1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khóa luận vai trò của truyền thông đại chúng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay

71 735 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 404,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tham nhũng đang là một trong những vấn đề nóng, nan giải và bức xúc nhất trong nền chính trị ở tất cả các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tham nhũng hiện đã trở thành quốc nạn đe dọa đến sự tồn vong của Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Chính sự gia tăng của tình trạng tham nhũng đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến thanh danh của Đảng, làm suy giảm niềm tin của nhân dân. Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng chỉ ra bốn nguy cơ của cách mạng Việt Nam: “Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới do điểm xuất phát thấp; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa nếu không khắc phục được những lệch lạc trong chỉ đạo thực hiện; nạn tham nhũng và quan liêu; âm mưu và hành động diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch”9,tr.198. Trong đó, nguy cơ nạn tham nhũng và quan liêu là nguy cơ nguy hiểm nhất. Hiện nay, tình hình tham nhũng vẫn diễn ra rất phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của đất nước. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (tháng 12011), Đảng ta đã xác nhận tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng; đồng thời cảnh báo “Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng” 11,tr.172,185. Đại hội chỉ rõ: “Công tác phòng, chống tham nhũng chưa đạt được yêu cầu đề ra. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc xã hội”. Chính vì vậy, phòng, chống tham nhũng là công việc khó khăn, phức tạp, cần sự quyết liệt và kiên trì, là vấn đề ưu tiên hàng đầu cần phải giải quyết và là nhiệm vụ trọng tâm của toàn xã hội. Tham gia vào cuộc chiến tham nhũng, bên cạnh các cơ quan chức năng và quần chúng nhân dân còn có sự tham gia tích cực và mạnh mẽ của các cơ quan truyền thông đại chúng (TTĐC). Với thông tin nhanh chóng, chính xác, trung thực, khách quan và đa chiều, TTĐC đã trở thành một kênh thông tin quan trọng của nhân dân. Đánh giá tầm quan trọng của TTĐC đối với sự nghiệp cách mạng, Đại hội XI Đảng cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước…”11,tr 225. Thực tế cho thấy, nhiều vụ tham nhũng lớn trong nước được phát hiện, phanh phui đưa ra ánh sáng nhờ TTĐC và đã tạo được sự hưởng ứng tích cực từ nhân dân. TTĐC không chỉ đưa tin về tham nhũng, nó còn tuyên truyền, phê phán, cổ động quần chúng nhân dân tích cực trong cuộc phòng, chống tham nhũng nhằm làm trong sạch bộ máy nhà nước. Để tìm hiểu rõ ràng về vai trò của TTĐC trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng giúp cho Đảng, Nhà nước có những chính sách phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa vai trò to lớn của TTĐC đối với cuộc đấu tranh tham nhũng; nâng cao nhận thức, tính tích cực của quần chúng trong công tác phòng, chống tham nhũng, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Vai trò của truyền thông đại chúng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Chính trị học. 2. Tình hình nghiên cứu.

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TRONG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 8

1.1 Nhận thức chung về truyền thông đại chúng và vai trò của truyền thôngđại chúng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng 81.2 Đặc điểm của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng và yêu cầu đặt rađối với truyền thông đại chúng ở Việt Nam 25

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TRONG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 41

2.1 Thực trạng vai trò của truyền thông đại chúng trong cuộc đấu tranhphòng, chống tham nhũng ở Việt Nam 412.2 Một số giải pháp tăng cường hiệu quả của truyền thông đại chúng trongcông cuộc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam thời gian tới 56

KẾT LUẬN 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Trang 3

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tham nhũng đang là một trong những vấn đề nóng, nan giải và bứcxúc nhất trong nền chính trị ở tất cả các nước trên thế giới trong đó có ViệtNam Tham nhũng hiện đã trở thành quốc nạn đe dọa đến sự tồn vong củaĐảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa Chính sự gia tăng của tình trạngtham nhũng đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến thanh danh của Đảng, làm suy

giảm niềm tin của nhân dân Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của

Đảng chỉ ra bốn nguy cơ của cách mạng Việt Nam: “Nguy cơ tụt hậu xa hơn

về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới do điểm xuất phátthấp; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa nếu không khắc phục đượcnhững lệch lạc trong chỉ đạo thực hiện; nạn tham nhũng và quan liêu; âm mưu

và hành động diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch”[9,tr.198] Trong

đó, nguy cơ nạn tham nhũng và quan liêu là nguy cơ nguy hiểm nhất

Hiện nay, tình hình tham nhũng vẫn diễn ra rất phức tạp, ảnh hưởngkhông nhỏ đến sự phát triển của đất nước Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI (tháng 1-2011), Đảng ta đã xác nhận tình trạng suy thoái về tư tưởngchính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắnvới tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng; đồng thời cảnh báo

“Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khônlường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và củaĐảng”[11,tr.172,185] Đại hội chỉ rõ: “Công tác phòng, chống tham nhũngchưa đạt được yêu cầu đề ra Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêmtrọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi,gây bức xúc xã hội” Chính vì vậy, phòng, chống tham nhũng là công việckhó khăn, phức tạp, cần sự quyết liệt và kiên trì, là vấn đề ưu tiên hàng đầucần phải giải quyết và là nhiệm vụ trọng tâm của toàn xã hội

Trang 4

Tham gia vào cuộc chiến tham nhũng, bên cạnh các cơ quan chức năng

và quần chúng nhân dân còn có sự tham gia tích cực và mạnh mẽ của các cơquan truyền thông đại chúng (TTĐC) Với thông tin nhanh chóng, chính xác,trung thực, khách quan và đa chiều, TTĐC đã trở thành một kênh thông tinquan trọng của nhân dân Đánh giá tầm quan trọng của TTĐC đối với sựnghiệp cách mạng, Đại hội XI Đảng cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh:

“Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin,giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đạichúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước…”[11,tr 225]

Thực tế cho thấy, nhiều vụ tham nhũng lớn trong nước được pháthiện, phanh phui đưa ra ánh sáng nhờ TTĐC và đã tạo được sự hưởng ứngtích cực từ nhân dân TTĐC không chỉ đưa tin về tham nhũng, nó còn tuyêntruyền, phê phán, cổ động quần chúng nhân dân tích cực trong cuộc phòng,chống tham nhũng nhằm làm trong sạch bộ máy nhà nước

Để tìm hiểu rõ ràng về vai trò của TTĐC trong cuộc đấu tranh phòng,chống tham nhũng giúp cho Đảng, Nhà nước có những chính sách phù hợpnhằm nâng cao hơn nữa vai trò to lớn của TTĐC đối với cuộc đấu tranh thamnhũng; nâng cao nhận thức, tính tích cực của quần chúng trong công tác phòng,

chống tham nhũng, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Vai trò của truyền thông đại chúng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay”

làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Chính trị học

2 Tình hình nghiên cứu.

Thứ nhất, nhóm công trình về TTĐC và vai trò của TTĐC trong phòng, chống tham nhũng, tiêu biểu là:

+ Mikhailốp X.A (2004), Báo chí hiện đại nước ngoài: những quy tắc

và nghịch lý, Nxb Thông tấn, Hà Nội Cuốn sách dịch từ tiếng Nga là một

trong số sách nghiệp vụ báo chí được xuất bản nhằm đào tạo, bồi dưỡngnhững kiến thức cơ bản về báo chí Nội dung công trình này đề cập đến các

Trang 5

vấn đề: báo chí và xã hội, những xu hướng phát triển của báo chí trên thế giới,luật pháp và sự tự điều chỉnh của báo chí, những đặc điểm dân tộc trong sựphát triển của báo chí.

+ Lê Thanh Bình (2008), Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội,

Nxb CTQG, Hà Nội Cuốn sách tập trung làm rõ các vấn đề: Truyền thông đạichúng tham gia quản lý xã hội: các vấn đề chung và những lĩnh vực đặc thùtrong thời đại khoa học - công nghệ phát triển, hội nhập quốc tế; vai trò ngànhquan hệ công chúng; từ quan điểm truyền thông đại chúng phân tích các nhânvật, tác phẩm, sự kiện điển hình Đồng thời cuốn sách cũng phân tích vai tròcủa truyền thông đại chúng trong chống tham nhũng trên thế giới…

+ Nguyễn Văn Dũng (2011), Báo chí và dư luận xã hội, Nxb Lao động,

Hà Nội Công trình nghiên cứu khá sâu về mối quan hệ giữa báo chí và dưluận xã hội, phân tích bản chất dư luận xã hội, bản chất hoạt động báo chí, đặcđiểm báo chí hiện đại; mối quan hệ tác động của báo chí và dư luận xã hội; cơchế tác động của báo chí vào dư luận xã hội; vai trò của nhà báo trong quan

hệ với dư luận xã hội

+ Vũ Đình Hòe (chủ biên) (2000), Truyền thông đại chúng trong công

tác lãnh đạo, quản lý, Nxb CTQG, Hà Nội Cuốn sách giới thiệu những vấn

đề lý luận cơ bản về truyền thông và truyền thông đại chúng, các phươngtiện truyền thông đại chúng, những vấn đề về truyền thông đại chúng hiệnđại Điểm đáng lưu ý nhất là các tác giả đã phân tích vấn đề lãnh đạo, quản

lý và ứng xử với các phương tiện truyền thông đại chúng: mục đích vànguyên tắc, mối quan hệ giữa sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhànước đối với các phương tiện truyền thông đại chúng, luật pháp với cácphương tiện truyền thông đại chúng, hoạch ;và thông tin từ các phương tiệntruyền thông đại chúng

+ Dương Xuân Sơn (1996), Báo chí nước ngoài, Nxb Văn hóa Thông

tin, Hà Nội Cuốn sách giới thiệu khái quát về nền báo chí- lịch sử hình thành

Trang 6

và phát triển, tình hình kinh tế - xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng;

cơ cấu và các điều kiện phát triển báo chí các nước: Anh, Đức, Pháp, Tây BanNha, Mỹ, Hà Lan, Thụy Điển…

+ Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb CTQG, Hà Nội.

