả dựa vào vị trí trong phát ngôn, dựa vào mục đích giaotiếp, lại có tác giả dựa vào vị trí kết hợp trong thành phần câu, v v để chia cácTrTTT thành các tiểu loại Trong luận án này, để có căn cứ nghiên cứu, chúng tôidựa vào chức năng của TrTTT để phân loại

Trang 31

Trong quá trình khảo sát ngữ liệu, chúng tôi thấy có những TrTTT thườngđứng ở cuối câu hay cuối bộ phận câu (câu ghép), bổ nghĩa tình thái cho cả câu;lại có những TrTTT luôn đứng trước một bộ phận câu (một từ hay một cụm từ),

bổ nghĩa tình thái trực tiếp cho bộ phận câu ấy Theo đó, chúng tôi chia TrTTT

thành hai nhóm lớn Nhóm TrTTT bổ nghĩa tình thái cho cả câu, bao gồm: à, ấy,

chắc, cho, chớ, đi, đó, hả, hết, mà, nào, thôi, vậy, với, v v và nhóm TrTTT bổ

nghĩa tình thái trực tiếp cho một bộ phận câu (sau đó khái quát lên toàn câu), bao

gồm: có, chỉ, chính, mới, ngay, tới, thôi, v v Thống nhất theo ý kiến của tác giả

[135], chúng tôi gọi nhóm thứ nhất là TrTTT câu, nhóm thứ hai là TrTTT bộphận câu

- Nhóm TrTTT biểu thị thái độ ngạc nhiên, nghi ngờ: chớ, đó, hả, v v.

- Nhóm TrTTT biểu thị thái độ giận hờn, trách móc: à, hả, hử, há, v v.

- Nhóm TrTTT biểu thị tình cảm thân mật, gần gũi: há (hé), hén, hử (hả),

mà, nè (nà), nghen (nghe), v v

 Dựa vào khả năng hoạt động trong các kiểu câu, nhóm này được chia

ra làm các tiểu nhóm sau:

- Nhóm TrTTT dùng trong câu hỏi: à, ạ, chăng, chứ, há, hả, hén, lận, nhé.

- Nhóm TrTTT dùng trong câu cầu khiến: cho, chớ/ chứ, đi, nào, nhé, nghen, mà, thôi, với.

7 Dù tiêu chí này không thể phân giới rạch ròi giữa các nhóm, nhưng để có cơ sở khảo cứu chức năng ngữ

nghĩa của các tiểu nhóm TrTTT nên chúng tôi tạm sử dụng.

Trang 32

- Nhóm TrTTT dùng trong câu trần thuật: a, à, ạ, bộ, cho, chớ/ chứ, đa,

đâu, đây, đấy/ đó, đi, hả, hử, há (hé), hề, hết, kia, lận, mà, nè (nà), nào, nữa, rồi, thế, thiệt/ thật, thôi, vậy, với

- Nhóm TrTTT dùng trong câu cảm thán: kia, mất, nghen), thế, v v.

1 3 3 2 Nhóm TrTTT bộ phận câu

Dựa vào nội dung biểu thị, nhóm này được chia ra là 2 tiểu nhóm sau:

- Nhóm TrTTT biểu thị sự đánh giá về lượng - mức độ: đến, tới, chỉ, v v.

- Nhóm TrTTT biểu thị sự nhấn mạnh về tính khẳng định, phủ định: cả 1,

chính, ngay, riêng, v v.

1 4 Vấn đề quán ngữ tình thái

1 4 1 Vài nét về quán ngữ

Trong Việt ngữ, quán ngữ được nhiều nhà nghiên cứu từ vựng quan tâm

Nó được xem là đơn vị từ vựng tương đương với từ, đó là những tổ hợp cố địnhđược “dùng lâu thành quen” theo “phản xạ” trong nói năng Tham khảo tài liệu,chúng tôi thấy có một số quan niệm về quán ngữ như sau:

- Nguyễn Văn Tu (1976) cho rằng quán ngữ là bộ phận gần gũi với cụm từ

tự do nhưng bởi có tính ổn định tương đối nên có thể xếp chúng vào loại từ tổ cố

định Ông cho rằng cụm từ “bạn nối khố’’ là một quán ngữ chỉ người bạn rất thân Những từ “nối’’, “khố” kết hợp với “bạn’’ được dùng qua nhiều thế hệ.

