Sinh lý quá trình mang thai của lợn nái

Một phần của tài liệu FILE 20200821 085552 thu hương tình hình bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản tại trại xuân lộc 11 (Trang 44 - 45)

Theo Phạm Quang Hùng và cs. (2006) thời gian mang thai của lợn nái trung bình là 114 ngày. Trải qua 3 thời kỳ gồm thời kỳ phôi thai (1 - 22 ngày), thời kỳ tiền thai (23 - 39 ngày), thời kỳ bào thai (40 ngày đến khi đẻ).

Theo Phan Vũ Hải (2013) có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến số lượng thai. Tuỳ thuộc vào giống, loài khác nhau. Lợn nội trung bình có 8 - 12 con, lợn ngoại từ 12 - 16 con.

❖Sự biến đổi toàn thân của lợn khi có chửa

Khi gia súc có thai các kích tố nhau thai và kích tố của thể vàng làm ảnh hưởng tới cơ năng các tuyến khác. Do đó ở thời kỳ đầu quá trình trao đổi chất tăng lên, dẫn đến con vật ăn khỏe, tiêu hóa mạnh, khả năng tích lũy lớn dần dẫn đến con vật nhanh béo. Ở thời kỳ cuối của thai do yêu cầu phát triển mạnh của bào thai nó phải hấp thụ chất dinh dưỡng. Trong thời gian có chửa Glycogen tích lũy ở gan, cholesterol trong máu tăng lên. Vào thời kỳ cuối của quá trình mang thai, lượng Canxi, Photpho trong máu giảm xuống nhưng lượng Kali lại tăng lên. Hoạt động của tim, phổi trở nên khó khăn do áp lực của bào thai đè lên xoang bụng và xoang ngực. Quá trình lưu thông máu, sự hô hấp và bài tiết đều ảnh hưởng. Do vậy, ở kỳ cuối có chửa con vật thường bị phù nề, khó thở hay đi tiểu tiện, có thể mệt mỏi, toát mồ hôi. Sự chèn ép của thai có thể làm thay đổi tuần hoàn xoang chậu, phù thũng hai chân sau (Phan Vũ Hải, 2013).

❖Sự thay đổi của bộ máy sinh dục trong giai đoạn có chửa:

Buồng trứng: Thể tích buồng trứng to lên, khi khám qua trực tràng ta thấy thể vàng, ở lợn số thể vàng thường nhiều hơn thai nhi do trứng rụng mà không được thụ thai hoặc sẩy thai.

Tử cung: Thể tích và trọng lượng tử cung tăng lên, dây chằng tử cung căng do đó buồng trứng kéo về phía trước và hơi xuống thấp. Máu được lưu thông đến tử cung rất nhiều tạo điều kiện tăng chất dinh dưỡng để nuôi bào thai.

Cổ tử cung: Bình thường cổ tử cung đóng kín tách biệt tử cung với âm đạo. Nhưng khi có chửa thì tử cung đóng chặt hơn, niêm mạc dày lên, trên niêm mạc có tế bào thượng bì tiết ra niêm dịch keo dính gây hiện tượng đóng nút cổ tử cung. Niêm dịch này lúc đầu có màu trắng chuyển sang màu vàng, đến nâu thì tùy theo độ tuổi của thai. Trước khi đẻ khoảng 1 tuần dịch này lỏng ra và chảy ra ngoài (Phan Vũ Hải, 2013).

Một phần của tài liệu FILE 20200821 085552 thu hương tình hình bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản tại trại xuân lộc 11 (Trang 44 - 45)