Công trình này trình bày khá toàn diện về các mặt, các lĩnh vực, các vấn đềcủa truyền thông đại chúng, như: truyền thông và truyền thông đại chúng;sách và xuất bản sách; báo in; phát thanh, truyền hình, quảng cáo; các loạihình truyền thông đại chúng khác (điện ảnh, hãng tin tức và internet); nhữngvấn đề truyền thông đại chúng trong thế giới hiện đại; lãnh đạo quản lý vàgiao tiếp với các phương tiện truyền thông đại chúng

Thứ hai, nhóm công trình về phòng, chống tham nhũng, tiêu biểu là: + Phan Xuân Sơn, Phạm Thế Lực (2010), Nhận diện tham nhũng và

các giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Nxb CTQG,

Hà Nội Công trình đã làm rõ nguồn gốc của tham nhũng, bản chất của thamnhũng, cách tiếp cận và phân loại tham nhũng, nhận diện tham nhũng theo cáccấp độ hành vi (tội phạm và chưa là tội phạm) và hiện tượng, những tác hạicủa tham nhũng…Từ đấy đưa ra các quan điểm, giải pháp nhằm phòng chốngtham nhũng ở Việt Nam

+ Nguyễn Xuân Yêm, Nguyễn Hòa Bình, Bùi Minh Thanh (2007),

Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam và thế giới, Nxb Công an nhân dân.

Công trình nghiên cứu về tham nhũng dưới góc độ tội phạm học Trong côngtrình này, tham nhũng được coi là một loại tội phạm liên quan đến chức vụ vàtội phạm kinh tế Các tác giả đã phân tích chi tiết các hành vi cấu thành tộiphạm tham nhũng và cách nhận dạng các tội phạm đó Ngoài những kiến thứcchung về tham nhũng, cuốn sách còn cung cấp những kỹ năng điều tra, đấutranh với loại tội phạm nguy hiểm này

+ Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Một số

bài nghiên cứu về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng Cuốn sách này

tập hợp nhiều bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và một số

Trang 7

nhà khoa học vè đường lối, chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Namqua các giai đoạn khác nhau

Thứ ba, nhóm công trình về vai trò của TTĐC trong phòng, chống tham nhũng, tiêu biểu là:

+Trần Danh Lân (2007), Báo chí trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay (Luận văn thạc sỹ) Công trình nghiên cứu

về lý luận và thực tiễn bảo chất, chức năng, vai trò và nhiệm vụ của báo chíViệt Nam hiện đại trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng; những thành tựu

và hạn chế của báo chí và đội ngũ các nhà báo nước ta trong cuộc đấu tranhchống tham nhũng qua hơn 20 năm Đổi mới, nhất là trong những năm gầnđây; phân tích những nguyên nhân khách quan và chủ quan cùng những bàihọc kinh nghiệm đã tạo nên những thành tựu của báo chí và các nhà báo nước

ta trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng; đưa ra các giải pháp nhằm tiếp tụcnâng cao và phát huy tác dụng, hiệu quả của báo chí nước ta trong cuộc đấutranh chống tham nhũng

+Trần Quang Nhiếp (chủ biên) (2005), Nâng cao hiệu quả của báo chí trong cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng ở nước ta hiện nay, Nxb

CTQG, Hà Nội Công trình đã cung cấp cho chúng ta những nghiên cứu vềbáo chí với chống quan liêu, tham nhũng; thực trạng của việc nâng cao hiệuquả của báo chí trong đấu tranh cống quan liêu, tham nhũng ở nước ta hiệnnay và những biện pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả của báo chí trong cuộcđấu tranh chống quan liêu, tham nhũng ở nước ta hiện nay

Những công trình nghiên cứu trên đã có cách tiếp cận về tham nhũng,vai trò của TTĐC ở nhiều mức độ, phạm vi khác nhau, trong chừng mực nhấtđịnh đã góp phần sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng về vaitrò của TTĐC đối với phòng, chống tham nhũng Tuy nhiên, xét ở góc độChính trị học, cho đến nay vẫn chưa có công trình chuyên sâu nào nghiên cứu

về vai trò của TTĐC trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ơ ViệtNam một cách có hệ thống Vì vậy, trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết

Trang 8

quả nghiên cứu trước đó, đề tài sẽ nghiên cứu sâu hơn về những vấn đề lýluận và thực tiễn về vai trò trò của TTĐC trong cuộc đấu tranh phòng, chốngtham nhũng ở Việt Nam, từ đó đề ra những giải pháp góp phần nâng cao chấtlượng hoạt động này

3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài

3.1 Mục đích

Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn vai trò của TTĐCtrong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, khóaluận kiến nghị một số giải pháp nhằm phát huy vai trò tích cực của TTĐCtrong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ

Để thực hiện mục đích trên, tác giả tập trung giải quyết các nhiệm vụ

cơ bản sau đây:

- Làm rõ một số vấn đề lý luận về TTĐC; tham nhũng; phòng, chốngtham nhũng; vai trò của TTĐC trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng

- Phân tích thực trạng của TTĐC trong cuộc đấu tranh phòng, chốngtham nhũng ở Việt Nam hiện nay

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò TTĐC trongcuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, tác giả xác định đối tượng nghiên cứu là vai tròcủa TTĐC trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò của TTĐC, trong cuộc đấu tranhphòng, chống tham nhũng ở Việt Nam từ năm 2005 (từ khi Luật phòng,chống tham nhũng năm 2005 ban hành) đến nay

Trang 9

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cở sở lý luận

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả khóa luận dựa vào chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sảnViệt Nam về TTĐC, về tham nhũng, phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam…

-để luận giải, phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện khóa luận, tác giả sử dụng các phương pháp:

hệ thống- cấu trúc; lôgic - lịch sử; phân tích - tổng hợp; so sánh; thống kê; thuthập và tìm kiếm thông tin tổng hợp từ các báo cáo; các tài liệu tham nhũng;các cơ quan báo chí và các thông tin mới nhất về phòng, chống tham nhũngtrên mạng Internet; phương pháp nghiên cứu tài liệu…

6 Những đóng góp về khoa học của đề tài

- Đề tài hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn của TTĐCtrong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng và vai trò của TTĐC đối vớivấn đề này ở Việt Nam hiện nay

- Đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của hoạt động này, đồng thờiđưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò của TTĐC trong cuộc đấutranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam trong thời kỳ xây dựng Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

7 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận khóa luận có kết cấu gồm 2 chương, 4 tiết

Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về truyền thông đại

chúng và vai trò của truyền thông đại chúng trong cuộc đấu tranh phòng,chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

Chương II: Thực trạng và giải pháp nhằm phát huy vai trò của truyền

thông đại chúng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Namhiện nay

Trang 10

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TRONG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1. Nhận thức chung về truyền thông đại chúng và vai trò của truyền thông đại chúng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng

1.1.1 Khái niệm, chức năng và đặc điểm của truyền thông đại chúng

1.1.1.1 Khái niệm

Truyền thông là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các

nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau [38,tr.7,8] Nóimột cách ngắn gọn, truyền thông là một quá trình truyền đạt thông tin[38,tr.10]

Đại chúng (mass) là đông đảo quần chúng nhân dân trong phạm vi

quốc gia, quốc tế

Tuyền thông đại chúng là một khái niệm có nội hàm rộng, hiện nay trong

giới khoa học chưa có định nghĩa thống nhất Từ nhiều góc độ, cách tiếp cậnkhác nhau (cơ chế tác động, chức năng, mục đích sử dụng…) mà TTĐC đượchiểu khác nhau

Theo Tạ Ngọc Tấn định nghĩa, TTĐC là hoạt động giao tiếp xã hộirộng rãi, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng [38,tr.10]

Theo Mai Quỳnh Nam, TTĐC là toàn bộ những phương tiện lan truyềnthông tin như báo chí, truyền hình, phát thanh tới những nhóm công chúnglớn Đặc điểm của các phương tiện TTĐC là các tin tức từ hệ thống này đượctruyền đến công chúng một cách nhanh chóng, đều đặn và gián tiếp [25,tr.3]

Theo Trần Hữu Quang, TTĐC là một quá trình truyền đạt thông tin mộtcách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông qua các phương tiện TTĐC

Trang 11

như báo chí, phát thanh, truyền hình TTĐC là một quá trình xã hội, gồm bathành tố: hoạt động truyền thông (như săn tin, chụp hình, biên tập, xuất bản,phát sóng ); các nhà truyền thông (bao gồm các tổ chức truyền thông vànhững người làm công tác truyền thông) và đại chúng (các tầng lớp côngchúng rộng rãi) [26,tr.12,13].

