Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu FILE 20200821 085552 thu hương tình hình bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản tại trại xuân lộc 11 (Trang 55)

❖Công thức tính:

Tỷ lệ nái viêm tử cung (%) =

Số nái viêm tử cung

× 100 Tổng số nái đẻ khảo sát

Tỷ lệ nái viêm theo lứa đẻ (%) =

Tổng nái viêm theo lứa

× 100 Tổng số nái theo dõi theo lứa

Tỷ lệ nái viêm theo dịch rỉ viêm (%) =

Số nái viêm theo dịch rỉ viêm

× 100 Tổng số nái mắc viêm tử cung

Tỷ lệ nái viêm theo phương pháp đẻ (%) =

Số nái viêm theo phương pháp đẻ

× 100 Số nái theo dõi

Tỷ lệ nái khỏi bệnh (%) =

Số nái điều trị khỏi

× 100 Số nái điều trị

❖Phương pháp xử lý số liệu:

- Số liệu được quản lý bằng phần mềm Excel 2016. - Phần mềm Minitab 16 được sử dụng để xử lý số liệu. 2.4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

2.4.1. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung trên lợn nái tại trại

Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng viêm tử cung trên 200 nái sau khi sinh tại trại Xuân Lộc 11 SF và thu được kết quả ở bảng 22

Bảng 22. Tỷ lệ viêm tử cung trên nái sau khi sinh

Số nái theo dõi Số nái mắc bệnh Tỷ lệ (%)

200 56 28

Qua kết quả ở bảng 22 cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái sinh sản sau khi sinh ở trại chiếm tỷ lệ khá cao là 28% (56/200).

17,5% và trại Khánh Nhạc là 21,33%; Nguyễn Đức Toàn (2011) ghi nhận tại trại lợn Hoàng Cơ là 20,55% và trại Anh Thạch là 13,89%. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn một số tác giả: Nguyễn Văn Út (2007) tại trại Tân Uyên là 43,24%; Đặng Công Trung (2007) tại trại Đình Bảng là 57,64% và trại Đồng Nguyên là 39,45%; Nguyễn Thị Bích Hồng (2008) tại trại Thế Huyết là 35,43% và trại Huy Hiền là 47,42%.

Nhìn chung, tỷ lệ viêm tử cung trên đàn nái tại trại Xuân Lộc 11 SF mà tôi khảo sát có sự khác biệt so với các tác giả trước. Nguyên nhân có thể là do có sự khác biệt về địa điểm, thời gian khảo sát và kết cấu chuồng trại nên có sự khác biệt về kết quả khảo sát. Đồng thời điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, tiểu khí hậu chuồng nuôi cũng là yếu tố quan trọng quyết định mức độ và tỷ lệ viêm tử cung trên đàn lợn nái sau khi sinh, các yếu tố này ở mỗi trại đều có sự biến đổi khác nhau làm cho tỷ lệ viêm tử cung khác nhau.

2.4.2. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung theo biểu hiện của dịch rỉ viêm

Trong quá trình theo dõi, quan sát và thu thập số liệu, tôi ghi nhận có 56 nái bị viêm. Trong đó 36 nái có dịch rỉ viêm dạng nhờn, 18 nái có dịch rỉ viêm dạng mủ và 2 trường hợp nái có dịch rỉ viêm dạng mủ lẫn máu.

Bảng 23. Tỷ lệ mắc viêm tử cung theo biểu hiện của dịch rỉ viêm

Dịch viêm tử cung Số nái viêm (con) Tỷ lệ (%)

Nhờn 36 64,29 Mủ 18 32,14 Mủ máu 2 3,57

Tổng 56 100

Trong quá trình theo dõi biểu hiện tiết ra dịch rỉ viêm của lợn nái ở trại thì tôi quan sát thấy những nái tiết ra dịch rỉ viêm dạng nhờn thì dịch viêm trong và có lợn cợn mủ trắng, dịch rỉ viêm dạng mủ thì có màu trắng đục và có thể lỏng hay hơi đặc tùy vào mức độ viêm, và dịch rỉ viêm dạng mủ máu thì có 2 dạng là dịch viêm có dạng màu hồng do sót nhau và dịch viêm có màu nâu rỉ sắt là do sót con.

Qua bảng 23 ta thấy, tỷ lệ nái viêm tử cung có dịch rỉ viêm dạng nhờn chiếm tỷ lệ cao nhất là 64,29%, tiếp đến là nái có dịch rỉ viêm dạng mủ chiếm 32,14% cuối cùng là nái có dịch rỉ viêm dạng mủ máu chiếm tỷ lệ 3,57%.

