LOI CAM ON
Để hoàn thành khóa luận, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình quý báu của
các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử Việt Nam và sự đóng góp của các bạn sinh viên Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ trường của thư viện trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2 cùng các cán bộ thư viện tỉnh Thái Bình và thư viện
Quốc gia đã cung cấp cho em nhiều tài liệu có giá trị để em hồn thành cơng trình này
Đặc biệt, em xin chân thành gửi lời cảm ơn cô giáo Phan Thị Thúy Châm đã giúp đỡ, chi bảo tận tình để em hoàn thành khóa luận nay
Là một sinh viên lần đầu tiên nghiên cứu khoa học nên khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được những đóng góp, ý kiến của các thầy cô và các bạn đề khóa luận được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày Š tháng 5 nam 2013 Tác giả khóa luận
Trần Thị Nhung
Trang 2
LỜI CAM ĐOAN
Dưới sự hướng dẫn tận tình của cô Phan Thị Thúy Châm, em đã hoàn thành khóa luận với đề tài “Vai trò của phụ nữ tỉnh Thái Bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1965 — 1975” Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, đồng thời em xin cam đoan kết quả của khóa luận không trùng với bất kỳ một công trình nghiên cứu nào Nếu sai em xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2013 Tác giả khóa luận
Trang 3MỤC LỤC
i92 (0N g~ L HA LÔỎỎ 1
Chuong 1: KHAI QUAT VE TINH THAI BINH VA TRUYEN THONG CUA
PHỤ NỮ THÁI BÌNH TRONG LỊCH SỬ -¿ 2¿©2+2s++2zxz+zxescsee 8
1.1 DIEU KIEN TU NHIEN, KINH TE - VAN HOA - XA HOI CUA TINH THAI BINH 0 cesccsssssssssesssssssssssssecssssssesusssscsscassssusassssucssscsusssscsusasecsscaueasecaseeascase 8
1.1.1 Điều iG tu mhi6t occ ccc ccccscsesssssssssssssecsseesscsseesesesasessessuscsucssecsscesecseease 8
1.1.2 Điều kiện kinh tế - vin hoa - x4 WOi.ceecccccseesssssssesssessseessseesseesseesseesseenees 9
1.2 TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ THÁI BÌNH TRONG LỊCH SỬ 11 1.2.1 Truyền thống của phụ nữ Thái Bình trong lao động sản xuất 11 1.2.2 Truyền thống của phụ nữ Thái Bình trong sự nghiệp giữ nước chống giặc I8) 8P n ' 13 * Tiểu kết chương Ì - 22 <©52+E22EE2E5215212212112121127121111112111111 21c ye 17 Chuong 2: VAI TRO CUA PHU NU THAI BINH TRONG KHANG CHIEN CHÓNG MỸ CỨU NƯỚC GIAI ĐOẠN 1965 - 1975 -: 19 2.1 HOAN CANH LICH SU VA NHIEM VU KINH TE - XA HOI CUA DAT NUGOC VA CUA TINH THAI BINH TRONG GIAI DOAN 1965 - 1975 19
2Z.A.1 Hoan v 0i 19
2.2.2 Nhiệm vụ kinh tế - xã hội . ¿-¿©22©2+++x++E++EEEEEerxrrkezrkrrreerkeee 20 2.2 VAI TRO CUA PHU NU THAI BINH TRONG KHANG CHIEN CHONG MỸ CỨU NƯỚC GIAI ĐOẠN 1965 - 1975 v.cccssesssssesssesstssessessesstessesseessessees 23 2.2.1 Phụ nữ Thái Bình đảm đang sản xuất và công tác thay thế cho nam giới đi
DI ỚỚỚỚ ốố 24
2.2.2 Phụ nữ Thái Bình chi viện cho tiền tuyến, đảm đang gia đình đề động viên chồng con đi chiến đấu -2- 2 se +E+EE+EESEEEEEEE2E122121321121122121111 2111 c1xeU 47 2.2.3 Phụ nữ Thái Bình tham gia chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đề
Trang 5
MO DAU
1 Lý do chọn đề tài
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của đân tộc Việt Nam, nổi bật lên hình ảnh và vai trò của người phụ nữ Với lòng yêu nước
và tỉnh thần quả cảm, phụ nữ Việt Nam đã anh dũng sản xuất, công tác, chiến
đấu và hy sinh, góp phần to lớn vào những chiến thắng vẻ vang của dân tộc
trước kẻ thù xâm lược Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1954 — 1975), vai trò của người phụ nữ càng được khẳng định một cách mạnh mẽ - khi mà trên bất cứ mặt trận nào của cuộc chiến cũng đều có sự hiện điện của người phụ nữ
Lịch sử dân tộc mãi mãi ghi ơn những đóng góp, công lao của phụ nữ Họ đã cống hiến và hy sinh để làm nên chiến thắng, vi vậy rất xứng đáng được tôn vinh
Là một bộ phận của phụ nữ dân tộc, phụ nữ Thái Bình luôn mang trong mình
những truyền thống sáng ngời “anh hùng bất khuất, trung hậu đảm đang” Những truyền thống ấy được phụ nữ Thái Bình phát huy cao độ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, do đó đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi
của tỉnh Thái Bình nói riêng và của cả nước nói chung trước để quốc Mỹ xâm lược
Từ năm 1965, đế quốc Mỹ tăng cường sức mạnh chiến tranh ở miền Nam với
chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đồng thời tiến hành chiến tranh bằng không
quân và hải quân phá hoại miền Bắc hòng đè bẹp cuộc kháng chiến của nhân dân ta trong thời gian nhanh nhất Trong hoàn cảnh đó, để tăng cường lực lượng cho các mặt trận, ngày 21/6/1965 Thủ tướng chính phủ ký chỉ thị thành lập lực lượng thanh niên xung phong chống Mỹ với ba nhiệm vụ: lao động, chiến đấu và học tập, rèn luyện Hàng vạn thanh niên nam nữ mới rời ghế nhà trường đã xung phong lên đường ra các mặt trận chiến đấu với quyết tâm: đánh thắng giặc
Trang 6
Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, trong đó có những cô gái của quê hương Thái Bình Với tám nữ chiến sỹ đầu tiên gia nhập lực lượng thanh niên xung phong của tỉnh năm 1965 đã đánh dấu sự tham gia của phụ nữ Thái Bình trên khắp các chiến trường của cả nước Từ đây phụ nữ Thái Bình vừa đảm đang sản xuất, chiến đấu ở hậu phương vừa anh đũng chiến đấu trên các mặt trận trong toàn quốc Vai trò của phụ nữ Thái Bình cảng được thể hiện một cách
mạnh mẽ
Với những vai trò của phụ nữ dân tộc nói chung và phụ nữ Thái Bình nói
riêng thì công tác nghiên cứu về lịch sử phong trào phụ nữ có ý nghĩa rất quan trọng Khi nghiên cứu về vai trò của phụ nữ ở địa phương như Thái Bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1965 — 1975 chắc chắn sẽ có những nét đặc sắc riêng cần phát hiện và nêu lên Đó là những vấn đề cần thiết cho sự hiểu biết về truyền thống đánh giặc, kiên cường bắt khuất của các thế hệ phụ nữ Thái Bình, đồng thời góp phần tô thắm những trang sử vẻ vang chống xâm lược bảo
vệ độc lập của cả dân tộc
Vì những lý do đó, là người con của quê hương Thái Bình, mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc xây đắp truyền thống quê hương thông qua việc nghiên cứu khoa học, em quyết định lựa chọn đề tài: “Vai frò cúa phụ nữ tỉnh Thái Bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1965 — 1975” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Các công trình nghiên cứu chuyên kháo về phong trào phụ nữ
Trong những năm qua đã có những công trình chuyên nghiên cứu về phong
trào phụ nữ Việt Nam với mục đích tổng kết, khái quát những hoạt động, đóng
góp của phụ nữ trong các giai đoạn của lịch sử dân tộc Đây là những công trình
Trang 7- Cuốn “Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại” của tác giả Lê Thị Nhâm Tuyết
(NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973) đã dựng lại quá trình hoạt động và đóng góp của phụ nữ Việt Nam từ thời nguyên thủy đến năm 1968 trên các mặt lao động sản xuất, gánh vác gia đình, hoạt động xã hội, tham gia đánh giặc cứu
nước Tuy mới chỉ mang tính điểm lược những nội dung chính nhưng cuốn sách đã khảo sát và đánh giá về vị trí của phụ nữ Việt Nam qua máy nghìn năm trong
sự phát triển đi lên của lịch sử dân tộc
- Cuốn “Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thập chủ biên, gồm hai tập do NXB Phụ nữ ấn hành năm 1980, 1981 Cuốn sách đã trình bày một cách tương đối hệ thống các hoạt động của phụ nữ cả nước từ khi
Đảng ra đời đến năm 1976 Hoạt động của phụ nữ Thái Bình đã được điểm qua
một cách sơ lược ở thành tích sản xuất nông nghiệp
- Trong thời gian gần đây, đã có một số công trình luận án tiến sĩ lịch sử nghiên cứu về phụ nữ cả dân tộc nhưng đã quan tâm nghiên cứu phụ nữ trong
các lĩnh vực, các vùng miễn Đó là luận án tiến sĩ lịch sử của Nguyễn Thị Ngọc
Lâm với đề tài: “ Phụ nữ quân đội trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 — 1975)” đã trình bày có hệ thống và tương đối đầy đủ những đóng góp của phụ nữ quân đội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Luận án
được bảo vệ năm 2000, lưu tại thư viện quốc gia Hà Nội
- Luận văn thạc sĩ lịch sử của tác giả Hoàng Thị Oanh nghiên cứu về: “Phụ
nữ Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ” Luận án được bảo vệ năm
2002, lưu tại thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Cuốn “Lịch sử phong trào phụ nữ Thái Bình” được Hội liên hiệp phụ nữ Thái Bình biên soạn (NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2003) đã tông kết lại hoạt động cách mạng của phụ nữ Thái Bình trong một thời kỳ dài từ năm 1927 đến năm 2000 Hoạt động cách mạng của phụ nữ Thái Bình trong giai đoạn 1954 —
Trang 8
1975, cụ thể trong giai đoạn 1965 — 1975 đã được đề cập đến nhưng chưa được
phân tích sâu
- Luận án tiến sĩ lịch sử của tác giả Vũ Thị Thúy Hiền đã nghiên cứu về phụ nữ miền Nam với đề tài: “Phụ nữ miền Nam trong đấu tranh chính trị thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 — 1975)” Luận án được bảo vệ năm
2004, lưu tại thư viện quốc gia Hà Nội
