Chẩn đoán bệnh viêm tử cung

Một phần của tài liệu FILE 20200821 085552 thu hương tình hình bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản tại trại xuân lộc 11 (Trang 50)

Để chẩn đoán bệnh viêm tử cung thường dựa vào những triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, lợn nái bị viêm tử cung còn có những biểu hiện mất sữa, âm đạo có những dịch tiết không bình thường 3 - 4 ngày sau khi đẻ. Nếu sau khi đẻ, kiểm tra âm đạo sẽ thấy những miếng nhau thai sót hay thai chết lưu ở tử cung, mùi hôi đặc biệt.

Theo F.Madec và C.Neva (1995) cho rằng bệnh viêm tử cung thường biểu hiện vào lúc đẻ và thời kỳ tiền động đực vì đây là thời gian cổ tử cung mở nên dịch viêm có thể chảy ra ngoài. Lượng mủ không ổn định, từ vài ml cho tới 200 ml hoặc hơn nữa. Tính chất mủ cũng khác nhau, từ dạng dung dịch màu trắng loãng cho tới màu xám hoặc vàng, đặc như kem, có thể màu máu cá. Người ta thấy rằng thời kỳ sau sinh đẻ hay xuất hiện viêm tử cung cấp tính, viêm tử cung mạn tính thường gặp trong thời kỳ cho sữa. Hiện tượng chảy mủ ở âm hộ có thể cho phép nghi viêm nội mạc tử cung.

Tuy nhiên cần phải đánh giá chính xác tính chất của mủ, đôi khi có những mảnh trắng giống như mủ đọng lại ở âm hộ nhưng lại có thể là chất kết tinh của nước tiểu từ trong bàng quang chảy ra. Các chất đọng ở âm hộ lợn nái còn có thể do viêm bàng quang có mủ gây ra.

Khi lợn nái mang thai, cổ tử cung sẽ đóng rất chặt vì vậy nếu có mủ chảy ra thì có thể do viêm bàng quang. Nếu mủ chảy ở thời kì động đực thì có thể bị nhầm lẫn.

Như vậy việc kiểm tra mủ chảy ra ở âm hộ chỉ có tính chất tương đối. Với một trại có nhiều biểu hiện mủ chảy ra ở âm hộ ngoài việc kiểm tra mủ nên kết hợp xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra cơ quan tiết niệu sinh dục. Mặt khác, nên kết hợp với đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái để chẩn đoán cho chính xác. Mỗi thể viêm khác nhau biểu hiện triệu chứng khác nhau và có mức độ ảnh hưởng khác nhau tới khả năng sinh sản của lợn nái. Để hạn chế tối thiểu hậu quả do viêm tử cung gây ra cần phải chẩn đoán chính xác mỗi thể viêm, từ đó đưa ra phác đồ điều trị ngắn nhất, chi phí điều trị thấp nhất.

Để chẩn đoán người ta dựa vào những triệu chứng điển hình ở cục bộ cơ quan sinh dục và triệu chứng toàn thân như dịch viêm và thân nhiệt (F.Madec và C.Neva, 1995).

Theo Hồ Văn Nam và cs. (1997) thân nhiệt bình thường của lợn là 38 - 38,5ºC. Dịch viêm là sản phẩm được tiết ra tại ổ viêm bao gồm nước, thành phần hữu hình và các chất hòa tan. Có thể dựa vào chỉ tiêu bảng sau.

Bảng 20. Các chỉ tiêu chẩn đoán viêm tử cung

STT

Các chỉ tiêu

để phân biệt Viêm nội mạc Viêm cơ

Viêm tương mạc

1 Sốt Sốt nhẹ Sốt cao Sốt rất cao 2 Màu dịch viêm Trắng xám, sữa Hồng đỏ, nâu Nâu, rỉ sắt 3 Mùi Tanh Tanh thối Tanh khắm 4 Phản ứng đau Đau nhẹ Đau rõ Đau rất rõ 5 Phản ứng co cơ tử cung Phản ứng co giảm Phản ứng co yếu Phản ứng co mất 6 Bỏ ăn Bỏ ăn một phần

hoặc hoàn toàn Bỏ ăn hoàn toàn Bỏ ăn hoàn toàn

(Nguồn: Phan Vũ Hải, 2013) 2.2.3.5. Biện pháp phòng và điều trị bệnh viêm tử cung