Quan hệ giữa chúng khá chặt chẽ cho nên cả từ tổ trở thành như một đơn vị có

sẵn trong ngôn ngữ Nghĩa của từ “nối’’, “khố’’ đã mất tính chất độc lập Các danh từ như “cười nụ’’, “bạn cố tri’’, “anh hùng rơm’’, “kỉ luật sắt’’ cũng được

tác giả coi là quán ngữ

- Đỗ Hữu Châu (1981) xem quán ngữ là: “Những cách nói, cách diễn đạt

cần thiết để đưa đẩy, để chuyển ý hay dẫn ý, để nhập đề chứ không có tác dụng nêu bật một sắc thái của những cái đã có tên hoặc nêu bật ra các sự vật, hiện tượng, tính chất, chưa có tên gọi” [11, tr 74] Theo quan niệm này, tác giả

chú ý đến chức năng của quán ngữ Trong đó, tác giả cho rằng quán ngữ có chức

Trang 33

năng dùng để “để đưa đẩy, để chuyển ý hay dẫn ý, để nhập đề”.

- Nguyễn Thiện Giáp (1985) quan niệm về quán ngữ có hoàn chỉnh hơn về

cả hình thức và chức năng Tác giả viết: “Quán ngữ là những cụm từ được dùng

lặp đi lặp lại trong các loại văn bản để liên kết, rào đón hoặc nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt nào đó [39, tr 101] Theo quan niệm này, tác giả chú ý đến tần

số của loại phương tiện này, mà theo tác giả, chúng “được dùng lặp đi lặp lại” trong nói năng Chức năng của chúng là “để liên kết, rào đón hoặc nhấn mạnh

nội dung”.

- Mai Ngọc Chừ cũng quan niệm tương tự: “Quán ngữ là những cụm từ

được lặp đi lặp lại trong các loại diễn từ (discourse) thuộc các phong cách khác nhau Chức năng của chúng là đưa đẩy, rào đón, để nhấn mạnh, hoặc để liên kết trong diễn từ [22, tr.161]

- Hoàng Phê (2003) cho rằng quán ngữ là: “Tổ hợp từ cố định đã dùng

lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ các nghĩa của các yếu tố hợp thành”

[94, tr 829] Theo quan niệm này, tác giả chú ý đến hình thức của quán ngữ.Trong đó, tác giả khẳng định quán ngữ là một “tổ hợp từ cố định”

Nhìn chung, các tác giả khi nêu ra khái niệm quán ngữ thường quan tâmđến hai vấn đề sau:

+ Về hình thức, quán ngữ là tổ hợp từ cố định được dùng lặp đi lặp lại.+ Về chức năng, quán ngữ dùng để đưa đẩy, liên kết hoặc nhấn mạnh nộidung cần diễn đạt nào đó

1 4 2 Quán ngữ tình thái

1 4 2 1 Khái niệm

Đối tượng nghiên cứu trong phần này là những tổ hợp có cấu trúc tươngđối ổn định, được dùng thường xuyên và có chức năng biểu thị những nội dung

tình thái Sở dĩ luận án gọi những tổ hợp này là quán ngữ tình thái (QNTT) vì

chúng có những đặc điểm về hình thức và nội dung tương đồng với những tổhợp được nhiều tác giả đi trước gọi là quán ngữ Song, cũng dễ nhận thấy là