2.2 Các công trình nghiên cứu, lý luận có đề cập đến vấn đề phụ nữ, vị trí, vdi trò của phụ nữ và hoạt động của phụ nữ Thái Bình dưới những góc độ khác nhau Trước hết phải kế đến:
- Các tác phẩm lý luận của Mác, Lên, Hồ Chí Minh, các nhà lãnh đạo của Đảng và nhà nước như Lê Duan, Pham Van Đồng đề cập đến vai trò của phụ nữ trong cách mạng và vấn đề giải phóng phụ nữ Đó là một số tác phâm tiêu biểu như:
+ “Phụ nữ và cách mạng” của Lênin — Stalin, NXB Sự thật Hà Nội, 1955 + “Hồ Chủ tịch với vấn dé giải phóng phụ nữ”, NXB Phụ nữ Hà Nội, 1966
Tác phâm gồm những bài viết của Bác Hồ về vấn đề giải phóng phụ nữ
+ “Vai trò và nhiệm vụ của phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng”, NXB Sự thật Hà Nội, 1974
- Ngoài ra, vấn đề phụ nữ, phong trào phụ nữ được đề cập đến như một bộ phận không thể tách rời của lịch sử đân tộc, đã được thế hiện rõ nét trong các công trình nghiên cứu lịch sử thời kỳ kháng chiến chống Mỹ Một số tác phẩm tiêu biểu:
+ Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 — 1975), tập 2, NXB Sự
thật Hà Nội, 1990 Tác phẩm do Viện lịch sử quân sự Việt Nam biên soạn
+ Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: thắng lợi và bài học, NXB
Trang 9+ Chiến tranh cách mạng Việt Nam, thắng lợi và bài học (1945 — 1975),
NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000
- Hoạt động của phụ nữ Thái Bình trong giai đoạn chống Mỹ cũng được đề cập trong các tác phẩm nghiên cứu lịch sử địa phương như:
+ Cuốn “Lịch sử Đảng bộ Thái Bình (1954 - 1975)”, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2002
+ Cuốn “Thái Bình chống Mỹ cứu nước (1954 -1975)” do Lê Công Hưng
biên soạn, Bộ Chỉ huy Quân sự Thái Bình xuất bản năm 1995
+ Cùng với các tác phâm trên là Lịch sử Đảng bộ các huyện, xã trong tỉnh Thái Bình trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Như vậy, có thể thấy đã có nhiều công trình, cuốn sách nghiên cứu về vấn đề phụ nữ, vai trò của phụ nữ trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Tắt cả các công trình nghiên cứu trên là những tài liệu tham khảo quý giá, là những gợi ý quan
trọng để tơi hồn thành khóa luận của mình
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1 Mục đích
- Làm rõ quá trình tham gia thực hiện nhiệm vụ lao động sản xuất, xây dựng
hậu phương, nhiệm vụ vừa sản xuất vừa chiến đấu bảo vệ quê hương của lực lượng phụ nữ Thái Bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1965 —
1975, qua đó nêu lên vai trò của phụ nữ Thai Binh trong giai doan nay
- Làm rõ những nhân tố góp phần phát huy cao độ sức mạnh và vai trò của phụ nữ Thái Bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1965 — 1975
- Bồi đắp tinh thần tự hào, thái độ trân trọng những truyền thống tốt đẹp của nhân đân Thái Bình nói chung, của phụ nữ Thái Bình nói riêng ở mỗi người đân Thái Bình, đặc biệt là ở thế hệ thanh, thiếu niên
3.2 Nhiém vu
Trang 10
- Nghiên cứu vai trò của phụ nữ Thái Bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965 — 1975 trên các phương diện: sản xuất, công tác và chiến đấu
- Rút ra nhận xét, đánh giá về vai trò của phụ nữ Thái Bình trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1965 — 1975
3.3 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: 1954 — 1975, trong đó tập trung vào giai đoạn 1965 — 1975 - Không gian: tỉnh Thái Bình
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
- Các tác phẩm lý luận của Mác, Lênin, Hồ Chí Minh, các nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước viết về vai trò của phụ nữ và công tác vận động phụ nữ tham gia cách mạng
- Các tài liệu văn kiện của Dang trong thời kỳ 1954 — 1975 của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam bao gồm các chỉ thị, nghị quyết về công tác vận động phụ nữ
- Các tác phẩm nghiên cứu lịch sử có đề cập đến các phong trào phụ nữ - Các công trình nghiên cứu chuyên khảo về đề tài phụ nữ của các tác giả đã nêu trong phần lịch sử vấn đẻ
- Các tác phẩm nghiên cứu lịch sử địa phương do ban nghiên cứu lịch sử Đảng Thái Bình, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Bình xuất bản
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lơgIc, ngồi ra còn vận dụng các phương pháp nghiên cứu khác như so sánh, đối chiếu, tổng hợp khái quát hóa
Trang 11Khóa luận khôi phục lại quá trình tham gia thực hiện các nhiệm vụ lao động
sản xuất, xây dựng hậu phương vững mạnh góp phần chỉ viện cho tiền tuyến và sẵn sảng chiến đấu bảo vệ quê hương của phụ nữ Thái Bình trong thời kỳ chống
Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965 — 1975, từ đó khóa luận đưa ra kiến giải về:
- Vai trò, vị trí của phụ nữ Thái Bình trong phong trào đấu tranh chung của
dân tộc
- Nêu rõ những nhân tổ tác động phát huy tối đa vai trò của phụ nữ Thái Bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965 — 1975
5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
- Khóa luận góp phần vào công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương Thái Bình và phụ nữ Thái Bình, giúp cho công tác nghiên cứu, biên soạn về phụ nữ Thái Bình được phong phú hơn
- Thông qua việc nghiên cứu về vai trò của phụ nữ Thái Bình, khóa luận góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống của nhân dân Thái Bình và phụ nữ Thái Bình Đó là lòng tự hào về truyền thống thông qua việc tìm hiểu những trang sử vẻ vang của các thế hệ đi trước Điều đó góp phần to lớn vào việc hình thành nhân cách và xây dựng lý tưởng cho thế hệ trẻ hôm nay
6 Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, khóa luận chia làm
2 chương:
- Chương 1: Khái quát về tỉnh Thái Bình và phụ nữ Thái Bình trong lịch sử - Chương 2: Vai trò của phụ nữ Thái Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965 — 1975
Trang 12
Chương 1 KHÁI QUÁT VẺ TỈNH THÁI BÌNH VÀ TRUYÊN THÓNG CỦA PHỤ NỮ THÁI BÌNH TRONG LỊCH SỬ 1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HOI CUA TỈNH THÁI BÌNH
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, nằm ở phía nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, phía đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây và phía nam giáp Hà Nam
Ninh, phía bắc giáp Hải Dương và Hải Phòng, nằm ở 20° 17 — 20°43 dé vi bac,
106” 10 — 106° 39 độ kinh đông Tính từ tây sang đông, Thái Bình có chiều đài
54 km, tính từ bắc đến nam thì chiều dai là 49 km Diện tích đất đai của tỉnh
rộng 1.459 km’ [8, tr.226] Địa hình bằng phẳng, Thái Bình là tính duy nhất của Bắc Bộ không có núi rừng, do đây là vùng đất được hình thành bởi quá trình bồi đắp phù sa của các con sông (sông Hồng, sông Luộc, sông Hóa và sông Trà Lý)
Vì vậy, đất đai của tỉnh rất màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
Thái Bình là một tính có bốn bề sông nước bao quanh (một mặt giáp biển, ba mặt giáp sông Hồng, sông Luộc, sông Hóa), giữa tỉnh có con sông Trà Lý chảy qua và có hệ thống sông, kênh dày đặc với tổng chiều dài của sông ngòi lên tới §.492 km, bình quân từ 5 km đến 6 km/km”, tạo nguồn nước tưới tiêu thuận lợi cho việc trồng cấy quanh năm Đây là tính chất cô lập như một hòn đảo nhỏ của tỉnh khiến giao thương giữa Thái Bình và các tỉnh khác bị hạn chế Hiện nay với
hệ thống cầu hiện đại, hạn chế này đã được khắc phục
Trang 13Bờ biến Thái Bình đài 50 km, bãi biển bằng phẳng, phù sa bồi ra biển tạo điều kiện thuận lợi cho việc khẩn hoang, quai đê lấn biển lập làng Trong lòng
đất của Thái Bình ở huyện Tiền Hải có khí đốt tạo điều kiện cho phát triển công
nghiệp Ngoài ra, còn phải kế đến nguồn tài nguyên nước khoáng và than Tỉnh còn có bãi tắm Đồng Châu, tuy còn hoang sơ nhưng cũng là điều kiện thuận lợi cho nghỉ mát và du lịch
Những điều kiện tự nhiên trên đã tạo cho Thái Bình nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội một cách tương đối toàn diện, trong đó nông nghiệp là
ngành tập trung nhiều thế mạnh hơn cả Bởi Thái Bình không có rừng núi, lại có
bốn bề sông nước bao quanh, khí hậu nhiệt đới âm gió mùa, lượng mưa lớn Điều đó lý giải vì saoThái Bình đã sớm trở thành nơi tập trung sản xuất lúa gạo
ở đồng bằng Bắc Bộ và trải qua các thời kỳ lịch sử, Thái Bình luôn giữ vững vị
trí là tỉnh tiên phong trong nông nghiệp 1.1.2 Điều kiện kinh tế - văn hóa — xã hội
Với điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai, sông ngòi đã tạo thuận lợi cho
Thái Bình phát triển nền sản xuất nông nghiệp với cây lúa là cây trồng chủ đạo Cây lúa đã theo con người về đứng chân trên vùng đất Thái Bình từ hàng nghìn năm nay và đã tỏ rõ vai trò to lớn trong nền kinh tế của tỉnh, đưa Thái Bình trở thành nơi nổi tiếng về nghề trồng lúa, thâm canh lúa giỏi và được gọi là “kho người vựa lúa”, “kho lúa gạo” của đồng bằng Bắc Bộ Thái Bình nổi tiếng với
nhiều sản vật nông nghiệp như dưa Quài, gà Td, khoai Bái, lợn Tò, chè Mét
Từ xưa, nhà bác học Lê Quý Đôn đã ghi chép được hàng trăm loại giống lúa trong tác phâm “Vân đài loại ngữ” nổi tiếng của ông, trong đó có khá nhiều giống lúa ở Thái Bình Trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, Thái Bình vẫn luôn giữ vững vị trí là trung tâm sản xuất lúa gạo ở đồng bằng Bắc Bộ, mà danh
Án?
