Phân loại trạng thái rừng hiện tại

Một phần của tài liệu Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận (Trang 44 - 46)

Đề tài sử dụng phương pháp phân loại của Loetschau (1960) được Viện Điều tra Quy hoạch rừng nghiên cứu, bổ sung và kết hợp với một số đặc trưng tổng quát các trạng thái rừng. Căn cứ vào tổng tiết diện ngang (ΣG = m2/ha), trữ lượng (M = m3/ha) và một số thông tin điều tra ngoài thực địa, tiến hành phân chia trạng thái cho từng ô đo đếm. Cụ thể tiêu chuẩn phân chia các trạng thái rừng như sau:

+ Kiểu trạng thái II: Rừng non phục hồi sau nương rẫy hoặc khai thác trắng, kiểu rừng này là rừng cây gỗ có đường kính nhỏ, chủ yếu là những cây tiên phong hoặc có tính chất tiên phong ưa sáng mọc nhanh, nó có thể chia thành 2 kiểu phụ:

- Kiểu phụ IIA: Rừng phục hồi còn non và đặc trưng bởi lớp cây tiên phong ưa sáng, mọc nhanh, thường đều tuổi và kết cấu một tầng, đường kính D < 10 cm,

ΣG < 10m2/ha, rừng có trữ lượng nhỏ, thuộc đối tượng nuôi dưỡng.

- Kiểu phụ IIB: Rừng cây tiên phong phục hồi phát triển đã lớn, đặc trưng tổ thành gồm những cây tiên phong hoặc có tính chất tiên phong ưa sáng, mọc nhanh, thành phần loài đã phức tạp, đã có sự phân hóa về tầng thứ và tuổi. Đường kính cây cao phổ biến bình quân D > 10 cm, ΣG > 10m2/ha. Thuộc đối tượng nuôi dưỡng.

+ Kiểu trạng thái III: Trạng thái rừng đã qua khai thác chọn, là kiểu trạng thái đã bị tác động của con người ở nhiều mức độ khác nhau, làm cho kết cấu của rừng bị thay đổi. Tùy theo mức độ tác động, khả năng tái sinh và cung cấp lâm sản mà có thể phân loại trạng thái rừng khác nhau:

- Dạng trạng thái rừng IIIA1: Rừng bị khai thác kiệt, cấu trúc bị phá vỡ hoàn toàn, tán rừng bị phá vỡ thành những mảng lớn. Độ tàn che S < 0,3; ΣG < 10m2/ha,

ΣGD > 40 < 2 m2/ha, M < 80m3/ha.

- Dạng trạng thái rừng IIIA2: Rừng bị khai thác kiệt, nhưng đã có thời gian phục hồi và có triển vọng. Đã hình thành tầng giữa vươn lên chiếm ưu thế với lớp cây đại bộ phận có đường kính từ 20 - 30cm, rừng có 2 tầng trở lên. Độ tàn che S = 0,3 - 0,5; ΣG = 10 - 15m2/ha, ΣGD > 40 < 2 m2/ha M = 80 -120m3/ha.

- Dạng trạng thái rừng IIIA3: Rừng đã bị tàn phá nhẹ, cấu trúc đã bị tác động nhưng chưa bị phá vỡ. Độ tàn che S = 0,7; ΣG = 16 - 21 m2/ha, ΣGD > 40 < 2 m2/ha, M > 120 m3/ha.

- Kiểu phụ IIIB: Rừng chỉ bị tác động nhẹ, kết cấu rừng chưa bị phá vỡ, có 2 tầng trở lên, quần tụ khép tán, rừng giàu có S > 0,7; ΣG = 21 - 26m2/ha, M > 230m3/ha.

+ Kiểu trạng thái rừng IV: Rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh phục hồi, đã phát triển đến giai đoạn ổn định, trữ lượng và sản lượng cao, nhiều tầng, rừng giàu trữ lượng, có đủ các cấp kính, có độ tàn che S > 0,7; ΣG > 25m2/ha, ΣGD > 40 > 5 m2/ha, M > 230 m3/ha.

- Kiểu phụ IVA: Rừng nguyên sinh

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Phân loại trạng thái rừng hiện tại

Trong công tác nghiên cứu cũng như trong thực tiễn kinh doanh rừng, phân loại trạng thái hiện tại của lâm phần là việc làm đầu tiên nhằm xác định rõ đối tượng nghiên cứu cũng như đối tượng kinh doanh làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp. Việc phân loại rừng theo trạng thái nghĩa là phân chia đối tượng rừng theo diễn thế, theo giai đoạn phục hồi, giai đoạn phát triển và theo mức độ tác động, nó thể hiện sự biến đổi của quy luật kết cấu, trữ lượng và chất lượng của rừng. Từ đó mỗi một trạng thái rừng đòi hỏi những biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác nhau.

Đề tài sử dụng phương pháp phân loại trạng thái rừng của Loetschau (1960), phương pháp này đã được Viện Điều tra Quy hoạch rừng sửa đổi, bổ sung, cải tiến và áp dụng rộng rãi trong thời gian gần đây để phân chia trạng thái trong quá trình điều tra tài nguyên, phân chia lô kinh doanh. Đồng thời căn cứ vào bản đồ hiện trạng, kết hợp với việc mô tả trực tiếp kiểu trạng thái trong quá trình điều tra thực địa như: tổ thành loài cây, nguồn gốc phát sinh, (∑G), điều kiện lập địa, độ dốc,...) để phân loại trạng thái rừng hiện tại ở Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận. Kết quả phân loại được tổng hợp như sau:

Một phần của tài liệu Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận (Trang 44 - 46)