MỞ ĐẦU 1Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 31 Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TRONG THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY 543.
Trang 1NGUYỄN THỊ MINH NHÂM
VAI TRß CñA TRUYÒN TH¤NG §¹I CHóNG TRONG THùC HIÖN QUYÒN TRÎ EM ë TØNH B×NH PH¦íC HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
HÀ NỘI - 2014
Trang 2NGUYỄN THỊ MINH NHÂM
VAI TRß CñA TRUYÒN TH¤NG §¹I CHóNG TRONG THùC HIÖN QUYÒN TRÎ EM ë TØNH B×NH PH¦íC HIÖN NAY
Chuyên ngành : Xã hội học
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS TS NGUYỄN ĐÌNH TẤN
HÀ NỘI - 2014
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Minh Nhâm
Trang 4MỞ ĐẦU 1
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 31
Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TRONG
THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY 543.1 Khái quát tình hình truyền thông về đề tài trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay 543.2 Vai trò của truyền thông đại chúng tỉnh Bình Phước trong thực hiệnquyền trẻ em, từ nội dung thông điệp truyền thông 643.3 Ý kiến của công chúng về vai trò của truyền thông đại chúng tỉnh Bình
Chương 4: YẾU TỐ TÁC ĐỘNG; XU HƯỚNG BIỂN ĐỔI VÀ GIẢI PHÁP
TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
4.1 Yếu tố tác động đến vai trò của truyền thông đại chúng tỉnh Bình Phước
4.2 Dự báo xu hướng biển đổi vai trò của truyền thông đại chúng tỉnh BìnhPhước trong thực hiện quyền trẻ em thời gian tới 1364.3 Giải pháp tăng cường vai trò của truyền thông đại chúng tỉnh Bình Phước
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5CRC : Công ước quốc tế về quyền trẻ em
TTĐC : Truyền thông đại chúng
UNICEF : Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
VTV : Đài Truyền hình Việt Nam
Trang 6Biểu đồ 2.1 Mô hình truyền thông chu kỳ của Roman Jakobson 34
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ các sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em trong tổng chương
trình trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước từ tháng 6 đến tháng
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ sản phẩm truyền thông của các cơ quan TTĐC tỉnh Bình
Phước có mục đích đăng phát thông tin, tuyên truyền, giáo dục thựchiện quyền trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012 65
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ sản phẩm truyền thông của các cơ quan TTĐC tỉnh Bình Phước
có mục đích đăng phát thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách
về quyền trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012 66
Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ sản phẩm truyền thông của các cơ quan TTĐC tỉnh Bình Phước
có mục đích vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em, từ tháng 6
Biểu đồ 3.5 Kết quả điều tra ý kiến đánh giá của công chúng trẻ em Bình Phước
về việc thể hiện vai trò giải trí cho trẻ em của Đài Phát thanh và Truyền
DANH MỤC BẢNG
Trang 7Bảng 3.1 Số lượng sản phẩm truyền thông và thời lượng phát thanh về trẻ em
trên các Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện, từ tháng 6 đến
Bảng 3.2 Kết quả điều tra đánh giá chung về nội dung sản phẩm truyền thông
về đề tài trẻ em của các cơ quan TTĐC tỉnh Bình Phước, từ tháng 6
Bảng 3.3 Số lượng sản phẩm truyền thông có mục đích đăng phát thể hiện vai
trò trong thực hiện quyền trẻ em của các phương tiện TTĐC tỉnhBình Phước, từ tháng 6 đến tháng 10/2012 65
Bảng 3.4 Số lượng sản phẩm truyền thông của các phương tiện TTĐC tỉnh
Bình Phước đã hình thành và thể hiện dư luận xã hội về việc thựchiện quyền trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012 72
Bảng 3.5 Số lượng sản phẩm truyền thông của các phương tiện TTĐC tỉnh
Bình Phước có mục đích đăng phát kêu gọi giúp đỡ trẻ em khó khăn,
Bảng 3.6 Số lượng sản phẩm truyền thông của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình
Phước có mục đích đăng phát nêu gương người tốt, việc tốt, mô hìnhhay về thực hiện quyền trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012 81
Bảng 3.7 Số lượng sản phẩm truyền thông của TTĐC tỉnh Bình Phước có mục
đích đăng phát giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em, từ tháng 6
Bảng 3.8 Số lượng sản phẩm truyền thông của TTĐC tỉnh Bình Phước có mục
đích đăng phát giải trí cho trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012 90
Bảng 3.9 Số lượng sản phẩm truyền thông có mục đích đăng phát thông tin thể
hiện các vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em, theo cơ quan
Bảng 3.10 Kết quả điều tra đánh giá của công chúng người lớn về chất lượng các
vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em của TTĐC Bình Phước 95
Bảng 3.11 Kết quả điều tra đánh giá của công chúng người lớn về việc thể hiện
vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục về quyền trẻ em của các
Bảng 3.12 Kết quả điều tra mức độ thỏa mãn của công chúng người lớn với thông
tin về quyền trẻ em trên các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước 97
Bảng 3.13 Kết quả điều tra mức độ ứng dụng thông tin về quyền trẻ em vào
cuộc sống của công chúng người lớn, theo từng cơ quan TTĐC tỉnh
99
Trang 8trẻ em của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước 105
Bảng 3.15 Kết quả điều tra ý kiến của công chúng người lớn về việc thể hiện
vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em của các
Bảng 3.16 Kết quả điều tra ý kiến của công chúng người lớn về việc thể hiện
vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em của các phương tiện
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Truyền thông đại chúng (sau đây xin gọi tắt là TTĐC) vừa là động lực, vừa
là công cụ tổ chức, quản lý và nâng cao dân trí trong xã hội, tạo sự tương tác xã hội,hình thành các liên kết xã hội, hướng dẫn, định hướng nhận thức, thái độ và hành vicho công chúng Trong xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay, TTĐC, mà trung tâm
là báo chí trở thành một trong những tác nhân xã hội hóa không chính thức rất quantrọng của con người Theo đó, TTĐC là một trong những công cụ được Đảng, Nhànước ưu tiên sử dụng cho công tác tuyên truyền thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam
Ngày 20-02-1990, Việt Nam ký Công ước quốc tế về quyền trẻ em (sauđây xin gọi tắt là CRC), là nước đầu tiên ở châu Á, nước thứ hai trên thế giớichính thức cam kết ra sức bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việc làm này có
ý nghĩa hết sức quan trọng, đã thể hiện rõ lập trường, quan điểm nhất quán củaĐảng, Nhà nước ta coi nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một nộidung cơ bản của chiến lược con người trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hộiđất nước, phù hợp với truyền thống đạo lý tốt đẹp “kính già, yêu trẻ” của dân tộcViệt Nam Qua 24 năm thực hiện CRC, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiềuchủ trương, chính sách, luật đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em, đặc biệt là việc bổ sung, sửa đổi, ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáodục trẻ em năm 2004 (lần đầu ban hành năm 1991) Việc thực hiện quyền trẻ em
ở nước ta đã đạt được những thành quả quan trọng, được Nhân dân trong nước
và cộng đồng quốc tế đánh giá cao Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn đứng trước rấtnhiều thách thức trong việc đảm bảo mọi trẻ em đều được hưởng đầy đủ cácquyền của mình Tình trạng vi phạm quyền trẻ em ở mức độ nghiêm trọng như bịgiết chết, bạo hành, xâm hại tình dục, lao động sớm, không được chăm sóc sứckhỏe,… còn xảy ra ở nhiều nơi
TTĐC tích cực tuyên truyền, kêu gọi, cổ vũ các tổ chức, cá nhân, cộngđồng thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ quyền trẻ em, đáng chú ý là việc phanh
Trang 10phui, đưa ra ánh sáng các vụ việc bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em gây chấnđộng dư luận xã hội trong thời gian gần đây Bên cạnh những mặt tích cực là cơbản, đôi khi quyền trẻ em chưa được các phương tiện TTĐC tuyên truyền thấuđáo, vì thế đã có những cách hiểu không đầy đủ bản chất khái niệm, có nhữnghành xử và phản ứng không đúng trong quá trình triển khai thực hiện Có lúc, cónơi, chính TTĐC lại vi phạm quyền trẻ em, lạm dụng trẻ em, sử dụng câuchuyện, hình ảnh trẻ em nhằm giật gân, câu khách, thu hút quảng cáo hay quaylưng lại với nỗi đau của trẻ em.
Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra ở đây là: TTĐC có vai trò gì để thúc đẩytiến trình thực hiện quyền trẻ em? Người dân đánh giá thế nào về vai trò của TTĐCtrong thực hiện quyền trẻ em? Nhân tố nào tác động đến vai trò của TTĐC trongthực hiện quyền trẻ em? Vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em có xuhướng biến đổi ra sao? Cần làm gì để tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiệnquyền trẻ em khi vai trò của TTĐC ngày càng được khẳng định trong bối cảnh toàncầu hóa, dân chủ hóa đời sống xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em là vấn đề có thể đượcnghiên cứu từ cách tiếp cận xã hội học TTĐC Việc vận dụng các lý thuyết của xãhội học TTĐC để đánh giá toàn diện quá trình TTĐC về quyền trẻ em; vận dụngthuyết kiến tạo xã hội vào đánh giá quá trình kiến tạo mô hình nhận thức, thái độ vàhành vi thực hiện quyền trẻ em; vận dụng thuyết vai trò xã hội vào xem xét vai tròcủa TTĐC trong vai trò thực tế và vai trò kỳ vọng của người dân… là những hướngnghiên cứu quan trọng để trả lời các câu hỏi đặt ra từ thực tiễn Tuy nhiên, nhữngnghiên cứu này chưa từng được thực hiện một cách đầy đủ và toàn diện ở ViệtNam Quyền trẻ em vẫn còn là lĩnh vực chưa được nghiên cứu đầy đủ
Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn và lý luận nêu trên sẽ được trả lời trong
luận án “Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay”
Trang 112 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận, từ đó phân tích thực trạng vai trò của các phươngtiện TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay và đề xuất cácgiải pháp tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu vai trò của TTĐC
trong thực hiện quyền trẻ em
Thứ hai: Phân tích thực trạng vai trò của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình
Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay Trong đó có nhữngđánh giá từ phía công chúng tỉnh Bình Phước
Thứ ba: Phân tích các nhân tố tác động đến vai trò của TTĐC tỉnh Bình
Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay Đưa ra các dự báo xuhướng biển đổi vai trò
Thứ tư: Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường vai trò của TTĐC trong
thực hiện quyền trẻ em trong thời gian tới
3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong việc thực hiện quyền trẻ em ởđịa phương hiện nay
3.2 Khách thể nghiên cứu
- Cơ quan TTĐC của tỉnh được chọn nghiên cứu
- Cán bộ truyền thông các cơ quan TTĐC được chọn nghiên cứu
- Công chúng Bình Phước (trẻ em và người lớn)
3.3 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: 2010-2013
- Không gian nghiên cứu: tỉnh Bình Phước.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu vai trò của các phương
tiện TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương Các cơquan TTĐC được chọn để nghiên cứu là: Báo Bình Phước; Đài Phát thanh và
Trang 12Truyền hình Bình Phước; bốn Đài truyền thanh và truyền hình cấp huyện (gồm thị
xã Đồng Xoài - trung tâm của tỉnh, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển;huyện biên giới, đặc biệt khó khăn, mới thành lập Bù Gia Mập; huyện miền núi cònnhiều khó khăn Bù Đăng; huyện Đồng Phú đang phát triển khá mạnh) Đề tài giớihạn nghiên cứu trong bốn loại hình báo chí (báo in, truyền hình, phát thanh, báomạng điện tử) và truyền thanh cấp huyện (không phải là cơ quan báo chí)
Thời gian nghiên cứu các sản phẩm TTĐC về trẻ em: từ tháng 6 đến tháng10-2012 Tháng 6 là tháng hành động vì trẻ em; tháng 7 và tháng 8 là tháng hè; tháng
9 là tháng đầu năm học mới; tháng 10 có tết trung thu Giả thuyết là có sự chênh lệch
về số lượng sản phẩm truyền thông về trẻ em giữa tháng cao điểm truyền thông về trẻ
là hành lang pháp lý để TTĐC hoạt động và quyền trẻ em được thực hiện
Luận án ứng dụng các lý thuyết mô hình truyền thông theo chu kỳ củaRoman Jakobson, thuyết kiến tạo xã hội của Peter L Berger, lý thuyết trung gian vềvai trò - tập hợp của R.Merton và tiếp cận vai trò của TTĐC trong thực hiện quyềntrẻ em dựa trên quyền để phân tích thực trạng, các nhân tố tác động và đề xuất giảipháp tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em
4.2 Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng
4.2.1.1 Phỏng vấn tiêu chuẩn (cấu trúc)
Phương pháp này thu thập thông tin của công chúng đánh giá vai trò củaTTĐC trong thực hiện quyền trẻ em, những kỳ vọng, mong đợi của công chúng,
Trang 13hiệu quả của các chương trình truyền thông về quyền trẻ em trên TTĐC BìnhPhước Phương pháp cũng đo lường nhận thức, thái độ về quyền trẻ em và hành
vi tác nghiệp của cán bộ TTĐC Các bảng hỏi đã được chuẩn hóa hoàn thiện.Tuy nhiên, người phỏng vấn vẫn được đưa thêm câu hỏi bổ sung để làm rõnhững mâu thuẫn trong quá trình trả lời và gợi ý thêm các phương án trả lời chocâu hỏi mở
- Phỏng vấn 582 công chúng người lớn trên địa bàn huyện Bù Đăng, ĐồngPhú, Bù Gia Mập và thị xã Đồng Xoài Mỗi huyện, thị chọn hai đơn vị để khảo sát
là hai xã, phường/thị trấn có mức độ phát triển kinh tế - xã hội chênh lệch nhau (xãTân Thành và phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài; xã Tân Lợi và thị trấn Tân Phú,huyện Đồng Phú; xã Thọ Sơn và thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng; xã Phú Riềng
và Long Hà, huyện Bù Gia Mập) Công thức mẫu là:
n: dung lượng mẫu cần điều tra; N: tổng số người dân = 19.088 dân (tổng số dân của
8 xã); t: hệ số tin cậy 1,96 (ứng với mức độ tin cậy 95%); d: phạm vi sai số tối đa cho phép là 4%.
Tác giả chọn ngẫu nhiên hệ thống 72 hoặc 73 cha mẹ trong các gia đình cótrẻ em ở mỗi xã, phường, thị trấn theo danh sách chủ hộ gia đình Chỉ hỏi người cóđón xem các chương trình về trẻ em trên các phương tiện TTĐC tỉnh BìnhPhước Tổng mẫu là 582 người; đạt yêu cầu và hợp lệ là 535 người, chiếm 91,9%
- Đối với công chúng trẻ em: Cũng với công thức tính mẫu như trên,trong đó N= 26.184; t = 1,96 (mức độ tin cậy 95%); phạm vi sai số cho phép 6%,tiến hành phỏng vấn 264 trẻ em từ 12 đến dưới 16 tuổi có đón xem các chươngtrình trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước Các em là học sinhmột trường tiểu học và một trường THCS ở huyện Đồng Phú và thị xã ĐồngXoài Tổng mẫu là 264 người; đạt yêu cầu và hợp lệ 206 người, chiếm 78,0%
- Đối với cán bộ truyền thông: phỏng vấn 185 người là lãnh đạo, phóngviên, biên tập viên, phát thanh viên các cơ quan TTĐC được nghiên cứu, bằng cách
Trang 14chọn ngẫu nhiên Số trường hợp đạt yêu cầu và hợp lệ là 164, chiếm 88,6%
Bảng 1.1 Đặc điểm mẫu điều tra
Công chúng người lớn Công chúng trẻ em truyền thông Cán bộ
3 Nơi ở Nông thôn: 42,3%Đô thị: 57,7% Nông thôn: 11,1%.Đô thị: 88,9%
4 Dân tộc Kinh: 91,8%Thiểu số: 8,2% Kinh: 97,4%Thiểu số: 2,6%. Kinh: 92,7%Thiểu số: 7,3%.
5 Trình độ học vấn
Trên đại học: 0,4% Học sinh lớp 9: 20,0% Trên đại học: 2,4%Đại học: 27,2% Học sinh lớp 8: 54,7% Đại học: 80,5%Cao đẳng: 3,8% Học sinh lớp 7: 25,3% Cao đẳng: 6,1%
Trình độ khác: 2,5%Tốt nghiệp THPT:
74,8% với Báo Bình Phước in61,1% với truyềnthanh cấp huyện30,0% với Báo BìnhPhước điện tử
9 Thâm niên công
Trang 1510 Số lượng sản phẩm
truyền thông về trẻ em 20 (từ 2011 và 9tháng đầu năm 2012)
4.2.1.2 Phương pháp phân tích nội dung định lượng
Phương pháp này được tiến hành bằng một bộ công cụ mã hóa nội dungthông điệp về trẻ em trên các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước được nghiên cứu
(Xem phiếu mã hóa Phụ lục) để thống kê tần suất sử dụng các phạm trù trẻ em, học
sinh (dưới 16 tuổi), quyền trẻ em; liên quan đến trẻ em, hoạt động bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em Tác giả luận án mã hóa và xử lý bằng chương trình SPSS 16.0toàn bộ 2.222 sản phẩm truyền thông về trẻ em trên Đài huyện Đồng Phú, Bù GiaMập, Bù Đăng và thị xã Đồng Xoài, Báo Bình Phước in, Báo Bình Phước điện tử,Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước từ tháng 6 đến tháng 10/2012
Bảng 1.2 Cơ cấu mẫu phân tích nội dung thông điệp
Cơ quan truyền thông Số lượng sản phẩm truyền thông được phân tích Tỷ lệ
4.2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính
4.2.2.1 Phân tích nội dung tài liệu
Sử dụng để tìm hiểu nội dung, ý nghĩa, tư tưởng chủ yếu của các tài liệu lýluận; các công trình khoa học đi trước có liên quan đến hoạt động TTĐC, quyền trẻ
em và công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
4.2.2.2 Phỏng vấn sâu
Trang 16Giúp tác giả luận án hiểu sâu về hoạt động của nhà truyền thông, đánhgiá vai trò của TTĐC Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em, tác động củaTTĐC đến nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em của người dân.