Trang 34

ngoại diên khái niệm QNTT, theo quan niệm của luận án về một phương diệnnào đó, hẹp hơn so với quan niệm của các nhà từ vựng học Nói một cách cụthể hơn, ở đây, luận án chỉ quan tâm đến các đơn vị quán ngữ đã được mãhóa, dùng để trình bày những dạng có thể thức hoặc tham gia cấu tạo nên khungcâu Do đó, người đọc có thể thấy trong danh sách các QNTT mà chúng tôithống kê vắng mặt rất nhiều tổ hợp mà lâu nay chúng ta quen gọi là quán ngữnhưng lại có thể thêm nhiều tổ hợp, kết cấu trước nay chưa ai bàn đến và cũngkhông loại trừ khả năng có những tổ hợp đã được nói đến nhưng lại không được

coi là quán ngữ Chẳng hạn, các tổ hợp từ kiểu: hình như, có lẽ, có khi, vả lại,…

mà trước nay các sách ngữ pháp vẫn gọi là phó từ, liên từ Thiết nghĩ điều nàycũng dễ hiểu, không có gì đáng phải bàn cãi Bởi lẽ, việc gọi những tên khácnhau cho cùng một đối tượng hay ngược lại những đối tượng khác nhau đượcxếp vào cùng một khái niệm cũng là điều thường thấy Nó phụ thuộc vào góc độ

mà người ta chọn để xem xét đối tượng Ở đây, xin nhắc lại một lần nữa tiêu chíđầu tiên và cũng là quan trọng nhất đối với các tổ hợp từ được chúng tôi tập hợp

để khảo cứu trong luận án này là khả năng biểu đạt các ý nghĩa tình thái Dùngkhái niệm quán ngữ của từ vựng học, thực ra chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh đếntính chất “khối” tương đối ổn định và quen dùng của chúng mà thôi Theo đó,chúng tôi hiểu QNTT như sau:

QNTT là ngữ cố định, được dùng nhiều dần thành quen, có tính ổn định tương đối về kết cấu Chúng được dùng để bổ sung một nội dung tình thái nào đó cho câu nói

Chẳng hạn: biết bao, chắc là, chẳng dè, chi bằng, chi hết, chớ gì, có dè,

coi bộ, dường như, nào dè, nào phải, té ra, thây kệ, thôi thì, thiếu gì, xem ra, v v.

(9) Chẳng dè Hương bị bịnh ngặt, Bình được tin lật đật trở về, mà về tới

nhà thì Hương đã chết, không kịp trối trăn chi hết (BTHH)

1 4 2 2 Đặc điểm của quán ngữ tình thái

Trên cơ sở hiểu về khái niệm và khả năng biểu thị của QNTT trong ngữ

Trang 35

liệu khảo sát, chúng tôi rút ra một số đặc điểm của QNTT như sau:

- Có tính ổn định tương đối về cấu trúc

- Có chức năng đánh giá, bộc lộ thái độ

- Về chức năng tạo câu, QNTT tương đương với từ

- Về ý nghĩa, QNTT có ý nghĩa tương đương với ý nghĩa của một từ hoặccụm từ

1 4 2 3 Phân loại quán ngữ tình thái

Tham khảo tài liệu, chúng tôi thấy quán ngữ được phân loại theo nhiềutiêu chí khác nhau, tiêu biểu nhất là phân loại dựa vào đặc điểm hình thức và đặcđiểm ngữ nghĩa - chức năng

- Dựa vào đặc điểm hình thức

+ Theo số lượng thành tố tham gia cấu thành quán ngữ

Căn cứ vào số lượng thành tố tham gia cấu thành, chúng tôi chia QNTTthành hai loại:

 Các QNTT có cấu tạo gồm hai thành tố, như: ắt hẳn, biết đâu, có lẽ, lại

còn, nghe chừng, quả tình, phải chi, giá mà, thảo nào, thế ra, v v.

 Các QNTT có cấu tạo gồm ba thành tố trở lên, như: ấy thế mà, cực

chẳng đã, chưa biết chừng, chẳng đâu vào đâu, bất quá là cùng, v v.

+ Theo đặc điểm cấu tạo

 QNTT có cấu tạo là một cụm từ chính phụ: QNTT do động từ làm trung

tâm: nghe nói, nói thiệt với, tưởng chừng,v v ; QNTT do tính từ làm trung tâm:

dại gì, dễ gì, thiệt tình, thiếu gì, v v.; QNTT do danh từ làm trung tâm: đời nào, hơi đâu (mà), việc chi, v v.

