Theo Đặng Đình Tín (1986) bệnh viêm tử cung thường được chia làm 3 thể: Viêm nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung, viêm tương mạc tử cung.
❖Viêm nội mạc tử cung:
Viêm nội mạc tử cung là viêm tầng trong cùng, lớp niêm mạc của tử cung, thường xảy ra sau khi gia súc đẻ nhất là các trường hợp đẻ khó phải can thiệp làm cho
niêm mạc tử cung bị tổn thương. Sau đó các vi khuẩn Streptococcus, Staphylococcus,
E. coli, Brucella, Salmonella tác động gây viêm nội mạc tử cung. Theo Nguyễn Hữu
Ninh và Bạch Đăng Phong (2000) bệnh viêm nội mạc tử cung có thể chia làm 2 loại: - Viêm nội mạc tử cung thể cata cấp tính có mủ, chỉ gây tổn thương ở niêm mạc tử cung: Ở thể viêm này thân nhiệt hơi cao, ăn kém, lượng sữa giảm, có khi con vật cong lưng rặn như rặn đái, âm hộ chảy ra niêm dịch lợn cợn đục hoặc có mủ. Xung quanh âm hộ và gốc đuôi thường dính bết niêm dịch, có khi niêm dịch khô thành những đám vảy trắng.
- Viêm nội mạc tử cung thể màng giả, gây tổn thương sâu xuống tầng niêm mac, tổ chức niêm mạc đã bị hoại tử. Con vật thường có thân nhiệt tăng cao, lượng sữa giảm, có khi hoàn toàn mất sữa, kế phát viêm vú, ăn uống giảm. Con vật đau đớn, luôn rặn, lưng và đuôi cong. Từ cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch: Dịch viêm, máu mủ, lợn cợn những mảnh tổ chức hoại tử ( Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong, 2000).
❖Viêm cơ tử cung:
Theo Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (2000) cho rằng viêm cơ tử cung thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung: Niêm mạc bị thấm dịch thẩm xuất, vi khuẩn xâm nhập, viêm phát triển sâu làm các tế bào tổ chức bị phân giải, hệ thống mạch quản và lâm ba quản bị tổn thương. Các lớp cơ và một ít lớp tương mạc bị hoại tử. Lợn nái bị bệnh này thường biểu hiện triệu chứng toàn thân rõ: Thân nhiệt tăng cao, mệt mỏi, ủ rũ, ăn uống giảm, lượng sữa giảm hoặc mất hẳn. Mép âm đạo tím thẫm, niêm mạc âm
đạo khô, nóng, màu đỏ thẫm. Gia súc biểu hiện trạng thái đau đớn, rặn liên tục. Từ cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch màu đỏ nâu, lợn cợn mủ và những mảnh tổ chức thối rữa nên có mùi tanh, thối.
❖Viêm tương mạc tử cung:
Viêm tương mạc tử cung là viêm tầng ngoài cùng của tử cung, thường kế phát từ viêm cơ tử cung.
Theo Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (2000) cho rằng lúc đầu lớp tương mạc này từ màu hồng rồi chuyển sang màu đỏ sẫm, mất tính bóng láng, các tế bào bong ra và dịch thẩm xuất rỉ ra làm lớp tương mạc xù xì. Con vật ủ rũ, bụng co thắt lại, đái ỉa khó khăn, thân nhiệt tăng cao, mạch nhanh, ăn kém hoặc bỏ ăn. Âm hộ chảy ra nhiều chất dịch có lẫn mủ. Kiểm tra qua trực tràng thấy thành tử cung dày, cứng và con vật tỏ ra đau đớn. Nếu bị viêm nặng, nhất là viêm có mủ lớp tương mạc có thể dính với các tổ chức xung quanh dẫn đến viêm phúc mạc, khi sờ qua trực tràng không sờ thấy hình dáng của tử cung.
Ngoài ra viêm tử cung còn được chia làm 3 dạng theo dịch rỉ viêm như sau:
➢ Viêm dạng nhờn: Là thể viêm nhẹ thường xuất hiện từ 1 - 3 ngày sau khi sinh.
Ở dạng này niêm mạc tử cung bị viêm, tử cung tiết nhiều dịch nhờn trong hoặc đục, lợn cợn có mùi tanh. Thường thì sau vài ngày dịch tiết giảm dần, đặc lại, lợn nái không sốt hay sốt nhẹ, nhiệt độ cơ thể dao động từ 39,5 - 40ºC. Tuy nhiên, trong giai đoạn này lợn mẹ vẫn cho con bú bình thường. Thỉnh thoảng lợn nái kém ăn, sản lượng sữa giảm nhưng không đáng kể, có khuynh hướng lười biếng chăm sóc lợn con. Nếu không chăm sóc tốt lợn nái ở dạng viêm nhờn sẽ chuyển sang viêm tử cung có mủ. Do dịch viêm rơi vãi khắp chuồng, lợn con liếm phải sẽ tiêu chảy và dẫn đến tỷ lệ lợn con tiêu chảy tăng cao (Nguyễn Như Pho, 2002).
➢ Viêm dạng mủ: Là thể viêm nặng, thường xuất hiện ở thú có sức chịu đựng kém, số lượng vi sinh vật nhiễm vào tử cung nhiều cũng có thể do viêm tử cung dạng nhờn kế phát. Lợn nái thường sốt 40 - 41ºC, lợn nái tăng hô hấp, khát nước, kém ăn và thường nằm nhiều, ít đi tiểu, nước tiểu vàng, phân có màng nhầy, mệt mỏi ít cho con bú hay đè con. Khoảng 8 - 10 giờ sau khi có triệu chứng trên từ trong tử cung mủ sẽ chảy ra. Lúc đầu là dịch viêm lỏng, trắng đục sau chuyển sang nhầy đặc, lợn cợn, có màu vàng, xanh đặc, có khi có lẫn máu, mùi rất hôi tanh, viêm thường kéo dài 3 - 4 ngày và có thể đến 7 ngày. Sau đó xuất hiện mủ đặc, dính mép âm hộ. Thể viêm mủ tử cung nếu không can thiệp kịp thời nó sẽ chuyển sang dạng viêm rất nặng, dẫn đến viêm vú và mất sữa, nếu vi sinh vật vào máu sẽ gây nhiễm trùng huyết (Nguyễn Văn Thanh, 2002).
cung bị hoại tử, vết thương ăn sâu vào cổ tử cung. Triệu chứng được ghi nhận là lợn sốt ở 40 - 41ºC, lợn nái không ăn kéo dài, sản lượng sữa giảm hay mất hẳn, tăng tần số hô hấp, khát nước, lợn nái mệt mỏi, hay nằm, kém phản ứng với tác động bên ngoài, đôi khi đè cả con. Lợn nái có thể chết do nhiễm trùng máu, dịch viêm có mùi rất tanh. Thành tử cung viêm nặng dễ rách, các tiết vật và chất tiết có màu xám đen lẫn máu hay tế bào. Thú có biểu hiện thần kinh suy nhược, thân nhiệt tăng, mạch tăng, thở hổn hển.
Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng (2010) cho thấy, cổ tử cung của gia súc cái chỉ mở khi gia súc động dục, đẻ hoặc bị viêm đường sinh dục. Các vi khuẩn từ ngoài xâm nhập vào đường sinh dục và trong tử cung lợn lúc đó thường là: Streptococcus,
Staphylococcus, E. Coli,…