Hiệu quả điều trị bệnh viêm tử cung tại trại Xuân Lộc 11 SF

Một phần của tài liệu FILE 20200821 085552 thu hương tình hình bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản tại trại xuân lộc 11 (Trang 60 - 70)

Số nái điều trị

Điều trị khỏi ≤ 3 ngày Điều trị khỏi từ 4 - 7 ngày Nái bị chết

Số nái (con) Tỷ lệ (%) Số nái (con) Tỷ lệ (%) Số nái (con) Tỷ lệ (%) 56 39 69,64 15 26,79 2 3,57

Kết quả khảo sát của chúng tôi về tỷ lệ chữa khỏi viêm tử cung ở đàn lợn nái của trại là 96,43%: Tỷ lệ điều trị khỏi trong vòng 1 - 3 ngày chiếm tỷ lệ 69,64%, tỷ lệ điều trị khỏi từ 4 - 7 ngày chiếm 26,79% và tỷ lệ điều trị không khỏi (chết) là 3,57%. Kết quả này có được do một số nguyên nhân sau:

Lợn khỏi bệnh trong vòng 1 - 3 ngày, hầu hết là lợn bị viêm nhẹ, lợn có dịch rỉ viêm dạng nhờn do phát hiện kịp thời, điều trị sớm kết hợp với việc vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, thể trạng nái tốt nên khả năng khỏi bệnh nhanh.

Lợn khỏi bệnh từ 4 - 7 ngày, hầu hết là lợn bị viêm ở thể nặng hơn, lợn có dịch rỉ viêm dạng mủ hay dạng mủ máu, hai dạng này gây tổn thương nặng niêm mạc tử cung của nái, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sức sinh sản của nái, gặp khó khăn trong việc điều trị nên thời gian điều trị kéo dài.

Lợn điều trị không khỏi bệnh, hầu hết là lợn viêm ở thể nặng, lợn có dịch rỉ viêm dạng mủ máu do niêm mạc tử cung của nái viêm quá nặng không có khả năng phục hồi thường nguyên nhân là do thai chết lưu, sót con, sót nhau gây thối rữa nhưng không phát hiện và can thiệp sớm nên việc điều trị không có hiệu quả dẫn tới nái bị viêm nặng làm cho lợn nái mất khả năng sinh sản và có thể gây chết do nhiễm trùng nặng.

2.5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

2.5.1. Kết luận

Qua thời gian thực hiện đề tài: “Tình hình bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản tại trại Xuân Lộc 11 SF, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” tôi rút ra một số kết luận sau:

- Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi theo mô hình trang trại tại trại lợn Xuân Lộc 11 SF tương đối cao với 28%, trong đó tỷ lệ có dịch rỉ viêm dạng nhờn chiếm ở mức cao nhất là 64,29%, dịch rỉ viêm dạng mủ chiếm tỷ lệ 32,14% và dạng mủ máu chiếm tỷ lệ 3,57%.

- Lứa đẻ của lợn khác nhau dẫn tới tỷ lệ viêm tử cung cũng khác nhau: Có xu hướng mắc cao ở lứa thứ 1 chiếm tỷ lệ 31,76%. Tỷ lệ viêm tử cung ở lứa thứ 2 là 17,31%, thấp hơn lứa thứ 1. Lợn nái đẻ có can thiệp bằng tay có tỷ lệ viêm tử cung (72,73%) cao hơn so với lợn nái đẻ tự nhiên (15,38%).

- Việc điều trị bệnh viêm tử cung của trại cũng đạt hiệu quả cao với tỷ lệ điều trị khỏi bệnh trước 3 ngày là 69,64%, khỏi bệnh từ 4 - 7 ngày là 26,79%, chỉ có 3,57% điều trị không khỏi bệnh. Điều trị bệnh viêm tử cung bằng phác đồ của trại đạt hiệu quả cao với tỷ lệ khỏi bệnh là 96,43%.

2.5.2. Kiến nghị

Trại cần thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ.

Thường xuyên tập huấn cho công nhân nắm và thực hiện quy trình đỡ đẻ để giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái.

Công nhân và kỹ thuật nên hạn chế can thiệp khi nái đẻ, trường hợp can thiệp bằng tay khi nái đẻ khó thì nên vệ sinh sát trùng tay thật kĩ trước khi can thiệp, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc viêm tử cung ở lợn.

Trại nên áp dụng quy trình phòng bệnh tổng hợp ngay từ đầu để nâng cao sức đề kháng cho nái, phòng ngừa sự nhiễm trùng lúc nái sinh có tác dụng rõ rệt trong việc hạn chế được tỷ lệ viêm tử cung ở đàn lợn nái.

Trại cần ổn định tình hình nhân sự và thường xuyên mở lớp tập huấn cho công nhân ngay từ bước cơ bản nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con,NXB Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 12 - 20.

2. Cù Xuân Dần (1985), Sinh lý sinh sản gia súc, NXB Nông nghiệp, tr. 20 - 26.

3. Nguyễn Tiến Dũng (2010), Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, yếu tố vi khuẩn bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại Tùng Phát, Tam Dương, Vĩnh Phúc và thử nghiệm điều trị, Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội. 4. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia

súc, NXB Nông nghiệp, tr. 32 - 47.