Có 29 cuộc phỏng vấn sâu với ba lãnh đạo và bốn cán bộ cơ quan báo chí; ba
lãnh đạo và hai cán bộ đài truyền thanh cấp huyện; một lãnh đạo Ban Tuyên giáoTỉnh ủy; một lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông; một lãnh đạo Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội; bảy công chúng người lớn và bảy công chúng trẻ em
4.2.2.3 Thảo luận nhóm
Có bốn cuộc thảo luận nhóm được tổ chức cho các biên tập viên, phóngviên để tìm hiểu tình hình thông tin, tuyên truyền quyền trẻ em trên TTĐC, nhữngkết quả đã đạt được, thuận lợi, khó khăn và đề xuất kiến nghị giải pháp
4.2.2.4 Phương pháp quan sát
Dùng để tìm hiểu: việc sử dụng các phương tiện TTĐC của người dân; tìnhhình thực hiện quyền trẻ em ở gia đình, nhà trường và cộng đồng; tình hình thôngtin, tuyên truyền về quyền trẻ em trên TTĐC
5 Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích
5.1 Giả thuyết nghiên cứu
Thứ nhất: TTĐC thực hiện được vai trò vận động, khuyến khích và được
công chúng đánh giá cao nhất Vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục được thựchiện tốt hơn vai trò giám sát Vai trò giám sát không thực hiện tốt bằng vai trò hình thành
và thể hiện dư luận xã hội TTĐC thực hiện vai trò giải trí cho trẻ em hạn chế nhất
Thứ hai: Việc thực hiện các vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực
hiện quyền trẻ em phụ thuộc vào đặc điểm nhân khẩu xã hội, nhận thức, thái độ vềquyền trẻ em và hành vi tác nghiệp của cán bộ truyền thông
Thứ ba: Vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em bị
chi phối bởi tôn chỉ, mục đích, cơ cấu tổ chức của cơ quan truyền thông, các hoạt độngtruyền thông cũng như chính sách về TTĐC, quyền trẻ em và vai trò của TTĐC trongthực hiện quyền trẻ em và điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương
Trang 175.2 Khung phân tích
- Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC)
- Chính sách, pháp luật về TTĐC và quyền trẻ em
- Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương
Hoạt động truyền thông
(Loại hình truyền thông;
thời điểm truyền thông)
Đặc điểm của các cơ
quan truyền thông (tôn
chỉ, mục đích; cơ cấu tổ
chức hoạt động)
Thông tin, tuyên truyền, giáo dục
về thực hiện quyền trẻ emHình thành và thể hiện dư luận xã hội về thực hiện quyền trẻ em
Giải trí cho trẻ em
Vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em
Hoàn thiện chính sách, pháp luật về quyền trẻ em
Nhận thức, thái độ
và hành vi thực hiện quyền trẻ em của người dân
Đặc điểm của cán bộ
truyền thông (đặc điểm
nhân khẩu xã hội; nhận
thức, thái độ về quyền trẻ
em; hành vi tác nghiệp)
Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em
Giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em
Trang 18Các biến số được xác định trong đề tài:
* Biến độc lập:
- Đặc điểm cơ quan truyền thông (tôn chỉ, mục đích, cơ cấu tổ chức hoạt động)
- Hoạt động truyền thông về trẻ em: thời điểm truyền thông, loại hìnhtruyền thông
- Đặc điểm xã hội của cán bộ truyền thông (đặc điểm nhân khẩu xã hội;nhận thức, thái độ về quyền trẻ em, hành vi tác nghiệp)
* Biến phụ thuộc: Các đặc điểm của việc thực hiện vai trò của TTĐC trong
thực hiện quyền trẻ em:
- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về thực hiện quyền trẻ em
- Hình thành và thể hiện dư luận xã hội về thực hiện quyền trẻ em
- Vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em
- Giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em
- Giải trí cho trẻ em
Các vai trò này được xác định dựa trên các chức năng của TTĐC Giữa cácvai trò có mối liên hệ mật thiết với nhau Vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trongthực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay được đo trên các chỉ báo: 1 Sốlượng, tỷ lệ sản phẩm truyền thông có mục đích đăng phát thông tin thể hiện vai trò
từ kết quả phân tích thông điệp truyền thông, so với ý kiến của cán bộ truyền thông;
2 Chất lượng nội dung, hình thức thể hiện, ưu điểm, hạn chế của vai trò; 3 Ý kiếnđánh giá của công chúng về hiệu quả và việc thể hiện các vai trò
* Biến can thiệp:
- Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC); hệ thống chính sách về TTĐC,
về quyền trẻ em và vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em
- Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương: chuẩn mực xã hội; phongtục tập quán; trình độ dân trí; các hoạt động truyền thông khác về quyền trẻ em…
6 Điểm mới, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Điểm mới của đề tài
Thứ nhất, về khách thể nghiên cứu: Đây là nghiên cứu đầu tiên về vai trò
của TTĐC trong việc thực hiện quyền trẻ em thông qua bốn loại hình báo chí và
Trang 19kênh truyền thanh cấp huyện Trên cơ sở phân tích thực trạng, các nhân tố tác động,
dự báo xu hướng biến đổi vai trò, đề tài đề xuất một số khuyến nghị về giải pháptăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em, góp phần thúc đẩy thựchiện quyền trẻ em trên thực tế
Thứ hai, về cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu: Đề tài sử dụng lý thuyết mô
hình truyền thông theo chu kỳ của Roman Jakobson, thuyết kiến tạo xã hội củaPeter L Berger, lý thuyết trung gian về vai trò - tập hợp của R.Merton và tiếp cậndựa trên quyền của trẻ em cùng với phương pháp phân tích nội dung thông điệptruyền thông để có được một bức tranh toàn diện về vai trò của TTĐC trong thựchiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay
6.2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Đề tài ứng dụng và góp phần kiểm chứng, phát triển lý
thuyết, phương pháp nghiên cứu xã hội học TTĐC và thuyết kiến tạo xã hội Kếtquả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về vai trò xã hội của TTĐC
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài cho thấy bức tranh vai trò của TTĐC trong thực
hiện quyền trẻ em, hình ảnh trẻ em trên TTĐC và ý kiến đánh giá của công chúng.Luận án khẳng định vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em và sự cần thiếtphải tăng cường vai trò của TTĐC trong tiến trình thực hiện quyền trẻ em
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo bổ ích với ngành Thông tin Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội, ngành Tuyên giáo tỉnh BìnhPhước và cả nước trên lĩnh vực quản lý, định hướng tuyên truyền về quyền trẻ emcho các cơ quan TTĐC Đây cũng là tài liệu tham khảo có giá trị cho các giảngviên, học viên trong nghiên cứu, giảng dạy xã hội học TTĐC ở Việt Nam
-7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nội dung chính của luận án được chiathành 4 chương, 9 tiết
Trang 20Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
1.1.1 Hướng nghiên cứu lý luận về vai trò của truyền thông đại chúng
Từ đầu thế kỷ XX, với việc phát minh ra vô tuyến điện và sự ra đời của đàiphát thanh chi phối đời sống tinh thần của xã hội hiện đại, TTĐC đã trở thành đốitượng nghiên cứu của xã hội học Năm 1910, M Weber luận chứng về mặt phươngpháp luận cho sự cần thiết của môn xã hội học báo chí, bản thân ông cũng là một kýgiả chính trị rất nổi tiếng vạch ra các vấn đề nghiên cứu như hướng vào các tậpđoàn, các tầng lớp xã hội khác nhau; phân tích các yêu cầu của xã hội đối với nhàbáo; coi trọng phương pháp phân tích báo chí; phân tích hiệu quả báo chí đối vớiviệc xây dựng con người [83, tr.4]
Các nhà xã hội học lý giải vai trò của TTĐC bằng các quan điểm chức năng luận R.Merton bàn về chức năng công khai, chức năng tiềm ẩn và hiệu quả
thực sự của TTĐC Lasswell bàn về chức năng kiểm soát môi trường xã hội; liênkết các bộ phận của xã hội với nhau; truyền tải di sản xã hội từ thế hệ này sang thế
hệ khác Charles Wright bổ sung thêm chức năng giải trí
Daniel Lerner cho rằng, một trong những điều kiện và đặc điểm của quátrình chuyển đổi từ các xã hội cổ truyền sang xã hội hiện đại chính là sự chuyển tiếp
từ truyền thông miệng sang TTĐC [112] Nhà chính trị học, xã hội học người ĐứcElisabeth Noelle Neumann (1916-2010) đề nghị, phải xem xét vai trò của TTĐCnhư một vấn đề quan trọng, ngang tầm với các vấn đề như bảo vệ môi trường vàbùng nổ dân số Bà khẳng định, ngoài việc ngủ và làm việc, với những gì TTĐCmang lại, con người gần như không còn thời gian trống [191, tr.51-52]
Douglas M.McLeod và James K.Hertog khẳng định, TTĐC đóng một vai tròquan trọng như một công cụ kiểm soát xã hội [191, tr.309] Các nhà xã hội học khácquan tâm đến chức năng cảnh báo; chức năng đáp ứng nhu cầu thực tế hàng ngày củangười dân trong xã hội; chức năng nâng cao một hình ảnh xã hội, hay hợp thức hóamột vị trí xã hội; chức năng củng cố sự kiểm soát của xã hội qua áp lực của dư luận xã
Trang 21hội TTĐC có vai trò xã hội hóa con người, thi hành các chuẩn tắc xã hội, ban phát thântrạng và giúp con người biết về môi trường xã hội [110], [121], [206]
