Tổ thành rừng là nhân tố cấu trúc quan trọng biểu thị mức độ tham gia của một loài hay nhóm loài cây trong lâm phần; là chỉ tiêu phản ánh mức độ đa dạng sinh học, tính bền vững, tính ổn định của hệ sinh thái rừng. Tổ thành rừng có ảnh hưởng quyết định đến cấu trúc sinh thái và hình thái khác của rừng. Do đó, cấu trúc tổ thành rừng có ảnh hưởng lớn đến các định hướng kinh doanh, lợi dụng rừng. Trên cơ sở số liệu thu thập được, đề tài tiến hành nghiên cứu, xác định công thức tổ thành loài theo số cây N% và theo chỉ số IV%
4.2.1.1. Tổ thành loài theo phần trăm số cây (N%).
Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông có chức năng bảo vệ nguồn gen, các hệ sinh thái rừng, các giá trị khoa học về đa dạng sinh học, phòng hộ, cảnh quan, các loài động - thực vật hoang dã hiện đang tồn tại, làm cơ sở quản lý rừng bền vững. Đề tài tiến hành xác định tổ thành loài theo tỷ lệ số cây của mỗi loài trong lâm phần để thấy rõ vai trò của các loài trong ưu hợp thực vật về mặt sinh thái và đa dạng sinh học. Kết quả tính toán được tổng hợp trong bảng 4.1.
Bảng 4.1: Công thức tổ thành của các trạng thái theo N%
TT rừng Số loài Công thức tổ thành
IIB 58 8,5Trâm + 8,2Bằng lăng + 7,0Lòng mang + 6,3Cò ke + 5,8Bông bạc + 4,6Sến mủ + 4,1Dầu + 55,5Loài khác IIIA2 60 10,0Dẻ + 10,0Trâm + 7,3Dầu + 6,4Bình linh + 5,4Bằng
lăng + 5,4Cò ke + 4,8Gõ mật + 50,7Loài khác
IIIA3 59 9,3Trâm + 7,0Dầu + 6,8Dẻ + 5,9Bời lời + 5,9Trường + 4,5Bằng lăng + 3,6Kơ nia + 57,0Loài khác
Kết quả bảng 4.1 cho thấy:
- Tại khu vực nghiên cứu, tổ thành rừng tương đối đa dạng, có sự xuất hiện của 58 - 60 loài khác nhau, có 5 - 6 loài tham gia vào công thức tổ thành với N% từ 5,4% đến 10,0%, chủ yếu là các loài Trâm, Dẻ, Bằng lăng, Dầu, Bình linh, Bời lời, Cò ke,… Đây là những loài có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và đất đai ở khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông.
- Tại khu vực nghiên cứu, bên cạnh một số loài cây tham gia vào công thức tổ thành có giá trị kinh tế và khả năng phòng hộ tốt như: Dẻ, Trâm, Dầu, Bằng lăng, …còn có những loài không đáp ứng mục đích kinh doanh gỗ, có tác dụng hỗ trợ như Cò ke, Bông bạc,… Vì vậy, cần phải có những biện pháp khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển những loài cây gỗ quý, hiếm hiện có trong khu vực. Đồng thời, cần cân nhắc trồng thêm các loài cây bản địa, loài cây đặc hữu (Cẩm lai, Giáng hương, Gõ mật, Gõ đỏ, Trắc, …) có giá trị, nhằm nâng cao tính đa dạng sinh học và giá trị sử dụng rừng.
Tuy vậy, tổ thành tầng cây cao tính theo tỷ lệ số cây mới chỉ phản ánh vai trò sinh thái của các loài cây trong quần xã thực vật rừng, do đó để đánh giá đầy đủ hơn vai trò của các loài cây cả về ý nghĩa trong bảo tồn rừng. Do vậy, đề tài đã tiến hành xác định tổ thành theo chỉ số IV% .
4.2.1.2. Tổ thành loài cây theo giá trị IV%
Để biểu thị mức độ tham gia của từng loài cây trong lâm phần, người ta thường gắn cho chúng một chỉ số hay còn gọi là hệ số tổ thành. Tập hợp các hệ số tổ thành và loài cây tương ứng gọi là công thức tổ thành. Đề tài sử dụng chỉ số IV% xác định theo công thức (3.3) được tổng hợp trong bảng 4.2.
Bảng 4.2: Công thức tổ thành của các trạng thái theo IV%
TT rừng Số loài Công thức tổ thành
IIB 58 8,4Bằng lăng + 7,6Trâm + 7,1Lòng mang + 6,6Bông bạc + 6,1Cò ke + 4,5Sến mủ + 4,3 Dầu + 55,4Loài khác
IIIA2 60
11,1Trâm + 9,7Dẻ + 7,2Dầu +6,6Bình linh + 5,5Cò ke + 5,5Bằng lăng + 5,1 Thị + 5,0Gõ mật + 4,4Lòng mang + 39,1Loài khác
IIIA3 59 11,8Trâm + 7,7Dẻ + 7,3Dầu + 6,1Bằng lăng + 5,6Bời lời + 5,0Trường + 4,1Kơ nia + 52,4Loài khác
Kết quả bảng 4.2 cho thấy:
- Tương tự như giá trị N%, kết quả phân tích theo giá trị IV% cho thấy tại khu vực nghiên cứu các loài cây có tổ thành chiếm ưu thế chủ yếu là các loài Trâm, Dẻ, Bằng lăng,.. Đây là các loài có có giá trị kinh tế, có khả năng phòng hộ và thích nghi tốt với điều kiện lập địa tại khu vực nghiên cứu. Bên cạnh đó, vẫn còn các loài cây phụ trợ có giá trị IV% thấp nên không có mặt trong công thức tổ thành. Do đó cần có biện pháp điều chỉnh cấu trúc tổ thành theo hướng phát triển và bảo tồn rừng, kết hợp xúc tiến tái sinh tự nhiên, điều chỉnh cấu trúc tổ thành một cách khoa học để tạo điều kiện thuận lợi cho các cây có giá trị và phòng hộ tốt phát triển để nâng cao giá trị và chất lượng của rừng trong tương lai.
4.2.1.3. Một số nhận xét về kết quả nghiên cứu tổ thành theo N% và IV%
Kết quả tổng hợp ở bảng 4.1 và bảng 4.2 cho thấy, trạng thái IIB, IIIA2 và IIIA3, các loài có phần trăm theo số cây (N%) từ 5% trở lên thì có sự thống nhất
tương đối với chỉ số IV% từ 5% trở lên (ngoại trừ một số loài cây có kích thước không đồng đều), điều này có nghĩa: với các trạng thái rừng khi muốn biết loài nào chiếm ưu thế trong lâm phần thì cách xác định nhanh nhất là tính phần trăm theo số cây. Minh họa ở hình 4.1.
Hình 4.1: Đường biểu diễn hệ số tổ thành theo N% và IV% của các loài tham gia vào công thức tổ thành