hiệu “Quê hương 5 tấn” Thái Bình đã đạt được trong kháng chiến chống Mỹ là minh chứng thuyết phục nhất cho nhận định này Hiện nay, cây lúa cũng vẫn là
Trang 14
cây trồng chủ đạo của tỉnh trong nông nghiệp, bên cạnh đó đã xuất hiện nhiều
loại cây khác được trồng theo kiểu xen canh, gối vụ nhằm đem lại năng suất cao hơn như dưa chuột, ớt, đỗ, hành
Trong cơ cầu nền kinh tế thì kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn hắn so với công nghiệp và dịch vụ Năm 2012, nông nghiệp chiếm 36,2% trong khi công nghiệp và dịch vụ lần lượt là 32,5% và 29,3% [8, tr.250] Công nghiệp của tỉnh tập trung vào công nghiệp nhẹ với sự xuất hiện của nhiều nhà máy, công ty dệt may Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có § khu công nghiệp, đó là: khu công nghiệp Phúc Khánh, khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, cụm công nghiệp Phong Phú, khu công nghiệp Tiền Hải, khu công nghiệp Cầu Nghìn, khu công nghiệp Gia Lễ, khu công nghiệp Diêm Điền và khu công nghiệp Sông Trà Sự phát triển của công nghiệp nặng ở Thái Bình còn hạn chế
Như vậy, có thê thấy rằng, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế then chốt, giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế của Thái Bình Một nền nông nghiệp phát triển với cây lúa là cây trồng chủ đạo đã tác động không nhỏ tới việc hình thành tính cách của người dân Thái Bình Đó là những đức tính cần cù, nhẫn nại,
kiên trì, chịu thương chịu khó được thể hiện trong lao động và cuộc sống hàng ngày Những phẩm chất ấy cũng đã được người dân Thái Bình phát huy cao độ trong các cuộc đấu tranh giữ nước, góp phần cùng với cả dân tộc làm nên những chiến thắng vẻ vang
Trang 15Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Vũ Thư, Đông Hưng ngày nay Mật độ dân số ở Thái Bình khá cao, chỉ đứng sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh [8, tr.265]
Nhân dân Thái Bình từ bao đời nay đã mang trong mình nhiều truyền thống tốt đẹp Đó là truyền thống khẩn hoang, trị thủy lập làng, thâm canh sản xuất nông nghiệp; truyền thống hiếu học và một nền văn hóa nghệ thuật phong phú đặc sắc; truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ quê hương đất nước Ngay từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, nhân dân Thái Bình đã tham gia khởi nghĩa,
đánh đuổi giặc xâm lược Trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, bất cứ khi nào Tổ quốc có giặc ngoại xâm là nhân dân Thái Bình lại tham gia tích cực vào các đội quân khởi nghĩa, kháng chiến, chiến đấu chống các thế lực ngoại bang xâm lược Từ sau giải phóng (1975) đến nay, đất nước được thống nhất và độc lập tự
do, nhân dân Thái Bình lại cùng nhân dân cả nước đi theo đường lối đúng đắn
của Đảng, tiếp tục có gắng vươn lên để đạt những thành tích mới Là một bộ phận của dân cư nên phụ nữ Thái Bình cũng mang đầy đủ những truyền thống tốt đẹp của đân tộc, quê hương và là một lực lượng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành, xây dựng và phát triển quê hương Thái Bình
1.2 TRUYEN THONG CUA PHU NỮ THÁI BÌNH TRONG LỊCH SỬ
1.2.1 Truyền thống của phụ nữ Thái Bình trong lao động sản xuất
Truyền thống khẩn hoang trị thủy, lập làng và lao động sản xuất nông nghiệp cần cù sáng tạo, thâm canh cấy lúa giỏi là truyền thống quý báu của bao thế hệ dân cư Thái Bình Trong sự nghiệp lao động vẻ vang đó có sự đóng góp không
nhỏ của lực lượng phụ nữ Thái Bình Nói đến phụ nữ là nói đến lực lượng chiếm
phân nửa xã hội, vì vậy truyền thống cần cù sáng tạo trong lao động, thâm canh lúa giỏi của nhân dân Thái Bình cũng chính là của phụ nữ Thái Bình Bởi lẽ ngay từ đầu, trong cuộc sống gia đình và ngoài xã hội, phụ nữ là những người đảm đang cần củ trong lao động, là lực lượng chủ yếu trong trồng trọt, chăn nuôi, tố chức cuộc sống gia đình, là những người trực tiếp sản xuất ra của cải vật
Trang 16
chất nuôi sống con người và góp phần to lớn vào việc duy trì và phát triển của xã hội Phụ nữ là lực lượng chính tham gia khẩn hoang lập làng, cấy lúa trồng
dâu, nuôi tằm dệt vải Từ thời Trần, do chính sách khẩn hoang lập làng, rất nhiều
điền trang đã được lập gắn liền với tên tuổi của công chúa, hoàng hậu, vương phi như: bà Trần Thị Dung lập điền trang thái ấp ở vùng Long Hưng, bà Mai mở đất ở Mai Trang (An Quý), Bà Trần Thị Quý Minh với hai em là Bảo Hoa,
Quang Ánh mở trang Thương Liệt, Trung Liệt, Hạ Liệt, Phất Lộc, bà Trịnh
Uyén công chúa có công mở đất dựng các làng Sẻ (Quỳnh Châu), vương phi Đàm Chiêu Sinh mở chợ, đào ngòi lập làng ở Đông Quang, Đông Xuân (Đông Hưng)
Các tổ nghề là phụ nữ được nhân dân Thái Bình biết ơn thờ cúng đã thể hiện truyền thống cần cù, vai trò chính yếu của phụ nữ trong lao động sản xuất Ví dụ như nghề trồng dâu nuôi tằm tổ là bà Phương Dung (Thuận Vi, Bách Thuận), nghề chắp gai đan vó (ở Đình Phùng - Kiến Xương) có bà Nguyễn Nhất Nương, bà tổ của nghề bánh cáy là Nguyễn Thị Tần ở Nguyên Xá, Đông La (Đông Hưng)
Khi được sống trong chế độ mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ Thái Bình càng phát huy truyền thống đám đang trong lao động sản xuất đã đạt được nhiều thành tích to lớn trong sản xuất nông nghiệp Trong kháng chiến chống Pháp, chị em đã cần cù lao động tự túc lương thực và đóng góp nuôi quân, góp phần vào thắng lợi chung Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chị em là lực lượng chính dựng lên “ngọn cờ 5 tấn” Thành tích về sản xuất lúa của phụ nữ
Thái Bình là nền táng để Thái Bình thực hiện tốt nhiệm vụ hậu phương, góp sức cùng cả nước chiến thắng kẻ thù
Nói tóm lại, phụ nữ Thái Bình trong lịch sử với đức tính cần củ sáng tạo luôn có vai trò to lớn trong lao động sản xuất, được nhân dân tôn vinh và kính phục
Trang 17truyền thống bất khuất của Bà Trưng, Bà Triệu còn có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc
1.2.2 Truyền thống của phụ nữ Thái Bình trong sự nghiệp giữ nước chống giặc ngoại xâm
Nói về truyền thống của phụ nữ chống giặc ngoại xâm, ông cha ta đã có câu “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” Ngay từ những năm đầu Công nguyên, khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, đông đảo phụ nữ Thái Bình đã hưởng ứng tham gia đội ngũ nghĩa quân Đặc biệt có bà Vũ Thị Thục quê ở vùng ngã ba
Bạch Hạc (Vĩnh Phú) đã xuôi dòng sông Hồng về vùng đất Tiên La (Hưng Hà —
Thái Bình ngày nay) dựng cờ khởi nghĩa Nghĩa quân ngày một lớn mạnh, làm chủ một vùng và sau đó hợp lực với quân của Hai Bà Trưng Bà lập công lớn, được phong là “Bát Nạn tướng quân, Trinh Thục công chúa” Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng toàn thắng, Bát Nạn tướng quân được thưởng tiền và lấy làng Tiên La (Đoan Hùng - Hưng Hà ngày nay) làm căn cứ địa Nhân dân lập đền thờ ghi nhớ những chiến công của bà và nghĩa quân tại đất Tiên La
Đến thế ký XIII, thời nhà Trần nổi lên tắm gương bà Trần Thị Dung quê ở Ngự Thiên (Hưng Hà ngày nay) Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên
Mông lần thứ nhất (năm 1258), bà là người phụ nữ tiêu biểu đã dốc lòng dốc sức
vì cơ nghiệp nhà Trần Bà đã đóng vai trò chỉ huy việc lánh nạn sơ tán lương thực vũ khí và gia thất của hoàng cung về Ngự Thiên (Hưng Hà) an toàn nhanh chóng Bà còn là người góp phần không nhỏ trong việc hòa giải những mâu thuẫn nội bộ trong nhà Trần, đoàn kết vua tôi, động viên tướng sĩ chống giặc Bà được vua Trần phong là “Linh từ quốc mẫu”
Vào thế kỷ XV, trong cuộc kháng chiến chống Minh, ở Thái Bình đã xuất hiện hai nữ tướng là Trần Thị Dung công chúa (con gái nuôi của Lê Lợi) và Lý Thị Phương - một phụ nữ mà mang “Chí khí nam nhỉ” Hai bà được giao trấn giữ cửa biển Đại Toàn đã chiến đấu và hy sinh anh dũng
Trang 18
Sang đến thời Pháp thuộc (vào cuối thế kỷ XIX), trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, ở vùng quê Thái Bình đã xuất hiện một tắm gương phụ nữ yêu nước tiêu biểu là Nguyễn Thị Hồng Dich — con gái nhà văn thân yêu nước Nguyễn Hữu Cương, sinh năm 1806 tai Dong Trung (nay 1a xa Vũ Trung - Kiến Xương - Thái Bình) Trong phong trào Đông Kinh Nghĩa
Thục, bà là một trong những người đi đầu trong việc cắt tóc, mặc quần áo ngắn,
để răng trắng nhằm tuyên truyền duy tân yêu nước Bà kết hôn với Lương Ngọc Quyến và đã tích cực cùng chồng hoạt động cách mạng Bằng tài buôn bán, bà đã đóng góp đắc lực vào vấn đề tài chính cho các hoạt động yêu nước Cửa hàng của bà thường là nơi giao dịch của những yếu nhân trong phong trào yêu nước cách mạng lúc bấy giờ