❖Phòng bệnh:

Các loại vi khuẩn cơ hội luôn có mặt trong chuồng nuôi. Chúng tồn tại trên da, niêm mạc đường sinh dục, trong phân, nước tiểu, ngay cả ở lợn khỏe. Theo Hồ Văn

Nam và cộng sự (1997) cho rằng 100% mẫu phân lợn khỏe mạnh có E. coli, 40 - 80%

có chứa Salmonella, ngoài ra còn phát hiện được Staphylococcus,Streptococcus.

Trong điều kiện sinh lý bình thường, cổ tử cung luôn khép chặt nên các vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập vào tử cung. Nhưng trong quá trình đẻ cổ tử cung luôn mở và sau đẻ cổ tử cung vẫn mở nên tình trạng nhiễm khuẩn là không thể tránh khỏi. Như vậy vệ sinh chuồng trại và thân thể nái tốt, tạo điều kiện môi trường sống phù hợp cho nái trong giai đoạn mang thai và sinh đẻ cùng với chế độ ăn uống hợp lý sẽ giảm thiểu được viêm tử cung (Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh, 2016).

Nghiên cứu của Nguyễn Như Pho (2002) cho thấy, áp dụng quy trình vệ sinh chăm sóc lợn nái nghiêm ngặt, nhất là khâu chuồng trại, vệ sinh thân thể nái trước khi sinh, thụt rửa tử cung sau khi sinh, sử dụng nguồn nước sạch và cung cấp đầy đủ nước cho nái, cắt răng, cho con bú ngay sữa đầu, ghép bầy khi nái nuôi con ít, quy trình này đã cho hiệu quả tốt trong việc giảm M.M.A và tỷ lệ tiêu chảy trên lợn con.

bệnh. Vì hầu hết các hóa chất sát trùng đều không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng trong môi trường chất bẩn, chất hữu cơ. Do đó, việc cọ rửa cho sạch phân và tẩy uế chất bẩn phải thực hiện thật kỹ trước khi phun thuốc sát trùng. Việc sát trùng chuồng trại được đánh giá tốt khi hiệu quả sát trùng đạt mức trên 95%, nhờ hiệu quả sát trùng đạt mức khá cao đã góp phần hạn chế nhiễm trùng vào tử cung lợn nái.

Không sử dụng lợn đực bị bệnh đường sinh dục để lấy tinh hoặc cho nhảy trực tiếp (Trương Lăng, 2000).

Theo Phan Vũ Hải (2013) cần tiến hành các biện pháp phòng bệnh sau:

• Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho lợn nái mang thai và sau sinh.

• Tiến hành can thiệp lợn đẻ đúng kỹ thuật, tiến hành thụt rửa tử cung cho lợn

bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch Rivanol 3%.

• Trường hợp nghi viêm, sau khi gia súc đẻ xong, nhau đã ra dùng kháng sinh:

Penicillin 500.000 IU, Streptomycin 1 g, nước cất 50 ml. Nếu nhau không ra ta phải tiêm kích tố Oxytocin để kích thích co bóp tử cung, tạo điều kiện tống nhau và sản vật trong tử cung ra ngoài.

• Chú ý kỹ thuật thụ tinh nhân tạo.

• Cho lợn uống điện giải và Glucose giúp tăng cường giải độc, giảm xuất huyết

nâng cao sức đề kháng và miễn dịch. Thường xuyên bổ sung ADE - Premix vào khẩu phần thức ăn, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh, giúp tăng tái tạo tế bào niêm mạc, giảm lão hóa, giảm xây xát và viêm nhiễm phòng chống hiện tượng bại liệt sau khi sinh, lợn con còi xương.