Tóm lại, có thể hiểu, TTĐC là hoạt động truyền đạt các thông tin có

tính phổ biến trong xã hội một cách rộng rãi và công khai thông qua các phương tiện thông tin đại chúng

Như vậy, TTĐC có 2 nội dung cơ bản: 1- Hoạt động truyền tải thôngtin cho công chúng: TTĐC giúp truyền tải những thông tin chính trị - xã hộimột cách rộng rãi, trên quy mô lớn Những thông tin này được truyền đi mộtcách nhanh chóng, chính xác, công khai, đều đặn tới đông đảo quần chúngnhân dân chứ không dành cho một số ít người 2- Sử dụng phương tiện truyềnthông đại chúng: TTĐC là hoạt động giao tiếp xã hội rộng rãi, thông qua cácphương tiện thông tin đại chúng Những sự kiện và vấn đề được xã hội hóathông qua các phương tiện thông tin đại chúng liên quan tới nhiều người cómối quan hệ xã hội rộng lớn, được nhân dân quan tâm, mong đợi và có khảnăng xâm nhập, lan rộng nhanh trong cộng đồng

Các phương tiện truyền thông đại chúng (PTTTĐC) là các phương tiện

truyền tải thông tin đến công chúng, bao gồm: báo, tạp chí, đài truyền hình, đàiphát thanh, internet… Theo nghĩa rộng, các phương tiện thông tin đại chúng làcác thiết chế xã hội đặc thù với sự trợ giúp của các công cụ kỹ thuật đặc biệtnhằm chuyển tải thông tin đến đông đảo công chúng Các phương tiện thôngtin đại chúng như truyền hình, đài phát thanh, báo chí và gần đây là máy vi tínhtạo ra những mắt xích quan trọng nối người này với người khác Nhữngphương tiện này có một đặc tính quan trọng là có khả năng truyền đạt nhiềuthông điệp từ một nguồn đơn lẻ đến rất nhiều người khác nhau trong cùng mộtlúc

Trang 12

Ngày nay, khi nói đến các PTTTĐC, trước hết người ta đề cập đến báochí (báo in, báo phát thanh, báo hình, báo điện tử) Đó là các kênh cơ bảnnhất, cốt lõi nhất, tiêu biểu cho sức mạnh, bản chất, xu hướng vận động pháttriển của truyền thông đại chúng Bởi vì, do những đặc tính vốn có của mình,báo chí là kênh TTĐC phổ cập và phát tán thông tin một cách nhanh chóng vàkịp thời nhất, tác động đến đông đảo người nhất, phong phú và sinh độngnhất, thường xuyên và liên tục nhất, định kỳ và đều đặn nhất.

1.1.1.2 Chức năng truyền thông đại chúng

Thứ nhất, chức năng thông tin

Thông tin là chức năng cơ bản đầu tiên của TTĐC bởi báo chí ra đờichính là đáp ứng nhu cầu thông tin - giao tiếp của con người, nhu cầu thôngbáo của cơ quan công quyền đối với mọi tầng lớp nhân dân và nhân dân cũng

có nhu cầu muốn biết những quyết định của chính quyền liên quan đến cuộcsống, thậm chí vận mệnh của họ

Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống cũng trở nên đa dạng và phứctạp hơn, những sự kiện xã hội cũng tăng lên theo cấp số nhân với trình độphát triển của xã hội Và theo lôgic thông thường thì nhu cầu thông tin củamọi người cũng tăng lên Ngoài ra, công chúng còn đòi hỏi thông tin đượcthường xuyên hơn, cập nhật hơn: hàng tuần, hàng tháng thậm chí hàng giờ

Nó phản ánh tính thời sự, tính định kỳ của TTĐC Điều đó cũng có nghĩa lànhu cầu thông tin tăng cả về số lượng, nội dung lẫn cả số lần được thông tin

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, cũng như thông tin đãvượt qua khái niệm không gian và thời gian, hầu hết các sự kiện, hoạt độngquan trọng xã hội đều được đưa tin một cách nhanh chóng, chính xác bằngnhiều phương tiện truyền thông khác nhau Đặc biệt, TTĐC luôn chú trọngcung cấp, phân tích những thông tin mang tính chính trị Đó là các thông tin

có ý nghĩa chính trị - xã hội thu hút sự chú ý quan tâm của các cơ quan nhànước hoặc gây áp lực đến các cơ quan nhà nước Những thông tin đó không

Trang 13

chỉ được phát một cách máy móc, rập khuôn mà thường kèm theo những nhậnđịnh, bình luận Tức là, TTĐC sắp xếp các sự kiện và giải thích các quanđiểm của mình, từ đó hình thành quan điểm trong nhân dân về những vấn đề

mà họ đưa ra

Thứ hai, chức năng giáo dục

Hoạt động thông tin của TTĐC chỉ có thể kích thích mọi người tích cựctham gia hoạt động chính trị - xã hội, đánh giá các sự kiện chính trị khi nóthực hiện chức năng giáo dục Như vậy, từ chỗ chỉ là phương tiện truyền tin,TTĐC đã trở thành một phương tiện giáo dục có hiệu quả

Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng bị cuốn hút vàoguồng máy kinh tế - chính trị của quốc gia cũng như quốc tế và yêu cầu vềhọc tập, nâng cao trình độ hiểu biết cũng vì thế mà tăng lên Nhà trườngkhông thể đáp ứng hết yêu cầu này và TTĐC là phương tiện lý tưởng để hỗtrợ, thay thế thông qua những hình thức đa dạng, hấp dẫn, dễ dàng trong cáchtiếp cận TTĐC chủ yếu chỉ chuyển tải những kiến thức phổ thông nhưng có

hệ thống ở mọi lĩnh vực (chính trị, kinh tế, văn hoá, lịch sử, tôn giáo, phápluật ) mang đến cho công chúng cái nhìn toàn diện, bức tranh toàn cảnh vềhiện thực đời sống xã hội Từ đó truyền thụ những giá trị văn hoá - lịch sử -khoa học, tích cực và tiến bộ của nhân loại

Một nội dung quan trọng của chức năng giáo dục đó là giáo dục chínhtrị - tư tưởng, tạo lập cho quần chúng một thế giới quan, nhân sinh quan đúngđắn, toàn diện, hình thành ở họ những quan điểm, lập trường, thái độ chính trịtiến bộ, tích cực Giáo dục không chỉ dừng lại ở chỗ cung cấp kiến thức màcòn tuyên truyền cái mới, cái chân - thiện - mỹ, đồng thời phê phán cái lỗithời, cái xấu, cái ác, định hướng những tiêu chí, giá trị, chuẩn mực, hành vi,giúp mỗi cá nhân thích ứng, hoà đồng trong hoạt động xã hội Với chức năngnày, TTĐC luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh vì tiến bộ của con người chống

Trang 14

lại những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, cảnh tỉnh dư luận về những gì đingược lại đạo lý và phi văn hoá.

Thứ ba, chức năng định hướng

Trong quá trình con người tiếp cận với những thông tin phong phú, đadạng mà các PTTTĐC mang lại, tất yếu sẽ hình thành ý thức xã hội, trong đó

dư luận xã hội là một yếu tố quan trọng bậc nhất Dư luận xã hội là nhận thức,

là phản ứng của nhân dân trước các sự kiện, hiện tượng, vấn đề thời sự hoặcmột nhân vật nào đó được thông qua TTĐC Dư luận xã hội có ý nghĩa đặcbiết quan trọng đối với sự ổn định chính trị - xã hội, là điều kiện sống còntrong sự phát triển xã hội Hơn nữa, đời sống xã hội hiện thực luôn sinh động

và biến đổi phù hợp với sự vận động của lịch sử hiện đại, sự nhận thức củacon người là dòng chảy không ngừng, theo đó yêu cầu về dư luận xã hội cũngcần thiết, thường xuyên được cập nhật

Tuy nhiên, sự định hướng này không phải áp đặt mà là giáo dục đi đôivới thuyết phục bằng lý lẽ Để hình thành dư luận xã hội đúng đắn và tíchcực, TTĐC còn phải phân tích, lý giải, chỉ ra bản chất, tính quy luật của cácbiến cố thời sự, định hướng cho nhân dân nhận thức và ứng xử hợp lý nhữngvấn đề đó

Thứ tư, chức năng giám sát và quản lý xã hội

Từ các chức năng thông tin, giáo dục, định hướng, TTĐC đã thực hiệnchức năng phản biện, kiểm tra, giám sát xã hội Giám sát và quản lý được coi

là hai mặt của một vấn đề cùng đảm bảo sự phát triển hợp lý và tích cực của

xã hội Với chức năng này, TTĐC giám sát cũng như phát hiện và cảnh báokịp thời những nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển chung; giúp hoàn thiệncách chính sách của Đảng và Nhà nước

Trong một số trường hợp, TTĐC còn có khả năng huy động lực lượng,

cổ động, kích lệ nhân dân tham gia hoạt động chính trị xã hội

Thứ năm, chức năng phát triển văn hoá

Trang 15

Hoạt động của TTĐC có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và pháttriển nền văn hoá TTĐC là kênh truyền bá, phổ biến một cách sinh động các

loại hình và các tác phẩm văn hoá - văn nghệ để nâng cao trình độ hiểu biết

chúng của nhân dân, khẳng định và phát huy những hía trị văn hóa tốt đẹp, hình thành và không ngừng hoàn thiện lối sống tích cực trong xã hội