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930, phụ nữ Thái Bình sẵn có truyền thống yêu nước đũng cảm chống ngoại xâm, được ánh sáng của chủ nghĩa Mác — Lênin soi roi đã nhận ra con đường đi đúng đắn mà Đảng vạch ra, hăng hái tham gia cách mạng đề giành độc lập cho Tổ quốc Một tắm gương phụ
nữ tiêu biểu thời kỳ này là chị Bùi Thị Tiến, người phụ nữ đầu tiên ở Thái Bình
tham gia cấp ủy tỉnh và đóng vai trò vận động phụ nữ vào tổ chức hội phụ nữ tương tế, qua đó tập hợp phụ nữ vào cuộc đấu tranh cách mạng Ngay từ những
năm 30 với nhiệt tình cách mạng, phụ nữ Thái Bình đã đi theo ngọn cờ của
Đảng rất hăng hái, nhiệt tình Trong các cuộc biểu tình chính trị lớn của nông dân Thái Bình thời kỳ 1930 — 1931, phụ nữ đều tham gia chiếm số lượng quá nửa như các cuộc biểu tình ở Duyên Hà - Tiên Hưng ngày 1 - 5 — 1930, cuộc biểu tình ở Đông Lâm - Tiền Hải ngày 14 — 10 — 1930
Trang 19chữ quốc ngữ, vận động chống lại các hủ tục mê tín dị đoan, thực hiện đời sống mới trong đám cưới, đám tang Hội còn vận động phụ nữ bỏ váy mặc quần, nộp
quỹ nhằm tương trợ giúp đỡ nhau lúc m đau, sinh đẻ và tham gia ký tên vào
các bản dân nguyện gửi chính quyền thực dân, đòi quyền tự do dân chủ và
chống thu thuế cao Qua việc tham gia vào các phong trào đấu tranh của nhân dân trong tỉnh, phụ nữ Thái Bình đã trưởng thành về nhiều mặt, trong phong trào
đã nảy sinh những cán bộ xuất sắc tiêu biểu là chị Tạ Thị Câu ở làng Thư Điển —
Kiến Xương, chị đã trở thành ủy viên Thường vụ xứ ủy Bắc Kỳ năm 1941 Trong giai đoạn 1939 — 1945, phụ nữ Thái Bình cũng hăng hái tham gia vào
các tô chức phản dé để chuẩn bị khởi nghĩa theo chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu của Đảng Tháng 4— 1940 ở Thái Bình đã xuất hiện Đoàn phụ nữ phản đế, sau đó đổi thành Đoàn phụ nữ giải phóng vì ngoài nhiệm
vụ chống để quốc, giải phóng dân tộc còn đấu tranh giải phóng giới Cuối năm 1941, Đoàn phụ nữ giải phóng lại được đổi tên thành Đoàn phụ nữ cứu quốc theo nghị quyết 8 của Đảng Sau khi nhận được chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Trung ương Đảng, không khí cách mạng ở Thái Bình ngày càng trở nên sôi sục, phụ nữ Thái Bình cũng tham gia tích cực vào các đội tự vệ chiến đấu cùng nhân dân cả nước chuẩn bị khởi nghĩa giành chính
quyền Ngày 18 — 8 — 1945, cuéc khởi nghĩa giành chính quyền ở Thái Bình nổ ra nhanh gọn, riêng cuộc khởi nghĩa ở thị xã có hàng nghìn phụ nữ tham gia Chỉ trong vòng 6 ngày từ 18 đến 23 — 8 — 1945, chính quyền toàn tỉnh đã về tay nhân dân
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, cùng với nhân dân cả nước, phụ nữ Thái Bình tham gia xây dựng báo vệ chính quyền cách mạng Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ (19 — 12 — 1946), trước âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của
giặc Pháp, phụ nữ Thái Bình đã nghe theo lời kêu gọi của Bác Hồ tiến hành
kháng chiến trường kỳ, hăng hái tham gia phục vụ kháng chiến, góp quỹ nuôi
Trang 20
quân, ủng hộ bộ đội, động viên chồng con chiến đấu Trong 9 năm kháng chiến (1945 — 1954), trong đó có 4 năm trực tiếp chiến đấu từ năm 1950 chống thực dân Pháp, phụ nữ Thái Bình vẫn ngày đêm bám trụ “Một tắc không đi, một ly không rời”, nuôi giấu, bảo vệ cán bộ cách mạng Chị em tích cực tham gia phong trào “Hũ gạo kháng chiến”, “Mùa đông binh sĩ” Ngoài ra, phụ nữ Thái Bình cũng đảm bảo cấy trồng lương thực đề tự túc và đóng góp cho nhà nước Tính riêng từ năm 1951 đến năm 1954, phụ nữ Thái Bình đã đóng góp cho nhà nước hơn 63.000 tấn lương thực
Bên cạnh việc sản xuất dé làm tốt nhiệm vụ hậu phương, phụ nữ Thái Bình
còn trực tiếp tham gia chiến đấu, các đội nữ du kích Thái Bình đã cùng bộ đội đánh trả những trận càn quét của địch Nổi bật là tắm gương nữ anh hùng Nguyễn Thị Chiên tay không bắt giặc đã được Bác Hồ tặng súng, được phong
tặng danh hiệu anh hùng Khí thế chống giặc của các cô gái Thái Bình đã được
ca ngoi:
“Chi em du kich Thai Binh Ca lô đội lệch vừa xinh vừa giòn
Người ta nhắc chuyện chồng con
Lắc đầu nguây nguấy em còn đánh Tây”
Cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc đã giành được thắng lợi nhưng
chưa được hoàn toàn và triệt để, mới chỉ nửa nước được giải phóng, nhân dân ta
lại phải bước vào cuộc trường chinh chống giặc Mỹ xâm lược ở miền Nam đề
giành độc lập hoàn toàn cho dân tộc Phụ nữ Thái Bình vẫn luôn luôn là một lực
lượng cách mạng hùng hậu và nhiệt tình Thái Bình đã trở thành một tỉnh hậu phương của miền Bắc, trong giai đoạn 10 năm đầu 1954 — 1964, phụ nữ đã tích
cực tham gia vào những nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh, đó là: khắc phục kinh tế, cai cách ruộng đất, tiến hành đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, phục vụ
Trang 21hưởng ứng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Đảng và nhà nước, phụ nữ Thái Bình đã hăng hái tham gia phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, đi theo con đường làm ăn tập thế để xây dựng chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà Phong trào đã đạt được những thắng lợi bước đầu nhưng kế hoạch 5 năm chưa hoàn thành thì đế quốc Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc và Thái Bình là một trong những mục tiêu đánh phá của chúng Kế từ đây, phụ nữ Thái Bình bước vào thời
kỳ mới (1965 — 1975) - thời kỳ cả nước ra quân quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược
Trung ương hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã phát động phong trào “Ba đảm
đang” trong phụ nữ miền Bắc nhằm mục đích động viên mọi tầng lớp phụ nữ phát huy hết sức mình đóng góp vào cuộc kháng chiến chống Mỹ Phụ nữ Thái Bình đã tích cực hưởng ứng phong trào “Ba đảm đang”: đám đang sản xuất và công tác thay thế cho nam giới đi chiến đâu; đảm đang gia đình để khuyến khích chồng con ra trận; đảm đang việc phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương Trong khói lửa chiến tranh, phụ nữ Thái Bình càng thể hiện rõ bản lĩnh anh hùng, giành được nhiều chiến công vẻ vang trong sản xuất và chiến đấu, góp phần vào thắng lợi chung của toàn dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại
Tiểu kết chương 1
Thái Bình là một miền quê có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi được
thiên nhiên ưu đãi cho sản xuất nông nghiệp, nhân dân vốn có truyền thống đấu tranh bền bỉ với thiên nhiên, cần cù thông minh sáng tạo trong lao động sản xuất Vì vậy, nơi đây đã trở thành một vựa lúa ở đồng bằng Bắc Bộ Cùng với truyền thống khân hoang lập làng, trồng lúa, nhân dân Thái Bình còn có truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất chống kẻ thù xâm lược
Trang 22
Đây là mảnh đất ươm mầm cách mạng từ rất sớm và có phong trào nông dân với tiếng trống Tiền Hải nổi lên giết giặc từ những năm 1930 Là một bộ phận đóng vai trò to lớn trong cộng đồng dân cư Thái Bình, phụ nữ Thái Bình đã thấm sâu những truyền thống quý báu của cộng đồng dân tộc và truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: đảm đang việc nước, việc nhà và giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng với đường lối đúng đắn, phụ nữ Thái Bình đã tin tưởng và một lòng theo Đảng
vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Phụ nữ Thái Bình đã cùng với
nhân dân Thái Bình tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân trong cách mạng tháng Tám năm 1945 Trong 9 năm trường kỳ kháng Pháp, từ năm 1945 đến năm 1954, phụ nữ Thái Bình đã góp công, góp sức chi viện cho tiền tuyến đánh thắng giặc Pháp xâm lược, giành lại độc lập tự do cho miền Bắc Việt Nam Trong 21 năm trường kỳ kháng chiến chống Mỹ - kẻ thù mạnh nhất
thời đại, từ 1954 đến 1975, phụ nữ Thái Bình cùng với nhân dân cả nước, không
khuất phục, sợ hãi trước vũ khí và đã tâm của kẻ thù, quyết tâm một lòng kháng chiến Phụ nữ Thái Bình đã phát huy tinh thần “giặc đến nhà, đàn bà cũng
đánh”, tham gia tích cực vào công cuộc kháng chiến cả ở hậu phương và tiền
Trang 23Chương 2
VAI TRO CUA PHU NU THAI BINH TRONG KHANG CHIEN CHONG MY CUU NUOC GIAI DOAN 1965 - 1975
2.1 HOAN CANH LICH SU VA NHIEM VU KINH TE - XA HOI CUA
DAT NUOC VA CUA TINH THAI BINH TRONG GIAI DOAN 1965 -
1975
2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử
Trong khi miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội đề trở thành hậu phương vững mạnh nhằm chi viện cho miền Nam chống Mỹ giành độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc thì nhân dân miền Nam đã dũng cảm chống lại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 — 1965) của đế quốc Mỹ, làm phá sản âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt” của chúng Trước thất bại của chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt, giặc Mỹ âm mưu chuyên sang một chiến lược chiến
tranh mới với những thủ đoạn tàn bạo hơn Chúng quyết định tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 —- 1968), đưa quân Mỹ và đồng minh của Mỹ vào tham chiến tại miền Nam và leo thang đánh phá miền Bắc bằng không quân
và hải quân với việc dựng lên sự kiện vịnh Bắc Bộ ngày 5 — 8 — 1964 làm nguyên cớ đề tiến hành chiến tranh Chúng đánh phá miền Bắc nhằm ngăn chặn chi viện của quốc tế cho Việt Nam và chặn chi viện của miền Bắc cho miền Nam, hòng làm lung lay ý chí chiến đấu của nhân dân ta Tiếp nối chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” (1969 — 1973) với những thủ đoạn tàn bạo và thâm độc
hơn hòng đè bẹp cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam Như vậy, một giai đoạn mới ác liệt hơn đã đến, thử thách quyết tâm chiến đấu của cả dân tộc Việt
Nam trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù mạnh nhất thời đại
Trang 24
2.2.2 Nhiệm vụ kinh tế - xã hội
Hoàn cảnh lịch sử mới đã xác định đánh Mỹ là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam đối với Tổ quốc Nhân dân Việt Nam với ý chí
“Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” theo lời kêu gọi của Bác Hồ và lý tưởng “Không có gì quý hơn độc lập tự do” đã không hề khiếp sợ mà đoàn kết một lòng lên đường chống Mỹ
Tháng 12 — 1965, Hội nghị lần thứ 12 của Ban chấp hành Trung ương Đảng
Lao động Việt Nam một lần nữa khẳng định: “Động viên lực lượng cả nước,
kiên quyết đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất cứ tình huống nào, để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình thống
nhất nước nhà” [I, tr.25]
Nhiệm vụ của miền Bắc lúc này là: khan trương chuyên nền kinh tế từ thời
bình sang thời chiến, phát triển kinh tế có trọng điểm và phù hợp với hoàn cảnh
chiến tranh, vừa sản xuất vừa chiến đấu và chi viện cho miền Nam một cách
mạnh mẽ hơn đề đánh thắng giặc Mỹ xâm lược
Cả miền Bắc dấy lên khí thế quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ Trong bối cảnh đó, nhiều phong trào thi đua yêu nước chống Mỹ được phát động như các phong trào “Ba quyết tâm” của quân đội, “Ba điểm cao” của cơng đồn, “Ba sẵn sàng” của thanh niên
Hòa chung vào khí thế chống Mỹ của cá dân tộc, ngày 19 — 3 — 1965, Ban chấp hành Trung ương hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã họp và phát động phong trào “Ba đảm nhiệm” đối với phụ nữ Nội dung của phong trào gồm:
Trang 25tiến trong làm việc và sản xuất để nâng cao năng suất lao động Phụ nữ phải học tập cách quản lý sản xuất, quản lý kinh tế để có thể lãnh đạo nền sản xuất tập thé - Đảm nhiệm gia đình khuyến khích chồng con yên tâm đi chiến đấu, cụ thé là: + Khuyến khích động viên chồng con, anh em kéo đài thời hạn tại ngũ, sẵn sang nhập ngũ đánh Mỹ
+ Phụ nữ ở nhà đảm đương kinh tế gia đình và chỉ viện cho tiền tuyến
+ Lo toan công việc chăm sóc bố mẹ già, nuôi dạy con cái, đoàn kết giúp đỡ
bộ đội và thương binh liệt sĩ
- Đảm nhiệm công tác phục vụ chiến đấu và sẵn sảng chiến đấu, cụ thể là: + Thường xuyên để cao cảnh giác, phòng gian bảo mật, giữ trật tự trị an + Tham gia dân quân tự vệ, luyện tập quân sự và sẵn sàng chiến đấu
+ Phục vụ chiến đấu như tiếp tế tải đạn cứu thương, sơ tán, bảo vệ dân, phá bom
Sự phát động phong trào “Ba đảm nhiệm” của Trung ương hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã nâng cao khí thế chống Mỹ, động viên các tầng lớp phụ nữ ra sức phát huy khả năng của mình đóng góp vào công cuộc sản xuất và chiến đấu
Sau một thời gian ngắn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho Trung ương hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam sửa tên “Ba đảm nhiệm” thành “Ba đảm đang”, giản
dị và phù hợp với truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, tăng thêm sức mạnh động viên lôi cuốn mọi tầng lớp phụ nữ trong cả nước
Tiếp theo, Ban chấp hành Trung ương Đáng Lao động Việt Nam đã ra chỉ thị số 99 ngày 8 — 6 — 1965 trong đó đã nêu bật phương châm chỉ đạo của Đảng đối với phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” là: “Vừa tích cực động viên mọi khả năng lao động của phụ nữ vừa quan tâm bồi đưỡng và bảo vệ sức lao động của phụ nữ
Trang 26
đề phát huy mạnh mẽ liên tục lâu đài khả năng phấn đấu cách mạng của phụ nữ” [5, tr.348]
Chỉ thị 99 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và tiếp theo là chỉ thị 03 của Trung ương hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam về việc mở cuộc vận động “Ba đảm đang” trong phụ nữ nhằm tăng cường đây mạnh sản xuất và sẵn sàng chiến đấu của toàn thể chị em phụ nữ miền Bắc trong phong trào thi đua chống Mỹ, thay thế cho phong trào “5 tốt” trước kia Tuy nhiên, nội dung của phong trào “5 tốt” không mất đi mà đã được nâng lên một tầm cao mới, phù hợp với tình hình lịch sử mới và được biểu hiện trong nội dung mới
của “Ba đảm đang”
Đối với Thái Bình, trong hoàn cảnh lịch sử mới, hòa chung vào phong trào thi đua yêu nước của toàn dân tộc, phong trào thi đua chống Mỹ tại nơi đây cũng bùng lên mạnh mẽ
Ngày 18 — 5 — 1965, tinh ủy Thái Bình đã họp và ra nghị quyết nhắn mạnh:
“Nêu cao tỉnh thần tự lực cánh sinh khắc phục khó khăn đây mạnh tốc độ sản xuất tích cực xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật có trọng điểm, tăng cường củng cố quan hệ sản xuất, kết hợp nhiệm vụ trước mắt và lâu dài nhằm đây mạnh sản
xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội đồng thời sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng”
{3 tr.255] Những nhiệm vụ trọng tâm về kinh tế, xã hội được tỉnh ủy Thái Bình
xác định qua nghị quyết là:
- Xây dựng hậu phương vững mạnh nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Trên cơ sở đó, nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế là hàng đầu với nội dung là tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất,
Trang 27- Làm nhiệm vụ hậu phương, tích cực chi viện cho chiến trường với khẩu hiệu “Thóc thừa cân, quân vượt mức”
- Phát triển lực lượng dân quân tự vệ và xây dựng nền quốc phòng toàn dân,
thường xuyên luyện tập vừa sản xuất vừa sẵn sảng chiến đấu và phục vụ chiến
đấu, đảm bảo công tác phòng không chống chiến tranh phá hoại của địch và đánh thắng địch trong mọi tình huống
Trong giai đoạn của cuộc chiến tranh chống đề quốc Mỹ ngày càng ác liệt thì
nhiệm vụ mới đã đặt ra những thử thách và khó khăn rất lớn cho nhân dân Thái Bình nhưng đồng thời cũng là động lực để toàn thể nhân dân Thái Bình, trong
đó có phụ nữ Thái Bình vươn lên vượt mọi khó khăn quyết tâm hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ mà lịch sử đã giao phó cho phụ nữ Thái Bình
2.2 VAI TRÒ CUA PHU NU THAI BINH TRONG KHANG CHIEN
CHÓNG MỸ, CỨU NƯỚC GIAI DOAN 1965 - 1975
Vai trò của phụ nữ Thái Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai
đoạn 1965 — 1975 được thế hiện qua việc thực hiện phong trào “Ba đảm đang”
do Trung ương hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động vào ngày l9 — 3 — 1965 Qua phong trào này, phụ nữ Thái Bình đã chứng tỏ khả năng, sức mạnh sản xuất và chiến đấu cùng với lòng yêu quê hương đất nước của mình, góp phần vào chiến thắng giặc Mỹ xâm lược
Hưởng ứng phong trào “Ba đảm đang” và trên cơ sở quán triệt những nhiệm
vụ kinh tế - xã hội của tỉnh, tỉnh hội phụ nữ Thái Bình đã chỉ đạo hội phụ nữ các
cấp triển khai thực hiện phong trào “Ba đảm đang”, chia làm ba bước:
Bước 1: Mở đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong các tầng lớp và các đối
tượng phụ nữ, tuyên truyền về phong trào “Ba đảm đang”
Bước 2: Tổ chức các hoạt động với các chương trình hành động cụ thé
Bước 3: Sơ kết phong trào gắn với đánh giá ưu, khuyết điểm và bổ khuyết để
có biện pháp thực hiện tiếp theo [5, tr.225]
Trang 28