Theo Michael Schudson, hệ thống truyền thông phục vụ nền dân chủ cầnhướng đến bảy vai trò: 1 Cung cấp cho công dân những thông tin đầy đủ và côngbằng; 2 Cung cấp một khuôn khổ chặt chẽ để giúp công dân có một cái nhìn tổngthể về thế giới chính trị phức tạp; 3 Đóng vai trò làm người chuyển tải chung chocác quan điểm của các nhóm người khác nhau trong xã hội; 4 Cung cấp số lượng vàchất lượng tin tức mà mọi người muốn; 5 Đại diện cho công chúng và nói lên tiếngnói của công chúng cũng như nói về lợi ích của công chúng để chính quyền biết; 6.Khơi dậy sự cảm thông và hiểu biết sâu sắc để công dân đánh giá đúng tình hìnhcuộc sống con người trên thế giới; 7 Cung cấp một diễn đàn đối thoại giữa nhữngcông dân, không chỉ thông tin về việc ra những quyết định dân chủ, mà phải là mộtquá trình, một thành tố trong đó… [71, tr.55-56]
Theodore Peterson khi viết lý thuyết trách nhiệm xã hội của báo chí chorằng, báo chí nhận ưu đãi từ Chính phủ, bắt buộc phải có sáu trách nhiệm với xã hội
là phục vụ hệ thống chính trị bằng cách cung cấp tin tức, trình bày và thảo luận cáccông việc công; giác ngộ để công chúng tự điều chỉnh mình; bảo vệ nhân quyền;phục vụ hệ thống kinh tế phát triển; cung cấp giải trí; là một định chế tự trị về tàichính Có năm điều mà xã hội đòi hỏi ở báo chí là cung cấp các bản tường thuật; là
“diễn đàn để trao đổi các nhận xét và chỉ trích”; phản ánh “một hình ảnh tượng trưngnhững nhóm tổ hợp trong xã hội”; chịu trách nhiệm về “sự trình bày và minh giảinhững mục tiêu và giá trị xã hội”; cung cấp đầy đủ thông tin trong ngày… [164]
Các tác giả cũng bàn nhiều về vấn đề phản chức năng của TTĐC khi TTĐCcung cấp khối lượng thông tin đồ sộ, khán thính giả sẽ trở nên tê người, chẳng thểnào có hành xử phù hợp [121] Tichenor và các đồng nghiệp cho rằng, một trongnhững hậu quả xã hội có thể có của TTĐC là sự cách biệt ngày càng tăng về kiếnthức, tạo nên giả thuyết về “hố chênh lệch kiến thức” Theo các nhà nghiên cứu,những tầng lớp xã hội có vị trí kinh tế - xã hội cao thường thu nhận thông tin nhiềuhơn và nhanh hơn so với các tầng lớp ở vị trí kinh tế - xã hội thấp, do đó, khoảngcách chênh lệch giữa hai nhóm này ngày càng giãn rộng [110, tr.108 - 109]
Trang 22TTĐC kiến tạo những hình ảnh khuôn mẫu trong công chúng Jock Young
đi sâu vào mối quan hệ giữa phán đoán chủ quan và những nhãn hiệu của phươngtiện TTĐC liên quan đến các định nghĩa về tội phạm và vai trò của TTĐC góp phầnvào việc phóng đại các hình ảnh tội phạm cho khán giả Các nhà nữ quyền cho rằng,TTĐC đúc khuôn và thể hiện sai lạc thực tại xã hội về vai trò của nam giới và nữgiới, cũng như mối quan hệ giữa hai giới này [121, tr.222-223] Điều này đã đượcPeter L.Berger bàn đến dưới góc độ lý luận về mối quan hệ giữa con người và xãhội với quan niệm con người kiến tạo nên thế giới của mình, con người vừa bị câuthúc bởi xã hội, nhưng lại vừa có sự chủ động, tích cực nhất định [dẫn theo 114]
Trong xã hội hiện đại, TTĐC được xem là một “người truyền bá” diễnngôn TTĐC gửi những “thông điệp” về cách thức mọi việc diễn ra, có thể diễn ra
và nên diễn ra Điều này rất đúng với nhận định của Newbold và cộng sự, những gìtái hiện trên TTĐC là “sự hình thành/kiến tạo thực tại của TTĐC là mối quan hệgiữa cái thuộc về tư tưởng và cái thuộc về hiện thực” [dẫn theo 58] Sự kiến tạo nêncác giá trị giới vừa là sản phẩm vừa là quá trình của những tái hiện trên TTĐC.Nghiên cứu của tổ chức Children now (Mỹ)về ảnh hưởng của TTĐC đối với trẻ em
và thanh thiếu niên đã nhận xét, những hình ảnh nam giới được tái hiện trên TTĐC
đã và đang củng cố, ủng hộ các thái độ xã hội về mối liên hệ giữa nam tính vàquyền lực, sự ưu trội và quản lý [dẫn theo 58]
Mc Combs và Shaw đề xướng lý thuyết về chức năng “Thiết lập chương trìnhnghị sự” [110, tr110] với giả thuyết cho rằng, TTĐC có chức năng thu hút sự chú ý củacông luận vào một số vấn đề thời sự nhất định Hầu hết những vấn đề mà cử tri đangquan tâm chú ý đều là những vấn đề được nhấn mạnh trên các phương tiện truyềnthông TTĐC hoàn toàn có thể lèo lái công chúng quan tâm tới một số vấn đề nào đóhoặc né tránh một số vấn đề khác Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, ý kiếnhay quan điểm của công chúng đối với một vấn đề nào đó có thể không thay đổi dướitác động của truyền thông, nhưng vẫn có thể trở thành một đề tài quan trọng đối với họ
Trong lịch sử phát triển của TTĐC đã có nhiều mô hình truyền thông: mô
hình công thức 5W (ai, nói cái gì, bằng kênh nào, nói cho ai và có hiệu quả gì) củaHarold Lasswell [110, tr.14] Tuy nhiên, quan niệm này bị chỉ trích vì quan niệm
Trang 23quá trình truyền tin một chiều và người ta nhận tin một cách bị động Sau đó cácnhà nghiên cứu quan niệm truyền thông là một chu kỳ như mô hình của ClaudeShannon, mô hình đường nghe của Shannon và Weaver, mô hình của David Berlo,
mô hình của Charles Osood và Wilbur Schramm, mô hình hội tụ của Kinkaid, môhình tiếp thị xã hội [33, tr.26-34] Tác giả luận án nhận thấy, mô hình của RomanJakobson là đầy đủ và hoàn thiện nhất, khi nó tính đến các yếu tố bộ lọc và các chitiết của quá trình truyền thông theo chu kỳ
Bàn về hiệu quả, ảnh hưởng của TTĐC đến đời sống xã hội, J.T.Klapper cho
rằng, TTĐC chưa có được hiệu quả cần thiết và đầy đủ để dẫn đến một sự thay đổi thái
độ của những người sử dụng, vì một thông điệp có hiệu quả trong chừng mực nó phùhợp với thái độ và ý kiến của người tiếp nhận đã có từ trước, đến nay tăng thêm Uy tíncủa nơi phát và sự đánh giá của người tiếp nhận có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quảcủa truyền thông Khi nội dung phát đi mới lạ với người nhận thì hiệu quả truyền thôngtăng lên Sự chọn lọc và cách tiếp thu của người tiếp nhận đối với nội dung thông điệpphụ thuộc vào tư tưởng và sự quan tâm của họ Mạng lưới quan hệ của người tiếp nhận
ảnh hưởng đến hiệu quả của truyền thông [dẫn theo 103, tr.197-198] Theo J Klapper,
các cấp độ ảnh hưởng đó như sau: 1 Mức độ ảnh hưởng cao nhất ở nhóm, cá nhân chưa
có quan điểm gì về vấn đề được đề cập; 2 Mức độ ảnh hưởng trung bình ở các nhóm,các cá nhân mà quan điểm của họ về vấn đề đang định hình; 3 Mức độ ảnh hưởng thấpnhất ở các nhóm, các cá nhân đã định khuôn rõ nét quan điểm của họ, thậm chí đã hìnhthành những khuôn mẫu tư duy, hay định kiến về vấn đề đó [dẫn theo 137, tr.207]
Cái gì chi phối nội dung truyền thông? Một số nhà nghiên cứu xã hội học
cho rằng, “… Bên trong các phương tiện TTĐC là một nhóm người tương đối nhỏđang kiểm soát những gì mà dần dà vươn đến các khán thính giả, độc giả, một tiếntrình có tên là sự gác cổng (gate-keeping) Thiểu số chọn lọc ấy đang quyết địnhnhững hình ảnh nào được đưa ra cho đông đảo người xem, người đọc Tại nhiềunước, chính phủ đóng vai trò người gác cổng Gác cổng là chuyện phổ biến trongmọi loại hình TTĐC…” [121, tr.217] Người gác cổng cũng là người chủ báo, cơquan chủ quản hay lãnh đạo cơ quan truyền thông Nội dung truyền thông phụ thuộcvào ý thức hệ chủ đạo của giới cầm quyền mà cơ quan đó trực thuộc hoặc chịu ảnh
Trang 24hưởng về kinh tế, chính trị [121, tr.218] Có nhà nghiên cứu lại quan niệm, ngườigác cổng làm nhiệm vụ chọn lọc tin tức đăng tải trong một khối lượng lớn tin tức đểcông chúng dễ theo dõi Họ phải chịu nhiều áp lực, đó là chủ trương, đường lối của
cơ quan mà người đó làm việc; là áp lực cá nhân, áp lực nghề nghiệp và áp lực xãhội [dẫn theo 110, tr.83-86] Michael de Coster cho rằng, nội dung thông điệp đượcđăng phát trên TTĐC là kết quả của một sự thỏa hiệp và đồng tình giữa tác giả vànhà sản xuất (hoặc người chủ báo) [dẫn theo 110, tr.87; 201, tr.170]
Paul Lazarsfeld, Berelson, Gaudet và Katz đặc biệt nhấn mạnh vai trò củangười lãnh đạo dư luận, ảnh hưởng của các mạng lưới giao lưu đến sự hình thành chínhkiến của con người Từ đó, họ nhận định TTĐC chỉ có tác dụng củng cố thêm ý kiến vàquyết định người tiếp nhận đã sẵn có từ trước [dẫn theo 103, tr.208] Tuy nhiên, khánthính giả lý giải, tiếp nhận truyền thông không phải lúc nào cũng như nhau, mà bị ảnhhưởng bởi các tính cách xã hội như nghề nghiệp, chủng tộc, trình độ học vấn và lợi tức[121, tr.226-227] J.Klapper đặt ra thuật ngữ yếu tố trung gian để mô tả đặc điểm củakhán giả như tuổi tác, giới tính, độ thông minh, bản chất tâm lý và hoàn cảnh xã hội, tácđộng mạnh hơn bản chất thực tế của chính các phương tiện truyền thông [dẫn theo 191,tr.55] Greg Philo (1990) cho rằng, nền tảng văn hóa và kinh nghiệm cá nhân của côngchúng có vai trò rất quan trọng trong quá trình tiếp nhận thông tin TTĐC Người tiếpnhận hiểu thông điệp theo cách nào tùy thuộc vào kiến thức, lợi ích và tùy theo nhữngđiều mà họ nghe được từ những người họ tin cậy Thông điệp được phát đi sau khidung hòa được với ý tưởng chính trị của người dân thì mới tác động lên hệ giá trị củangười dân [103, tr.325] Kinh nghiệm cá nhân, ý thức chính trị, địa vị xã hội có thể làmthay đổi niềm tin của con người vào TTĐC Tuy nhiên, kinh nghiệm và nhân thânkhông thể được tạo ra nếu không có truyền thông