[33,tr41] Trong điều kiện toàn cầu hoá TTĐC hiện nay, với lợi thế của mình,hàng ngày, hàng giờ các phương tiện TTĐC liên tục phổ biến những giá trịtruyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời giúp nhân dân tiếp cận có chọnlọc những tinh hoa văn hoá nhân loại Qua đó, TTĐC vừa giúp mỗi thànhviên trong xã hội nâng cao vốn tri thức, làm phong phú thêm đời sống tinhthần của mình, vừa góp phần hình thành nhân cách, hướng quần chúng nhândân vào những giá trị chân- thiện- mỹ, có lối sống văn minh, lành mạnh nhằmmục tiêu phát triển con người một cách toàn diện

Thứ sáu, chức năng giải trí và một số chức năng khác

Đến đây có lẽ không thể bỏ qua chức năng “xuyên suốt” của TTĐC làgiải trí Có thể nói, cùng với chức năng thông tin, giải trí đã làm cho truyềnthông trở thành “Đại chúng”

Giải trí luôn là một nhu cầu thực tế của con người Xã hội càng hiệnđại, nhịp độ cuộc sống càng gia tăng thì nhu cầu giải trí càng trở nên phongphú, sinh động và cấp thiết hơn Nó giúp cho con người xoá đi những căngthăng thần kinh, khắc phục những ức chế tâm lý do công việc tạo ra, đồngthời sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách hiệu qủa nhất, đem lại sự thoải mái

để con người có thể tiếp nhận cái mới và tái tạo sức lao động Chính vì thếgiải trí luôn có mặt trong hầu hết các hoạt động của các TTĐC đặc biệt làtruyền hình Ngoài ra, với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện đại,TTĐC còn mang chức năng dich vụ và thương mại

Như vậy, TTĐC với các chức năng của nó đã ảnh hưởng trực tiếp hoặcgián tiếp đến những bình diện khác nhau của cuộc sống con người và nó

Trang 16

không thể thiếu trong sự vận động phát triển của xã hội hiện đại Đặc biệt,TTĐC có mối quan hệ rất gần gũi với chính trị, nó không chỉ có tác động tolớn đến ý thức giác ngộ chính trị của quần chúng mà còn tham gia tích cựcvào các hoạt động chính trị, các tiến trình chính trị.

1.1.1.3 Đặc điểm của truyền thông đại chúng

Thứ nhất, có tính chất công khai và rất phong phú về tin tức.

Đối tượng tác động của TTĐC là đông đảo công chúng, cư dân ở mộtvùng rộng lớn hoặc phạm vi quốc gia, quốc tế Đó là tính chất công khai củaTTĐC Công khai tức là “không giữ kín, mà để cho mọi người có thể biết”[17] Đặc điểm công khai của TTĐC là TTĐC thông tin sự kiện, xã hội hóa sựkiện, vấn đề và làm cho nói trở thành sự kiện và vấn đề xã hội, thậm chí làtoàn cầu, được mọi người quan tâm Sự kiện đó sẽ tác động vào nhận thức,thái độ và hành vi của hàng triệu người, lay động, chi phối, thậm chí lũngđoạn hàng triệu người Đó chính là nguồn gốc sức mạnh xã hội của TTĐC

Đặc điểm phong phú của TTĐC được biểu hiện ở chỗ, đối tượng phảnánh của TTĐC là các sự kiện và vấn đề đã và đang diễn ra trên tất cả mọi lĩnhvực đời sống xã hội, từ chính trị, kinh tế, văn hóa….Và đối tượng tác động màTTĐC hướng tới hết sức phong phúc, đa dạng Chính đối tượng tác động nàyquy định đặc điểm phong phú và đa dạng của TTĐC, bởi vì TTĐC cần hướngtới thỏa mãn nhu cầu thông tin của công chúng, phục vụ công chúng xã hội

Thứ hai, rất nhanh chóng, kịp thời, có tính chất định kỳ, đều đặn.

TTĐC có khả năng cung cấp cho công chúng nhiều thông điệp mộtcách nhanh chóng, kịp thời nhất, phong phú và sinh động nhất, từ thông tinnhanh đến thông tin chi tiết, từ miêu tả đến phân tích, bình luận…Với sự pháttriển của cách mạng khoa học – kỹ thuật và công nghệ thông tin, TTĐC đãkhông ngừng phát triển và thể hiện tính phong phú, đa dạng trong nội dung,hình thức, phương thức và sản phẩm thông tin – giao tiếp

Trang 17

Định kỳ có thể được hiểu là “từng khoảng thời gian nhất định, sau đó

sự việc lại xảy ra” Trong báo chí, theo đó, cứ sau một khoảng thời gian, sảnphẩm báo chí được xuất bản, được truyền phát đi Cứ như thế, định kỳ, đềuđặn lặp đi lặp lại Với tính định kỳ này đã quy định nề nếp làm việc của cơquan báo chí cũng như phong cách hoạt động của nhà báo

Thứ ba, tính dễ nhớ, dễ hiểu và dễ làm theo.

Tính chất giao tiếp đại chúng yêu cầu thỏa mãn trình độ chung củacông chúng Do đó, các thông điệp phát ra phải đảm bảo để công chúng hiểungay lập tức và cùng hiểu như nhau để có thể chia sẻ, nhận thức hoặc xử lykịp thời, hiểu quả Điều này đòi hỏi thông điệp phải được thiết kế phù hợp đểngười nông dân có trình độ trung bình tiếp nhận không thấy khó hiểu và nhàkhoa học không thấy nhàm chán

Thứ tư, nội dung thông điệp có tính mục đích rõ rệt.

Mục đích chính trị, tính định hướng của hoạt động TTĐC rất rõ ràng.Người sử dụng cũng như công chúng tiếp nhận đều ý thức về mục đích vàtính định hướng của các thông điệp Trong những tình huống khác nhau, mụcđích của TTĐC không như nhau, nhưng dù mục đích nhằm trực tiếp vào vănhóa, giải trí, kinh tế hay xã hội, thì mục đích xuyên suốt và bao trùm của nóvẫn là mục đích chính trị - xã hội Bởi vì TTĐC liên quan đến đông đảo côngchúng xã hội, đến việc tập hợp lực lượng và thu phục những “bạn đồng minh”như V.I.Lênin đã khẳng định từ đầu thế kỷ XX

Thứ năm, tính gián tiếp.

Hầu hết các kênh TTĐC, trong quá trình chuyển tải thông điệp, không

có sự tiếp xúc trực tiếp giữa chủ thể và khách thể mà dùng các phương tiện kỹthuật làm vật trung gian truyền dẫn Do đó, muốn nâng cao năng lực và hiểuquả truyền thông, không thể không tính đến việc đầu tư và đổi mới công nghệ,hình thức và phương thức truyền dẫn thông điệp; mặt khác, cần nắm vững cácđặc trưng của mỗi kênh giao tiếp để có thể khai thác triệt để

Trang 18

Thứ sáu, các sự kiện và vấn đề đăng tải trên TTĐC luôn hướng tới việc

thỏa mãn, phục vụ nhu cầu, mong đợi của công chúng xã hội và nhân dân.Những sự kiện được thông tin liên quan mật thiết đến việc giải thích và giảiđáp, tháo gỡ những vấn đề bức xức trong cuộc sống của đông đảo cư dân.Trong xã hội thông tin thời đại số hóa, TTĐC đã và đang trở thành diễn đànchia sẻ thông tin, tư tưởng, tình cảm, kỹ năng và kinh nghiệm của đông đảonhân dân

Xã hội ngày càng phát triển, con người càng văn minh, khoa học côngnghệ càng hiện đại đã tác động đến nhu cầu thông tin của con người

Lĩnh vực hoạt động giao tiếp của TTĐC rất rộng, bao trùm các lĩnh vựccủa đời sống xã hội [13,tr.10] Bản thân thuật ngữ TTĐC gợi mở cho thấy quátrình và hoạt động, quy mô và phạm vi truyền thông: đại chúng về nguồn phát(nhà báo, chính khách, doanh nghiệp, chuyên gia, công chúng…); đại chúng

về phương tiện truyền tải, kênh truyền tin và công nghệ thông tin (sách, báo,tạp chí, phát thanh, truyền hình, điện ảnh, internet, truyền thông đa phươngtiện, kỹ thuật truyền sóng, kỹ thuật số…); đại chúng về đối tượng tiếp nhậnthông tin (là các nhóm, cộng đồng xã hội đủ mọi giới, nam, nữ, nghề nghiệp,dân tộc, tôn giáo…); đại chúng về hiệu quả, phạm vi ảnh hưởng (không chỉ bóhẹp trong vùng, khuôn khổ một quốc gia dân tộc mà còn vượt ra cả khu vực,thậm chí toàn cầu)

1.1.2 Bản chất, nguyên nhân và tác hại của tham nhũng

1.1.2.1 Bản chất của tham nhũng

Tham nhũng (corruption) là một hiện tượng trong xã hội trong đó tổchức, tập đoàn, cá nhân…lợi dụng những ưu thế về chức vụ, cương vị, uy tín,nghề nghiệp, hoàn cảnh của mình hoặc người khác, lợi dụng những sơ hở củapháp luật để làm lợi bất chính Đây không chỉ là vấn đề của riêng một quốcgia mà là vấn nạn chung của cả thế giới

Trang 19

Có rất nhiều khái niệm về tham nhũng được đưa ra Trước hết, Tài liệu

hướng dẫn của Liên hợp quốc về chống tham nhũng cho rằng: “tham nhũng –

đó là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng”.