Phong trào “Ba đảm đang” do Trung ương hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động không chỉ đáp ứng kịp thời yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng trong thời chiến mà còn phù hợp với nguyện vọng của phụ nữ Thái Bình, tạo điều kiện để chị em phát huy khả năng của mình, cống hiến cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước Phụ nữ Thái Bình vốn có tỉnh thần cách mạng cao do có sự kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của đân tộc và quê hương, đó là truyền thống đũng cảm, kiên cường bất khuất chống ngoại xâm và lao động
cần cù, sáng tạo Vì vậy, với tinh thần dân tộc, phụ nữ sẵn sàng hiến dâng công sức cho cách mạng, vì độc lập tự do của Tổ quốc
Sau khi Trung ương hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động phong trào “Ba
đảm đang”, tỉnh hội phụ nữ Thái Bình đã tổ chức cho chị em học tập, sinh hoạt
chính trị, tuyên truyền nội dung của “Ba đảm đang” Được các cấp ủy Đảng, các ngành, các cấp và nhân dân đồng tình ủng hộ, đó là nguồn cổ vũ động viên chị em phụ nữ Thái Bình hăng hái thi đua đăng ký phấn đấu trở thành phụ nữ “Ba đảm đang”
Phong trào “Ba đảm đang” đã cách mạng một bước đối với tư tưởng tự ti, rụt
rè của phụ nữ và cũng làm thay đổi tư tưởng coi thường, không tin tưởng vào khả năng của phụ nữ của một số người Tinh thần yêu nước nồng nàn, yêu chủ
nghĩa xã hội được nhân lên mạnh mẽ trong mỗi người phụ nữ và tiếp tục được
nhân lên mạnh mẽ trong cả phong trào Từ đây, phong trào phụ nữ Thái Bình với khí thế “Ba đảm đang” đã góp phần thực hiện tích cực những nhiệm vụ kinh
tế - xã hội của tỉnh, vừa sản xuất, vừa chiến đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà
2.2.1 Phụ nữ Thái Bình đám đang sản xuất và công tác thay thế cho nam
giới đi chiến đấu
Trang 29nữ “Ba đảm đang” và sau đó số lượng chị em đăng ký lên tới 350.000 người [5, tr.226]
Tỉnh hội phụ nữ đã tổ chức các lớp sinh hoạt chính trị và học tập văn hóa
nhằm nâng cao trình độ và nhận thức xã hội cho chị em, lấy tên là các lớp “Ba đảm đang” và thu hút được chị em tham gia đông đảo Các phong trào noi gương các anh hùng phụ nữ miền Nam như Nguyễn Thị Út Tịch, Lê Thị Hồng Gắm cũng được tỉnh hội phát động và tuyên truyền rộng rãi trong chị em Nhận thức được hoàn cánh lịch sử mới của đất nước đang phải đương đầu với một kẻ thù mạnh gấp nhiều lần như đế quốc Mỹ, với tinh thần yêu nước được khơi dậy mạnh mẽ trong phong trào “Ba đảm đang”, phụ nữ Thái Bình đã nhận
thức sâu sắc được trách nhiệm thiêng liêng của mình đối với vận mệnh của đất
nước Chị em đã sẵn sảng đảm đang mọi công việc sản xuất và công tác thay thế cho nam giới đi chiến đấu ở tiền tuyến Dù công việc phải làm thay thế đàn ông có vất vả so với đôi vai mềm yếu của người phụ nữ nhưng với tỉnh thần đảm đang — truyền thống vốn có của người phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Thái Bình nói riêng, chị em vẫn sẵn sàng làm những công việc mà từ trước đến
nay chị em chưa từng làm:
“Chiến trường anh quyết lập công
Hậu phương em quyết một lòng thi đua”
Nhiệm vụ của tỉnh đặt ra trên mặt trận sản xuất nông nghiệp đó là: “Tiếp tục
hoàn thiện quan hệ sản xuất, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp với mục tiêu 5 tắn
thóc đề góp phần đánh Mỹ” [4, tr.217]
Trên mặt trận này, lực lượng phụ nữ giữ vai trò chính, chiếm tỷ lệ từ 65% đến 75% lao động trong nông nghiệp Ba mũi tiến công mà tỉnh đặt ra từ năm 1963 là: thâm canh tăng năng suất lúa và phát triển chăn nuôi, khai thác kinh tế ven biển, khai hoang xây dựng kinh tế miền núi vẫn được đưa lên hàng đầu Ba mục tiêu cụ thể mà tỉnh đề ra từ năm 1963 đến năm 1965 vẫn tiếp tục được đưa
Trang 30
ra để phan đấu là: 5,5 tấn thóc/ha/năm; 1,5 đến 1,3 lao động/ha gieo trồng; 2,2
con lợn/ha gieo trồng [4, tr.220] Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất
như thiên tai, sâu bệnh, thời vụ nhưng chị em phụ nữ vẫn quyết tâm vượt mọi
khó khăn, đảm nhiệm mọi công việc thay nam giới Nhất là từ ngày 13 — 8 — 1965, máy bay Mỹ bắt đầu đánh phá Thái Bình thì những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp càng tăng lên gấp bội Địch đã ném bom bắn phá, phá hoại ruộng đồng của 305 thôn, 205 xã trong tỉnh nhưng chị em phụ nữ Thái Bình vẫn tích cực duy trì sản xuất với nhịp độ khẩn trương Chị em đã dây lên phong trào đăng ký làm thêm ngày công, học cày bừa, chở thuyền, đào mai, học khoa học kỹ thuật nông nghiệp áp dụng vào sản xuất để thay thế nam giới đi chiến đấu
Sau một thời gian ngắn học tập, với tính kiên nhẫn, học hỏi, chịu khó các chị
đã có những tiến bộ vượt bậc Những việc trước kia như cày bừa tưởng chỉ đàn ông mới làm được thì nay chị em cũng làm được Các cô gái Thủ Mai ở hợp tác xã An Tiêm (Quỳnh Phụ) biết đóng mai, đào đất - một công việc trước kia vốn
chỉ dành cho đàn ông Chị em còn có nhiều tiến bộ về việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp Tình trạng bảo thủ, trì trệ, sản xuất theo tập quán cũ lạc hậu dần dần được chị em loại bỏ, thay vào đó là những ứng dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất thông qua các phong trào thi đua như phong trào cấy dầy theo kỹ thuật, phong trào làm cỏ, bón phân Nổi bật lên là phong trào cấy kỹ thuật Phong trào này đã có từ giai đoạn trước (1961 — 1965) nay tiếp tục được phát triển Trong vụ mùa năm 1965 — 1966 có phong trào cấy chăng dây thẳng hàng, đến năm 1967 là cấy nông tay, bằng gốc thăng hàng Chị em đã học cấy trên sàn nhà khi ngồi họp, lấy rạ cấy trên tro khi đun bếp Hàng vạn tổ cấy kỹ thuật mang tên anh hùng Nguyễn Thị Út ra đời là những hình thức cô vũ
động viên chị em thực hiện cấy theo lối mới Đến năm 1970 diện tích cấy theo
Trang 31một dây cấy, sau giảm xuống từ 2 đến 4 người một dây cấy, giảm bớt được thời gian chờ, năng suất lao động tăng lên
Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, khi địch đánh phá ruộng lúa nhằm phá hoại sản xuất của ta, để đảm bảo sản xuất kịp thời vụ, chị em phụ nữ
đã nêu khẩu hiệu “Địch đến ta đánh và tránh, địch đi ta sản xuất, giặc đánh ngày,
ta sản xuất đêm” Có nhiều thửa ruộng bị địch đánh phá ác liệt nhưng vẫn được chị em cấy kịp thời vụ, cay hết diện tích như ở Thị xã, Đông Quan, Thái Ninh,
Thụy Anh và Tiền Hải Chị em phụ nữ Hoàng Diệu khi đang cấy, máy bay địch
đến đánh phá, bom chặt đứt dây cấy, khi máy bay địch đi, chị em lại nối lại dây
tiếp tục cấy bình thường Tỉnh thần đũng cảm, vượt mọi thiên tai, địch họa để
sản xuất của chị em thật đáng ca ngợi:
“Tay mò từng quả bom xuyên
Tay nâng từng nhánh mộc tuyền cấy theo”
Bên cạnh khâu cấy đúng kỹ thuật, các khâu chăm bón, làm cỏ cũng được chị
em vận dụng theo kỹ thuật mới: làm cỏ sục bùn, đảm bảo ba lượt, sử dụng cảo cỏ cải tiến 64A, đúi đạm vào gốc lúa Tỉnh hội phụ nữ Thái Bình đã vận động các chị làm nhiều phân bón bằng bèo dâu, điền thanh, phân xanh, phân bùn với khâu hiệu “Biển bèo dâu, rừng điền thanh”, “Tạo núi phân, biến thành biển
lúa” Phong trào thi đua làm phân được chị em hưởng ứng sôi nổi, hàng nghìn nữ kiện tướng làm phân xuất hiện, hàng năm chị em bán cho hợp tác xã từ 8 đến 12 tắn phân các loại Các nữ thanh niên luôn là lực lượng xung kích trong khâu chọn lọc, ngâm ủ giống, sử dụng giống mới, trừ sâu bệnh hại lúa và hoa màu bằng cách phun thuốc Các công cụ cải tiến như dùng liềm xén lúa thay cho hái cắt lúa, xe cái tiến, cào cỏ 64A cũng được các chị sử dụng đầu tiên và tuyên truyền cho mọi người cùng sử dụng để tăng năng suất lao động
Trong những năm 1967, 1968, tình trạng bão lụt diễn ra thường xuyên, trầm trọng, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã tập trung chỉ đạo vận động chị em đăng
Trang 32
ký làm vượt ngày công, cứu lúa, cứu đê, cấy hết điện tích, kịp thời vụ Tháng hoạt động mạnh năm 1968 đã có trên 20 vạn chị em đăng ký làm vượt ngày công 15 vạn chị em nhận ruộng xấu để chăm bón, trên 6 vạn chị em hoàn thành khối lượng công việc của 2 thang trong | thang, còn lại chị em đã sang các x4 bi
bão lũ nặng để tương trợ như huyện Thụy Anh đã giúp huyện Thái Ninh 3.000 công cấy va 5.000 dom ma [5, tr.298]
Trong sản xuất nông nghiệp, yếu tố hàng đầu là nước vì vậy công tác thủy lợi
đương nhiên được coi trọng ở Thái Bình Và khi đế quốc Mỹ đánh phá, trọng
điểm mà chúng đánh nhiều lần nhất cũng là đê và cống thủy lợi Phong trào đắp đê làm thủy lợi ở Thái Bình được toàn dân đốc sức tham gia, bat ké vat va va nguy hiểm, trong đó lực lượng quan trọng nhất chính là các nữ thanh niên trong các đội thủy lợi Một nhà báo Nhật Bản trong đoàn điều tra tội ác của Mỹ ở Việt Nam khi đi thăm một đoạn đê của Thái Bình bị máy bay Mỹ bắn phá đã phải viết bài với tiêu đề “Sơn tỉnh” gửi về nước có đoạn:
“Tôi đã cùng đoàn điều tra của Nhật Bản về tội ác của đề quốc Mỹ ở Việt
Nam đến thăm 2 kim đê ở Trà Lý, nơi đã bị không lực Hoa Kỳ liên tục tiễn công
30 lượt, số bom Mỹ ném xuống quãng đê ngắn này có thể chia déu: ctr 10m dé nhận một quả bom Tôi đã xem kỹ một khúc đê bị một quả bom 957 kg phá vỡ, nó được các đội thủy lợi ở vùng này dap lai, to hơn, vững hơn cũ, bởi nó được 3 đọt lũ quét số 3 thử thách Quả thật là kỹ thuật của các nước công nghiệp phương Tây bắt lực trước những cánh tay khối óc thông mình, dũng cảm cua người phương Đông Họ quả là Sơn tỉnh trong truyện than thoại nồi tiếng ở Việt Nam” [L, tr.273]
Xã Hoàng Diệu (Thị xã Thái Binh) trong nam 1966 có thời gian không đầy một tháng rưỡi đã bị máy bay Mỹ đánh phá 12 lần, có người chết nhưng khi đê bị bom, nhân dân trong xã đã kéo nhau ra cứu đê Cô dân quân Bùi Thị Thoa 20
Trang 33ném trúng nhà cô, nhà cháy nhưng cô vẫn ở lại cứu đê vì đê vỡ thì hại ca lang, cả huyện Cô đã được tuyên dương trên báo tỉnh
Phụ nữ Thái Bình đã tham gia vào công tác thủy lợi thường xuyên, góp phần to lớn vào việc xây dựng đào đắp các công trình thủy lợi của nhà nước và địa phương Từ năm 1964 có tiểu đội của 7 cô gái An Tiêm (Duyên Hà) làm thủy lợi giỏi là tắm gương điền hình tiên tiến Từ năm 1965 đến năm 1970 đã có hàng trăm đơn vị nữ làm thủy lợi giỏi vượt 7 cô gái An Tiêm, trở thành phong trào thi
đua làm thủy lợi của phụ nữ Thái Bình đạt năng suất cao, kỹ thuật khá Tiêu
biểu là đội thủy lợi Quang Trung xã Vũ Vân (Vũ Tiên) do chị Nguyễn Thị Mận làm đội trưởng Tại công trường sông Lân và công trường sông Kiên Giang, chị đã kiên trì cải tiến công cụ lao động trong việc đào đắp đất đẻ tăng năng suất lao động, giảm nhẹ được sức lao động, phù hợp với sức khỏe của đội thủy lợi toàn nữ mà chị phụ trách Kết quả là, với sáng kiến cải tiến trong khâu vận chuyển
đất bằng xe cút kít, xe ba gác, thanh trượt, đội của chị Mận đã đưa năng suất lao
động từ 280% năm 1965 lên 510% năm 1968 Từ chỗ bình quân cả đội mỗi ngày
lao động đào đắp được 990 mỉ năm 1965, đến năm 1968 cả đội đã đưa năng suất
một ngày lao động lên 1.270 mỉ [5, tr.350] Năm nào đội của chị Mận cũng hồn thành cơng việc trước thời hạn trên các công trường đại thủy nông, dành thời gian cho sản xuất nông nghiệp Sáng kiến và hiệu quả lao động của đội thủy lợi chị Mận đã thúc đây phong trào cải tiến kỹ thuật trên các cơng trình thủy lợi trong tồn tỉnh, nhằm đưa năng suất lao động tăng cao Một lần nữa, mọi người đã công nhận vai trò và khá năng của phụ nữ và nhất là nữ thanh niên trong sản xuất, không còn tư tưởng coi thường phụ nữ cho rằng phụ nữ chỉ chịu khó chứ biết gì cải tiến kỹ thuật Chị Nguyễn Thị Mận rất xứng đáng tiêu biểu cho những người phụ nữ ba đảm đang ưu tú nhất nảy nở trong phong trào thi đua chống Mỹ, cứu nước Chị đã được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lao động
Trang 34
Đội thủy lợi Quang Trung mà chị phụ trách đã được Bác Hồ tặng cờ về thành tích làm thủy lợi khá nhất miền Bắc
Với sự nỗ lực của nhân dân và phụ nữ trong tỉnh, vụ mùa năm 1966 thắng lợi lớn, tổng cộng lại năng suất bình quân cá năm của cả tỉnh dat 5.044 kg/ha [1,
tr.750] Các huyện Thụy Anh, Kiến Xương, Phụ Dực, Duyên Hà, Thư Trì, Vũ Tiên, Thị xã, Hưng Nhân, Quỳnh Côi, Tiên Hưng đều đạt từ 5.028 kg/ha đến
5.400 kg/ha [1, tr.283] Thang 11 — 1966, Uy ban hành chính tỉnh phát động nhân đân toàn tỉnh bình công, báo công để ghi số vàng 5 tấn thóc và khen thưởng Thái Bình trở thành tỉnh đầu tiên đạt năng suất 5 tấn thóc/ha dẫn đầu toàn miền Bắc, được Bác Hồ gửi thư khen ngợi Các tỉnh trong miền Bắc và tỉnh Vĩnh Trà kết nghĩa cũng gửi điện chúc mừng Thái Bình đạt 5 tấn thóc/ha Về sự kiện này, chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh Giang Đức Tuệ có viết:
“Trên đồng ruộng dày công mưa nắng Lúa thâm canh trĩu nặng bông vàng Giữa ngày giặc Mỹ leo thang
Quê hương 5 tắn mở trang sử vàng”
Đây là một thắng lợi có ý nghĩa kinh tế và chính trị to lớn Thắng lợi này thể hiện ý chí quyết thắng giặc Mỹ trên mặt trận sản xuất nông nghiệp của nhân dân Thái Bình và phụ nữ Thái Bình Thắng lợi này tạo nền táng vững chắc cho sự
chi viện về vật chất, tinh thần của nhân dân Thái Bình cho tiền tuyến miền Nam Nó cũng là sự cổ vũ, động viên tinh thần to lớn cũng như niềm tự hào của nhân dân Thái Bình trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Có được
mốc vàng 5 tan là một quá trình phấn đấu gian khô bền bỉ của nhân dân Thái Bình từ thời kỳ trước đó Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, năm 1963, tỉnh ủy
Trang 35~ lực lượng chiếm 70% trong sản xuất nông nghiệp, năng suất tăng cao đến kế
hoạch đề ra và ở mức nhất khu vực miền Bắc Phụ nữ Thái Bình đã nhiệt tình
tham gia vào khâu kỹ thuật (4 nhân tổ chính là nước, phân, cần, giống) trong sản xuất nông nghiệp — một yếu tố quyết định cho sản lượng 5 tấn thóc/ha Yếu tố kỹ thuật trong sản xuất cũng được tỉnh chú trọng quan tâm chỉ đạo nhân dân
thực hiện Nhân tố quan trọng hàng đầu là nước đã được tỉnh dốc sức đầu tư trong nhiều năm Tỉnh đã đầu tư 15 triệu đồng và nhân dân đóng góp ngày công lao động xây dựng các công trình trung đại thủy nông với khối lượng đào đắp hơn 11 triệu mỶ đất và hàng trăm kè cống lớn Trong phong trào làm thủy lợi đó đã xuất hiện một cá nhân điển hình ưu tú là nữ anh hùng thủy lợi Nguyễn Thị Mận Ngoài ra, các yếu tố khác như cấy kỹ thuật, làm phân, chọn giống cũng do phụ nữ đảm nhiệm Cho nên nếu gọi Thái Bình là tỉnh 5 tấn thì phụ nữ Thái Bình xứng đáng là phụ nữ 5 tắn Họ là lực lượng đi đầu trong các biện pháp thâm canh tăng năng suất lúa làm nên thành tích “5 tắn thóc để góp phần đánh Mỹ” Với tỉnh thần “Ba đảm đang”, trong khi nam giới được động viên ngày
một nhiều ra mặt trận theo tiếng goi cua tién tuyén, phụ nữ Thai Binh đã phấn đấu hết mình để đảm nhiệm mọi công việc thay nam giới mà vẫn đạt thành tích
cao Trong toàn tỉnh, phụ nữ Thái Bình là lực lượng quyết định cho việc hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước giao Cả tỉnh có 59 hợp tác xã do phụ nữ
làm chủ nhiệm, 1.300 đội sản xuất do phụ nữ làm đội trưởng đã đạt 5Š tấn
thóc/ha Đặc biệt có xã Đông Xuân (Đông Quan) cả bí thư Đảng ủy và chủ tịch xã đều là phụ nữ, nhưng đã lãnh đạo xã viên đưa năng suất từ 4,8 tấn lên 6,2
tan/ha với lực lượng lao động hơn 80% là nữ Đội sản xuất số 9 của chị Nụ ở
hợp tác xã Tân Phong (Thư Trì) đã đưa năng suất lúa từ 5 tấn lên 7 tắn/ha Ngày
1 — 1 — 1967, Bác Hồ về thăm Thái Bình lần thứ 5, đem đến cho quân dân Thái
Bình nguồn cổ vũ động viên mới Bác đã đi thăm một số hợp tác xã có năng suất
lúa cao, tại xã Hiệp Hòa (Vũ Thư), Bác căn dặn: “Năm nay, Thái Bình được
Trang 36
mùa khá nhưng chớ vì được mùa mà chủ quan, phải cố gắng hơn nữa, không cho thế là đủ rồi, phải làm cho năng suất cao hơn nữa Bác mong các đồng chí và đồng bào cố gắng hơn nữa đề cho Thái Bình trở thành tính gương mẫu về mọi mặt” [I, tr.278] Theo lời Bác dặn, nhân dân và phụ nữ Thái Bình càng cố gắng phan dau trên mặt trận nông nghiệp, trong 4 năm từ năm 1965 đến năm 1968 dù có thiên tai địch họa, giặc Mỹ đánh phá nhưng Thái Bình vẫn đạt những thành
tựu nhất định, năng suất lúa vẫn liên tục tăng Năm 1967, nang suất lúa đạt 5,5
tắn/ha, bình quân lương thực đầu người năm thấp nhất là năm 1968 cũng là 347 kg/nam [l, tr.291] Mot điển hình vượt khó của phụ nữ lại xuất hiện trong năm 1967, đó là chị Phạm Thị Nậng, chủ nhiệm hợp tác xã Bương Hạ (Quỳnh Côi) đã lãnh đạo hợp tác xã của mình với tỷ lệ 70% lao động là nữ, đã cứu lúa xuân khỏi chết, vượt qua vụ rét 10° C hồi đầu năm 1967, huy động xã viên tát nước đêm cấy lúa để năng suất lúa cả năm dat 6 tan 3 tạ/ha Chị đã được Bác Hồ tặng huy hiệu và đạt danh hiệu đũng sỹ 5 tấn, phụ nữ “Ba dam đang”, Đảng viên 4
tốt
Trong chăn nuôi tập thể và gia đình, phụ nữ Thái Bình cũng giữ vai trò chính, chiếm tới 85% lao động Phần lớn công việc chăn nuôi lợn và gia cầm, hái dâu nuôi tằm đều do phụ nữ đảm nhiệm Năng suất và giá trị sản phâm chăn nuôi
trong tỉnh ngày một tăng do sự lao động nhiệt tình của chị em phụ nữ Nhiều chị
em là kiện tướng chăn nuôi trong các xã chăn nuôi giỏi, bán sản phẩm cho nhà nước vượt kế hoạch như xã Minh Hồng (Duyên Hà), xã Vũ Trung (Kiến