❖Điều trị:

Việc điều trị phải tiến hành càng nhanh càng tốt khi nái có dấu hiệu sốt cao và tiết dịch viêm. Bệnh được điều trị kịp thời sẽ mau khỏi và ít ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nái. Theo Nguyễn Thị Liễu Kiều (2018) điều trị như sau:

• Pha nước muối (1 muỗng cà phê pha 2 lít nước đun sôi để nguội) hoặc thuốc

tím 0,70/00, để thụt rửa tử cung, ngày 2 - 3 lần, liên tục trong 3 ngày.

• Hạ sốt: Analgine, Arthricidine.

• Tiêm kháng sinh Amoxi 15%: 1 ml/10 kg trọng lượng; linspec: 1 ml/10 kg thể

trọng; liên tục trong 3 - 5 ngày.

• Kháng viêm: Ketovet, Tolfen.

• Tiêm oxytocine liều 30 - 40 IU/nái, ngày 1 lần để tử cung co bóp tống sản dịch ra, đồng thời kích thích tạo sữa.

Sử dụng kháng sinh phổ rộng như Enrofloxacin, Norfloxacin, nhóm Tetracycline, hỗn hợp Penicillin và Streptomycin tiêm cho nái.

Theo Nguyễn Như Pho (2000) nái sốt cao, hạ sốt cho nái bằng thuốc hạ sốt và cấp vitamin C, truyền dịch để tăng cường sức đề kháng cho nái. Cho nái uống nước đầy đủ, đồ ăn nên ngon miệng và dễ tiêu.

2.3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên lợn nái sinh sản F1(♂ Landrace × ♀ Yorkshire) được nuôi dưỡng, phòng bệnh theo đúng quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản.

2.3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ 12/08/2019 đến 17/01/2020.

- Địa điểm nghiên cứu: Trại Xuân Lộc 11 SF, ấp Tam Hiệp, xã Xuân Hiệp, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

2.3.3. Bố trí thí nghiệm

- Thống kê đàn lợn cần theo dõi.

- Theo dõi sức khỏe hàng ngày của đàn lợn, ghi chép vào phiếu theo dõi tình trạng sức khỏe.

- Phát hiện những con mắc bệnh, chẩn đoán, ghi chép, phân loại. - Tính toán các chỉ tiêu theo dõi.

- Áp dụng phác đồ điều trị để điều trị những con bị mắc bệnh. - Theo dõi và so sánh tỷ lệ nhiễm bệnh ở các lứa đẻ.

- Đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị.

2.3.4. Nội dung nghiên cứu

❖Khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái tại trại. Các chỉ tiêu theo dõi:

- Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung của đàn lợn trong thời gian nghiên cứu. - Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung của đàn lợn theo phương pháp đẻ khác nhau. - Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung của đàn lợn theo lứa đẻ.

- Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung dựa vào biểu hiện của dịch rỉ viêm.

2.3.5. Phương pháp theo dõi

- Sử dụng thẻ nái để thu thập các thông tin liên quan đến nái: Số tai, giống nái, nguồn gốc, lứa đẻ, ngày phối, ngày đẻ, ngày cai sữa, số lợn con sinh ra.

- Thu thập thông tin số liệu về tình hình bệnh viêm tử cung thông qua sổ sách ghi chép của trại kết hợp với ghi chép của bản thân.

- Trực tiếp kiểm tra, quan sát triệu chứng lâm sàng bằng mắt thường: Quan sát nền chuồng, chỗ nái nằm, mông, đuôi, mép âm hộ để phát hiện dịch nhờn, mủ hay mủ máu.

2.3.6. Phương pháp điều trị

Sử dụng các loại thuốc để điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái:

❖ASI - AMOXI LA: Hỗn hợp tiêm.

- Thành phần: Trong 1 ml

Amoxicillin trihydrate………200 mg Dung môi vừa đủ………1 ml

- Công dụng: Đặc trị các bệnh viêm phổi, viêm khớp và các bệnh đường tiết niệu, hội chứng M.M.A (viêm vú, viêm tử cung, mất sữa).

❖BIO - OXYTOCIN: Dung dịch tiêm vô trùng.

