* Phương pháp thu thập số liệu cơ bản
- Phương pháp kế thừa các số liệu đã có sẵn: dựa trên quan điểm ứng dụng vào sản xuất kinh doanh rừng nên khi nghiên cứu phải có sự kế thừa thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước làm cơ sở lựa chọn hướng nghiên cứu đơn giản, phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
- Trên cơ sở kế thừa các số liệu cơ bản về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu, các tài liệu có liên quan đến đề tài của các tác giả trong và ngoài nước. Dựa trên hồ sơ quản lý rừng của Khu bảo tồn, bản đồ hiện trạng và các tài liệu thu thập được, tiến hành điều tra khảo sát sơ bộ khu vực nghiên cứu. Qua bản đồ hiện trạng kết hợp với một số cán bộ Khu bảo tồn tiến hành tìm hiểu sơ bộ trạng thái, tình hình sinh trưởng, phát triển, tái sinh, tổ thành loài, điều kiện lập địa.
- Chọn địa điểm, đối tượng cần nghiên cứu:
Tiếp xúc với Ban lãnh đạo Khu bảo tồn, thông qua đó tìm ra những vấn đề nổi bật, đáng quan tâm để đi sâu vào công tác nghiên cứu. Thu thập toàn bộ số liệu, hồ sơ có liên quan đến đề tài, từ đó xác định được khu vực cần nghiên cứu.
Đề tài đã sử dụng phương pháp điều tra điển hình ở các trạng thái rừng khác nhau, số liệu đảm bảo tính đại diện, khách quan và chính xác. Việc thu thập số liệu ngoài thực địa được thực hiện vào tháng 3/2011. Việc xác định vị trí ô đo đếm, tiến hành công việc đo đếm, định danh tên cây được thực hiện bởi tác giả và một số cán bộ kỹ thuật Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông cùng với sự hỗ trợ của Thạc sỹ Hồ Thanh Tuyền, cán bộ Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Bình Thuận và Thạc sỹ Nguyễn Văn Việt, cán bộ Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Bộ.
* Phương pháp thu thập số liệu ngoài thực tế
+ Lập ô tiêu chuẩn 2.500 m2
- Áp dụng các quy trình điều tra trong công tác ngoại nghiệp. Cụ thể, áp dụng phương pháp điển hình để điều tra, thu thập số liệu. Ô điều tra (ô tiêu chuẩn) dùng để thu thập số liệu là ô tổng hợp của BRUNN.
- Tiến hành lập 3 ô trên mỗi trạng thái, những ô này được thiết lập sao cho mang tính đại diện cho mỗi trạng thái rừng, vị trí của ô được xác định ở các dạng địa hình là chân, sườn và đỉnh; sau đó tính toán sơ bộ mức độ biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu để xác định được số ô tiêu chuẩn cần phải điều tra dựa trên công thức tính toán dung lượng mẫu với sai số cho trước 5%.
- Sử dụng địa bàn cầm tay để lập ô tiêu chuẩn, đường quanh ô được phát đủ rộng để cắm tiêu và dễ dàng nhận ra vị trí 4 góc của ô. Tại 4 góc, đóng 4 cọc có độ cao 1 m, cọc mốc có đường kính 10 cm, đỉnh cọc mốc được vát 4 mặt và có ghi ký hiệu ô.
- Sau khi thiết lập ô tiêu chuẩn có diện tích 2.500 m2 (50 m x 50 m), phát tuyến theo hai đường chéo của ô để xác định điểm cắt, đây là tâm của ô tiêu chuẩn. Tại tâm của ô tiêu chuẩn, thiết lập một ô hình tròn có diện tích 707 m2 (bán kính r = 15 m). Trong ô hình tròn diện tích 707 m2, tiến hành lập 12 ô dạng bản được thiết kế năm trên hai đường chéo của ô tiêu chuẩn 2.500 m2, diện tích mỗi ô dạng bản là 4 m2 (2 m x 2 m). Các nội dung cần tiến hành điều tra bao gồm:
* Điều tra lớp cây gỗ lớn
Tại mỗi ô tiêu chuẩn, tiến hành mô tả các chỉ tiêu như vị trí, độ dốc, hướng phơi, độ cao.