Điểm luận các hướng nghiên cứu lý luận về vai trò của TTĐC của xã hộihọc thế giới, tác giả luận án có được những thông tin quan trọng để xác định: Cácvai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em; sử dụng thuyếtkiến tạo xã hội để phân tích thực trạng truyền thông về quyền trẻ em; có được trithức xã hội học TTĐC để phân tích các nhân tố tác động đến thực trạng vai trò củaTTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay
Trang 251.1.2 Hướng nghiên cứu về phương pháp
Phương pháp phân tích nội dung thông điệp truyền thông, hay kết hợp phương pháp này với số liệu thống kê độc lập và nghiên cứu dư luận được các nhà
xã hội học thế giới đặc biệt ưu tiên khi nghiên cứu TTĐC và vai trò của TTĐC
Năm 1968, một nghiên cứu thí điểm sử dụng dạng kết hợp này được tiếnhành tại Học viện Fur Publizistik thuộc trường Đại học Mainz, thử nghiệm cácchương trình chính trị của đài truyền hình ARD - Đức cũng như các bài báo trên tờbáo nước Đức, Bild-Zeitung (tháng 02 đến tháng 4/1968) về những tranh luận liênquan đến hai chủ đề khác nhau là: tính cách và cách cư xử tiêu biểu của người Đức
và thừa nhận tuyến Oder-Neisse ở Đông Đức là biên giới Đức-Ba Lan Kết quảnghiên cứu sau ba năm đã thay đổi, ý kiến công chúng thay đổi theo nội dung đượcnhấn mạnh trên các phương tiện TTĐC [191, tr.52-53]
Funkhouser đã vượt ra khỏi sự kết hợp giữa phân tích nội dung truyền thông
và dữ liệu nghiên cứu quan điểm, đồng thời bao gồm dữ liệu xã hội thống kê trongphân tích của mình Ông so sánh sự phát triển các vấn đề xã hội như cuộc nổi dậysắc tộc, tình trạng bất ổn trong sinh viên, lạm phát, tội phạm, chiến tranh Việt Nam
và lạm dụng ma túy ở Mỹ với tổng chương trình phát sóng của các vấn đề và đánhgiá của người dân về mức độ khẩn cấp của vấn đề Kết quả là việc đưa tin trên tạpchí càng nhiều, người dân càng cho rằng vấn đề càng khẩn cấp, bất kể mức độ khẩncấp thực tế có thể không đúng như vậy Kết quả này hình thành nền tảng cho kháiniệm “kiến tạo thực tiễn bằng truyền thông” [dẫn theo 191, tr.68-69]
Một số nhà xã hội học đã sử dụng phương pháp phân tích nội dung địnhlượng tìm hiểu sâu những vấn đề mà tác giả hướng tới đằng sau các văn bản, bàinói, bài viết, bài diễn thuyết trên truyền hình một cách vô thức hoặc có ý thức, bằngcác kỹ thuật định lượng hóa và xử lý một cách khoa học, hệ thống Đó là các kỹthuật đo lường tần số xuất hiện những từ, cụm từ then chốt hoặc cần quan tâm theodụng ý của người nghiên cứu; hoặc là kỹ thuật tìm kiếm cấu trúc của văn bản đểphân tích mối quan hệ giữa người da màu và da trắng với sự gây hấn và khảo sátcác từ ngữ chính trị được hai ứng cử viên tổng thống Mỹ Kenedy và Nixon sử dụngtrong bốn cuộc tranh luận trên truyền hình năm 1960… [110, tr.95-96]
Trang 26Nhiều nhà xã hội học nước ngoài cũng đặc biệt chú ý phương pháp phân tích nội dung tín hiệu học (định tính), nhằm khảo sát mối quan hệ bên trong giữa
các yếu tố của một văn bản hay một hệ thống tín hiệu nào đó [110, tr.96] Phươngpháp này giúp các nhà nghiên cứu tìm được mối quan hệ giữa hai yếu tố của tínhiệu là “cái biểu hiện” và “cái được biểu hiện” Roland Barthes bổ sung thêm mộtcấp độ phân tích nữa là “ý nghĩa biểu cảm” và “ý nghĩa trực chỉ” Từ đó giúp cácnhà nghiên cứu tìm được “ý nghĩa văn hóa” của nội dung TTĐC, “giải mã” và khámphá những khía cạnh tiềm ẩn và những ý nghĩa sâu xa đằng sau các bức thông điệpcông khai mà nhà truyền thông đăng tải Cuối thập niên 1960, các nhà nghiên cứuthuộc trường Truyền thông Annenberg ở Mỹ sử dụng phương pháp này để nghiêncứu về “thế giới truyền hình” và kết luận “thế giới truyền hình chỉ là một thế giới
ảo, bị bóp méo, xa lạ với thực tại xã hội” [103, tr.234-236], [110, tr.96-101]
Trong luận án này, căn cứ nội dung nghiên cứu và năng lực của mình, tácgiả sử dụng phương pháp phân tích nội dung định lượng với một bộ mã hóa thôngđiệp truyền thông về đề tài trẻ em của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước.Phương pháp này từng được các nhà nghiên cứu trong nước sử dụng hiệu quả, nhưNguyễn Hồng Thái [133], Mai Quỳnh Nam [87], Phạm Hương Trà [158],
1.1.3 Hướng nghiên cứu thực nghiệm về vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em
Anura Goonasekera trong lời giới thiệu Báo cáo về các vấn đề của trẻ emtrên báo chí và truyền hình châu Á “Children in the news” (trong báo cáo sử dụngnhiều nghiên cứu xã hội học) đã viết, tại hầu hết các quốc gia châu Á, trẻ em chiếmkhoảng 40% dân số, nhưng chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ các chương trình truyền thôngdành cho trẻ em và hầu hết đều không có chủ ý dành cho trẻ em, chỉ được làm ra vìlợi nhuận trên thị trường Cái cách mà trẻ em được đưa lên TTĐC có liên hệ mậtthiết với rất nhiều yếu tố mang tính xã hội Một quốc gia càng nghèo thì mức độ ưutiên mà truyền thông dành cho trẻ em càng ít Ở các nước tương đối giàu hơn, tìnhtrạng thương mại hóa tràn lan thì hình ảnh trẻ em được đưa vào khai thác trong các sảnphẩm bán trên thị trường Có những thông lệ, thói quen mang tính văn hóa và xã hộitruyền thống đang cản trở việc giải quyết vấn đề truyền thông về trẻ em Mọi tin tức về
Trang 27trẻ em đều không phải là một phần quan trọng trong các vấn đề xã hội vốn đã bị bỏ xa
so với chính trị, tội phạm, chính sách, kinh doanh, ngoại giao [187, tr.1]
Mức độ quan tâm của truyền thông tập trung vào các sự kiện, nhất là các sựkiện mang tính giật gân, xúc động và bi thảm, ít ai bảo vệ trẻ em Tiếng nói của trẻ
em ít được quan tâm cho dù những vấn đề đó có ảnh hưởng đến trẻ em nhiều nhất.Các phóng viên xử lý những câu chuyện, các vấn đề của trẻ em dựa trên tiêu chuẩn
và cách thức xử lý như đối với người lớn Các nhà sản xuất chương trình truyềnhình dành cho trẻ em đều không được huấn luyện chuyên sâu… [187]
Ubonrat Siriyuvasak và Metta Vivattananukul [209, trong 187] cho rằng, ởThái Lan, giới truyền thông làm méo mó hình ảnh trẻ em Các phương tiện TTĐCkhông chỉ vi phạm quyền trẻ em qua cách bêu riếu và rập khuôn hình ảnh các em,
mà còn phủ nhận cả khái niệm cơ bản và quyền được thông tin của trẻ em Nhữngquyền để trẻ em được nói về nhu cầu của mình hay cuộc sống của trẻ em đều bị cắtxén rất nhiều trong lịch đưa tin và sản xuất chương trình Tiếng nói của trẻ em cũng
ít khi được lắng nghe Hầu hết các biên tập viên và phóng viên tin tức ở Thái Lankhông hề quan tâm đến những quy tắc ứng xử của nhà báo Thái Lan, các quy địnhcủa pháp luật, CRC… Cả báo chí và truyền hình đều đăng, đưa hình ảnh trẻ em màkhông hề quan tâm đến quyền trẻ em Truyền thông bỏ rơi trẻ em nông thôn và trẻ
em thiểu năng; chưa có hành lang pháp lý, bộ quy tắc ứng xử của giới truyền thông
về quyền trẻ em, chính sách, chương trình phát triển quyền của trẻ em và hoàn thiệntruyền thông…
Tại Nhật Bản, Toshiko Miyazaki [207, trong 187] cho rằng, các phươngtiện TTĐC truyền đạt thông tin không chính xác hoặc công bố tên và hình ảnh củathủ phạm, nạn nhân những việc vi phạm quyền trẻ em Vì cạnh tranh để lấy sốngười xem cao hơn, những bản tin giật gân bằng cách kịch tính hóa tội ác với kỹthuật về âm thanh và hình ảnh lôi cuốn khán giả Phát sóng thường xuyên nhữngtin tức về bạo lực sẽ làm cho công chúng hoặc bị chai lì cảm xúc trước sự tàn ác
và bạo lực, thưởng thức chúng như một dạng tiêu khiển, hoặc sẽ trở nên chán nảnvới môi trường sống xung quanh đầy thông tin thảm khốc, bất hạnh và bi kịch…
Các nhà nghiên cứu nhận thấy, tôn chỉ, mục đích của tờ báo quyết định lớn đến
Trang 28nội dung thông tin về trẻ em Các tờ báo có khuynh hướng chính trị và kinh tế dành ítđất hơn cho các vụ tình dục hay tội phạm cũng như các vấn đề trẻ em trên trang nhấtcủa mình Việc đăng tin trẻ em lên trang nhất phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình trẻ em.Những ảnh đăng mang tính tích cực đều thuộc về trẻ em tầng lớp thượng lưu và trunglưu, và ngược lại… [209, trong 187]
Công tác truyền thông về trẻ em, cho trẻ em và mối quan hệ này tồn tại trong
ba chữ P: bảo vệ, cung cấp và tham gia Helena Thorfinn viết, sự xuất hiện của trẻ emtrên TTĐC đang bị những đặc tả nhiều định kiến, rập khuôn, ngôn ngữ không trungtính, thiếu tôn trọng trẻ em Với tư cách là người tiếp nhận truyền thông, trẻ em có thểhọc theo những hành vi cư xử mới lạ, cũng như lấy ý tưởng, cảm xúc, suy nghĩ vànhững mơ mộng viển vông từ chính truyền thông… Trẻ em tham gia thực hiện các sảnphẩm truyền thông là việc làm thú vị, sáng tạo, dân chủ và góp phần quan trọng thựchiện tốt quyền trẻ em Song, cũng có trường hợp trẻ em hành động cứ như thể là ngườilàm ra truyền thông, nhưng thực tế các em chỉ xuất hiện và diễn… [50]
