Công tác bảo tồn đa dạng sinh học và các sinh cảnh nhạy cảm là vô cùng quan trọng, mang tính cấp bách và cần thiết. Chính vì vậy, trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều công trình, chương trình nghiên cứu về đa dạng sinh học theo thời gian. Ở đây chỉ có thể khái quát một số nghiên cứu về đa dạng sinh học nói chung, đa dạng sinh học thực vật nói riêng, làm cơ sở định hướng cho việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu.
Trên thế giới, đặc biệt là các nước ở Bắc Mỹ, châu Âu và các vùng khác trên thế giới đã nhận thức được tầm quan trọng của sinh học bảo tồn từ hàng thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ nay. Ở nước Mỹ, các nhà triết học như Emerson và Thoreau cho rằng thiên nhiên là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành phẩm giá và tinh thần đạo đức của con người (Callicott, 1990; trích dẫn bởi Viên Ngọc Nam, 2005). Khoa học sinh học bảo tồn hiện đại dựa trên những giả thuyết, sự đa dạng của sinh vật sống là có lợi, tác hại của sự tuyệt chủng đối với một loài nào đó, lợi ích của tính phức tạp về đa dạng sinh học, tính lợi ích của quá trình tiến hoá, giá trị riêng của sự đa dạng sinh học.
Perman và Adelson (1997) đã nhấn mạnh rằng đa dạng sinh học dần trở nên hết sức phổ biến trong các hoạt động về khoa học và môi trường và ngày càng phổ biến trong các chương trình giáo dục đại học.
quan trọng bậc nhất hiện nay, ông nói lên các tư tưởng về quản lý tài nguyên truyền thống và các số lượng loài thực vật hiện nay để làm cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và để lý giải cho các vấn đề suy giảm đa dạng sinh học và giải pháp bảo tồn chúng.
Ngoài ra, còn nhiều nghiên cứu về đa dạng sinh học do các tác giả Richard, Diamond, Huston, Pianka, Groombridge, Mares, Grass, Currie, Myer, Witmore,... thực hiện. Đa phần các tác giả trên thường đi vào điều tra, thống kê thành phần của các quần xã, khảo sát mối quan hệ giữa quần xã và môi trường hay điều tra khảo sát thành phần và đặc điểm thảm thực vật.
.Ở Việt Nam, đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học cũng đã được một số nhà khoa học nghiên cứu từ những thập kỷ trước và đã công bố nhiều công trình. Tiêu biểu là một số tác giả như Võ Quý, Đặng Huy Huỳnh, Phạm Bình Quyền, Trương Quang Học, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn, Phạm Nhật, Lê Quốc Huy, Viên Ngọc Nam,...
Richard (1999) (Võ Quý và ctv biên dịch) trong cuốn “Cơ sở sinh học bảo tồn” đã nêu chi tiết về sinh học bảo tồn và đa dạng sinh học, những mối đe dọa đối với đa dạng sinh học và đề ra chiến lược bảo tồn quần thể, loài, quần xã. Cuốn sách trang bị những lý thuyết cơ sở về sinh học bảo tồn – là căn cứ áp dụng để đề ra chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp với từng khu vực nghiên cứu.
Phùng Ngọc Lan và ctv (2006) đã đề cập về hệ sinh thái rừng tự nhiên ở Việt Nam. Cuốn sách này đã bàn về tính đa dạng của hệ sinh thái rừng tự nhiên Việt Nam, nhưng chỉ mang tính chất định tính.
Cục Bảo vệ Môi trường Việt Nam (2005) đã tổng quan về hiện trạng đất ngập nước Việt Nam sau 15 năm thực hiện công ước Ramsar. Năm 1989, Việt Nam là quốc gia thứ 50 trên thế giới tham gia công ước Ramsar. Cuốn sách này đã nhấn mạnh về sự đa dạng về kiểu loài của đất ngập nước Việt Nam. Góp phần vào việc bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), quản lý, phát triển bền vững đất ngập nước Việt Nam.
Nhìn chung, cũng giống như một số nghiên cứu trên thế giới, các nghiên cứu trong nước thường đi vào thống kê thành phần họ, chi, loài và mô tả định tính các quần xã, quần thể, thảm thực vật.