Tỷ lệ nái viêm tử cung có dịch rỉ viêm dạng nhờn cao hơn so với các dạng khác là do trại đã sử dụng quy trình ngừa viêm tử cung bằng kháng sinh cho lợn nái như sau: Khi kiểm tra lợn nái bằng cách quan sát và bóp vào núm vú nếu thấy đã vỡ nước ối và sữa bắn ra, tiêm ASI - AMOXI LA cho nái với liều 1 ml/10 kgP nhằm ngăn chặn các loại vi khuẩn phát triển và gây bệnh. ASI - AMOXI LA có thời gian duy trì thuốc

kéo dài trong 48 giờ, thuốc có khả năng khuếch tán rộng, ngăn chặn được hầu hết các loại vi khuẩn nên phòng bệnh viêm tử cung rất tốt. Oxytoxin là một chế phẩm có tác dụng tạo ra các cơn co bóp nhằm đẩy nhanh dịch sau đẻ và chất bẩn ra ngoài. Vì vậy hạn chế được viêm tử cung và thúc đẩy gia súc nhanh chóng động dục trở lại sau cai sữa. Tiêm sau khi nái đẻ xong với liều lượng 2 ml/nái. Kết hợp tiêm cho nái đẻ các loại thuốc trợ lực, tăng cường sức đề kháng Bio - Cevit, Butavit 100, Glucose và chú ý tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine theo quy định.

Mặc dù trại đã có quy trình phòng bệnh viêm tử cung khá tốt, tuy nhiên vẫn còn 2 nái có dịch rỉ viêm dạng mủ máu. Điều này cho thấy viêm tử cung không phải là vấn đề dễ can thiệp ở các trại chăn nuôi lợn công nghiệp, nguyên nhân có thể là do công nhân và kỹ thuật phát hiện, chữa trị không kịp thời khi nái còn viêm nhẹ và chưa sinh mủ. Qua đó, chúng ta cần chú ý đến những nái có dịch rỉ viêm dạng nhờn vì dạng viêm này chiếm tỷ lệ khá cao, nếu không được quan tâm đúng mức và chữa trị kịp thời thì rất dễ đi đến tình trạng viêm tử cung dạng mủ và dạng mủ máu, vì nái có dịch rỉ viêm dạng nhờn có biểu hiện về ăn uống, đi lại và sản lượng sữa ít bị ảnh hưởng, dịch viêm chảy ra lỏng, hơi trắng đục hoặc có lợn cợn trắng kéo dài 2 - 3 ngày sau khi sinh, dễ nhầm lẫn với sản dịch nếu không chú ý sẽ khó phát hiện. Nái có dịch rỉ viêm dạng mủ và dạng mủ máu gây tổn thương nặng niêm mạc tử cung, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sức sinh sản, đặc biệt là trong các lứa đẻ tiếp theo, gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của đàn lợn con theo mẹ như làm tăng tỷ lệ tiêu chảy trong ổ, tăng tỷ lệ lợn còi khi cai sữa, giảm trọng lượng bình quân khi cai sữa, giảm số lợn con cai sữa.

Kết quả khảo sát của chúng tôi khá phù hợp với kết quả của Nguyễn Tiến Dũng (2010) tại trại Tùng Phát nái có dịch rỉ viêm dạng nhờn là 60,00%, nái có dịch rỉ viêm dạng mủ là 40,00%. Kết quả của chúng tôi khác so với Lê Thụy Bình Phương (2006) ghi nhận tại trại Tân Trung tỷ lệ nái có dịch rỉ viêm dạng nhờn là 27,12% thấp hơn so với nái có dịch rỉ viêm dạng mủ là 72,88%.

2.4.3. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung qua các lứa đẻ

Theo các nghiên cứu khoa học tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên lợn nái ở mỗi lứa đẻ là khác nhau. Thông thường lợn nái mắc bệnh viêm tử cung cao ở lứa đẻ đầu và từ lứa đẻ thứ 5 trở đi. Tuy nhiên trại Xuân Lộc 11 SF mới thành lập hơn 1 năm nên chỉ có lợn nái đẻ đến lứa thứ 2. Để khảo sát tỷ lệ viêm tử cung ở các lứa đẻ khác nhau trên đàn lợn nái nuôi tại trại, tôi tiến hành theo dõi 200 lợn nái trong đó có 56 con mắc bệnh viêm tử cung ở 2 lứa đẻ, kết quả thu được được trình bày ở bảng 24

Bảng 24. Tỷ lệ nái viêm tử cung qua các lứa đẻ

Lứa đẻ Số nái theo dõi (con) Số nái mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) P