 QNTT có cấu tạo là một cụm từ đẳng lập8: đến nơi đến chốn, ra đầu ra

8 Trong những QNTT này, chúng ta nhận thấy tính thành ngữ còn khá cao, nên xảy ra hiện tượng cùng một tổ hợp từ mà tác giả này xếp vào thành ngữ, tác giả khác lại xếp vào quán ngữ cũng là điều

dễ hiểu Chẳng hạn, với tổ hợp từ ra môn ra khoai, Nguyễn Hữu Quỳnh cho là thành ngữ [106, tr 307], nhưng Hoàng Trọng Phiến lại cho nó là quán ngữ và giải thích: “ra môn ra khoai” tương đương với ra nhẽ,

biểu hiện nghĩa làm rõ sự thật của một sự việc, một hành động [97, tr 216] Tình trạng phức tạp về ngữ

Trang 36

đũa, ra môn ra khoai, v v.

 QNTT có cấu tạo là một cụm chủ vị: ai bảo, ai cũng biết, ai ngờ, v v

- Dựa vào đặc điểm ngữ nghĩa - chức năng

+ Chức năng đánh giá

 Chức năng đánh giá về lượng - mức độ: bất quá, cùng lắm, giỏi lắm, họa

may, ít nhất, là cùng, là mấy, mà thôi; biết mấy, biết bao (nhiêu), v v

 Chức năng đánh giá về tính hiện thực hay phi hiện thực của sự việc: ai

cũng biết, ai lại, có dè (đâu), có lẽ nào, không dè, té ra, thành ra, v v.

 Chức năng đánh giá về tính tất yếu hay không tất yếu của điều được nói

đến: ắt hẳn, chắc hẳn, có lẽ, tất nhiên là, v v.

 Chức năng đánh giá về khả năng hay không khả năng của điều được nói

đến: coi bộ, nghe nói, dường như, không chừng, hình như, may ra, xem ra, v v.

+ Chức năng biểu thị thái độ - cảm xúc

Chức năng biểu thị thái độ tin cậy của người nói đối với tính xác thực của

nội dung sự việc được nêu trong câu: ai cũng biết, chắc chắn, quả thiệt (là), còn

phải nói, rõ ràng (là), thiệt quả, v v.

+ Chức năng biểu thị thái độ ngạc nhiên nghi ngờ: chẳng dè, có dè (đâu),

có lẽ nào, hèn chi, không dè, nào dè, phải chi, phải dè, té ra, vậy mà v v.

+ Chức năng biểu thị tâm trạng vui mừng hay khó chịu, băn khoăn, lo

lắng: cùng thế, cực chẳng đã, túng thế, không biết, có lẽ nào, thây kệ, v v.

1 5 Khẩu ngữ và đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

1 5 1 Khẩu ngữ

Nói đến khẩu ngữ là nói đến lời nói miệng hằng ngày, phần nhiều mangtính tự nhiên, thoải mái, sinh động, gần gũi Từ ngữ khẩu ngữ9 được dùng với tưcách cá nhân để trao đổi tư tưởng, tình cảm của người nói với người đối thoại

nghĩa của các QNTT cũng như những đặc trưng bản chất của chúng, cho thấy những QNTT có cấu tạo theo quan hệ đẳng lập đứng ở vị trí trung gian giữa thành ngữ và quán ngữ.

Trang 37

Từ ngữ khẩu ngữ thường phản ánh hiện thực các biến thể ngữ âm, từ ngữ, ngữnghĩa, các từ địa phương trong tiếng Việt

+ Về mặt ngữ âm, từ ngữ khẩu ngữ xuất hiện nhiều biến thể ngữ âm địa

phương Khi nói năng, người nói phát âm thoải mái theo tập quán phát âm địaphương, không theo chuẩn mực chung của ngôn ngữ toàn dân về phụ âm đầu,

phụ âm cuối, thanh điệu Chẳng hạn, đoạn văn sau trong tác phẩm Khóc thầm của

- Nó nghèo nó đi với mình, thì mình phải cho nó ăn chớ.

- Có cho thì cho nó một hai cắc đủ ăn cơm, cho gì tới một đồng bạc lận.