Công ước Luật dân sự về chống tham nhũng của Hội đồng châu Âu(thông qua tại cuộc họp thượng định lần thứ hai ở Strasbourg tháng 10/1997)đưa ra định nghĩa: Tham nhũng là việc đòi hỏi, gợi ý, đưa hoặc nhận trực tiếphoặc gián tiếp của hối lộ hoặc lợi thế bất chính khác hoặc triển vọng của hối

lộ hay lợi thế bất chính đó, làm ảnh hưởng đến sự thực hiện đúng đắn nhiệm

vụ hoặc công việc của người nhân hối lộ hoặc lợi thế bất chính hoặc triểnvọng về của hối lộ bất chính đó [31,tr.223]

Tổ chức Minh bạch quốc tế cho rằng: Tham nhũng là hành vi của ngườilạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ lợi ích

Ở đề tài này, tác giả xin lấy khái niệm tham nhũng trong Luật phòng,chống tham nhũng được Quốc hội thông qua năm 2005, ở Khoản 2 Điều 1làm cơ sở khái niệm tham nhũng: “Tham nhũng là hành vi của người có chức

vụ, quyền hạn, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”[16]

Tham nhũng đã xuất hiện từ xưa, nó gắn liền với sự tư hữu cá nhân, khi

xã hội phân chia thành giai cấp, ra đời và tồn tại song song cùng với sự pháttriển của Nhà nước Đây là một hiện tượng xã hội phản ánh các yếu tố chínhtrị, kinh tế, văn hóa, truyền thống, tập quán của một dân tộc, một quốc gia;

Trang 20

tham nhũng bao gồm những hành vi nguy hiểm ở mức độ cao cho xã hội, nhànước và nhân dân

Thực chất, tham nhũng là do tha hoá quyền lực chính trị và quyền lựcnhà nước Nguyên nhân gốc rễ của nó là do việc tổ chức và sử dụng sai lệchquyền lực chính trị, quyền lực nhà nước Từ đó, tự giác hay không tự giác tạo

ra các hành vi lạm quyền, chuyên quyền, nhược quyền, vô quyền…Vì vậy,trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước, chủ thể tham nhũng sử dụng cáclợi thế về cấp bậc, chức vụ, vị trí thuận lợi trong hệ thống Nhà nước vàonhững hành vi vụ lợi Mặt khác, do thiếu quyền lực từ phía các cơ quan nhànước không có lợi thế, cơ quan cấp dưới, người dân, các tổ chức xã hội côngdân hoặc doanh nghiệp thiếu hay không có khả năng kiểm soát quyền lực nhànước, họ rơi vào trạng thái phải hối lộ để thực hiện các mục tiêu của mình

Chủ thể tham nhũng là những người có chức vụ và quyền hạn bao gồm:cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệpnhà nước…Chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ và quyền hạn được giao đểmang lại lợi ích cho mình, cho gia đình mình và cho người khác Mục đíchcủa hành vi tham nhũng là vụ lợi về lợi ích vật chất và tinh thần

1.1.2.2 Nguyên nhân tham nhũng

Tham nhũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan:

Về nguyên nhân khách quan:

Xuất phát từ hệ thống chính trị (HTCT), bất kỳ HTCT thiếu khả năngkiểm soát, yếu kém, chậm đổi mới, trình độ quản lý lạc hậu, phi dân chủ, mứcsống thấp, quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị bị phân chia tùy tiện,không được kiểm soát, dể bị lạm dụng sẽ dẫn đến tình trạng nảy sinh và pháttriển tình trạng tham nhũng

Tại các cuộc đàm phán về Công ước chống tham nhũng của Liên hợpquốc trước đây, người ta đều khẳng định là nơi nào hệ thống pháp luật cònlỏng lẻo, các quy trình ra quyết định và hoạch định chính sách còn thiếu minhbạch, thủ tục hành chính còn rườm rà, lương công chức còn thấp… thì ở đó

Trang 21

tình trạng tham nhũng có xu hướng gia tăng cả về tính chất và mức độ, đồngthời số vụ có tính chất xuyên quốc gia cũng xuất hiện ngày càng nhiều [32].

Về nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ Nhà nước bị suy

thoái, công tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên yếu kém Một bộ phậnkhông nhỏ đảng viên, cán bộ, công chức suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩmchất đạo đức, lối sống Không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành,

kể cả cán bộ lãnh đạo cao cấp còn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìnphẩm chất đạo đức, chưa đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng

Thứ hai, sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng ngừa và đấu tranh

chống tham nhũng ở một số nơi chưa chặt chẽ, sâu sát, thường xuyên; việc xử

lý tham nhũng chưa nghiêm Với việc quản lý buông lỏng trong kiểm tra,giám sát, lợi dụng những khẽ hở trong cơ chế, chính sách để làm những điềuphi pháp, chiếm dụng của công thành của riêng

Thứ ba, chức năng, nhiệm vụ của nhiều cơ quan Nhà nước trong cuộc

đấu tranh chống tham nhũng chưa rõ ràng, chồng chất Một số quy định củaĐảng và Nhà nước còn chưa đồng bộ, có nhiều thay đổi, chồng chéo, mâuthuẫn, không có tính khả thi, dễ bị lợi dụng để làm trái trục lợi; cơ chế phâncấp, phân quyền, trao quyền cho tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầuchưa rõ ràng, đầy đủ, trong khi chưa có cơ chế để kiểm tra, giám sát, kiểmsoát, xử lý kịp thời, chặt chẽ việc trao quyền và thực thi quyền lực đượctrao của tổ chức, cá nhân, chưa có chế tài xử lý nghiêm minh vi phạm, kể

cả trách nhiệm liên đới, dẫn đến tình trạng dễ bị lợi dụng để trục lợi, thamnhũng

Thứ tư, thiếu các công cụ phát hiện và xử lý tham nhũng hữu hiệu

trong khi mức độ tham nhũng ngày càng lớn và tinh vi Tính chất tham nhũngngày càng phức tạp và nghiêm trọng

1.1.2.3 Tác hại của tham nhũng

Trang 22

Thứ nhất, tác hại về kinh tế

Tham nhũng gây thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà nước, của tập thể

và của công dân Hậu quả của hành vi tham nhũng không chỉ là việc tàisản, lợi ích của Nhà nước, của tập thể hoặc của cá nhân bị biến thành tàisản riêng của người thực hiện hành vi tham nhũng, mà nguy hiểm hơn,hành vi tham nhũng còn gây thiệt hại, gây thất thoát, lãng phí một lượnglớn tài sản của Nhà nước, của tập thể, của công dân Việc một số cán bộ,công chức quan liêu, sách nhiễu đối với nhân dân trong khi thực thi công

vụ, lạm dụng quyền hạn trong khi thi hành công vụ khiến cho nhân dânphải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để có thể thực hiện đượccông việc của mình như: xin cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận,hoặc các loại giấy tờ khác

Thứ hai, tác hại về chính trị

Tham nhũng phá hoại đội ngũ cán bộ, tầm thường hoá hệ thống phápluật, là nguyên nhân liên quan trực tiếp đến sự sống còn của Nhà nước Táchại của tham nhũng không chỉ dừng lại ở phương diện thiệt hại vật chất hàngngàn tỷ đồng, hàng trăm triệu USD của Nhà nước mà tham nhũng sẽ làm tầmthường hoá hệ thống pháp luật của Nhà nước, kỷ cương xã hội không thể giữvững, gây mất đoàn kết nội bộ, làm giảm uy tín của Nhà nước trước nhân dân

và là cơ hội để cho kẻ thù phá hoại, xâm lược Tham nhũng tất yếu dẫn đếnphá hoại đội ngũ cán bộ Nhà nước bởi vì những kẻ tham nhũng sẽ lừa dối và

hư hoá cấp trên làm cho bộ máy trở thành quan liêu, chúng sẽ tăng cường đưathêm kẻ xấu vào guồng máy và triệt hại đội ngũ viên chức chưa tốt.Thamnhũng sẽ làm cho quần chúng mất đi sự tin tưởng vào đường lối lãnh đạo củaĐảng và Nhà nước và đây cũng là nguyên nhân căn bản nhất dẫn đến thấtbại của Đảng và Nhà nước Công ước Liên châu Mỹ về chống tham nhũngthừa nhận rằng: “Tham nhũng làm giảm tính chính đáng của các cơ quan

Trang 23

công quyền, xâm hại xã hội, nền tảng đạo đức và công lý cũng như sự pháttriển toàn diện của con người [33,tr.233].

Thứ ba, tác hại về xã hội

Tham nhũng xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩnmực đạo đức xã hội, tha hoá đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước.Trướcnhững lợi ích bất chính đã hoặc sẽ có được khi thực hiện hành vi thamnhũng, nhiều cán bộ, công chức đã không giữ được phẩm chất đạo đứccủa người cán bộ cách mạng, không phục vụ nhân dân mà hướng tới cáclợi ích bất chính, bất chấp việc vi phạm pháp luật, làm trái công vụ, tráilương tâm, đạo đức nghề nghiệp Vì vậy, tham nhũng không chỉ phát sinh

ở trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, đầu tư, xây dựng cơbản, quản lý đất đai… mà còn có xu hướng lan sang các lĩnh vực từ trướctới nay ít có khả năng xảy ra tham nhũng như: văn hoá, y tế, giáo dục, thểdục, thể thao Thậm chí, cả những lĩnh vực lẽ ra không thể có thamnhũng, cả dưới góc độ đạo đức và pháp luật, như lĩnh vực phúc lợi xã hộihay bảo vệ pháp luật Hành vi tham nhũng xảy ra không ít trong cácchương trình trợ cấp cho thương binh, liệt sĩ, các gia đình chính sách;tham nhũng tiền, hàng hoá cứu trợ xã hội, trong cả xét duyệt công nhận ditích lịch sử, văn hoá, thi đua khen thưởng Thậm chí tham nhũng còn xảy

ra trong các cơ quan bảo vệ pháp luật

Tác hại nguy hiểm của tệ tham nhũng, lãng phí gây ảnh hưởng trực tiếpđến hiệu quả của việc thực hiện chủ trương, chính sách về kinh tế - xã hộihoặc một nhiệm vụ quản lý nhất định của Nhà nước

1.1.3. Vai trò của truyền thông đại chúng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng

1.1.3.1 Truyền thông đại chúng tham gia vào hoạch định đường lối chính sách phòng, chống tham nhũng

Trang 24

Tham nhũng hiện nay vẫn là vấn đề nhức nhối của các quốc gia Công

tác phòng, chống tham nhũng còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế nhất vẫn trongviệc xây dựng thể chế pháp luật về phòng, chống tham nhũng Vì vậy, việcxây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách và thể chế pháp luật về chống thamnhũng luôn được quan tâm

Trong cuộc tác xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật

về chống tham nhũng, TTĐC đã có những đóng góp quan trọng trong việcphòng, ngừa nạn tham nhũng Thông qua các kênh thông tin, TTĐC đã tạođiều kiện cho các nhà khoa học, các chuyên gia, quần chúng nhân dân có thểtham gia trao đổi, đóng góp ý kiến của mình Từ đấy, TTĐC là kênh thôngtin, nguồn tài liệu quan trọng cung cấp thông tin cho các nhà làm chính sáchchống tham nhũng để có thể đưa ra những chính sách hoàn thiện về phòng,chống tham nhũng

Với sự ảnh hưởng vô cùng lớn của TTĐC cho nên các nhà làm chínhsách sẽ dựa vào TTĐC khảo sát, lất ý kiến của nhân dân để xây dựng chínhsách Đồng thời, thông qua TTĐC sẽ tham dò ý kiến của dư luận về nhữngchính sách đó Từ đấy, có sự bổ sung cũng như hoàn thiện hơn cơ chế, chínhsách và pháp luật phòng, chống tham nhũng trong thực tiễn Thông quaTTĐC, cán bộ, công chức được trang bị thêm những kiến thức cơ bản và mới

cả về lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tham nhũng Những vấn đề

lý luận, khoa học, những nguồn tư liệu thông tin quan trọng cho các cán bộchuyên môn và lãnh đạo tham khảo, vận dụng vào công tác phòng, chốngtham nhũng

1.1.3.2. Truyền thông đại chúng phát hiện hành vi tham nhũng

Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, TTĐC đã cùng với cáclực lượng tích cực phát hiện các vụ việc, đấu tranh mang lại những kết quả thiếtthực TTĐC đã công khai và thẳng thắn đấu tranh phê phán mạnh mẽ nhữngtập thể cá nhân vi phạm pháp luật TTĐC theo dõi, cảnh báo những nơi có

Trang 25

nguy cơ tham nhũng, vừa tham gia phát hiện và tạo nên dư luận mạnh mẽ, đòihỏi các cơ quan trong bộ máy nhà nước phải hoàn thiện cơ chế xây dựng, bồidưỡng cán bộ, đảng viên, công chức về nhân cách, đạo đức, lối sống để phòngngừa, ngăn chặn và xử lý tham nhũng Một khi TTĐC phát hiện các nghị sỹquốc hội có những điều khuất tất, họ có quyền điều tra, tìm kiếm sự thật vàcông bố sự thật đó trước công chúng [1,tr.134] TTĐC đã đi tiên phong trênmặt trận đầy khó khăn này Nó được coi là “mũi nhọn”, là một trong nhữngcông cụ, phương tiện hữu hiệu giữa cuộc đấu tranh chống quan liêu, thamnhũng Thực tế cho thấy nhờ có sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả của TTĐC mànhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng, phản động… được đưa ra ánh sáng, xử lýkịp thời, đúng pháp luật.

Hiện nay, TTĐC là một trong những vũ khí quan trọng trong cuộc đấutranh chống hiện tượng tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy nhà nước TTĐC

đã thực sự “nhập cuộc”, trở thành nơi cung cấp thông tin cho mọi tầng lớpnhân dân về thực trạng tham nhũng, diễn biến đấu tranh chống tham nhũng vàkết quả của từng vụ việc sau quá trình đấu tranh ấy TTĐC đã trở thành nơicung cấp thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, cập nhật từng ngày,từng giờ, thậm chí từng phút cho mọi tầng lớp nhân dân về thực trạng thamnhũng, diễn biến đấu tranh chống tham nhũng và kết quả của từng vụ việc sauquá trình đấu tranh ấy Với nhiều kênh thông tin khác nhau, các cơ quantruyền thông đại chúng đã đưa nhiều tin, bài, ảnh về công tác phòng chốngtham nhũng với số lượng ngày càng tăng Không chỉ trực tiếp thông tin,phanh phui các vụ việc tham nhũng, báo chí còn truyền bá kinh nghiệm chốngtham nhũng; cổ vũ các nhân tố tích cực đấu tranh chống tham nhũng ở trongnước và chuyển tải đến công chúng tình hình đấu tranh bài trừ tham nhũngtrên thế giới

1.1.3.3 Truyền thông đại chúng lên án hành vi tham nhũng

Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, TTĐC đã tiến hànhcuộc đấu tranh này một cách thường xuyên, kiên trì, cương quyết, dũng cảm

Trang 26

và trách nhiệm trước nhân dân Bằng các địa chỉ, tên người, số liệu, tư liệu cụthể, xác thực, TTĐC đã nêu công khai trên công luận những vụ việc tiêu cực

để dư luận biết, lên án, giúp các cơ quan chức năng điều tra, xử lý; giúp các tổchức và cá nhân tự sửa chữa sai phạm của mình Thực tế cho thấy nhờ có sự

hỗ trợ tích cực và hiệu quả của TTĐC mà nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng,phản động… được đưa ra ánh sáng, xử lý kịp thời, đúng pháp luật

Hầu hết đa đó người dân biết được các thông tin từ TTĐC Thông quacác bản tin, TTĐC cung cấp những vụ án tham nhũng đang xảy ra, từ đây tạo

sự thu hút chú ý từ quần chúng nhân dân Khi sự tập trung của TTĐC vào mộtvấn đề nào đó, buộc các quan chức phải chú ý và khi có sức ép quá lớn củaquần chúng thì vấn đề đó phải được quan tâm, tìm ra phương thức, phươngpháp giải quyết Trên thực tế, khi TTĐC lên tiếng về những vụ việc thamnhũng thì các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc nhanh hơn để xem xét, xử lý.Thông qua đó, TTĐC góp phần thúc đẩy hoàn thiện cơ chế quản lý, chấnchỉnh sai phạm, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước

1.1.3.4 Truyền thông đại chúng nêu gương những tấm gương điển hình trong phòng, chống tham nhũng

Trước hết, để nhân dân hiểu rõ hơn về sứ mệnh của mình trong công tácphòng, chống tham nhũng, TTĐC có vai trò tuyên truyền các quy định củapháp luật về đấu tranh, phòng, chống tham nhũng và tác hại của tham nhũngđến sự phát triển của xã hội để mọi người dân hiểu rõ Trên cơ sở đó, mọingười ý thức được trách nhiệm của mình trong đấu tranh phòng, chống thamnhũng TTĐC đã góp phần làm công chúng hiểu rõ, đấu tranh chống thamnhũng tiêu cực là cuộc đấu tranh dai dẳng, quyết liệt, nó không thể thànhcông, kết thúc một sớm một chiều TTĐC cũng góp phần giúp cho côngchúng hiểu rõ, đây là cuộc đấu tranh mang tính chất thời đại Không một quốcgia nào lại không coi trọng việc đấu tranh chống tham nhũng

Trang 27

Nhờ tính dân chủ trong báo chí đã tạo động lực cho mọi người, ở tất cảcác cấp, ngành, địa phương bày tỏ được chính kiến chống tham nhũng, nângcao khả năng chống tham nhũng trong thực tiễn – xã hội Nhờ báo chí cổ vũ,người dân đã không còn bàng quang; mà ngược lại ngày càng tham gia trựctiếp và sâu sắc hơn vào quá trình đấu tranh này Bên cạnh đó, để nâng cao hơnnữa sự tham gia tích cực của quần chúng, báo chí đã luôn khuyến khích, khentặng những tấm gương đã có những đóng góp tích cực vào việc đẩy lùi nạntham nhũng, làm trong sạch bộ máy nhà nước

Tóm lại, các phương tiện TTĐC đã đi tiên phong trên mặt trận đấutranh chống tham nhũng, vừa tích cực phản ánh, tố giác các vụ việc, hành vitham nhũng, xử lý các vụ việc tham nhũng Nhiều vụ việc tham nhũng đãđược TTĐC phanh phui, thẳng thắn phê bình, đấu tranh mạnh mẽ những cánhân vi phạm pháp luật, làm giàu bất chính, góp phần quan trọng trong việcđẩy lùi nạn tham nhũng

1.2. Đặc điểm của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng và yêu cầu đặt ra đối với truyền thông đại chúng ở Việt Nam

1.2.1 Đặc điểm của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam

1.2.1.1 Đặc điểm tham nhũng ở Việt Nam

Tham nhũng ở Việt Nam có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, Chủ thể tham nhũng ở Việt Nam là những người có chức vụ

trong bộ máy chính quyền Cụ thể là:

- Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khithực hiện công vụ đó[13,tr.8]

Trang 28

Người có chức vụ, quyền hạn đã thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ,quyền hạn, lợi dụng địa vị công tác được giao để không làm hoặc làm trái vớicông vụ mà mình phải thực hiện và thực hiện đúng quy định của pháp luật,gây thiệt hại chung cho lợi ích Nhà nước, xã hội và công dân.