Chương 2 : ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Lịch sử hình thành
Khu bảo tồn thiên nhiên Biển Lạc - Núi Ông được thành lập theo Quyết định số: 14/TTg ngày 19/10/1992 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập Lám trường Sông cát và Rừng cấm Biển Lạc. Đến ngày 10/4/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số: 50/2001/QĐ- TTg về việc phê duyệt điều chỉnh phạm vi ranh giới và đổi tên thành Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông.
2.2. Điều kiện tự nhiên
2.2.1. Vị trí địa lý
Khu bảo tồn thiên nhiên Núi ông thuộc địa giới hành chính 6 xã, 1 thị trấn là: Gia Huynh, Suối Kiết, La Ngâu, Đức Bình, Đức Thuận và thị trấn Lạc Tánh (huyện Tánh Linh), Mỹ Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam).
- Toạ độ địa lý:
+ Từ 10059' đến 11010' Vĩ độ Bắc. + Từ 107032' đến 107052' Kinh độ Đông.
- Địa giới hành chính:
Phía Bắc, Đông Bắc giáp sông La Ngà.
Phía Nam, Đông Nam giáp Lâm trường Sông Dinh, Lâm trường Tánh Linh.
Phía Đông giáp Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Móng – KaBét. Phía Tây, Tây Nam giáp tỉnh lộ 336 từ Tánh Linh đi Hàm Thuận – Đa Mi.
2.2.2. Diện tích rừng tự nhiên của khu vực nghiên cứu
Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông có tổng diện tích: 25.468 ha.
Căn cứ vào các trạng thái, kiểu rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông được chia 03 phân khu chức năng, cụ thể:
2.2.2.1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 20.666 ha
- Bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái, các lọai rừng và thảm thực vật rừng, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài động, thực vật sinh sống và phát triển.
- Phòng hộ đầu nguồn sông, suối, chống xói mòn đất, bảo vệ môi trường sống và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên trong vùng.
2.2.2.2. Phân khu phục hồi sinh thái: 4.802,5 ha
- Phục hồi thảm thực vật rừng nhằm tái tạo hệ sinh thái rừng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các loài động, thực vật đặc biệt là những nguồn gien quý hiếm tồn tại và phát triển.
- Phòng hộ xung yếu đầu nguồn sông Cát và các hệ suối của nó. - Làm chức năng vùng đệm cho khu bảo vệ nghiêm ngặt.
2.2.2.3. Phân khu dịch vụ hành chính: 0,66 ha
- Là nơi đóng trụ sở Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông.
- Là trung tâm chỉ huy các họat động quản lý của Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông.
- Thực hiện các họat động hành chính, tổ chức, giao dịch và hợp tác trên các họat động của Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông
- Xây dựng nơi làm việc, ăn ở của cán bộ công nhân viên và khách công tác, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng.
- Xây dựng nhà bảo tàng, khu nuôi động vật hoang dã.
2.2.3. Địa hình, địa thế
Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông thuộc dạng địa hình núi cao gồm toàn bộ phận Núi Ông. Hệ thống Núi Ông có nhiều đỉnh cao trên 1.000 m, cao nhất là Núi Ông: 1.302 m kế tiếp là các đỉnh: 1234 m, 1222 m, 1114 m, 1054 m, độ dốc lớn, địa hình hiểm trở. Hệ thống Núi Ông có xu thế thấp dần từ Đông – Bắc xuống Tây – Nam và đặc biệt sườn phía tây Núi Ông rất dốc và đột ngột chuyển thành đồng bằng. Cấu trúc địa hình Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông từ phía Đông sang phía Tây theo kiểu địa hình biến đổi như sau: vùng đồi núi trung bình – vùng núi thấp – vùng đồi cao – vùng đồi thấp – vùng bằng gợn sóng. Cấu tạo địa hình vừa đa dạng vừa uyển chuyển đã tạo nên các hệ sinh thái rừng và động vật rừng phong phú, đa dạng.