- Thấy nó nghèo, cho nó như vậy nó vui lòng.

- Cách mình ở với tôi tớ như vậy đó, nó lột da mình đố khỏi.” (KT)

Đoạn văn trên dùng nhiều từ ngữ khẩu ngữ địa phương Nam Bộ, như các

biến thể ngữ âm: chớ  chứ, đó  đấy; các từ địa phương: lận cơ, xài  tiêu, tới 

đến, dắt  dẫn, kiếm  tìm

+ Về mặt từ ngữ, khẩu ngữ sử dụng nhiều từ ngữ mang tính cụ thể, giàu

hình ảnh và màu sắc cảm xúc, cụ thể như:

Khẩu ngữ Nam Bộ thường sử dụng nhiều TrTTT để thể hiện chức năng

giao tiếp, như: hử, nghen, chớ, lận, hén, há, nè, v v

(11) Anh Hai, chị Hai, núi coi tốt quá hén? (KT)

(12) Cô đưa hai cái bánh gì mà mềm xèo vậy nè (LTTM)

(13) Nè, thầy Phó trong nầy mới cất cái nhà tốt quá ông há! (MĐTS) Khẩu ngữ Nam Bộ thường sử dụng nhiều QNTT, như: chẳng dè, chớ chi,

có dè, coi bộ, dữ hôn, giống gì, thây kệ, v v.

Trang 38

(14) Chẳng dè con Lệ Bích là gái bất tiếu, nó cứ nê chấp thù cha, nó đã

bội ước xưa, mà lại còn nghịch ý trẫm nữa (NGCT)

(15) Chớ chi sự thắng bại mà không can thiệp đến ta, thì ta có hỏi thăm

mà làm chi (NGCT)

(16) Thây kệ, để tôi bắt làm giấy, qua mùa phải đong một trăm giạ (KT)

Khẩu ngữ Nam Bộ thường sử dụng nhiều từ cảm thán để tạo ra nhiều sắc

thái tình cảm, cảm xúc, thái độ, v v cho câu nói, như: ủa, ý, úy, húy, v v

(17) Cha chả, mà không biết nó chịu hay không? (TT)

(18) Úy, bị bắt hồi nào? (LĐ)

+ Về mặt ngữ pháp, khẩu ngữ Nam Bộ thường sử dụng những kiểu câu có nhiều quan hệ từ: thì, (gì) mà, v v ; đại từ: ổng, bả, ảnh, trỏng, v v.; câu có

nhiều mệnh đề ghép hoặc mệnh đề tỉnh lược

(19) Sáng bữa sau, Bá Kỳ với Hiếu Liêm thức dậy, người thì buồn nghiến,

kẻ thì hổ thầm, nên hai người không dám ngó mặt nhau, mà cũng không nói chuyện vui cười như trước nữa (TBBT)

(20) Má đừng lo, ông nội cho mà Mà dầu ông nội không cho đi nữa, con

cũng lập thế con ở được (CPLĐ)

(21) Ảnh về hồi nửa buổi, đi ghe nên ghé bến ở trỏng (HV)

(22) Hứ, thi gì mà thi hoài vậy? (MGCG)

(23) Anh ta mặc một cái áo đen nhùn nhục, một cái quần vắn lại đứt tả tơi,

đầu bịt trùm một cái khăn rằn, miệng ngậm trầu một búng, tay mặt cầm một khúc cây cóc, tay trái xách một xâu hai con cá lóc với ba bốn con cá rô đi thăm ruộng thấy ruộng trúng, lúa gần chín mà lại bắt cá cạn được ít con, bởi vậy anh

ta đi về, ngoài mặt hân hoan, trong lòng thơ thới (CCNN)

