Phân bố cây tái sinh theo chiều cao

Một phần của tài liệu Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận (Trang 87 - 89)

Chất lượng cây tái sinh theo chiều cao phản ánh quy luật sinh trưởng và phát triển của lớp cây tái sinh, tình hình phát triển của rừng trong tương lai. Thông qua quy luật này, có thể điều chỉnh mật độ và đề xuất các biện pháp tác động hợp lý. Việc nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh theo chiều cao sẽ đem lại hình ảnh rõ

hơn về phân bố cây tái sinh theo chiều thẳng đứng. Tuỳ thuộc vào từng trạng thái, từng giai đoạn phát triển của cây tái sinh mà phân bố số cây tái sinh theo chiều cao cũng khác nhau.

Nhận thức được tầm quan trọng của phân bố cây tái sinh theo chiều cao, trên mỗi ô tiêu chuẩn 2500m2 chúng tôi đã tiến hành đo đếm 12 ô tái sinh, kích thước mỗi ô là (2m x 2m), số liệu thu thập được tiến hành gom nhóm và đã chia chiều cao cây tái sinh ra làm 4 cỡ: cỡ 1 (H < 0,5 m), cỡ 2 (từ 0,5 – 1 m), cỡ 3 (từ 1 – 2 m) và cỡ 4 (H > 2 m). Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 4.29: Tỷ lệ cây tái sinh theo chiều cao

Trạng thái rừng N/ha Cấp H Chất lượng

Chât lượng cây tái sinh theo cấp chiều cao (%)

1 2 3 5 (<0,5m) (0,5 - 1m) (1 - 2m) (>2m) IIB 10038 Tốt 18,6 15,2 23,8 7,7 Xấu 8,6 8,7 13,7 3,8 IIIA2 8298 Tốt 20,3 15,5 17,7 9,5 Xấu 11,7 9,6 10,4 5,4 IIIA3 7488 Tốt 18,6 15,5 19,1 11,4 Xấu 9,0 11,2 9,0 6,3

Bảng 4.29 cho thấy, phân bố cây tái sinh theo cỡ chiều cao ở các trạng thái rừng IIB, IIIA2 và IIIA3 tại khu vực nghiên cứu tương đối giống nhau. Số lượng cây tái sinh tập trung chủ yếu từ 1 – 2 m, và số lượng cây tái sinh ít nhất ở cỡ chiều cao H > 2 m. Điều này chứng tỏ có sự cạnh tranh không gian dinh dưỡng và ánh sáng của cây mạ, cây con tái sinh với cây bụi, thảm tươi diễn ra mạnh mẽ dưới tán rừng nên nhiều cá thể bị đào thải. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, khi thời gian phục hồi rừng đi vào ổn định thì mật độ cây tái sinh có chiều cao từ 1 – 2 m sẽ lớn hơn ở các giai đoạn tuổi nhỏ. Bởi vì khi giai đoạn tuổi tăng lên thì các loài cây luôn có xu hướng vươn cao để lấy ánh sáng, yếu tố cản trở tái sinh không phải chủ yếu là cây bụi, thảm tươi nữa nên thời gian này cần chú ý tỉa thưa, loại bỏ dây leo,

cây cong queo, sâu bệnh, cây có giá trị kinh tế thấp để cải thiện điều kiện ánh sáng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái sinh.

Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, mật độ và số lượng cây tái sinh có triển vọng vẫn đạt rất cao, chứng tỏ tiềm năng tái sinh rừng ở khu vực nghiên cứu rất lớn. Tuy nhiên, các loài cây quý hiếm có số lượng cá thể thấp. Theo ghi nhận trong các năm qua xảy ra nhiều vụ cháy dưới tán rừng trong lâm phận Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tuy chủ yếu là cháy dưới tán rừng ít ảnh hưởng đến cây gỗ lớn nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến cây tái sinh. Điều này do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có nguyên nhân là do từ năm 2001 thực hiện theo quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 21/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên tại Điều 13, mục 2: “Trong các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, nghiêm cấm các hoạt động sau đây: Mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng, đốt lửa trong rừng và ven rừng”.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây do phong trào trồng cây Dó bầu, cây kiểng phát triển mạnh tại địa phương nên có một số đối tượng lén lút vào rừng bứng, nhổ cây con mang về trồng làm cho nguồn cây tái sinh bị giảm sút nghiêm trọng. Theo kết quả điều tra không phát hiện được cây Dó bầu, cây Mai vàng, còn cây Lộc vừng (Vừng nước), Bằng lăng nước cũng rất ít mặc dù trước đây số lượng cây Dó bầu và cây Mai vàng, Bằng lăng nước, Lộc vừng ở các khu vực kháo sát rất nhiều.

Một phần của tài liệu Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w