Qua bảng 24 lợn nái ở các lứa đẻ khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung cũng khác nhau. Lứa thứ 1 tỷ lệ viêm tử cung cũng khá cao là 31,76%; ở lứa thứ 2 thì tỷ lệ mắc thấp hơn lứa thứ 1 với tỷ lệ là 17,31%. Sự khác nhau này có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05) và do một số nguyên nhân chính sau:

Đối với lợn đẻ ở lứa thứ 1, những nái này do nái chưa thuần nên từ khi phối giống đến khi đẻ phải chịu rất nhiều tác động xấu đến đường sinh dục, có sự thay đổi lớn về sinh lý nhất là cơ quan sinh dục, sức đề kháng kém, hoạt động sinh lý chưa ổn định đồng thời khung xương chậu còn hẹp, khớp bán động lần đầu mở, trong quá trình co bóp đẩy thai ra ngoài niêm mạc tử cung bị tổn thương nhiều, thời gian mở cổ tử cung dài nên vi khuẩn dễ xâm nhập vào và gây viêm. Mặt khác do cổ tử cung hẹp, lợn khó đẻ thường phải can thiệp bằng tay nếu kỹ thuật không tốt thì gây xây xát niêm mạc tử cung tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và làm cho tỷ lệ viêm tăng lên. Ngoài ra ở lứa đẻ đầu khả năng thích nghi của lợn nái với điều kiện khí hậu, chế độ nuôi dưỡng, quản lý, chăm sóc chưa tốt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tỷ lệ mắc viêm tử cung cao. Đối với lợn đẻ từ lứa thứ 2, những nái này cơ bản đã thuần, tử cung rộng hơn khả năng xây xát niêm mạc sẽ ít hơn, sức đề kháng cao, khả năng co bóp tử cung tốt nên tỷ lệ mắc bệnh ít.

Nhận xét chúng tôi phù hợp với công bố của tác giả Nguyễn Văn Thanh (2003); Đặng Công Trung (2007) và của tác giả Trần Thị Hoàng Mai (2010). Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung là tương đối cao, bệnh thường tập trung ở đàn lợn nái đẻ lứa đầu.

2.4.4. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung theo phương pháp đẻ khác nhau

Qua khảo sát và điều tra tình hình chăn nuôi ở trại Xuân Lộc 11 SF cho thấy: Hầu hết do công nhân chưa được học qua lớp đào tạo cơ bản nên đa số công nhân không nhận biết được nái nào sót con, sót nhau, kỹ thuật đỡ đẻ còn kém, can thiệp vội vàng, không đúng kỹ thuật, tình hình nhân sự trong trại không ổn định luôn bị xáo trộn. Có thể đây là nguyên nhân chính gây bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái. Kết quả được trình bày ở bảng 25 và biểu đồ 1.

Bảng 25. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo phương pháp đẻ

Phương pháp đẻ Số nái theo dõi (con) Số nái bị viêm (con) Tỷ lệ (%) P

Tự nhiên 156 24 15,38

0,000 Can thiệp 44 32 72,73

Biểu đồ 1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo phương pháp đẻ

Qua bảng 25 và biểu đồ 1 ta thấy, nếu can thiệp bằng tay thì có đến 32/44 lợn nái đẻ bị viêm chiếm tỷ lệ tới 72,73% cao hơn nhiều so với đẻ tự nhiên không có sự can thiệp chỉ có 24/156 nái bị viêm chiếm tỷ lệ 15,38%. Điều này cho thấy phương pháp đẻ của lợn nái có liên quan đến tỷ lệ bệnh viêm tử cung và sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05).Đối với những nái đẻ tự nhiên vẫn có 24 trường hợp nái bị viêm tử cung thường là do những trường hợp này nái đẻ khó mà không can thiệp dẫn đến hiện tượng sót con, sót nhau gây thối rữa dẫn đến viêm nhiễm niêm mạc tử cung,

tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn phát triển gây viêm.Đối với những nái đẻ có sự can

thiệp bằng tay tỷ lệ bị viêm cao là do ý thức của công nhân chưa cao dẫn đến việc vệ sinh trước và sau khi đẻ không tốt, kỹ thuật khi dùng tay móc thai không vệ sinh, sát trùng tốt, móng tay không cắt ngắn, đeo nữ trang, thao tác không đúng gây xây xát làm tổn thương niêm mạc tử cung, tiếp đó các vi khuẩn xâm nhập tác động lên lớp niêm mạc gây viêm. Mặt khác tình hình nhân sự của trại không ổn định, thiếu tay nghề còn nhiều nên việc phát hiện và xử lý các trường hợp nái khó đẻ còn thấp, can thiệp không đúng cách làm tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung.