5. Khuất Văn Dũng (2005), Thực trạng khả năng sinh sản và hiện tượng rối loạn sinh sản, ứng dụng hormone và chế phẩm hormone điều trị một vài hiện tượng rối loạn sinh sản trên đàn bò cái Redsindhy nuôi tại nông trường Hữu Nghị Việt Nam - Mông Cổ, Ba Vì Hà Tây, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1999), Bệnh ở lợn nái và lợn con, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

7. F.Madec và C.Neva (1995), Viêm tử cung và chức năng sinh sản của lợn nái, Khoa học kỹ thuật Thú y, tập II, tr. 9 - 12.

8. Nguyễn Thiện, Vũ Duy Giảng (2011), Thức ăn và nuôi dưỡng lợn, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Phan Vũ Hải (2013), Giáo trình sinh sản vật nuôi, NXB Đại học Huế, Huế, tr. 8 - 47. 10. Nguyễn Thị Bích Hồng (2008), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố thú y đến bệnh

viêm tử cung và giải pháp phòng, trị bệnh viêm nội mạc tử cung ở lợn nái ngoại sinh sản, Luận văn Thạc sĩ Nông Nghiệp, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, 2008.

11. Phạm Quang Hùng, Đặng Vũ Bình, Nguyễn Quang Thắng, Đoàn Liên, Nguyễn Thị Tú (2006), Giáo trình chăn nuôi cơ bản, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, tr. 135 – 140. 12. Trương Lăng (2000), Hướng dẫn điều trị các bệnh lợn, NXB Đà Nẵng.

13. Nguyễn Thị Liễu Kiều (2018), Bệnh thường gặp trên heo nái sau sinh, nhachannuoi.vn/benh-thuong-gap-tren-heo-nai-sau-sinh/.

14. Nguyễn Quang Linh (2005), Giáo trình kỹ thuật chăn nuôi lợn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 79.

15. Trần Thị Hoàng Mai (2010), Điều tra tỷ lệ bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái ngoại ở một số trang trại tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Thuận và thử nghiệm điều trị, Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.

16. Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Thanh (2016), Một số yếu tố liên quan tới viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái, Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tập 14, số 5, tr. 720 - 726.

17. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997), Giáo trình chẩn đoán lâm sàng thú y, NXB Nông nghiệp, tr. 57 - 63.

18. Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000), Bệnh sinh sản gia súc, NXB Nông nghiệp. 19. Nguyễn Như Pho (2000), Giáo trình nội chuẩn, Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí

Minh, tr. 40 - 45.

20. Nguyễn Như Pho (2002), Ảnh hưởng của việc tăng cường điều kiện vệ sinh đến hội chứng M.M.A và năng suất của heo nái, Khoa học Kỹ Thuật Thú Y, tập IX, số 1/2002.

21. Nguyễn Như Pho (2002), Ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật chăn nuôi đến hộ chứng MMA và năng suất sinh sản heo nái, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

22. Lê Thụy Bình Phương (2006), Khảo sát tình hình viêm vú, viêm tử cung trên heo nái sau khi sinh và tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại trại Tân Trung - Củ Chi và thử nghiệm điều trị, Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Hà Nội.

23. Nguyễn Văn Thanh (2003), Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái nội tại đồng bằng sông Hồng và thử nghiệm điều trị, Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập IX, số 2. 24. Nguyễn Văn Thành (2002), Một số biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của nái sau khi

sinh, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Việt Nam.

25. Đặng Đình Tín (1986), Sản khoa và bệnh sản khoa thú y, NXB Nông nghiệp.

26. Nguyễn Đức Toàn (2011), Thực trạng hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa trên đàn lợn nái ngoại nuôi theo mô hình trang trại tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Thuận và thử nghiệm biện pháp phòng, trị, Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

27. Đặng Công Trung (2007), Thực trạng bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi theo hình thức trang trại ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh và thử nghiệm điều trị, Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

28. Đặng Thanh Tùng, Chi cục Thú y An Giang (2006), Bệnh sinh sản heo nái, www.vietlinh.vn/chan-nuoi/heo-benh-benh-sinh-san.asp.

29. Nguyễn Thị Út (2018), Kỹ thuật chọn thời điểm phối thích hợp cho lợn nái,

https://laocai.tnu.edu.vn/index.php/vi/cac-don-vi/khoa-nông-lâm/tin-tức/1068-kỹ-thuật- chọn-thời-điểm-phối-giống-thích-hợp-cho-lợn-nái.html.

30. Nguyễn Văn Út (2007), Tình hình viêm tử cung, viêm vú heo nái, tiêu chảy heo con theo mẹ và thử nghiệm phòng viêm tử cung, viêm vú heo nái bằng Oxytetracycline L.A, Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

31. Xuxoep. A.A, Cù Xuân Dần, Lê Khắc Thận dịch (1985), Sinh lý sinh sản gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH:

32. A. Ban (1986), Control and Prevention of infherited disorder causing infertility, Technical Managemen A.I Programmes Swisdish University of Agricultural sciences, Uppsala Sweden.

33. Paul Hughes and James Tilton (1996), Maximixing pig production and reproduction, Campus, Hue University of Agriculture and Forestry, pp. 23 - 27.

34. Schmitten, G. Burgstaller, K. Hammer, P. Matzke, B. Mittrach, W. Schmid (1989),

Handbuch chweineproduction, In Tierproduction Verlag Paui Parey-Berlin und Hamburg.

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Thực hiện quy trình cho lợn con

Thực hiện pha loãng tinh dịch để phối giống

Chuồng đẻ

Một phần của tài liệu FILE 20200821 085552 thu hương tình hình bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản tại trại xuân lộc 11 (Trang 60 - 70)