Trang 39

Nhìn chung, lớp từ ngữ khẩu ngữ tồn tại và được nhận diện qua các từ địaphương (bao gồm cả biến thể ngữ âm địa phương), thành ngữ, tục ngữ địaphương, tiếng lóng Lớp từ này mang ý nghĩa tích cực thích ứng với hoàn cảnhgiao tiếp cụ thể, nó là một trong những yếu tố cơ sở xây dựng nên phương ngữ vàlàm giàu cho hệ thống từ ngữ toàn dân Do yêu cầu giao tiếp trực tiếp và đặc tínhđịa phương nên lớp từ này giàu tính cụ thể, giàu cảm xúc và mang dấu ấn chủquan (bộc lộ sự hồn nhiên trong hội thoại) Từ ngữ khẩu ngữ Nam Bộ có đầy đủnhững đặc điểm của từ ngữ khẩu ngữ và còn thêm cách thể hiện lời ăn tiếng nóitrong giao tiếp hằng ngày, cùng hệ thống các từ ngữ địa phương Nam Bộ nữa

Tiểu thuyết của HBC phản ánh khá rõ nét đặc điểm không thuần nhất,nhiều biến thể địa phương của từ ngữ khẩu ngữ Nam Bộ Sau đây là đoạn đối

thoại giữa hai nhân vật: cậu Hai Nghĩa và Thị Tố trong tác phẩm Con nhà nghèo

của HBC

(24) Cậu Hai ngồi day lưng phía dưới nhà cầu nên Thị Tố đi lên cậu

không hay Chừng Thị Tố đi tới một bên lưng, chị ta kêu "Cậu Hai" cậu mới giật mình xây lại Cậu thấy Thị Tố thì chưng hửng rồi cậu châu mày trợn mắt hỏi:

- Nhiều chuyện quá! Xuống làm gì?

- Cậu xuống coi, nó đẻ thằng nhỏ ngộ quá, giống cậu thất kinh vậy.

- Ê! Bày đặt chuyện nà!

- Tôi nói thiệt a Ai bày đặt làm chi Cậu không tin, cậu xuống đó cậu coi.

- Ai mà biết đâu mà Giống hay là không giống thây kệ nó chớ.

Trang 40

- Ủa! Cậu nói sao vậy? Trong ý cậu muốn chối, cậu nói không phải là con của cậu hay sao?

- Chị nầy thiệt là nhiều chuyện Đi về đi, ta không biết, mà cứ theo nói hoài Đi về đi.

- Về thì thủng thẳng rồi sẽ về chớ Mỗi lần cậu xuống nhà tôi thì cậu tử tế quá, sao bây giờ tôi lên nhà cậu lại xô đuổi tôi? (CNN)

Đoạn đối thoại trên thể hiện phong cách khẩu ngữ, ngôn ngữ có tính chất

tự nhiên, không mang tính chính thức xã hội, giàu tính cụ thể, giàu màu sắc biểucảm, cảm xúc, mang dấu ấn chủ quan (tính cá thể) Trong đó nổi bật là các từ địaphương, các biến thể ngữ âm Cụ thể:

- Các từ địa phương như: nhà cầu/ mái che nối giữa nhà trên và nhà dưới,

hay/ biết, chừng/ khi, tới/ đến, kêu/ gọi, chưng hửng/ ngỡ ngàng, kiếm/ tìm, coi/ xem, đẻ/ sinh, ngộ/ xinh, thất kinh/ sợ hết mức, bày đặt/ bịa, nhiều chuyện/ lắm mồm, hoài/ mãi, thủng thẳng/ từ từ, tử tế/ tốt, v v.

- Các biến thể ngữ âm như: day/ quay, xây/ xoay, châu/ chau, thiệt/ thật,

đó/ đấy, nầy/ này, xô/ xua, v v.

Đặc biệt, trong đoạn thoại trên các nhân vật giao tiếp còn sử dụng một sốphương tiện tình thái (PTTT) mang tính khẩu ngữ địa phương Nam Bộ Chẳnghạn:

- Dùng TrTTT đó để tỏ thái độ lưu tâm đến điều được nói đến, tạo dạng thức cho câu nghi vấn (Đi đâu đó?)

- Dùng TrTTT nà, tỏ thái độ phủ định bác bỏ nhưng gần gũi, thân mật (Bày đặt chuyện nà!)

- Dùng TrTTT mà ở cuối câu để bày tỏ thái độ hoài nghi, mang sắc thái thân mật ( Ai mà biết đâu mà.)

