Qua phân tích chỉ số IVI của loài trên các trạng thái rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông (xem phụ lục 3) cho thấy, tổng số loài quan sát được là 85 loài. Những loài có số lượng lớn xuất hiện trong khu vực nghiên cứu được xếp theo thứ tự là Trâm, Dẻ, Dầu, Bằng lăng, Lòng mang, Bình linh, Cò ke, Bời lời, Gõ mật, Thị, … (xem bảng 4.31)
STT Tên Việt Nam N RD RF RA IV R 1 Trâm 124 9.281 2.744 5.364 5.796 1 2 Dẻ 86 6.437 2.744 3.720 4.300 2 3 Dầu 83 6.213 2.744 3.590 4.182 3 4 Bằng lăng 80 5.988 2.744 3.460 4.064 4 5 Lòng mang 66 4.940 2.134 3.671 3.582 5 6 Bình linh 56 4.192 2.439 2.725 3.119 6 7 Cò ke 52 3.892 1.829 3.374 3.032 7 8 Bời lời 52 3.892 2.134 2.892 2.973 8 9 Gõ mật 51 3.817 2.439 2.482 2.913 9 10 Thị 39 2.919 2.134 2.169 2.407 10 Trong đó:
N: Số lượng cá thể; RD: Mật độ tương đối (%); RF: Tần suất tương đối (%); A: Độ phong phú tương đối (%); IVI: Chỉ số giá trị quan trọng của loài (%); R: Xếp hạng loài quan trọng.
Bảng 4.31 cho thấy, về số lượng cá thể, loài có số lượng nhiều nhất là Trâm, tiếp theo là Dẻ, Dầu,... Đây cũng chính là các loài có mật độ tương đối cao tại khu vực nghiên cứu. Tần suất tương đối cho biết loài đó có xuất hiện trong các ô nghiên cứu hay không, loài nào xuất hiện trong nhiều ô nghiên cứu (tần xuất lớn) thì khả năng loài đó chiếm ưu thế trong hệ sinh thái. Không hẳn loài có số lượng cá thể nhiều (mật độ cao) thì sẽ xuất hiện trong hầu hết các ô nghiên cứu. Loài có số lượng cá thể nhiều nhưng có thể tập trung trong một ô nhất định, vì vậy loài có thể có mật độ cao nhưng tần số xuất hiện thấp và ngược lại. Dựa vào kết quả này có thể thấy được loài phổ biến và cũng là đặc trưng cho các trạng thái rừng IIB, IIIA2 và IIIA3 tại khu vực nghiên cứu lần lượt là Trâm, Dẻ, Dầu, Bằng lăng,...
Chỉ số IVI đánh giá mức độ quan trọng của loài trên cơ sở xem xét tổng hợp các chỉ số như mật độ tương đối, tần suất xuất hiện tương đối và độ phong phú tương đối của loài. Kết luận loài quan trọng của khu vực theo chỉ số IVI không chỉ là những loài có mật độ cao, tần số xuất hiện nhiều mà có thể là những loài hiếm, ít xuất hiện (có độ phong phú tương đối cao). Tại khu vực nghiên cứu thì loài có giá
trị quan trọng cao nhất xếp theo thứ tự Trâm, Dẻ, Dầu, Bằng lăng,… Đây cũng là các loài cây phổ biến, đặc trưng tại khu vực khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận