NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Một phần của tài liệu FILE 20200821 085552 thu hương tình hình bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản tại trại xuân lộc 11 (Trang 36)

2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

2.1.1. Tính cấp thiết

Ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước, chất lượng cuộc sống tăng lên không ngừng, trong đó có nhu cầu về thịt lợn. Để đáp ứng điều đó, trong những năm gần đây ngành chăn nuôi ngày càng phát triển mạnh, nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Với xu thế đó ngành chăn nuôi đã và đang phát triển mạnh về quy mô và phương thức chăn nuôi, thay thế dần hình thức nuôi truyền thống sử dụng giống lợn nội và tận dụng phụ phẩm nông nghiệp bằng việc phát triển đàn lợn hướng nạc ngoại nhập, chăn nuôi theo quy mô công nghiệp.

Để nâng cao năng suất, chất lượng thịt góp phần tăng trưởng kinh tế đáp ứng nhu cầu xã hội thì con giống là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu. Chăn nuôi lợn nái sinh sản là một yếu tố quyết định đến số lượng cũng như chất lượng sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn. Những năm gần đây, năng suất sinh sản tạo ra con giống của nước ta đã có nhiều cải thiện tạo ra được những đàn con chất lượng cao. Muốn có con giống đảm bảo, chất lượng thì đàn lợn nái phải khỏe mạnh, không mắc bệnh về sinh sản. Tuy nhiên, một trong những vấn đề gây trở ngại lớn nhất cho chăn nuôi lợn nái sinh sản là tình hình dịch bệnh xảy ra khá phổ biến gây thiệt hại lớn cho các trang trại. Một số bệnh ở lợn nái đã có vaccine phòng bệnh và phương pháp điều trị đạt kết quả tốt, nhưng bệnh ở đường sinh sản vẫn đang là mối đe dọa và gây tổn thất lớn cho các cơ sở chăn nuôi lợn nái sinh sản. Một trong số các bệnh sinh sản đáng quan tâm hiện nay là bệnh viêm tử cung.

Bệnh viêm tử cung là một trong những tổn thương đường sinh dục của lợn nái ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản, làm mất sữa, lợn con không có sữa sẽ còi cọc, suy dinh dưỡng, chậm phát triển, lợn nái chậm động dục trở lại, giảm tỷ lệ thụ thai, tăng tỷ lệ sẩy thai, có thể dẫn đến vô sinh, mất khả năng sinh sản. Nếu không điều trị kịp thời, viêm tử cung có thể dẫn tới các bệnh kế phát rồi dẫn đến nhiễm trùng huyết và chết. Bệnh viêm tử cung do nhiều nguyên nhân gây ra bao gồm vi khuẩn cơ hội như

Salmonella, E. coli, Brucella, Streptococcus,… Bên cạnh đó, điều kiện vệ sinh chăn nuôi kém, quá trình chăm sóc nuôi dưỡng không đảm bảo là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.

Xuất phát từ thực tế đó, nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh viêm tử cung gây ra trên đàn lợn nái sinh sản tại trại Xuân Lộc 11 SF thuộc công ty TNHH CJ Vina Agri chi nhánh Bình Dương, tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Tình hình bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản tại trại Xuân Lộc 11 SF, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai”.

2.1.2. Mục tiêu của đề tài

- Điều tra tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại Xuân Lộc 11 SF, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

- Đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị đang được sử dụng tại trại Xuân Lộc 11 SF, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.2.1. Cấu tạo cơ quan sinh sản của lợn nái

Trong cơ quan sinh sản bộ phận sinh dục của lợn cái được chia thành: Bộ phận sinh dục bên ngoài (âm môn, âm vật, tiền đình) và bộ phận sinh dục bên trong (buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo).

Hình 3. Bộ máy sinh dục lợn nái

(Nguồn:http://www.vetshop.com.vn/2013/04/thu-tinh-nhan-tao-tren-heo.html)

2.2.1.1. Buồng trứng (Ovarium)

Theo Phan Vũ Hải (2013) cho rằng buồng trứng gồm một đôi hầu như đối xứng với nhau, gắn liền với dây chằng rộng của tử cung và thường nằm trong xoang chậu ở độ cao cùng với độ cao của xương chậu.

Theo Trần Thị Dân (2004) cho rằng buồng trứng giống như khối u tròn với chức năng cơ bản là tạo giao tử cái (noãn) và tiết ra các kích thích tố Estrogen, Progesterone, Oxytoxin, Relaxin và Inhibin. Các kích thích tố này tham gia vào điều khiển chu kỳ sinh sản của lợn. Estrogen cần thiết cho sự phát triển của cơ xương, tử cung và hệ thống ống dẫn của tuyến vú của lợn cái. Progesterone giúp duy trì sự mang thai do nó kích thích sự phân tiết của tử cung để nuôi dưỡng thai, ức chế sự co thắt của tử cung và phát triển nang tạo sữa của tuyến vú. Oxytoxin được tiết chủ yếu bởi phần sau của tuyến yên nhưng cũng được tiết bởi thể vàng của buồng trứng khi lợn gần sinh,

Âm đạo Âm hộ Niệu đạo Bóng đái Cổ tử cung Thân tử cung Buồng trứng ống dẫn trứng Sừng tử cung

dãn nở và mềm cổ tử cung do đó mở rộng đường sinh dục khi lợn gần sinh. Inhibin có tác dụng ức chế sự phân tiết kích tố nang noãn (FSH) từ tuyến yên, do đó ức chế sự phát triển noãn nang theo chu kỳ.

Ở bề mặt ngoài của buồng trứng có một lớp liên kết (lớp áo) được bọc bởi lớp biểu mô hình lập phương. Bên dưới lớp áo là lớp vỏ chứa các noãn nang, thể vàng, thể trắng (thể vàng thoái hóa). Phần tủy của buồng trứng nằm ở giữa, gồm mạch máu, dây thần kinh, bạch huyết và mô liên kết (Trần Thị Dân, 2004).

2.2.1.2. Ống dẫn trứng (Oviductus)

Theo Phan Vũ Hải (2013) cho rằng ống dẫn trứng còn gọi là vòi Fallop, có đường kính rất nhỏ 0,2 - 0,4 mm, nó chỉ to lên về kích thước vào thời kỳ con cái động dục và đón nhận trứng. phần đầu của nó loe ra như cái phễu nên được gọi là loa kèn có chức năng hứng trứng khi trứng rụng và hướng trứng vào trong ống dẫn trứng. Ống dẫn trứng tiết ra dịch tiết và nhu động của lông mao thành ống dẫn trứng giúp tinh trùng và trứng tiến gần nhau và nó giúp hoạt hóa 2 tế bào ở đó. Ống dẫn trứng là nơi thụ tinh (1/3 phần trên ống dẫn trứng). Khả năng nhu động của cơ thành ống dẫn trứng giúp trứng đã thụ tinh di chuyển đến tử cung và làm tổ ở đó.

Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) cho rằng một đầu của ống dẫn trứng thông với xoang bụng, gần sát buồng trứng có hình loa kèn, trên loa kèn hình thành một cái tán rộng và lô nhô không đều. Đầu còn lại của ống dẫn trứng thông với mút sừng tử cung, là một cái ống nhỏ ngoằn ngoèo. Cấu tạo ống dẫn trứng chia thành ba lớp: Lớp ngoài là lớp sợi liên kết, lớp giữa là lớp cơ, lớp trong là lớp niêm mạc.

2.2.1.3. Tử cung (Uterus)

Tử cung nằm trong xoang chậu, dưới trực tràng, trên bàng quang và niệu đạo trong xoang chậu. Lợn thuộc loại tử cung sừng kép, có hai sừng tử cung và một thân tử cung.

Theo Phan Vũ Hải (2013) cho rằng tử cung có cấu tạo rất phù hợp với chức năng phát triển và dinh dưỡng bào thai. Trứng được thụ tinh ở ống dẫn trứng rồi trở về tử cung làm tổ, ở đây hợp tử phát triển là nhờ chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ thông qua lớp niêm mạc tử cung cung cấp cho. Tử cung còn có nhiệm vụ đẩy thai ra ngoài trong quá trình sinh đẻ nhờ lớp cơ trơn của tử cung. Tử cung bao gồm cổ tử cung, thân tử cung và sừng tử cung với kích thước như sau: Sừng tử cung 50 cm - 1 m, thân tử cung 6 - 10 cm, cổ tử cung 10 - 18 cm.

Theo Trần Thị Dân (2004) cho rằng vách tử cung có cấu tạo gồm 3 lớp: Lớp tương mạc, lớp cơ trơn, lớp nội mạc tử cung. Lớp tương mạc là lớp màng sợi, dai, chắc, phủ mặt ngoài tử cung và nội tiếp vào các dây chằng. Lớp cơ trơn ở thành tử cung có đặc tính co thắt. Trương lực cơ càng cao (tử cung trở nên cứng) khi có nhiều Estrogen trong máu và trương lực cơ giảm (tử cung mềm) khi có nhiều Progesterone trong máu. Vai trò của cơ tử cung là góp phần cho sự di chuyển của tinh trùng và chất

nhầy trong tử cung đồng thời đẩy thai ra ngoài khi sinh đẻ, sự co thắt của cơ tử cung giảm dưới tác dụng của Progesterone, nhờ vậy phôi có thể bám chắc vào tử cung. Lớp nội mạc tử cung có nhiệm vụ tiết các chất vào lòng tử cung để giúp phôi phát triển và duy trì sự sống của tinh. Dưới ảnh hưởng của Estrogen, các tuyến tử cung phát triển từ lớp màng nhầy, xâm nhập vào lớp dưới màng nhầy và cuộn tròn lại. Tuy nhiên các tuyến chỉ đạt khả năng phân tiết tối đa khi có tác dụng của Progesterone. Sự phân tiết của tuyến tử cung thay đổi theo giai đoạn của chu kỳ lên giống.

2.2.1.4. Âm đạo (Vagina)

Theo Phan Vũ Hải (2013) cho rằng âm đạo có nhiệm vụ tiếp nhận dương vật khi giao phối và lối ra của thai nhi khi sinh sản. Cũng là nơi bài tiết nước tiểu. Kích thước của âm đạo 10 - 12 cm.

Theo tác giả Cù Xuân Dần (1985) cho rằng âm đạo nối sau tử cung, trước âm hộ, âm hộ đầu trước giáp cổ tử cung, đầu sau thông ra tiền đình, giữa âm đạo và tiền đình có nếp gấp niêm mạc gọi là màng trinh che lỗ âm đạo. Cấu tạo của âm đạo chia làm ba lớp. Lớp liên kết ở ngoài. Lớp cơ trơn: Cơ dọc ở ngoài, cơ vòng ở trong, các lớp cơ âm đạo liên kết với các cơ ở cổ tử cung. Lớp niêm mạc: Có nhiều tế bào thượng bì, gấp nếp dọc hai bên nhiều hơn ở giữa.

2.2.1.5. Bộ phận sinh dục bên ngoài

- Âm hộ hay còn gọi là âm môn (Vulva): Theo Phan Vũ Hải (2013) cho rằng âm môn là cơ quan đầu tiên của bộ phận sinh dục cái, làm nhiệm vụ tiếp nhận sự thay đổi của môi trường, đặc biệt là xuất hiện phản xạ tình dục. Khi lợn cái động dục, niêm mạc của âm môn thay đổi màu sắc và dựa vào sự thay đổi đó mà ta biết lợn cái động dục vào thời kỳ nào mà có quá trình phối thích hợp.

- Âm vật (Clitoris): Theo Phan Vũ Hải (2013) cho rằng âm vật có cấu tạo giống như dương vật được thu nhỏ lại, nó dài khoảng 4 - 5 cm. Trên âm vật có nếp da tạo ra mũ âm vật, phía dưới bẻ quặp xuống là nơi tập trung nhiều đầu mút dây thần kinh.

- Tiền đình (Vestibulum vaginae sinus progenitalis): Theo Phan Vũ Hải (2013) tiền đình là biên giới giữa âm môn và âm đạo, ở đây có màng trinh (Hymen) qua màng trinh có lỗ niệu đạo.

- Hành tiền đình (Bulbus vestibulum) là hai tạng cương ở hai bên lỗ niệu đạo, cấu tạo giống thể hồng ở bao dương vật của con đực. Tiền đình có một số tuyến, các tuyến này xếp theo hàng chéo, hướng về âm vật.

2.2.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái

2.2.2.1. Sự thành thục về tính của lợn nái

thụ thai, tử cung cũng sẵn sàng cho thai làm tổ, biểu hiện bên ngoài của con vật là lông mượt, tai thính, thường xuyên chạy nhảy và nô đùa với con khác.

Theo Xuxoep (1985) cho rằng sự thành thục về tính được đánh dấu khi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và có khả năng sinh sản. Lúc này tất cả các bộ phận sinh dục như: Buồng trứng, tử cung, âm đạo,… đã phát triển hoàn thiện và có thể bắt đầu bước vào hoạt động sinh sản. Đồng thời với sự hoàn thiện bộ phận sinh dục bên trong thì ở bên ngoài các bộ phận sinh dục phụ cũng xuất hiện và gia súc có phản xạ về tính hay xuất hiện hiện tượng động dục.

Sự thành thục về tính sớm hay muộn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Giống, tính biệt, điều kiện ngoại cảnh, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng,…

Theo Paul Hughes và James Tilton (1996) nếu cho lợn cái hậu bị tiếp xúc với lợn đực 2 lần/ngày với thời gian 15 - 20 phút thì 83% lợn cái động dục lúc 165 ngày tuổi. Khí hậu và nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới tuổi thành thục về tính của gia súc. Những giống lợn nuôi ở vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thường thành thục về tính sớm hơn những giống lợn nuôi ở vùng có khí hậu ôn đới và hàn đới.

Tuổi thành thục về tính của gia súc: Thời gian xuất hiện tính thành thục với các loài, giống gia súc khác nhau là khác nhau, sự thành thục về tính thường biểu hiện sớm hơn sự thành thục về thể vóc.

2.2.2.2. Chu kỳ động dục của lợn nái

Theo Khuất Văn Dũng (2005) từ khi thành thục về tính, những biểu hiện tính dục của lợn được diễn ra liên tục và có tính chu kỳ. Các noãn nang trên buồng trứng phát triển, lớn dần, chín và nổi cộm trên bề mặt buồng trứng gọi là nang Graaf. Khi nang Graaf vỡ, trứng rụng gọi là sự rụng trứng. Mỗi lần trứng rụng con cái có những biểu hiện ra bên ngoài gọi là động dục.

Theo Phan Vũ Hải (2013) cho rằng chu kỳ sinh dục được bắt đầu từ khi gia súc đã thành thục về tính, tiếp tục xuất hiện và chấm dứt hoàn toàn khi cơ thể đã già yếu. Chu kỳ sinh dục là một quá trình sinh lý phức tạp sau khi toàn bộ cơ thể đã phát triển hoàn hảo, cơ quan sinh dục không có bào thai và không có hiện tượng bệnh lý thì ở bên trong buồng trứng có quá trình noãn nang thành thục, trứng chín và thải trứng. Sau khi thành thục về tính gia súc cái bắt đầu có hoạt động sinh sản. Dưới sự điều hòa của hormon tiền yên nang trứng tăng trưởng, thành thục, chín và rụng. Mỗi lần xuất hiện trạng thái rụng trứng thì toàn bộ cơ thể nói chung, đặc biệt là cơ quan sinh dục phát sinh hàng loạt các biến đổi về hình thái cấu tạo, chức năng sinh lý. Các biến đổi trên lặp đi lặp lại theo chu kỳ được gọi là chu kỳ động dục (chu kỳ tính).

Theo Phạm Quang Hùng và cộng sự (2006) cho rằng đa số lợn cái nội xuất hiện động dục lần đầu vào 4 - 5 tháng tuổi, lợn cái ngoại 6 - 7 tháng tuổi, nhưng 1 - 2 chu kỳ đầu chưa ổn định và sau đó ổn định dần, mỗi chu kì động dục thường kéo dài từ 18 - 21 ngày và trải qua 4 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn trước động dục (kéo dài khoảng 2 ngày): Ở giai đoạn này bộ phận sinh dục bên ngoài đã bắt đầu có những thay đổi: Âm hộ có hiện tượng xung huyết, mọng dần lên, có màu hồng tươi, hơi mở ra, có nước nhờn loãng chảy ra. Lợn bắt đầu biếng ăn, hay kêu rít, tỏ ra không yên. Nhưng giai đoạn này lợn cái chưa cho lợn đực nhảy lên lưng nó. Chúng ta không nên cho phối ép ở giai đoạn này vì trứng chưa rụng.

- Giai đoạn động dục (kéo dài 2 - 3 ngày): Giai đoạn này hoạt động sinh dục mãnh liệt, âm hộ mở to hơn và tử cung màu hồng chuyển sang màu mận chín, dịch nhờn chảy ra keo đặc hơn. Lợn rất biếng ăn, tỏ ra không yên như muốn phá chuồng để đi tìm lợn đực, lợn thích nhảy lên lưng con khác và đã chịu đứng yên cho lợn đực nhảy lên lưng nó.

Nếu giai đoạn này, tế bào trứng gặp tinh trùng và xảy ra quá trình thụ tinh tạo hợp tử thì chu kỳ sinh dục ngừng lại, gia súc cái ở vào giai đoạn có thai, đến khi đẻ xong một thời gian nhất định thì chu kỳ sinh dục mới bắt đầu. Nếu không xảy ra quá trình trên thì con cái sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo của chu kỳ tính.

- Giai đoạn sau động dục (kéo dài 3 - 4 ngày): Giai đoạn này các dấu hiệu của hoạt động sinh dục giảm dần. Lợn cái vẫn đi tìm lợn đực nhưng không cho lợn đực nhảy lên lưng nó, âm hộ teo lại và tái nhạt, ăn uống tốt hơn.

- Giai đoạn yên tĩnh (kéo dài 10 - 12 ngày): Lợn cái đã yên tĩnh hoàn toàn, không có phản xạ với lợn đực nữa. Lợn đã ăn uống bình thường, âm hộ teo nhỏ, trắng nhạt.

❖Các yếu tố ảnh hưởng tới chu kỳ động dục:

Theo Phan Vũ Hải (2013) cho rằng quá trình động dục của gia súc có tính chu kỳ là có sự tác động của nhân tố nội tại và ngoại cảnh thông qua sự điều khiển của hệ

Một phần của tài liệu FILE 20200821 085552 thu hương tình hình bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản tại trại xuân lộc 11 (Trang 36)