Hình thái phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất rừng có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá khả năng hình thành rừng trong tương lai, phụ thuộc vào không gian dinh dưỡng và đặc tính sinh học của từng loài cây. Kết quả nghiên cứu hình thái phân bố cây tái sinh được tổng hợp ở bảng 4.30.
Trạng
thái rừng ÔTC N/ha λ(cây/m2) r1 U Kết luận
IIB 1 9275 0.9275 0.328 -3.858 Phân bố cụm 2 11193 1.1193 0.283 -4.204 Phân bố cụm 3 9646 0.9646 0.371 -2.842 Phân bố cụm IIIA2 1 9432 0.9432 0.418 -1.971 Phân bố cụm 2 7961 0.7961 0.392 -3.149 Phân bố cụm 3 7501 0.7501 0.429 -2.692 Phân bố cụm IIIA3
1 8028 0.8028 0.573 0.281 Phân bố ngẫu nhiên 2 7152 0.7152 0.418 -3.070 Phân bố cụm
3 7284 0.7284 0.362 -4.004 Phân bố cụm
Kết quả ở bảng 4.30 cho thấy, hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất rừng trong các trạng thái có dạng phân bố cụm là vì, trong quần xã thực vật rừng, trong thời kỳ đầu của sự phát triển, sự cạnh tranh giữa các cá thể, các loài chưa mạnh, chủ yếu là tương tác âm; Ô tiêu chuẩn số 1 ở trạng thái IIIA3 có dạng phân bố ngẫu nhiên do nội bộ đám cây tái sinh có sự điều tiết lẫn nhau và giữa các loài khác nhau có sự cạnh tranh để mở rộng không gian dinh dưỡng. Quá trình tái sinh chuyển dần từ phân bó cụm sang phân bố ngẫu nhiên, do đó cần điều chỉnh mật độ, khoảng cách cây tái sinh một cách hợp lý.