- Trong ô tiêu chuẩn 2.500 m2, tiến hành đo đếm các chỉ tiêu cần thiết của những cây có đường kính D1.3 ≥ 8 cm.
- Tên cây được xác định đến loài, cây không biết thì lấy tiêu bản để về xác định hoặc ghi ký hiệu sp1, sp2,…
- Đo C1.3 bằng thước mét dây và ghi số hiệu cây ở vị trí 1,3 m.
- Đo chiều cao vút ngọn (HVN, m): Đo chiều cao của một số cây có đường kính bình quân cộng của ô bằng thước đo cao HaGa, còn lại mục trắc chiều cao (có kết hợp sào đo cao và một số dụng cụ đo cao đơn giản để điều chỉnh sai số). HVN của cây được xác định từ gốc cây đến đỉnh sinh trưởng của cây.
- Đo chiều cao dưới cành (Hdc, m): Hdc được tính từ gốc cây đến điểm phân cành đầu tiên tạo nên tán cây rừng.
- Đường kính tán là (DT, m) được đo bằng thước mét dây. Đo hình chiếu tán lá trên mặt phẳng ngang theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính trị số trung bình.
- Xác định phẩm chất cây: Phẩm chất cây được phân theo 3 loại: a, b, c và ghi chú tình hình dây leo ảnh hưởng trực tiếp đến cây đứng:
o Loại a: Cây thân thẳng, phát triển tốt, tán cân đối, không có hiện tượng
sam bọng, sâu bệnh, cụt ngọn, 2 thân.
o Loại b: Thân cong, phát triển trung bình, tán mất cân đối, không có
hiện tượng sam bọng, sâu bệnh.
o Loại c: Thân cong queo, phát triển kém, cụt ngọn, có ≥ 2 thân, có hiện
tượng sam bọng, sâu bệnh.
Kết quả đo được thống kê đầy đủ và chi tiết vào phiếu điều tra cây gỗ lớn. - Xác định độ tàn che
Dùng phương pháp vẽ trắc đồ rừng theo phương pháp của David và Richards (1933), biểu diễn trên giấy kẻ ô ly với dải rừng có diện tích 500 m2 (10 m x 50 m), tỉ lệ 1/200, sau đó tính diện tích độ tàn che trên giấy ôly, tính tỉ lệ phần trăm (%).
* Điều tra lớp cây có đường kính 1 cm < D1.3 < 8 cm
Trong ô tiêu chuẩn 707 m2, tiến hành đo đếm các chỉ tiêu cần thiết của những cây có đường kính 1 cm < D1.3 < 8 cm. Các bước tiếp theo được tiến hành tương tự như trong phần điều tra lớp cây gỗ lớn.
* Điều tra lớp cây tái sinh
Trên 12 ô dạng bản 4 m2, tiến hành đo đếm và thống kê toàn bộ các cây thân gỗ có đường kính D1.3 ≤1 cm.
+ Xác định tên loài, loài nào chưa rõ thì thu thập mẫu để xác minh hoặc ghi sp1, sp2,...
+ Đo chiều cao cây tái sinh bằng sào đo cao. Chiều cao được phân thành 4 cấp: Cấp 1: H < 0,5m, cấp 2: H từ 0,5 - 1 m, cấp 3: H từ 1 - 2 m, cấp 4: H > 2m .
+ Chất lượng cây tái sinh: Được phân làm 2 cấp chất lượng: cây có triển vọng và không có triển vọng (có khả năng tham gia vào tầng tán chính trong tương lai).
o Cây có triển vọng: là cây luôn xanh tốt, sinh trưởng và phát triển tốt,
không bị sâu hại, không có biểu hiện bị ức chế.
o Cây không có triển vọng: được phản ánh bằng sức sinh trưởng kém và
không ổn định, cây bị sâu hại nặng, cây đang chết từng phần hoặc bị gãy đổ.
+ Điều tra số lượng cây tái sinh.