Đất nước đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,hội nhập quốc tế Một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý nắm giữ khối lượngtài sản, nguồn vốn lớn của tập thể, của Nhà nước, đó là môi trường để chủnghĩa cá nhân vụ lợi, thực dụng phát triển Việc công khai, minh bạch trongcác hoạt động có liên quan đến người dân, doanh nghiệp, trong quản lý tàichính, tài sản của nhà nước, trong công tác cán bộ còn nhiều hạn chế

Thứ hai, tham nhũng ở Việt Nam hiện nay mang tính phổ biến, xảy ra

trong các cấp, các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội

Hiện nay, tệ tham nhũng ngày càng trầm trọng, trở nên phổ biến trongtất cả các lĩnh vực từ công an đến hải quan, từ tài nguyên môi trường đến xâydựng, thuế, ngân hàng, y tế, giáo dục cho đến cả thanh tra, kiểm sát, tòa án…

Từ lĩnh vực kinh tế cho đến cả chính trị với quy mô các vụ án ngày càng lớn,tính chất ngày càng nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, thủ đoạn ngày càngtinh vi, khó phát hiện do các đối tượng tham nhũng thường có chức vụ, quyềnhạn, có trình độ hiểu biết pháp luật, quan hệ rộng, liên kết với nhau thành cácnhóm lợi ích Tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng,tín dụng, chứng khoán tiếp tục diễn biến phức tạp, gây thất thoát lớn tài sản củaNhà nước Tham nhũng rất dễ xảy ra trong các lĩnh vực sau: Mua sắm công vàxây dựng cơ bản; trong quản lý dự án đầu tư xây dựng; trong lĩnh vực tàichính, ngân sách và kiểm toán; trong huy động và sử dụng đón góp của nhândân; trong sử dụng các khoản hỗ trợ viện trợ; trong quản lý doanh nghiệp nhànước và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; trong sử dụng đất, nhà ở; tronglĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, thể dục thể thao; trong giải quyếtkhiếu nại tố cáo; trong lĩnh vực tư pháp; trong công tác tổ chức – cán bộ.Thiệt hại do tham nhũng gây ra đối với ngân sách nhà nước, tài sản của nhân dân,

Trang 29

doanh nghiệp rất lớn nhưng giá trị tài sản thu hồi thấp Tham nhũng làm thay đổimọi lãnh vực trong trong xã hội như kinh tế, luật pháp quốc gia, dân chủ, luân lý,giáo dục Những tổn thất do tham nhũng gây nên thật khó đo lường cho hết.

Thứ ba, tính chất tham nhũng ngày càng phức tạp, nghiêm trọng, thủ đoạn

tham nhũng ngày càng tinh vi

Hiện nay, quy mô các vụ tham nhũng ngày càng lớn, giá trị tiền của thiếtthoát ngày càng nhiều, có vụ hàng ngàn tỷ đồng, số người vi phạm ngày càngtăng Qua kiểm soát của cơ quan Nhà nước cũng như kết quả kiểm tra, giám sátcủa Đảng cho thấy: các vụ tham nhũng được phát hiện hoặc xét xử từ năm 1986cho đến nay có xu hướng tăng cả về quy mô, về tài sản, tiền của Nhà nước bịtham ô, chiếm đoạt, đến số đối tượng vi phạm, trong đó có nhiều cán bộ, đảngviên, công chức, kể cả cán bộ cao cấp giữ vai trò chủ chốt[32]

Thứ tư, tham nhũng thường gắn liền với tệ lãng phí.

Hiện nay, vấn đề tham nhũng thường đan xen, gắn bó một cách chặt chẽvới các hiện tượng lãng phí Mối quan hệ này phức tạp đến nỗi nhiều khi rấtkhó nhận biết một cách rõ ràng và quy trách nhiệm một cách cụ thể đâu là thamnhũng, đâu là lãng phí

Thường ở đâu có lãng phí thì ở đó có tham nhũng, và quy mô lãng phícàng lớn thì mức độ tham ô, tham nhũng càng nặng Điều này xảy ra trên mọilĩnh vực của xã hội Việt Nam, đặc biệt là trong các hoạt động đầu tư từ nguồnvốn của Nhà nước Từ đó, dẫn đến tình trạng hết sức phổ biến là tệ lãng phídường như đang trở thành vỏ bọc, tạo cơ hội cho những hành vi tham nhũng

Thứ năm, tham nhũng ở Việt Nam là các loại hình tham nhũng đặc trưng

của những nước đang phát triển và những nền kinh tế đang chuyển đổi từ kinh

tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường

Việt Nam là nước đang phát triển, hệ thống quản lý đang thay đổi, cơchế cũ và cơ chế mới đang đan xen phức tạp Đó là một trạng thái quá độ, phatạp, mọi thứ đều chưa rõ ràng Mọi hành vi của quan chức không được thúc đẩybởi cách động cơ lành mạnh Vì vậy, cần phải hối lộ để “bôi trơn”, để thúc đẩycác thủ tục hoặc hành vi Mặt khác, mức độ cởi mở, công khai, minh bạch

Trang 30

trong cách giao dịch kinh tế đều thấp và không được kiểm soát, các chính sáchthiếu tính khả thi, khả quy trách nhiệm; các thể chế pháp luật và tài chính cònyếu và bản than các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng tham nhũng

1.2.1.2 Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phòng, chống

tham nhũng

Hồ Chí Minh từng gọi hiện tượng tham ô là trộm cắp và không ngừngnhắc nhở phòng ngừa không để bọn trộm cắp lọt vào và tồn tại trong bộ máycầm quyền mang danh là của nhân dân, do dân và vì dân Cán bộ là đầy tớ củanhân dân, phải đi sát dân, lắng nghe những lời phê bình của dân, không được

phiền hà, sắc nhiễu như bọn quan lại trong chế độ cũ Bác từng nói: “Lãng phí

mồ hôi nước mắt xương máu của nhân dân là có tội” Phải cương quyết xử lý

những kẻ tham nhũng: “pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm,

bất lỳ kẻ ấy ở địa vị nào và làm nghề gì…” [13,tr.395] Ngày 23/11/1946, Hồ

Chí Minh ký sắc lệnh số 64-SL về việc thành lập Ban Thanh tra đặc biệt này,thành viên trong ban Thanh tra gồm cụ Bùi Bằng Đoàn và ông Cù Huy Cận.Trong Điều 2 của Sắc lệnh này đã quy định Ban Thanh tra đặc biệt có quyền

"đình chỉ, bắt giam bất cứ nhân viên nào trong Uỷ ban hành chính hay trongChính phủ đã phạm lỗi trước khi mang ra Hội đồng Chính phủ hay Toà án đặcbiệt xét xử Tịch biên hoặc niêm phong tang vật và dùng mọi cách điều tra đểlập một hồ sơ mang phạm nhân ra Toà án đặc biệt"[21,tr.166]

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9/1960), khi nói

về đường lối xây dựng CNXH ở miền Bắc, đã chỉ rõ “Phải tăng cường ý thứcbảo vệ của công, kiên quyết đấu tranh chống tham ô, lãng phí” Năm 1963,trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất xây dựng chủ nghĩa xãhội ở miền Bắc, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) đã

ra Nghị quyết về "Nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế tàichính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, quan liêu" (gọi tắt là 3 xây, 3chống) Năm 1974, Bộ Chính trị tiếp tục có Nghị quyết về cuộc đấu tranh

Trang 31

chống lấy cắp tài sản xã hội chủ nghĩa, tăng cường quản lý lao động, quản lýthị trường, giữ vững trật tự trị an, phục vụ tốt đời sống nhân dân.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, lần thứ V tiếp tục nhấn mạnh vấn

đề chống tham nhũng, tiêu cực Nghị quyết Đại hội IV của Đảng đề ra nhiệmvụ: “chống tham ô, lãng phí, hách dịch, cửa quyền, vô trách nhiệm; ngăn ngừamột số cán bộ và nhân viên nhà nước biến thành một lớp người có đặc quyền,đặc lợi” và “kiên quyết, kịp thời loại ra khỏi Đảng những phần tử hủ hóa, biếnchất và những người không đủ tư cách đảng viên”

Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V cũng nêu rõ: “Trong đờisống kinh tế, văn hóa, trong nếp sống và an toàn xã hội có những biểu hiệntiêu cực kéo dài; trên một số mặt, trận địa chủ nghĩa xã hội bị những nhân tố

tư bản chủ nghĩa và phi chủ nghĩa xã hội xâm lấn”, từ đó Đảng xác địnhchống tiêu cực là một trong những nội dung của cuộc đấu tranh giữa hai conđường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ này

Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, tại Đại hội VI(1986), Đảng ta đã chỉ rõ những yếu kém trong chỉ đạo phát triển kinh tế xãhội, trong quản lý nhà nước những năm trước đó Những yếu kém đó xuấtphát từ bộ máy quan liêu - cái đẻ ra tham nhũng, và Đảng đã có những biệnpháp kiên quyết để đấu tranh chống các tệ nạn này Đảng ta chỉ rõ rằng, chốngtham nhũng không chỉ thể hiện trong tư tưởng, qua lời nói mà cần thể hiệntrong hành động thực tiễn

Trước tình hình tham nhũng ngày càng có chiều hướng phát triển khichuyển đổi mạnh hơn sang cơ chế thị trường, thể hiện sự kiên quyết đấu tranhvới nạn tham nhũng, tiêu cực, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng6/1991) đề ra nhiệm vụ: “Tiếp tục tiến hành kiên quyết và thường xuyên cuộcđấu tranh chống tệ tham nhũng Đại hội chỉ ra phương hướng cơ bản để khắcphục tệ tham nhũng là phải xây dựng và hoàn chỉnh bộ máy, cơ chế quản lý

và pháp luật; xử lý nghiêm minh những người vi phạm, đồng thời tăng cườnggiáo dục tư tưởng, quản lý chặt chẽ nội bộ Để cụ thể hóa và đẩy mạnh việc

Trang 32

thực hiện nhiệm vụ này, tháng 11/1992, Bộ Chính trị ban hành chỉ thị “Vềviệc tiếp tục ngăn chặn và bài trừ tệ tham nhũng buôn lậu”.

Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đã nhận thấy rõ: “Nạn tham nhũngbuôn lậu, lãng phí của công chưa ngăn được Tiêu cực trong bộ máy Nhànước, Đảng và đoàn thể, trong các doanh nghiệp nhà nước, nhất là trên cáclĩnh vực nhà đất, xây dựng cơ bản…nghiêm trọng kéo dài” [30,tr.64] và đãchỉ ra 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc chống tham nhũng không đạt hiệuquả và tệ tham nhũng không thuyên giảm

Tại hội nghị Trung ương 4 (khoá IX) của Đảng cũng nhận định: “Tìnhtrạng tham nhũng, tiêu cực đã lan rộng sang nhiều lĩnh vực, kể cả lĩnh vựcgiáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ pháp luật…tình trạng sách nhiễu ngườidân vẫn diễn ra phổ biến làm cho nhân dân bất bình” Tại hội nghị Trungương lần thứ 5 khóa IX đã đánh giá quan liêu tham nhũng là nguy cơ nguyhiểm số 1 số với các nguy cơ khác Thanh tra Nhà nước đã ban hành pháplệnh chống tham nhũng từ năm 1998 cho đến nay đã có hiệu lực đáng kể.Pháp lệnh gồm 5 chương, 38 điều Pháp lệnh ra đời đánh dấu môt bước đimạnh mẽ, kiên quyết nhất trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta

từ trước tới nay Tuy nhiên pháp lệnh đã được áp dụng trong một khoảng thờigian khá dài nên đã xuất hiện những bất cập, nhiều điểm không còn phù hợp

Tại Hội nghị Trung ương ba khóa X (24/7/2006) Đảng ta đã nhận định:

“Cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí còn nhiều hạn chế,khuyết điểm, hiểu quả thấp Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ởnhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp,gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là mộttrong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”[12,tr.12].Từ đó đưa ra những chủ trương, giải pháp mới nhằm nâng cao côngcuộc phòng, chống tham nhũng

Trang 33

Trước tình hình tham nhũng diễn biến ngày càng nghiêm trọng, trởthành một hiểm họa đối với sự phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước đặcbiệt quan tâm đến công tác chống tham nhũng, đồng thời thể hiện quyết tâm.Việc nghiên cứu, soạn thảo Dự án Luật chống tham nhũng được trình Quốchội thông qua tại kỳ họp lần thứ 7 Quốc hội khóa XI là một yêu cầu khácquan và cần thiết Nâng cao tính khả thi của Dự án luật dựa trên những quanđiểm và nguyên tắc sau:

- Quán triệt quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân Chống tham nhũng lànhiệm vụ của tòa Đảng, toàn dân, việc đấu tranh chống tham nhũng phải huyđộng sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị, đồng thời khuyến khích độngviên sự tham gia tích cực của toàn xã hội Gắn chống tham nhũng với chốnglãng phí, quan liêu, buôn lậu, đặc biệt là chống các hành vị lợi dụng chứcquyền để làm giàu bất chính

- Chống tham nhũng phải coi phòng ngừa, ngăn chặn là chủ trươngchiến lược, căn bản, lâu dài, kết hợp giữa phòng và chống, vừa tích cực phòngngừa vừa xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng

- Kế thừa Pháp lệnh tham nhũng năm 1998, bổ sung các quy địnhmới nhằm khắc phục những hạn chế bất cập trong thể chế và thực tiễn côngtác phòng, chống tham nhũng hiện nay

- Luật phòng, chống tham nhũng phải đề cao tính khả thi, có bước đithích hợp, phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta, vớiCông ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và các cam kết quốc tế khác

mà Việt Nam đã tham gia; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trênthế giới về chống tham nhũng

Trên cơ sở đó, nếu Dự án luật phòng, chống tham nhũng được thôngqua sẽ gồm 8 chương, 101 điều Như vậy sẽ bổ sung được những hạn chếđang gặp phải trong quá trình đấu tranh chống tham nhũng hiện nay

Trang 34

Trong thời kỳ đổi mới Đảng và Nhà nước ta quan tâm nhiều đến hoạtđộng báo chí nhằm đấu tranh chống tiêu cực Ban bí thứ TW Đảng (Khóa 7)ngày 31/2/1992 đã ban hành chỉ thị 08, Quốc hội đã thông qua luật báo chí,luật xuất bản, Chính phủ đã có nhiều nghị định để lãnh đạo quản lý lĩnh vựcquan trọng này Đặc biệt ngày 17/10/1997 Bộ Chính trị khóa 8 đã có chỉ thị số

22 CT – TW “tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tácbáo chí, xuất bản trong thời kỳ đổi mới” Chỉ thị nêu rõ báo chí cần tích cựctham gia chống tham nhũng, lãng phí quan liêu, mê tín dị đoan và các tệ nạn

xã hội khác góp phần làm lành mạnh xã hội, giữ gìn và phát huy giá trị truyềnthống tốt đẹp, bản sắc văn hóa tinh hoa của dân tộc, tiếp thu tinh thần văn hóanhân loại

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, nêu rõ: “Chú trọng nâng cao tính

tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước ”[12].

1.2.1.3 Những kết quả đạt được

Trong thời gian qua, với nhiều chủ trương, biện pháp quyết liệt củaĐảng, cuộc đấu tranh chống tham nhũng đã đạt được một số kết quả nhấtđịnh Như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI nhận định: “công tácphòng, chống tham nhũng đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức,hành động và đạt được những kết quả bước đầu Trên một số lĩnh vưc, thamnhũng đã từng bước được kiềm chế” Cụ thể:

Một là, Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị chỉ rõ ý nghĩa, tầm

quan trọng, mục tiêu, nhiệm vụ, những chủ trương, giải pháp chủ yếu củacuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí Quốc hội, Uỷ ban Thường

vụ Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, tạo lập cơ sởpháp lý khá vững chắc cho công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí ởnước ta Các văn bản nói trên được triển khai thực hiện đã tạo ra hành lang

Trang 35

pháp lý, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng tham nhũng Một số quyđịnh về quản lý cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức theo hướng côngkhai, minh bạch, phân cấp mạnh cho cơ sở và tăng quyền hạn, trách nhiệmcho người đứng đầu đã được ban hành, nhất là việc giới thiệu cán bộ ứng

xử, việc bổ nhiệm, tuyển dụng, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm…

Hai là, các cấp uỷ đảng và chính quyền, từ trung ương đến địa phương,

đã quan tâm hơn đến công tác kiểm tra, thanh tra, nhất là kiểm tra, thanh tracông tác xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản; thu, chingân sách nhà nước, sử dụng tài sản và đầu tư, mua sắm công, đổi mới quản

lý doanh nghiệp nhà nước, tín dụng, ngân hàng, thực hành tiết kiệm, chốnglãng phí, thực hiện những điều đảng viên không được làm, giải quyết khiếunại, tố cáo và chú trọng chỉ đạo khắc phục sai phạm sau kiểm tra, thanh tra

Ba là, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đã dành nhiều thời gian

để giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, trong đó, tập trung giám sátviệc tổ chức thi hành các quy định pháp luật về lĩnh vực này, việc triển khaithực hiện các công trình trọng điểm quốc gia và xử lý một số vụ việc mà dưluận quan tâm Một số đoàn giám sát của Quốc hội đã phát hiện được nhữngtrường hợp tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan, tổ chức, kể cả trong các

cơ quan bảo vệ pháp luật, công tác chống tham nhũng có bước tiến bộ Theobáo cáo của Thanh tra Chính phủ, năm 2013, ngành thanh tra phát hiện 80 vụ,

90 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền 117,5 tỉ đồng,

đã chuyển cơ quan điều tra 11 vụ việc Cũng trong năm 2013, cơ quan điềutra các cấp đã thụ lý 371 vụ án, 847 bị can phạm tội về tham nhũng Thiệt hạiđược xác định qua các vụ án này lên đến khoảng 9.260 tỉ đồng, 51.000 lượngvàng SJC, 155.000m2 đất

Nổi bật là các vụ án vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của tổchức tín dụng xảy ra tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Việt Nam chi nhánh

Ngày đăng: 12/08/2018, 12:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w