Như vậy việc đỡ đẻ chưa đúng kỹ thuật, vội vàng can thiệp làm cho lợn đẻ bình thường trở nên đẻ khó, làm tổn thương niêm mạc tử cung đồng thời gây viêm nhiễm tử cung. Điều này khẳng định dùng tay móc thai là nguyên nhân chính gây bệnh viêm tử cung. Nhận xét này phù hợp với các tác giả Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000); tác giả Đặng Đình Tín (1986); tác giả Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Thanh

0 10 20 30 40 50 60 70 80 15,38 72,73 T ỷ lệ (%)

Tự nhiên Can thiệp

2.4.5. Hiệu quả điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái tại trại

Với kết quả khảo sát hiệu quả điều trị viêm tử cung trên 56 lợn nái, chúng tôi ghi nhận có 39 lợn nái khỏi viêm trong vòng 1 - 3 ngày, 15 lợn nái khỏi viêm từ 4 - 7 ngày và có 2 nái điều trị không khỏi. Tỷ lệ lợn nái khỏi viêm tử cung theo thời gian điều trị ở trại được trình bày qua bảng 26.

Bảng 26. Hiệu quả điều trị bệnh viêm tử cung tại trại Xuân Lộc 11 SF

Số nái điều trị

Điều trị khỏi ≤ 3 ngày Điều trị khỏi từ 4 - 7 ngày Nái bị chết

Số nái (con) Tỷ lệ (%) Số nái (con) Tỷ lệ (%) Số nái (con) Tỷ lệ (%) 56 39 69,64 15 26,79 2 3,57

Kết quả khảo sát của chúng tôi về tỷ lệ chữa khỏi viêm tử cung ở đàn lợn nái của trại là 96,43%: Tỷ lệ điều trị khỏi trong vòng 1 - 3 ngày chiếm tỷ lệ 69,64%, tỷ lệ điều trị khỏi từ 4 - 7 ngày chiếm 26,79% và tỷ lệ điều trị không khỏi (chết) là 3,57%. Kết quả này có được do một số nguyên nhân sau:

Lợn khỏi bệnh trong vòng 1 - 3 ngày, hầu hết là lợn bị viêm nhẹ, lợn có dịch rỉ viêm dạng nhờn do phát hiện kịp thời, điều trị sớm kết hợp với việc vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, thể trạng nái tốt nên khả năng khỏi bệnh nhanh.

Lợn khỏi bệnh từ 4 - 7 ngày, hầu hết là lợn bị viêm ở thể nặng hơn, lợn có dịch rỉ viêm dạng mủ hay dạng mủ máu, hai dạng này gây tổn thương nặng niêm mạc tử cung của nái, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sức sinh sản của nái, gặp khó khăn trong việc điều trị nên thời gian điều trị kéo dài.

Lợn điều trị không khỏi bệnh, hầu hết là lợn viêm ở thể nặng, lợn có dịch rỉ viêm dạng mủ máu do niêm mạc tử cung của nái viêm quá nặng không có khả năng phục hồi thường nguyên nhân là do thai chết lưu, sót con, sót nhau gây thối rữa nhưng không phát hiện và can thiệp sớm nên việc điều trị không có hiệu quả dẫn tới nái bị viêm nặng làm cho lợn nái mất khả năng sinh sản và có thể gây chết do nhiễm trùng nặng.

2.5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

2.5.1. Kết luận

Qua thời gian thực hiện đề tài: “Tình hình bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản tại trại Xuân Lộc 11 SF, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” tôi rút ra một số kết luận sau:

- Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi theo mô hình trang trại tại trại lợn Xuân Lộc 11 SF tương đối cao với 28%, trong đó tỷ lệ có dịch rỉ viêm dạng nhờn chiếm ở mức cao nhất là 64,29%, dịch rỉ viêm dạng mủ chiếm tỷ lệ 32,14% và dạng mủ máu chiếm tỷ lệ 3,57%.

- Lứa đẻ của lợn khác nhau dẫn tới tỷ lệ viêm tử cung cũng khác nhau: Có xu hướng mắc cao ở lứa thứ 1 chiếm tỷ lệ 31,76%. Tỷ lệ viêm tử cung ở lứa thứ 2 là 17,31%, thấp hơn lứa thứ 1. Lợn nái đẻ có can thiệp bằng tay có tỷ lệ viêm tử cung (72,73%) cao hơn so với lợn nái đẻ tự nhiên (15,38%).

- Việc điều trị bệnh viêm tử cung của trại cũng đạt hiệu quả cao với tỷ lệ điều trị khỏi bệnh trước 3 ngày là 69,64%, khỏi bệnh từ 4 - 7 ngày là 26,79%, chỉ có 3,57%

Một phần của tài liệu FILE 20200821 085552 thu hương tình hình bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản tại trại xuân lộc 11 (Trang 55)