Những nghiên cứu thực nghiệm trên đây là cơ sở để tác giả luận án đưa racác biến số, tham khảo phân tích thực trạng
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM
1.2.1 Hướng nghiên cứu lý luận về vai trò của truyền thông đại chúng
Các nhà xã hội học trong nước nghiên cứu về truyền thông đều khẳng định vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội của truyền thông nói chung và TTĐC nói riêng Song, các nghiên cứu mang tính chất lý luận về vai trò của TTĐC không
nhiều, phần lớn được trình bày lồng ghép vào công trình nghiên cứu thực nghiệm
Trong thời đại ngày nay, không có chiều cạnh nào của phát triển tách rờihoạt động truyền thông [90], [176] TTĐC là định chế xã hội mới, đóng vai trò quantrọng không chỉ trong phổ biến thông tin và kiến thức cho dân chúng, mà còn tácđộng trở lại một cách sâu xa và mạnh mẽ vào tất cả các định chế xã hội khác, từ địnhchế chính trị cho tới kinh tế, văn hóa và gia đình [110, tr.124]
TTĐC là một kênh xã hội hóa không chính thức vô cùng quan trọng đối vớiđời sống của mỗi người với tư cách là phương tiện cung cấp thông tin cho quảng đạicông chúng, tạo nên những bản đúc xã hội của công chúng TTĐC tham gia tích cực
Trang 29vào việc quảng bá, xây dựng các phong cách sống phù hợp với chuẩn mực xã hội vàkhuôn mẫu hành vi, xây dựng các vai trò xã hội của con người qua khả năng địnhhướng xã hội Chức năng cơ bản của TTĐC là cung cấp thông tin cho quảng đại côngchúng [90], [93] TTĐC rất có ưu thế trong việc phổ biến các chính sách chung, trênbình diện chung cho các bộ phận dân cư Báo chí là chiếc cầu nối không thể thiếugiữa người dân với xã hội, nuôi dưỡng sự gắn bó của người dân với đời sống xã hội,
và sâu xa hơn là củng cố lòng tin của người dân vào các giá trị xã hội [113]
Về bản chất, mục đích của hoạt động TTĐC là nhằm cung cấp thông tin,hình thành sự hiểu biết và thức tỉnh hoạt động của con người Khi các thông điệpđược thông báo tác động đến các nhóm công chúng lớn, cũng có nghĩa là các thôngđiệp đó thực hiện vai trò tổ chức xã hội thông qua hoạt động truyền bá tập thể [85, tr.9].TTĐC không những có khả năng duy trì, truyền đạt mà còn định hướng hoặc thay đổikiểu hành vi ứng xử, suy nghĩ, thái độ và tình cảm của con người [54, tr.36]
TTĐC có chức năng hình thành nền văn hóa đại chúng Văn hóa đại chúngkhông chỉ là sự bổ sung, mà còn làm phức tạp thêm các nền văn hóa vốn có từtrước TTĐC truyền bá các kiến thức về thực tế, kiểm soát, điều hành xã hội, cungcấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu giải trí, như là chất kết dính các yếu tố, các quan hệ xãhội, văn hóa Nhờ vào hoạt động truyền bá văn hóa qua TTĐC mà con người hiểunhau hơn, từ đó có ý thức đầy đủ hơn trong việc duy trì các mối quan tâm chung,dẫn đến các hành động chung vì lợi ích của các quốc gia và trên phạm vi quốc tế.TTĐC có vai trò liên kết xã hội [84, tr.18], [162]
Theo Mai Quỳnh Nam, TTĐC được coi là thiết chế cơ bản trong xã hội hiệnđại Đã là thiết chế thì phải chuẩn mực, phải duy trì các giá trị, phải tạo dựng khuônhình văn hóa, phải tham gia vào hoạt động tổ chức và kiểm soát xã hội Hệ thốngnày phổ biến các điển hình tiên tiến, các cách thức tổ chức sản xuất, kinh doanh cóhiệu quả nhằm nhân rộng các khuôn mẫu xã hội tích cực Các phương tiện TTĐC,bằng hoạt động cung cấp thông tin đã tạo điều kiện để công chúng tham gia vào cácquyết định xã hội [92, tr 25-26]; là diễn đàn của mọi tầng lớp nhân dân [83]
Đối tượng tác động của TTĐC là công chúng xã hội, cụ thể là ý thức quầnchúng Báo chí, truyền thông tác động vào ý thức quần chúng, trước hết là tác độngvào dư luận xã hội [31, tr.35] TTĐC có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình
Trang 30thành và thể hiện dư luận xã hội Truyền thông khơi nguồn dư luận xã hội, phản ánh
dư luận xã hội, định hướng và điều hòa dư luận xã hội, cùng với dư luận xã hội vàbằng dư luận xã hội thực hiện chức năng giám sát xã hội [31] TTĐC không chỉ tạonên dư luận xã hội mà dư luận xã hội cũng tác động trở lại tới hoạt động của TTĐC[83]; và còn là tác nhân làm thay đổi TTĐC [174]
Trương Xuân Trường cho rằng, vai trò của TTĐC được thể hiện ở bốn dấuhiệu: 1 Truyền đạt một cách nhanh chóng và đầy đủ các chủ trương, chính sách củaĐảng, Nhà nước; 2 Bám sát, phản ánh kịp thời và trung thực những sự kiện, hiệntượng kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội trong nước và thế giới; 3 Đang trở thànhmón ăn tinh thần không thể thay thế trong đời sống xã hội; 4 Là một kênh chủ yếu
để hình thành và thể hiện dư luận xã hội [162]
Trên lĩnh vực báo chí, truyền thông, Lê Thanh Bình cho rằng, TTĐC có 10
vai trò trong đời sống xã hội: Chuyển tải các chủ trương, đường lối, chính sách,các văn bản pháp luật về quản lý xã hội của Đảng, Nhà nước Là diễn đàn củacông chúng để phát huy quyền làm chủ và trách nhiệm công dân Hình thành vàđịnh hướng đúng đắn cho dư luận công chúng trong xã hội Tuyên truyền, cổ động
và tổ chức hành động cho công chúng Giáo dục và nâng cao nhận thức về quản lý
xã hội cho mọi công dân Phát hiện và biểu dương nhân tố mới, nhân rộng cácđiển hình tiên tiến Đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong xã hội Phản hồi ýkiến của công chúng, chuyên gia, tổ chức xã hội về các chính sách Thúc đẩy, mởrộng giao lưu quốc tế, bảo vệ uy tín đất nước, lựa chọn thông tin quốc tế phù hợp.Làm diễn đàn để các nhà lãnh đạo, quản lý trao đổi cởi mở, dân chủ với côngchúng [14, tr.24-25]
Đỗ Chí Nghĩa nhấn mạnh, chức năng thông tin là chức năng quan trọnghàng đầu của báo chí Báo chí thực hiện chức năng này nhằm thực hiện các chứcnăng khác Báo chí thông tin để thực hiện chức năng giáo dục, giám sát, quản lý xãhội, văn hóa, giải trí và bảo đảm quyền được thông tin của người dân [98]
Một số nhà nghiên cứu xã hội học đã đưa ra một hệ thống các tiêu chí để phân tích hiệu quả của TTĐC là: hiệu quả vị lợi, hiệu quả uy tín, hiệu quả tăng
cường quan điểm, hiệu quả thỏa mãn lợi ích nhận thức, hiệu quả cảm xúc, hiệu quả
Trang 31thẩm mỹ, hiệu quả thuận tiện [86, tr.23] Tuy nhiên, việc tách hiệu quả hoạt độngcủa một kênh cụ thể nào đó để đo lường sự ảnh hưởng có tính chất riêng biệt là mộtvấn đề khó khăn, vì công chúng có thể sử dụng các kênh TTĐC khác nhau Việctách tác động của TTĐC đối với công chúng ra khỏi ảnh hưởng từ các cơ sở xã hộikhác cùng tác động hàng ngày cũng gặp phải các khó khăn tương tự, bởi ý thức xãhội không thể tách ra thành từng lĩnh vực Mặt khác, đó còn là mối liên hệ chằngchịt của TTĐC với các cơ sở xã hội; cả giao tiếp đại chúng và giao tiếp liên cá nhânđều chịu sự tác động của TTĐC và hoạt động giao tiếp liên cá nhân còn tham gianhân rộng hiệu quả của các thông điệp TTĐC [86, tr.23-24]
Việc nghiên cứu tác động của thông điệp được truyền tải từ TTĐC đến nhậnthức và hành vi của công chúng luôn là vấn đề gây tranh cãi trong giới chuyên môn.Theo Mai Quỳnh Nam, bởi vì thông tin tác động đến nhận thức và hành vi củangười nhận còn qua một số khâu lọc, qua các nhóm trung gian, hiệu ứng không diễn
ra trực tiếp theo kiểu truyền máu Nó phụ thuộc vào một số yếu tố có thể dẫn đếntình trạng người ta muốn làm theo nội dung thông điệp mà họ tiếp thu được, songgiữa nhận thức và hành vi luôn có những khoảng cách Truyền thông nhằm rút ngắnkhoảng cách đó Mai Quỳnh Nam đề cập đến việc tiếp nhận thông điệp, mức độ yêuthích, quan tâm của công chúng và sự phản hồi như một chỉ báo căn bản cho thấyhiệu quả hoạt động của TTĐC với công chúng [88]
Bàn về nhân tố tác động đến hoạt động và hiệu quả TTĐC, Mai Quỳnh
Nam nhận thấy thiết chế TTĐC luôn chịu sự tác động từ hai phía: thứ nhất là củapháp luật, từ các cơ quan quản lý mà thiết chế truyền thông là công cụ; thứ hai là từcông chúng báo chí Hiệu quả hoạt động báo chí phụ thuộc trực tiếp vào các mốiliên hệ ấy [82], [83, tr.7] Mối liên kết giữa các thành viên trong gia đình giữ vai tròquan trọng đối với việc tiếp thu và sử dụng các thông điệp từ hệ thống TTĐC Nhân
tố văn hóa của công chúng là chỉ báo chi phối sự lựa chọn các kênh TTĐC, xử lýcác thông điệp được truyền tải từ hệ thống này và thể hiện ý kiến của cá nhân, nhóm
xã hội mà họ là thành viên [83], [84]
Sự bất bình đẳng trong khả năng tiếp nhận thông tin ở công chúng phản ánh
Trang 32các bất bình đẳng về kinh tế, văn hóa, điều kiện cư trú của người dân, nhất là nhữngngười có thu nhập thấp Việc khắc phục các bất bình đẳng về kinh tế là nhân tốquan trọng để tạo điều kiện cho người dân tham gia hoạt động truyền thông vì cácmục tiêu phát triển [162] Tính trung thực của thông tin có ý nghĩa quyết định, tạonên niềm tin để liên kết giá trị và chuẩn mực, tạo nên tâm thế tác động đến nhậnthức và hành vi của cá nhân, tạo lập tri thức, văn hóa và định hướng hoạt động [93].