- Dùng TrTTT chớ phản bác (Về thì thủng thẳng rồi sẽ về chớ.)

- Dùng QNTT thây kệ biểu thị thái độ không quan tâm của người nói về sự tình đã nêu (Giống hay là không giống thây kệ nó chớ.)

Ngày đăng: 19/04/2014, 00:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Ái (1994), Từ điển phương ngữ Nam Bộ, Nxb Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển phương ngữ Nam Bộ
Tác giả: Nguyễn Văn Ái
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1994
2. Chu Thị Thuý An (2002), “Các phụ từ đừng, chớ trong câu cầu khiến tiếng Việt”, Ngữ học trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phụ từ "đừng, chớ" trong câu cầu khiến tiếng Việt”
Tác giả: Chu Thị Thuý An
Năm: 2002
3. Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cường (1995), Từ điển văn học Việt Nam, quyển 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học Việt Nam
Tác giả: Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cường
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
4. Diệp Quang Ban (1983), “Thử bàn về một cơ chế chuyển di từ loại trong tiếng Việt (qua từ cho)”, Ngôn ngữ, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử bàn về một cơ chế chuyển di từ loại trong tiếng Việt (qua từ "cho")”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Diệp Quang Ban
Năm: 1983
5. Diệp Quang Ban (2001), “Ứng dụng cách nhìn dụng học vào việc giải thích một số yếu tố có mặt trong câu – phát ngôn”, Ngôn ngữ, số 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng cách nhìn dụng học vào việc giải thích một số yếu tố có mặt trong câu – phát ngôn”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Diệp Quang Ban
Năm: 2001
6. Diệp Quang Ban (chủ biên), Hoàng Dân (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban (chủ biên), Hoàng Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
7. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1998), Ngữ pháp tiếng Việt (tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
8. Lê Biên (1995), Từ loại tiếng Việt hiện đại, ĐHQGHN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ loại tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Lê Biên
Năm: 1995
9. Nguyễn Tài Cẩn (1999), Ngữ pháp tiếng Việt – Tiếng, Từ ghép, Đoản ngữ (tái bản lần IV), ĐHQG HN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt – Tiếng, Từ ghép, Đoản ngữ
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Năm: 1999
10. Lê Cận, Phan Thiều (1983), Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt (tập 1), Nxb Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Lê Cận, Phan Thiều
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1983
11. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1981
12. Đỗ Hữu Châu (1985), “Các yếu tố dụng học của tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố dụng học của tiếng Việt”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1985
13. Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bình diện của từ và từ tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1986
14. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb ĐH & THCN, Hà Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb ĐH & THCN
Năm: 1987
15. Đỗ Hữu Châu (chủ biên), Cao Xuân Hạo (1995), Tiếng Việt, lớp 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu (chủ biên), Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
16. Đỗ Hữu Châu (2000), “Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ”, Ngôn ngữ, số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 2000
17. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
18. Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng (2007), Giáo trình Ngữ dụng học, Nxb ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng
Nhà XB: Nxb ĐHSP
Năm: 2007
19. Hoàng Thị Châu (1989), Tiếng Việt trên các miền đất nước, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt trên các miền đất nước
Tác giả: Hoàng Thị Châu
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1989
20. Nguyễn Văn Chình (2000), “Vai trò của hư từ mà trong tiếng Việt hiện đại”, Ngữ học trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của hư từ mà trong tiếng Việt hiện đại”
Tác giả: Nguyễn Văn Chình
Năm: 2000

