Tổ thành loài cây tái sinh

Một phần của tài liệu Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận (Trang 86 - 87)

Đây là chỉ tiêu quan trọng trong nghiên cứu tái sinh rừng, phản ánh sự đa dạng về thành phần loài cây tái sinh trong lâm phần và mức độ thuận lợi của hoàn cảnh rừng đối với quá trình tái sinh rừng. Cấu trúc tổ thành loài cây tái sinh là bức tranh phản ánh cấu trúc tổ thành tầng cây cao trong tương lai của rừng. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu, xác định hệ số tổ thành loài cây tái sinh tính theo số cây (N %). Kết quả được tổng hợp ở bảng 4.28.

Bảng 4.28: Tổ thành loài cây tái sinh ở các trạng thái rừng theo N%

TT rừng Số loài Công thức tổ thành

IIB 45 9,3Sến mủ + 9,2Bằng lăng + 7,6Bình linh + 6,3Cò ke + 5,5Bời lời + 4,2Trường + 4,1Thành ngạnh + 53,8Loài khác IIIA2 37 10,3Trâm + 9,7Bình linh + 9,2Bằng lăng + 8,6Dẻ + 6,5Cò ke

+ 5,1Gõ + 4,6Trường + 4,2Thành ngạnh + 41,8Loài khác IIIA3 39 10,2Trường + 9,8Bằng lăng + 8,6Trâm + 6,5Dẻ + 5,7Bời lời

+ 4,5Dầu +4,4Thành ngạnh + 50,3Loài khác Kết quả ở bảng 4.28 cho thấy:

Trong các trạng thái rừng thì loài Bằng lăng tham gia vào công thức tổ thành của tất cả các trạng thái, chứng tỏ đây là loài thích hợp với điều kiện lập địa tại khu vực nghiên cứu.

- Với trạng thái IIB: Trạng thái này có sự xuất hiện của 45 loài cây tái sinh,

trong đó có 5 loài tham gia vào công thức tổ thành với giá trị N% từ 5,5% (Sến , Bằng lăng, Bình linh, Cò ke và Bời lời), với tổng tổ thành theo phần trăm của các loài tham gia công thức tổ thành là 37,9%.

- Với trạng thái IIIA2: Trạng thái rừng IIIA2, xuất hiện 37 loài cây tái sinh,

trong đó có 6 loài cây tham gia vào công thức tổ thành với giá trị N% từ 5,1% (Trâm, Bình linh, Bằng lăng, Dẻ, Cò ke và Gõ); với tổng tổ thành theo phần trăm của các loài tham gia công thức tổ thành là 69,4%. Các loài cây Dẻ, Trâm, Bình linh và Bằng lăng cũng là những loài cây tham gia công thức tổ thành của loài cây cao. Vì vậy, đây là những loài cây có triển vọng thay thế được tầng cây cao. Do đó, cần bảo vệ, chăm sóc tốt lớp cây tái sinh này.

- Với trạng thái IIIA3

+ Trạng thái rừng IIIA3, có tổng số 39 loài cây tái sinh trong đó có 5 loài tham gia vào công thức tổ thành với giá trị N% từ 5,7% (Bời lời) đến 10,2% (Trường); tổng tổ thành theo phần trăm các loài tham gia công thức tổ thành là 40,8%. Hầu hết các loài cây tái sinh tham gia công thức tổ thành là những cây có triển vọng, sinh trưởng phát triển tốt. Đây là những loài cây kế cận và thay thế tầng cây cao trong tương lai, vì vậy cần nuôi dưỡng và kết hợp bảo vệ để cây phát triển nhanh.

Kết quả nghiên cứu tổ thành cây tái sinh cũng cho thấy có sự thống nhất tương đối về thành phần và tỷ lệ của các loài cây ở tầng cây cao và tầng cây tái sinh.

Một phần của tài liệu Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận (Trang 86 - 87)