2.2.4. Điều kiện khí hậu, thủy văn
* Khí hậu, thời tiết:
• Khu vực khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,80C (trung bình tháng cao nhất là 290C, trung bình tháng thấp nhất là 180C). Lượng mưa trung bình năm là 2.29,3mm (trung bình tháng cao nhất là 237,8 mm, trung bình tháng thấp nhất là 109mm). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm không khí bình quân hàng năm là 80,7%, lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 1.100mm, nhìn chung lượng bốc hơi thấp hơn lượng mưa nên mùa khô ít bị hạn. Mùa mưa thường có gió Tây Nam và gió Đông Bắc vào mùa khô, Tốc độ gió: 3,9 - 4,1 m/s, thời gian có gió bão, gió hại từ tháng 8 – 10.
* Thuỷ văn:
Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông là khu vực có nguồn nước phong phú, trữ lượng khá dồi dào với nhiều sông suối lớn chảy qua, sông La Ngà bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh là sông lớn nhất chảy qua Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, sông bao quanh phía Bắc Núi Ông; ngoài ra còn có Sông Các chảy từ khu vực Thác Bà ra cầu Quận (Thị trấn Lạc Tánh) đây là điểm du lịch sinh thái của Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông hiện nay và trong tương lai. Suối Dâu Dạ bắt nguồn từ Thác Nhỏ Đức Bình chảy xuống tỉnh lộ 710 là nguồn cung cấp nước quan trọng cho khu vực thôn III dân tộc thiểu số xã Đức Bình; sông Phan; sông Móng; sông Ka bét (Bà Bích) cũng bắt nguồn từ đỉnh Núi Ông chảy qua địa phận huyện Hàm Thuận Nam về hướng quốc lộ IA. Ngoài ra còn nhiều suối lớn nhỏ khác cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân khu vực các xã Gia Huynh, Đức Thuận, Đức Bình, La Ngâu và thị trấn Lạc Tánh.
2.2.5. Địa chất thổ nhưỡng
Các loại đá kết tinh chua là đá mẹ tạo ra các loại đất ở Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, điển hình là đá Granit. Trong đó có các loại đất chính như sau:
• - Đất Feralit vàng nhạt phát triển trên đá axít kết tinh chua nghèo dinh dưỡng, hạt thô, độ kết dính kém. Do quá trình xói mòn và rửa trôi nên đã tạo thành dạng đất xương xẩu ở sườn và đỉnh núi và trung bình trong hệ thống Núi Ông.
• - Đất Feralit vàng xám phát triển trên nền phù cổ, tầng rất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, tầng dưới bị đá ong hoá, tầng trên bị rửa trôi theo chiều thẳng đứng làm cho đất bị bạc màu.
- Đất Feralit vàng xám phát triển trên phiến thạch sét, tầng đất dày trung bình, thành phần cơ giới nặng, độ màu mỡ khá, nhưng diện tích loại đất này phân tán, thường phân bố ở dưới chân đồi, núi.
2.3. Hiện trạng tài nguyên rừng và đa dạng sinh học
- Thực vật:
Theo kết quả điều tra sơ bộ, Khu bảo tồn thiên nhiên núi ông có tới 1070 loài thực vật thuộc 560 chi của 149 họ. Trong đó có hàng chục loài thực vật đặc hữu, quý hiếm như: Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), Trắc (Dalbergia
cochinchinensis), Cẩm lai (Dalbergia oliveri D. bariensis, D. mammosa), Cà te
(Afzelia xylocarpa),...Trong đó Lim (Erythorophleum fordii) là loài cây gỗ lớn
thuộc họ vang mới phát hiện có phân bố tự nhiên ở khu vực Núi Ông mà các tỉnh phía Nam không có.
- Động vật:
Theo kết quả điều tra sơ bộ, Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông có 198 loài động vật rừng, thuộc 77 họ của 28 bộ. Trong đó có nhiều loài động vật quý hiếm được xếp trong sách đỏ Việt Nam đang có nguy cơ tuyệt chủng, như: Công (Pavo muticus), Gà lôi hồng tía (Lophura diardi), Voi (Elephas maximus) (đã di dời năm 2001), Bò tót
(Bos gaurus), Bò rừng (Bos Banteng), Hươu vàng (Cervus porcinus), Vượn (Giống
Hylobates), Voọc chà vá (Pygathrix nemaneus Linngeus), Rắn hổ mang chúa (Ophiophagushannah)....
