Các nhà sinh thái học như Greig - Smith (1975), Clark va Evans (1954), Thompson (1954), Persson (1964, 1965 và 1969…) đã có nhiều công trình nghiên cứu về hình thái phân bố của các cá thể của quần thể sinh vật và rút ra kết luận rằng: sự phân bố của chúng thường có ba kiểu: phân bố cụm hay từng nhóm (Clumped Pattern), phân bố ngẫu nhiên (Random Pattern), phân bố cách đều (Uniorm Pattern). Điều đó có nhiều nguyên nhân như do đặc tính di truyền, do yêu cầu bảo tồn loài giống chủ yếu do cạnh tranh thức ăn.
Hình thái phân bố cây rừng trên bề mặt đất rừng có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá khả năng hình thành rừng trong tương lai, nó phụ thuộc vào không gian dinh dưỡng và đặc tính sinh học của từng loài cây. Để nghiên cứu hình thái phân bố cây rừng trên mặt đất, trên mỗi ô tiêu chuẩn đề tài lựa chọn ngẫu nhiên 30 cây, sau đó tiến hành đo khoảng cách của từng cây đến cây gần nhất (r1), sau đó tính toán trị số U theo công thức (3.11), kết quả được tổng hợp ở bảng 4.3:
Bảng 4.3: Kết quả nghiên cứu hình thái phân bố cây rừng trên mặt đất của các trạng thái rừng tự nhiên khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông
TT rừng Số khoảng cách đo Số
cây/ô λ r U Kiểu phân bố
IIB 30 143 0,0572 1,67 -4,603 Phân bố cụm
IIB 30 127 0,0508 1,85 -3,58 Phân bố cụm
IIB 30 144 0,0576 2,15 0,7346 Phân bố ngẫu nhiên IIIA2 30 164 0,0656 1,85 -1,282 Phân bố ngẫu nhiên
IIIA2 30 150 0,06 1,66 -4,376 Phân bố cụm
IIIA2 30 168 0,0672 1,62 -3,97 Phân bố cụm
IIIA3 30 112 0,0448 1,76 -5,162 Phân bố cụm
IIIA3 30 177 0,0708 1,85 -0,394 Phân bố ngẫu nhiên
IIIA3 30 151 0,0604 1,85 -2,132 Phân bố cụm
Kết quả bảng4.3 cho thấy:
Hình thái phân bố cây rừng trên mặt đất của 3 ô tiêu chuẩn có dạng phân bố ngẫu nhiên, có 6 ô tiêu chuẩn có dạng phân bố cụm, không có ô tiêu chuẩn nào có dạng phân bố đều, bởi vì trong một quần xã thực vật vào thời kỳ đầu phát triển, sự cạnh tranh giữa các cá thể, các loài chưa mạnh, chủ yếu là tương tác âm nên cây rừng có khuynh hướng phân bố cụm. Nhưng dần dần trong quá trình phát triển của quần xã, trong nội bộ của các loài vừa có sự tự điều tiết mật độ vừa có sự đấu tranh lẫn nhau để mở rộng dần không gian sống, chuyển từ phân bố cụm sang phân bố ngẫu nhiên. Có nghĩa, hình thái phân bố cây rừng trên mặt đất của đối tượng nghiên cứu đang trong giai đoạn trung gian chuyển từ phân bố cụm sang phân bố ngẫu nhiên, do đó cần có các biện pháp kỹ thuật điều tiết mật độ và hình thái phân bố số cây trong lâm phần theo hướng sử dụng, bảo tồn bền vững hệ sinh thái rừng.