Mối quan hệ giữa TTĐC và công chúng là mối quan hệ biện chứng TTĐC thỏamãn nhu cầu ngày càng tăng của công chúng, đến lượt mình công chúng lại đặt ra cácyêu cầu đối với hoạt động của TTĐC Sự trưởng thành trong mối quan hệ đó thể hiệntính tích cực chính trị - xã hội của TTĐC và của cả công chúng [82, tr.7], [83, tr 3]
Tính chất công khai, rộng rãi và nhanh chóng cũng như việc bày tỏ quanđiểm, chính kiến trên báo, định hướng dư luận xã hội đã khiến báo chí trở thành vũkhí có sức công phá lớn, thực sự là một quyền lực của trí tuệ, nhận thức, của khảnăng thức tỉnh lý trí, cổ vũ dư luận, có sức lan tỏa lớn và nhanh nhất Từ đó, TTĐC
có sức mạnh trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển xã hội, tạo nguồn lực và cơ hội chomỗi cá nhân phát triển [95], [97]
1.2.2 Hướng nghiên cứu thực nghiệm về vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em
Cho đến nay, các nghiên cứu lý luận về thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam nhìn chung còn ít và nếu có thì cũng chỉ tập trung lý giải một số mối quan hệ giữa những hiện tượng liên quan đến quyền trẻ em với những biến đổi xã hội sau đổi mới đất nước Tuy nhiên, các nghiên cứu thực tiễn vẫn chưa thực sự gắn kết với khung
lý luận thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam, chưa phân tích thỏa đáng mối quan hệgiữa yếu tố nhận thức, điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa với tình hình thực hiệnquyền trẻ em Các nghiên cứu cho thấy, còn nhiều bất cập trong việc ban hành vàthực hiện pháp luật, chính sách kinh tế - xã hội liên quan đến trẻ em; khung pháp lýliên quan đến bảo vệ quyền trẻ em còn thiếu và chưa hệ thống; tình trạng vi phạmquyền trẻ em còn xảy ra Nguyên nhân chính của các bất cập này là do điều kiệnkinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung, của các địa phương, cộng đồng và gia đình
Trang 33nói riêng còn thấp, chưa đủ để thực hiện đầy đủ quyền trẻ em [77, tr.28]; do tìnhtrạng thiếu kiến thức về tâm sinh lý trẻ em, về cách nuôi dưỡng, bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em, nhận thức về quyền trẻ em còn nhiều hạn chế [12]
Nhiều nghiên cứu xã hội học đã khẳng định, TTĐC, đặc biệt là đài truyềnthanh, sách báo, truyền hình là nguồn cung cấp kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em chonhiều người nhất và cũng là nguồn cung cấp thông tin phổ biến nhất, hiệu quả nhất[100], [127], [183], [184]; là một trong những cách để trẻ em vượt qua cuộc chiếnchống nghèo đói, HIV và AIDS, giảm chênh lệnh về kinh tế - xã hội và phân biệt vềgiới [210] Vì vậy, các nhà nghiên cứu đề xuất nâng cao hiệu quả truyền thông trongthực hiện quyền trẻ em phải là một nội dung nghiên cứu quan trọng [77]
Việc đưa hình ảnh trẻ em lên phương tiện TTĐC tại Việt Nam được Trịnh
Duy Luân và Mai Quỳnh Nam trình bày năm 1999 bằng bài viết “Media portrayal
of children in Vietnam” trong “Children in the news” Bài viết được trình bày dựatrên kết quả một cuộc khảo sát 10 tờ báo trong tháng 10/1999 và hai đài truyền hình,điều tra 200 khán giả ở Hà Nội Kết quả khảo sát cho thấy, các phóng viên quan tâmđến các vấn đề của trẻ em và bảo đảm các lợi ích xã hội cơ bản của trẻ em được quyđịnh trong CRC, các nội dung trong thách thức Oslo và Luật Bảo vệ, chăm sóc vàgiáo dục trẻ em Việt Nam [87], [208] Tuy nhiên, những văn kiện ấy không phảiluôn luôn được tuân thủ nghiêm ngặt Cách đưa tin giật gân cũng xuất hiện trongcác vấn đề liên quan đến tình dục, tệ nạn xã hội và bạo hành Có thể nhận thấy “ý
đồ của người lớn” trong quá trình trẻ em tham gia vào hoạt động truyền thông Dù
đã cố gắng nhưng TTĐC chưa phát huy hết vai trò dẫn dắt, định hướng nhận thức củanhân dân và hành động trên tinh thần CRC, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.Các văn bản này được truyền thông phổ biến một cách đơn điệu, rời rạc đến người dân
ở vùng miền núi và dân tộc thiểu số [208]
Nghiên cứu của Mai Quỳnh Nam cho biết, báo chí thực sự quan tâm đến cácvấn đề của trẻ em, thể hiện ở việc đưa tin về các vấn đề liên quan đến trẻ em Đảng vàNhà nước coi trọng vai trò của báo chí trong việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em
và có sự đầu tư cho hoạt động truyền thông về các vấn đề liên quan đến trẻ em Đời
Trang 34sống của trẻ em đã được TTĐC quan tâm với mục đích bảo đảm lợi ích xã hội của trẻ
em theo tinh thần CRC, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam Cácquyền của trẻ em được TTĐC bàn đến ở các mức độ khác nhau Các sản phẩm truyềnthông quan tâm đến vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, nhà trường và gia đìnhtrong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; các điển hình tốt được nêu gương đểlàm theo Các biểu hiện chưa tốt cũng được nêu lên để rút kinh nghiệm hoặc phê phán.Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp truyền thông đưa tin không hoàn toàn có lợi chotrẻ em [87] Sự tham gia của trẻ em đang ở mức trẻ em đề xướng và thực hiện; trẻ em
đề xướng và chia sẻ quyết định với người lớn [87]
Cùng với thiết chế gia đình, nhà trường, các phương tiện TTĐC, điển hình
là báo Thiếu nhi dân tộc đã tham gia vào quá trình xã hội hóa, truyền đạt các giá trị,các chuẩn mực xã hội cho trẻ em Ảnh hưởng của báo đến trẻ em như một cách thức
để thỏa mãn quyền được phát triển, được thỏa mãn thông tin và một số quyền khác.Báo thiếu nhi dân tộc cũng ảnh hưởng đến giáo viên - những người hướng dẫn, tổchức cho các em đọc báo, có những thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi thựchiện quyền trẻ em Yếu tố tác động cụ thể đến vai trò xã hội của TTĐC trước hết là
sự quan tâm của các thiết chế xã hội mà kênh truyền thông đó là công cụ [88]
Có thể nói, dưới góc độ xã hội học TTĐC, nghiên cứu thực nghiệm truyềnthông về trẻ em đã được xem xét với thông điệp về trẻ em trên truyền hình, báo in;
có đề cập đến đánh giá của công chúng trẻ em dân tộc thiểu số Chưa có nghiên cứu
xã hội học đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện vai trò của TTĐC (nhiều loạihình) trong thực hiện quyền trẻ em nhìn từ phía nhà truyền thông và đánh giá củacông chúng người lớn, trẻ em ở một địa phương cụ thể như tỉnh Bình Phước
Một số nghiên cứu xã hội học thực nghiệm khác về TTĐC đã bàn đến vai trò của TTĐC, sự tác động của TTĐC đến xã hội, cũng là những thông tin quan trọng, tham khảo cho luận án.
Một cá nhân cho dù có thời gian rỗi, nhưng họ sử dụng thời gian đó để giaotiếp với các phương tiện TTĐC hay không phụ thuộc vào ba yếu tố chủ yếu là mức
độ có sẵn của các phương tiện truyền thông; sự hứng thú, sở thích của cá nhân đối
Trang 35với các phương tiện TTĐC; dư luận xã hội ủng hộ người ta giao tiếp với cácphương tiện đó [135] Học vấn, nghề nghiệp và mức sống cũng có ảnh hưởng đáng
kể đến mức độ tiếp nhận thông tin báo chí của người dân [26], [108], [161]
Những yếu tố về đời sống kinh tế - xã hội, bao gồm cả điều kiện sống,chính sách về dân số - gia đình và trẻ em, các chính sách liên quan, các quan hệ
và những chuẩn mực giá trị xã hội, hoạt động của các chương trình dân số, giađình và trẻ em, các thiết chế truyền thông đều ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và
xử lý thông tin và từ đó có tác động đến nhận thức, thái độ, hành vi của đốitượng truyền thông [163] Nói về tác động của điều kiện kinh tế - xã hội địaphương, Nguyễn Thị Vân Anh chỉ ra rằng: chưa có điện lưới quốc gia làmngười dân không có điều kiện để nghe đài, xem tivi Trình độ dân trí, với nhữngcản trở về ngôn ngữ giao tiếp, trình độ học vấn, các phong tục tập quán, thóiquen giao tiếp và giao lưu xã hội ảnh hưởng đáng kể đến việc tiếp nhận thôngtin của người dân [2]
Công chúng thường quan tâm và ưu tiên theo dõi những tờ báo hay đềtài mà họ cảm thấy gần gũi với mình, phản ánh những tin tức và những vấn đềthời sự sát với cuộc sống của họ và với địa phương mà họ đang sinh sống[106] Sự phong phú của nhu cầu thông tin còn phụ thuộc vào năng lực hoạtđộng của chủ thể truyền tin, sự lựa chọn nội dung của ban biên tập [80] Vai tròcủa chủ biên và các nhóm tác giả quyết định đến việc đưa ra nội dung thôngđiệp truyền thông [115], [116]
Hiệu quả của truyền thông phụ thuộc vào khả năng ảnh hưởng của nó đốivới công chúng Nó chịu sự chi phối mạnh mẽ của các yếu tố kỹ thuật từ kênhtruyền thông cũng như các yếu tố văn hoá, vị thế kinh tế - xã hội của đối tượnghướng tới Mặt khác, khó có thể đo lường chính xác ảnh hưởng của nội dungthông điệp đối với nhận thức và hành vi của người tiếp nhận thông tin [180].Trương Xuân Trường đo hiệu quả TTĐC qua ý kiến của người dân về hoạt độngtruyền thông, nội dung thông điệp, nhận thức và thái độ về vấn đề phản ánh trênTTĐC [161], [163]; hay bằng ý kiến của người dân về những lợi ích và tác động
Trang 36về mặt nhận thức, việc ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống [163] Nguyễn QuýThanh đánh giá hiệu quả TTĐC qua đo lường mối liên hệ giữa việc sử dụnginternet và lối sống của sinh viên Phạm Hương Trà (2011) đo bằng mức độ thỏamãn nhu cầu thông tin, sự tác động của thông tin đến tình cảm, suy nghĩ củacông chúng; lợi ích của thông tin cũng như sự tác động của thông tin đến hành vicủa công chúng [157]
Một số nghiên cứu về sự lạm dụng hình ảnh phụ nữ; hình ảnh về vai trò
xã hội của nam giới và phụ nữ trên TTĐC đã được phân tích nhìn từ thuyết kiến tạo xã hội Các nghiên cứu chỉ ra rằng, sự xuất hiện hình ảnh phụ nữ hay nam
giới trên TTĐC còn mang nhiều định kiến giới, gắn với các quan niệm vai tròtruyền thống, củng cố, khuyến khích các hành vi giới Những bài viết, ngôn ngữ,hình ảnh minh họa trên TTĐC ít nhiều phản ánh và khắc sâu thêm khuôn mẫu về
sự khác biệt giới, sự kỳ thị giới [27], [42], [54], [55], [59], khiến phụ nữ gặpkhông ít rào cản trong quá trình khẳng định vị trí, vai trò của mình và nam giớiphải đối mặt với các sức ép và kỳ vọng xã hội về vai trò trong gia đình và xã hội[59, tr.257] Theo đó, TTĐC có thể góp phần quan trọng phá vỡ hoặc củng cốthêm sự bất bình đẳng giới nếu người làm công tác truyền thông thiếu kiến thức
về giới [158]
1.2.3 Các hướng nghiên cứu khác
TTĐC về trẻ em được bàn nhiều trong cuốn sách tham khảo “Quyền trẻ
em và phương tiện thông tin đại chúng”, xuất bản năm 2000 của Tổ chức cứu trợtrẻ em của Thụy Điển tại Việt Nam Tổ chức này khẳng định: “Việc thể hiện trẻ
em trên các phương tiện thông tin đại chúng ảnh hưởng sâu sắc tới quan điểmcủa xã hội đối với trẻ em và cuộc sống của trẻ em, đồng thời cũng làm thay đổicách cư xử của người lớn đối với trẻ em” [155, tr.5] Tuy nhiên, phần lớn những
gì xuất hiện trên TTĐC không thực sự phản ánh các nguyên tắc và các điềukhoản trong CRC Cuốn sách đề cập đến bức tranh của TTĐC về quyền trẻ emvới nhiều tiêu cực, trẻ em không được tham gia vào hoạt động truyền thông;không cho các em nói lên tiếng nói của mình Tổ chức này đề xuất đường lối chỉđạo về trẻ em và truyền thông với những nguyên tắc hướng dẫn phóng viên phản
Trang 37ánh về trẻ em, đưa trẻ em vào truyền thông
Các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam rất coi trọng công tác truyềnthông về quyền trẻ em nhằm thúc đẩy tiến trình thực hiện quyền trẻ em ở ViệtNam Họ đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng tham gia của trẻ em như hỗ trợ một sốtỉnh thành lập câu lạc bộ phóng viên nhỏ, khuyến khích trẻ em viết báo, chụpảnh, làm phim và sử dụng internet như: dự án “Những cuộc đời trẻ thơ” của Tổchức cứu trợ trẻ em Anh tại Việt Nam; câu lạc bộ quyền trẻ em và câu lạc bộphóng viên nhỏ của Tổ chức tầm nhìn thế giới; câu lạc bộ làm phim hoạt hìnhcủa Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển và Ban Tuyên giáo Trung ương; chươngtrình truyền thông thử nghiệm Meena (Mai) của UNICEF và Trung ương HộiLiên hiệp phụ nữ Việt Nam; nâng cao năng lực tác nghiệp của phóng viên viết về
đề tài trẻ em trong dự án hợp tác giữa Khoa Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyêntruyền và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển, trong dự án hợp tác giữa Việnnghiên cứu Dư luận xã hội - Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Báo chí -Tuyên truyền và Tổ chức Cứu trợ trẻ em tại Việt Nam…
Trên lĩnh vực TTĐC, các sách tham khảo, bài báo, kỷ yếu khoa học chủ yếubàn và cung cấp cho các nhà báo kiến thức chung về vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ
em, tâm lý của công chúng trẻ em, các kỹ năng tác nghiệp và đạo đức nghề nghiệpcủa nhà báo và những vấn đề khác thuộc bếp núc của công tác truyền thông về đềtài trẻ em [30], [32], [34], [69], [101], [160] Ngày 09-8-2013, Trung tâm Bồidưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Tạp chí Nghề báo -Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Đưa tin về trẻ em và đạođức nghề nghiệp của nhà báo” khi mà các sai phạm về kỹ năng của nhà báo ngàycàng nhiều và câu hỏi được đặt ra là các nhà báo cần tuân thủ những nguyên tắc gì
để bảo vệ trẻ em
Trẻ em và TTĐC được các nhà nghiên cứu trên lĩnh vực báo chí, truyềnthông, các tổ chức quốc tế quan tâm, nghiên cứu, đề xuất giải pháp và có những nỗlực để bảo vệ, thúc đẩy tiến trình thực hiện quyền trẻ em
Tiểu kết chương 1
Trang 38Tổng quan tình hình nghiên cứu vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ
em được phân tích tập trung vào ba hướng nghiên cứu chính là: hướng nghiên cứu
về mặt lý luận để xác định được các vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻem; hướng nghiên cứu về mặt phương pháp, để xác định phương pháp phân tích nộidung thông điệp truyền thông; hướng nghiên cứu thực nghiệm, để xác định các nhân
tố tác động đến thực trạng Tất cả các nghiên cứu được điểm luận đều chưa đi sâuphân tích đầy đủ, toàn diện thực trạng vai trò của TTĐC đối với việc thực hiệnquyền trẻ em nhìn từ phía nhà truyền thông và công chúng cũng như các nhân tố tácđộng đến thực trạng Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về trẻ em trên TTĐC,chủ yếu nhận diện được hình ảnh trẻ em trên truyền thông hay đi vào những vấn đềthuộc bếp núc của công tác truyền thông
Đề tài “Vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phướchiện nay” sẽ tìm hiểu sâu những vấn đề chưa được nghiên cứu thấu đáo sau đây:
1- Từ các lý thuyết của xã hội học TTĐC, thuyết kiến tạo xã hội, lý thuyết
về vai trò và tri thức về quyền trẻ em, đề tài nhận diện và đánh giá thực trạng vai tròcủa TTĐC ở Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em Phân tích các nhân tố tácđộng đến thực trạng này
2- Công chúng đã đón nhận những thông điệp truyền thông về trẻ em nhưthế nào; có tác động ra sao đến nhận thức, thái độ của công chúng; cách công chúng
sử dụng các thông tin về quyền trẻ em vào cuộc sống
3- Đề xuất các giải pháp tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiệnquyền trẻ em
Trang 39Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm truyền thông đại chúng
Truyền thông là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm
người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau [131, tr.7-8] Nói một cáchngắn gọn, truyền thông là một quá trình truyền đạt thông tin [110, tr.10]
Truyền thông đại chúng: Có nhiều định nghĩa khác nhau:
Tạ Ngọc Tấn định nghĩa, TTĐC là hoạt động giao tiếp xã hội rộng rãi,thông qua các phương tiện thông tin đại chúng [131, tr.10]
Tony Bilton và cộng sự quan niệm, TTĐC là những thiết chế sử dụngnhững phát triển kỹ thuật ngày càng tinh vi của công nghiệp để phục vụ sự giao lưu
tư tưởng, những mục đích thông tin, giải trí và thuyết phục tới đông đảo khán thínhgiả, cho dầu bằng phương tiện báo chí, truyền thanh truyền hình, sách, tạp chí,quảng cáo hay bất cứ gì đó [153, tr.381]
Theo Mai Quỳnh Nam, TTĐC là toàn bộ những phương tiện lan truyềnthông tin như báo chí, truyền hình, phát thanh tới những nhóm công chúng lớn.Đặc điểm của các phương tiện TTĐC là các tin tức từ hệ thống này được truyền đếncông chúng một cách nhanh chóng, đều đặn và gián tiếp [83, tr.3]
Trần Hữu Quang quan niệm, TTĐC là một quá trình truyền đạt thông tin mộtcách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông qua các phương tiện TTĐC như báochí, phát thanh, truyền hình TTĐC là một quá trình xã hội, gồm ba thành tố: hoạtđộng truyền thông (như săn tin, chụp hình, biên tập, xuất bản, phát sóng ); các nhàtruyền thông (bao gồm các tổ chức truyền thông và những người làm công tác truyềnthông) và đại chúng (các tầng lớp công chúng rộng rãi) [110, tr.12-13]
Trong luận án này, truyền thông đại chúng (mass communication) được hiểu là một quá trình xã hội được thực hiện thông qua các phương tiện kỹ thuật TTĐC (mass media) nhằm quảng bá thông tin tới đông đảo công chúng trong xã hội
Trang 40Công chúng được hiểu là những cá nhân khuyết danh, thuộc mọi thành
phần xã hội, có quan hệ lỏng lẻo, trực tiếp hay gián tiếp tiếp nhận thông tin hoặcchịu ảnh hưởng từ tác động của thông tin từ TTĐC Theo đó, có công chúng đích,công chúng trực tiếp, công chúng gián tiếp và công chúng thực tế
TTĐC với tư cách là một quá trình tương tác xã hội (mass communication)khác với tư cách là phương tiện kỹ thuật (mass media)
TTĐC về quyền trẻ em được hiểu là một quá trình giao tiếp, tương tác xã hội
thông qua các phương tiện kỹ thuật TTĐC, giữa một bên là các cơ quan truyền thông, cán
bộ truyền thông với một bên là đông đảo công chúng trong xã hội nhằm thông tin, kiến tạonên các mô hình nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em trong thực tế theoCRC và pháp luật Việt Nam, góp phần thực hiện đầy đủ và toàn diện các quyền trẻ em
TTĐC có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, có tính chất công khai và rất phong phú về tin tức.
Thứ hai, rất nhanh chóng, kịp thời, có tính chất gián tiếp, định kỳ
Thứ ba, dành cho số đông, quảng đại quần chúng
Thứ tư, nội dung thông điệp có tính mục đích rõ rệt
Thứ năm, là một thiết chế xã hội quan trọng trong xã hội hiện đại khi mà
nhu cầu tiếp nhận thông tin của con người ngày càng tăng để thích ứng với nhữngthay đổi nhanh chóng của xã hội
Các loại hình TTĐC (các phương tiện TTĐC) bao gồm: sách, báo in (báo
viết), truyền hình (báo hình), phát thanh (báo nói), báo mạng điện tử, điện ảnh,quảng cáo, internet, băng, đĩa hình và âm thanh, mạng xã hội Trong đó, báo chí là
bộ phận chiếm vị trí trung tâm, vai trò nền tảng và có khả năng quyết định tính chất,khuynh hướng, chi phối năng lực và hiệu quả tác động của TTĐC [37]
2.1.1.2 Khái niệm quyền trẻ em
Trẻ em: Theo Điều 1 CRC, “trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi”
[173, tr.23] Ở Việt Nam, theo Điều 1 - Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ emnăm 2004, “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” [119, tr.4]
Trong luận án này, trẻ em được quan niệm là những công dân Việt Nam dưới 16 tuổi, là một nhóm xã hội đặc thù có các quyền được ghi trong luật pháp Việt Nam mà Nhà nước, gia đình, nhà trường và xã hội phải thực hiện và TTĐC đại