2.4. Về tình hình dân sinh kinh tế:
- Tổng dân số: 43.787 nhân khẩu - Tổng số hộ: 9.957 hộ
- Các nhóm dân tộc: Cơ-ho, Kinh, Chơ-ro, Tày, Hoa, Thái, Mường, Nùng, Raglai, Chăm, Khơ Me, Dao.
- Đặc điểm về các họat động kinh tế của cộng đồng: Với đặc điểm dân cư trên địa bàn phân bố xung quanh Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông trình độ dân trí thấp, bà con đồng bào dân tộc thiểu số từ bao đời nay sinh sống nhờ vào rừng trước khi thành lập Khu bảo tồn, đời sống kinh tế các hộ gia đình còn nhiều khó khăn phần lớn làm nông, chăn nuôi nhỏ lẻ thiếu vốn sản xuất, thiếu kiến thức kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt, đất canh tác nông nghiệp ít; một bộ phận dân cư còn sống phụ thuộc vào các lâm sản phụ trong khu rừng. Vấn đề này tạo áp lực rất lớn cho công tác QLBVR của Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông.
2.5. Mục tiêu nhiệm vụ Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông
Bảo tồn và duy trì các hệ sinh thái rừng, các kiểu rừng, các sinh cảnh, các loài động vật, thực vật và đặc biệt là các nguồn gien quý hiếm, tạo điều kiện cho chúng phát triển theo quy luật tự nhiên phục vụ cho nghiên cứu khoa học, học tập và tham quan du lịch sinh thái.
Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, khôi phục hệ sinh thái rừng trong diện tích Khu bảo tồn và bảo vệ rừng đầu nguồn của hồ thuỷ điện Trị An, bảo vệ phòng hộ môi trường vùng đầu nguồn xung yếu các sông, suối nhằm duy trì nguồn nước phục vụ cho sinh họat và sản xuất, phòng chống lũ lụt cho dân cư trong vùng.
Chương 3: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp kỹ thuật quản lý bền vững rừng tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi ông - huyện Tánh Linh - tỉnh Bình Thuận.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được đặc điểm cấu trúc tầng cây cao; - Xác định đặc điểm cấu trúc tầng cây tái sinh;
- Xác định được chỉ số đa dạng loài khu vực nghiên cứu;
- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật cho công tác quản lý bền vững rừng tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi ông, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các trạng thái rừng tự nhiên ở Khu bảo tồn thiên nhiên Núi ông, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.
- Phạm vi nghiên cứu: Một số quy luật cấu trúc cơ bản của tầng cây cao, tầng cây tái sinh, làm cơ sở đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong quản lý bền vững rừng tự nhiên tại khu vực nghiên cứu.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đặt ra, đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung chính sau đây:
3.3.1. Phân loại trạng thái rừng
3.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao
3.3.2.1. Cấu trúc tổ thành
3.3.2.2. Hình thái phân bố tầng cây cao 3.3.2.3. Quy luật phân bố
- Quy luật phân bố số loài theo đường kính ở vị trí 1,3m (NL/D1.3), chiều cao vút ngọn (NL/Hvn);
- Quy luật phân bố số cây theo đường kính ở vị trí 1,3m (N/D1.3), chiều cao vút ngọn (N/Hvn).
3.3.3. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng
- Tổ thành cây tái sinh;
- Mật độ và hình thái phân bố cây tái sinh; - Chất lượng cây tái sinh theo cấp chiều cao.
3.3.4. Xác định chỉ số đa dạng loài
3.3.5.Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào đề xuất các biện pháp kỹ thuật quản lý bền vững rừng tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi ông, tỉnh Bình Thuận
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp luận
Rừng và ngoại cảnh là một thể thống nhất luôn ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và phát triển theo quy luật tự nhiên, được phản ánh trong đặc điểm cấu trúc quần thể tương ứng.
Để đạt được mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp truyền thống trong nghiên cứu điều tra rừng để thu thập số liệu, các phương pháp trong thống kê toán học để xử lý, phân tích, tổng hợp tài liệu và tính toán đảm bảo độ chính xác cần thiết trong nghiên cứu khoa học. Từ đó đề xuất một số giải