Xuất một số giải pháp quản lý bền vững rừng tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên

Một phần của tài liệu Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận (Trang 93 - 95)

thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận

Qua điều tra đo đếm, phân tích và mô tả kết cấu các trạng thái rừng, luận văn đã sơ bộ rút ra được những quy luật về cấu trúc tầng thứ, cũng như diễn thế của rừng và tình hình tái sinh dưới tán rừng. Đối với các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu, nhất là rừng thuộc phân khu chức năng phục hồi sinh thái, để khôi phục lại rừng, đề tài đề xuất một số biện pháp lâm sinh như sau:

a. Giải pháp về quản lý bảo vệ

Thực hiện theo Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên ban hành kèm Quyết định số 08/TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành

Quy chế quản lý rừng. Kế hoạch thành lập Hạt Kiểm lâm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông nhưng cho đến nay vẫn chưa được thực hiện. Việc thành lập Hạt Kiểm lâm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông sẽ giúp cho công tác xử lý vi phạm thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả hơn, từ đó có tác dụng ngăn chặn kịp thời đối với các đối tượng phá rừng.

Giao khoán bảo vệ rừng: Các năm 2002-2004, Khu bảo tồn thiên nhiên Núi

Ông thực hiện chỉ tiêu giao khoán bảo vệ rừng cho Đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống vùng lân cận Khu bảo tồn đã góp phần đáng kể cho công tác bảo vệ rừng, PCCCR. Tuy nhiên từ năm 2005, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông không nhận chỉ tiêu Giao khoán bảo vệ rừng cho Đồng bào dân tộc thiểu số nữa; điều này cần được quan tâm nghiên cứu để phát huy hiệu quả lực lượng nhận khoán bảo vệ rừng, vừa thực hiện tinh thần làm chủ tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên đất nước của người dân trong khu vực.

Công tác tuyên truyền: Đây là công tác cực kỳ quan trọng, vì bảo vệ và phát

triển rừng là trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội; chỉ khi nhân dân thực sự nhận thức được lợi ích của rừng và tham gia bảo vệ rừng thì mới có hiệu quả. Cần tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: phát tờ rơi, dán áp phích nơi công cộng, dùng xe tuyên truyền lưu động trên địa bàn, phối hợp Đài phát thanh truyền hình huyện phát tin, lồng ghép trong các cuộc họp dân ở thôn, xóm, đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư, vận động ký cam kết bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng đối với các hộ dân sống gần rừng, …

b. Giải pháp về cơ chế chính sách

Kiện toàn và tăng cường hiệu lực cho bộ máy quản lý của khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông.

Có chính sách thích hợp để khuyến khích người dân tham gia bảo vệ rừng, nhằm nâng cao đời sống của người dân trong khu vực.

Làm tốt việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức và xây dựng, thực hiện quy ước của người dân trong các thôn ở trong khu bảo tồn về bảo vệ và phát triển rừng.

c. Giải pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên

Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông là khu rừng đặc dụng, cần chú trọng đến tái sinh phục hồi để bảo tồn các loài cây bản địa, quý hiếm mà đối tượng quan tâm nhất là cây họ Đậu, các loài quý hiếm như: Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus); Trắc (Dalbergia cochinchinensis); Cẩm lai (Dalbergia oliveri, D. bariensis, D.

mammosa); Cà te (Afzelia xylocarpa) … nhưng theo kết quả điều tra thì số lượng cá

thể các loài này hiện nay rất ít, khả năng tái sinh kém. Theo chúng tôi một mặt cần khoanh vùng bảo vệ các khu vực còn cây lớn của các loài này để bảo vệ tạo cây bố mẹ gieo giống cho khu vực; mặt khác cần trồng bổ sung một số loài trước đây tồn tại ở lâm phận Núi Ông nhưng hiện nay còn rất ít hoặc không gặp nữa để làm nguồn giống tái sinh (như Dó bầu, Cà te, Giáng hương, Trắc, Cẩm lai, Lim xanh, Re hương, …), có thể trồng xen trong băng keo xanh được quy hoạch trồng làm vành đai cản lửa cũng là vành đai cảnh báo bao quanh khu bảo tồn để thuận tiện cho việc chăm sóc bảo vệ.

d. Độ tàn che lâm phần

Hầu hết hiện nay trên các trạng thái rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông có độ tàn che lâm phần tương đối cao. Do đó, cần phải cần phải tăng cường công tác quản lý bảo vệ, tránh tác động xấu vào rừng để rừng phát triển theo đúng quy luật tự nhiên.

Một phần của tài liệu Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w