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. 1: Tần số xuất hiện của TrTTT NB trong ngữ liệu khảo sát - Vai trò của phương tiện tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
Bảng 2. 1: Tần số xuất hiện của TrTTT NB trong ngữ liệu khảo sát (Trang 49)
Bảng 2. 2: So sánh tần số xuất hiện của TrTTT trong ngữ liệu so sánh Chú thích - Vai trò của phương tiện tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
Bảng 2. 2: So sánh tần số xuất hiện của TrTTT trong ngữ liệu so sánh Chú thích (Trang 50)
Bảng 2. 3: Tần số xuất hiện của TrTTT trong ngữ liệu so sánh - Vai trò của phương tiện tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
Bảng 2. 3: Tần số xuất hiện của TrTTT trong ngữ liệu so sánh (Trang 54)
Bảng 2. 4: Tần số xuất hiện của TrTTT bộ phận câu biểu thị tình thái                    nhấn mạnh có trong ngữ liệu khảo sát - Vai trò của phương tiện tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
Bảng 2. 4: Tần số xuất hiện của TrTTT bộ phận câu biểu thị tình thái nhấn mạnh có trong ngữ liệu khảo sát (Trang 67)
Bảng 2. 5: Tần số xuất hiện của TrTTT NB biểu thị thái độ khẳng định                   có trong ngữ liệu khảo sát - Vai trò của phương tiện tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
Bảng 2. 5: Tần số xuất hiện của TrTTT NB biểu thị thái độ khẳng định có trong ngữ liệu khảo sát (Trang 69)
Bảng 2. 6: Tần số xuất hiện của TrTTT trong ngữ liệu so sánh Chú thích - Vai trò của phương tiện tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
Bảng 2. 6: Tần số xuất hiện của TrTTT trong ngữ liệu so sánh Chú thích (Trang 70)
Bảng 2. 7: Tần số xuất hiện của TrTTT có trong ngữ liệu khảo sát - Vai trò của phương tiện tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
Bảng 2. 7: Tần số xuất hiện của TrTTT có trong ngữ liệu khảo sát (Trang 71)
Bảng 2. 9: Tần số xuất hiện của TrTTT biểu thị thái độ  ngạc nhiên - nghi ngờ  Về cách sử dụng trong các quan hệ kết hợp của nhóm TrTTT này, các  nhân vật giao tiếp thường dùng các kết hợp TrTTT mang đặc trưng khẩu ngữ  Nam Bộ, như: chớ à, đó đa, đó a, lậ - Vai trò của phương tiện tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
Bảng 2. 9: Tần số xuất hiện của TrTTT biểu thị thái độ ngạc nhiên - nghi ngờ Về cách sử dụng trong các quan hệ kết hợp của nhóm TrTTT này, các nhân vật giao tiếp thường dùng các kết hợp TrTTT mang đặc trưng khẩu ngữ Nam Bộ, như: chớ à, đó đa, đó a, lậ (Trang 73)
Bảng 2. 10: Tần số xuất hiện của TrTTT NB biểu thị thái độ thái độ  giận hờn hoặc tình cảm thân mật, gần gũi có trong ngữ liệu khảo sát - Vai trò của phương tiện tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
Bảng 2. 10: Tần số xuất hiện của TrTTT NB biểu thị thái độ thái độ giận hờn hoặc tình cảm thân mật, gần gũi có trong ngữ liệu khảo sát (Trang 75)
Bảng 2.11: Tần số xuất hiện của TrTTT biểu thị thái độ - Vai trò của phương tiện tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
Bảng 2.11 Tần số xuất hiện của TrTTT biểu thị thái độ (Trang 76)
Bảng 2.12: Tần số xuất hiện của TrTTT biểu thị thái độ nhấn mạnh                            trong ngữ liệu so sánh - Vai trò của phương tiện tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
Bảng 2.12 Tần số xuất hiện của TrTTT biểu thị thái độ nhấn mạnh trong ngữ liệu so sánh (Trang 77)
Bảng 2. 14: Tần số xuất hiện của cấu trúc “C +  [V  + x[P]]y” - Vai trò của phương tiện tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
Bảng 2. 14: Tần số xuất hiện của cấu trúc “C + [V + x[P]]y” (Trang 94)
Bảng 3. 2: Tần số xuất hiện của QNTT trong ngữ liệu so sánh Chú thích - Vai trò của phương tiện tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
Bảng 3. 2: Tần số xuất hiện của QNTT trong ngữ liệu so sánh Chú thích (Trang 115)
Bảng 3. 3: Tần số xuất hiện của QNTT NB biểu thị ý nghĩa - Vai trò của phương tiện tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
Bảng 3. 3: Tần số xuất hiện của QNTT NB biểu thị ý nghĩa (Trang 124)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w