Xương) Có chị em nhiều năm liền bán cho nhà nước từ 200 đến 300 kg thịt lợn
và gia cầm, đã được thướng xe đạp Những đóng góp của các chị trong lĩnh vực chăn nuôi đã góp phần đưa đàn lon trong tinh tăng từ 1,4 con lợn năm 1964 lên
1,8 con lợn năm 1969 trên l ha gieo trồng [5, tr.368]
Trang 37đảm nhiệm Trên cơ sở tiếp tục phát triển các phong trào “Phá dậu gai, gài dậu dâu”, thành lập các vườn đâu “Thống Nhất”, “Vĩnh Trà” bằng cách vỡ hoang
những bãi cỏ, chị em phụ nữ đã mở rộng diện tích trồng dâu, tăng 36 lượng nong
tằm Kết quả, số lượng tơ bán cho nhà nước đã tăng từ 7 tấn năm 1964 lên trên dưới 40 tắn năm 1970 [5, tr.427]
Trong nông nghiệp, việc củng cơ hồn thiện quan hệ sản xuất ở nông thôn là rất quan trọng Nó góp phần quyết định trong công cuộc xây đựng một nền nông nghiệp tập thể phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội và có năng suất cao Vì vậy, tỉnh ủy Thái Bình đã tiếp tục chỉ đạo việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa ở nông thôn bằng cách cải tiến quản lý hợp tác xã, củng cố công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp Qua hai vòng cải tiến quản lý hợp tác xã, phụ nữ nông dân Thái Bình đã nhận thức được rõ ràng con đường cần phải đi theo là con đường làm ăn tập thể Các chị đã tích cực tham gia sản xuất tập thể và tham gia vào
công tác quản lý hợp tác xã Trình độ quản lý hợp tác xã về các mặt được nâng cao lên một bước và tổ chức của hợp tác xã cũng ngày càng được mở rộng và củng cố, chuyển mạnh từ hợp tác xã bậc thấp lên hợp tác xã bậc cao Tỷ lệ nông dân vào hợp tác xã bậc cao năm 1965 là 69,5% [5, tr.345] Voi cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã và cải tiến kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, phong trào hợp tác hóa ngày càng được củng cố, các hợp tác xã tiên tiến xuất hiện ngày càng nhiều Cùng với đó, số lượng chị em phụ nữ ưu tú được bồi dưỡng đưa vào đội ngũ quản lý hợp tác xã ngày một tăng Về đội ngũ quản lý
kinh tế tập thê hợp tác xã là phụ nữ tăng từ 16% năm 1965 lên 31% năm 1969
[5, tr.369]
Phát huy thành tích đã đạt được trong sản xuất nông nghiệp trên cơ sở thành công của công cuộc tập thể hóa nông nghiệp và góp phần làm nhiệm vụ hậu phương, đáp ứng nhu cầu cấp bách của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, tỉnh ủy Thái Bình đã tiếp tục đề ra những mục tiêu mới cao hơn trong sản xuất nông
Trang 38
nghiệp Năm 1969 là năm quân dân Thái Bình thực hiện di chúc của Bác Hồ, cố
gắng xây dựng kinh tế - xã hội của tỉnh vững mạnh Tháng 3 — 1970, Đại hội Đảng bộ tỉnh họp đã đề ra nghị quyết với nội dung: ra sức phát triển kinh tế Thái Bình tiến lên một bước mới trong đó đặc biệt quan tâm phát triển kinh tế nông nghiệp, phấn đấu đạt 3 mục tiêu 1a 6 tan thóc/ha; 1,5 đến 1,3 lao déng/ha va 2,2 con lợn/ha gieo trồng [1, tr.420] Thực hiện nghị quyết của tỉnh ủy Thái Bình, nhân dân Thái Bình đã cố gắng phấn đấu đạt mục tiêu trong nông nghiệp nhằm giải quyết vấn đề lương thực, phục vụ đời sống nhân dân trong tỉnh và góp phần cung cấp chỉ viện cho tiền tuyến miền Nam, góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược
Tỉnh hội phụ nữ Thái Bình đã quán triệt nội dung phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới và tiếp tục phát động chị em phát huy tinh thần của phong trào “Ba đảm đang”, đây mạnh lên cao trào “Ba đảm đang” tiếp tục lao động sản xuất tốt, góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược
Các khẩu hiệu thi đua, các phong trào sản xuất được tỉnh hội đề ra đã được chị em nhiệt tình hưởng ứng và tham gia dù cuộc sống của chị em còn rất nhiều khó
khăn gian khổ Đó là những khâu hiệu như “Ngày làm thêm giờ, đêm làm thêm việc”, “Ruộng cao sản 10 tấn: Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Thị Út Tịch”, “Bám
đội, lội ruộng”, “Đồng ruộng là chiến trường, cày cuốc là vũ khí, nông dân là
chiến sỹ”, “Năng suất cao, giá thành hạ” Tháng 1 — 1972, tỉnh hội phụ nữ Thái Bình phát động phong trào học tập gương Lê Thị Hồng Gắấm và quyết định thành lập trong toàn tỉnh các đội cấy mang tên Lê Thị Hồng Gắm đề thúc đây phong trào cấy giỏi trong tỉnh và thi đua với toàn miền Bắc Các cấp hội phụ nữ đã mở các lớp chuyên đề kỹ thuật cấy lối mới cho chị em học tập Năm 1972,
trong hội thi cấy giỏi toàn miền Bắc, đội dự thi của Thái Bình đã đạt giải nhất
Trang 39hợp tác xã, năm 1973 toàn tỉnh chỉ cần 150.000 thợ cấy cũng đám bảo được thời vụ
Các hợp tác xã có phong trào sản xuất thâm canh lúa giỏi có năng suất từ 9 đến 10 tấn thóc/ha như Vũ Thắng, Tân Phong, chăn nuôi giỏi như Đông Phong, hiệu quả cao như Thái Hòa (Đông Hưng) bỏ ra 10 đồng, 10 công làm ra l tạ thóc được tuyên truyền rộng rãi trong toàn tỉnh [1, tr.446] Phụ nữ Thái Bình đã tích cực thi đua lao động sản xuất theo những tắm gương điền hình tiên tiến Năm 1970, chị Đinh Thị Thùy - đội trưởng đội sản xuất của hợp tác xã Vũ Thắng (Kiến Xương) đã đưa năng suất lúa của đội lên 9 tắn/ha Các tô sản xuất của phụ nữ đều đăng ký đạt danh hiệu đơn vị Nguyễn Thị Út Tịch, Lê Thị Hồng Gắm Với khí thế thi đua lao động sôi nổi, phụ nữ Thái Bình đã góp phần quan trọng làm nên những vụ mùa năng suất cao Trong hoàn cảnh chiến tranh phá hoại lần thứ hai điễn ra ác liệt năm 1972, trận lũ chưa từng có năm 1971, nạn úng lụt gió bão liên tiếp năm 1973 chị em phụ nữ vẫn đũng cảm kiên cường
bám đồng ruộng, chống chọi với giặc giã thiên tai để sản xuất và mùa lại mùa,
lúa vẫn lên xanh tốt cho những mùa vàng bội thu Năm 1972 là năm địch đánh phá ác liệt nhất nhưng vẫn có 33 hợp tác xã do phụ nữ làm chủ nhiệm đạt năng suất 5 tấn/ha trở lên như hợp tác xã Vũ Thắng (Kiến Xương) với nhiều đội
trưởng sản xuất là nữ vẫn đạt 9,2 tấn thóc/ha Nhiều đội sản xuất do chị em làm đội trưởng vẫn đạt năng suất từ 7 đến 10 tắn/ha như đội sản xuất của chị Thanh, chị Thục ở Đông Hưng, chị Gái ở xã Phong Châu và 37 đội sản xuất do chị em làm đội trưởng đã được công nhận là tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa [5,
tr.323] Năng suất lúa của cả tỉnh năm 1972 đã đạt hơn 6 tắn/ha, ghi thêm một
mốc son lịch sử mới Qua năm 1973, do thiên tai, lũ lụt liên tiếp, năng suất lúa sụt giảm tuy vẫn đạt hơn 5 tắn/ha, đến năm 1974, nhân dân Thái Bình lại có một vụ mùa bội thu khi năng suất cả năm đạt 7 tắn/ha {1, tr.750 - 751]
Trang 40
Song song với việc phát triển trồng trọt, từ năm 1970 đến năm 1974 các cấp hội phụ nữ đã phối hợp với ty chăn nuôi, phòng nông nghiệp từng huyện vận
động chị em tích cực chăn nuôi nhất là chăn nuôi gia đình Chị em phụ nữ đã
tương trợ giúp đỡ nhau để gia đình nào cũng có lợn nuôi Đàn lợn vẫn tiếp tục tăng, việc bán thực phẩm nghĩa vụ cho nhà nước năm nào cũng vượt mức kế
hoạch Năm 1970, toàn tỉnh bán cho nhà nước 5.321 tấn thịt lợn Đến năm 1973
số lượng đã tăng lên tới 10.130 tấn, nhiều huyện có tới 50% tổng số phụ nữ bán
thịt lợn hơi vượt mức giao từ 50 đến 100 kg thịt [5, tr.402] Cac huyện Đông
Hưng, Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Thái Thụy chị em đều đăng ký bán thực phẩm
vượt mức vào tháng l1 trong năm Đặc biệt, trong năm 1971 va nam 1972, chi
em phụ nữ Thái Bình đã tự nguyện bán ngoài nghĩa vụ cho nhà nước hàng ngàn tấn thóc, hàng trăm tấn gà vịt các loại Với sự lao động quên mình của chị em phụ nữ trên mặt trận nông nghiệp, năng suất lúa của tỉnh liên tục tăng: năm 1966
là 5 tắn/ha, năm 1967 là 5,5 tắn/ha, năm 1972 là 6 tắn/ha, năm 1974 là 7 tắn/ha
[1 tr.360] Mặc dù thiên tai và chiến tranh nhưng những năm mắt mùa năng suất
của tỉnh cũng không dưới 5 tắn/ha kể từ năm 1970 Đây là thắng lợi có ý nghĩa
lịch sử to lớn của tỉnh Thái Bình trong đó công đầu thuộc về phụ nữ Trên cơ sở thắng lợi đó, nhân dân trong tính có đủ tiềm lực về vật chất và tinh thần để làm nhiệm vụ chi viện về người và của cho miền Nam, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ
Cùng với mũi tiến công trên mặt trận nông nghiệp, việc khai thác kinh tế biển
cũng được tỉnh ủy chú trọng, quan tâm sao cho có hiệu quả nhất Quán triệt lời dạy của Bác Hồ khi Người góp ý cho Thái Bình nên tự túc muối ăn khi có bờ
biển dài, tỉnh đã có biện pháp chỉ đạo việc làm muối Trong việc sản xuất muối, lao động chủ yếu là nữ, chiếm tỷ lệ từ 75% đến 90% [16, 178] Chị em đã làm
tốt tất cả các khâu sản xuất khi nam giới vắng mặt Có những việc như xây ô nề,