- Thành phần: Trong 1 ml

Oxytocin………10 UI Nước pha tiêm vừa đủ………1 ml

- Công dụng: Sử dụng trong trường hợp đẻ khó, cơ tử cung co bóp yếu, điều trị sót nhau, viêm tử cung, tăng tiết sữa.

Bảng 21. Phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung ở trại Xuân Lộc 11 SF

Thời gian Thuốc điều trị Liều lượng Cách dùng

Ngày 1

ASI - AMOXI LA 1 ml/10 kg P Tiêm bắp OXYTOCIN 2 ml/con Tiêm bắp Ngày 2 OXYTOCIN 2 ml/con Tiêm bắp Ngày 3

ASI - AMOXI LA 1 ml/10 kg P Tiêm bắp OXYTOCIN 2 ml/con Tiêm bắp Ngày 4

2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu

❖Công thức tính:

Tỷ lệ nái viêm tử cung (%) =

Số nái viêm tử cung

× 100 Tổng số nái đẻ khảo sát

Tỷ lệ nái viêm theo lứa đẻ (%) =

Tổng nái viêm theo lứa

× 100 Tổng số nái theo dõi theo lứa

Tỷ lệ nái viêm theo dịch rỉ viêm (%) =

Số nái viêm theo dịch rỉ viêm

× 100 Tổng số nái mắc viêm tử cung

Tỷ lệ nái viêm theo phương pháp đẻ (%) =

Số nái viêm theo phương pháp đẻ

× 100 Số nái theo dõi

Tỷ lệ nái khỏi bệnh (%) =

Số nái điều trị khỏi

× 100 Số nái điều trị

❖Phương pháp xử lý số liệu:

- Số liệu được quản lý bằng phần mềm Excel 2016. - Phần mềm Minitab 16 được sử dụng để xử lý số liệu. 2.4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

2.4.1. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung trên lợn nái tại trại

Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng viêm tử cung trên 200 nái sau khi sinh tại trại Xuân Lộc 11 SF và thu được kết quả ở bảng 22

Bảng 22. Tỷ lệ viêm tử cung trên nái sau khi sinh

Số nái theo dõi Số nái mắc bệnh Tỷ lệ (%)

200 56 28

Qua kết quả ở bảng 22 cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái sinh sản sau khi sinh ở trại chiếm tỷ lệ khá cao là 28% (56/200).

17,5% và trại Khánh Nhạc là 21,33%; Nguyễn Đức Toàn (2011) ghi nhận tại trại lợn Hoàng Cơ là 20,55% và trại Anh Thạch là 13,89%. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn một số tác giả: Nguyễn Văn Út (2007) tại trại Tân Uyên là 43,24%; Đặng Công Trung (2007) tại trại Đình Bảng là 57,64% và trại Đồng Nguyên là 39,45%; Nguyễn Thị Bích Hồng (2008) tại trại Thế Huyết là 35,43% và trại Huy Hiền là 47,42%.

Nhìn chung, tỷ lệ viêm tử cung trên đàn nái tại trại Xuân Lộc 11 SF mà tôi khảo sát có sự khác biệt so với các tác giả trước. Nguyên nhân có thể là do có sự khác biệt về địa điểm, thời gian khảo sát và kết cấu chuồng trại nên có sự khác biệt về kết quả khảo sát. Đồng thời điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, tiểu khí hậu chuồng nuôi cũng là yếu tố quan trọng quyết định mức độ và tỷ lệ viêm tử cung trên đàn lợn nái sau khi sinh, các yếu tố này ở mỗi trại đều có sự biến đổi khác nhau làm cho tỷ lệ viêm tử cung khác nhau.

2.4.2. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung theo biểu hiện của dịch rỉ viêm

Trong quá trình theo dõi, quan sát và thu thập số liệu, tôi ghi nhận có 56 nái bị viêm. Trong đó 36 nái có dịch rỉ viêm dạng nhờn, 18 nái có dịch rỉ viêm dạng mủ và 2 trường hợp nái có dịch rỉ viêm dạng mủ lẫn máu.

Bảng 23. Tỷ lệ mắc viêm tử cung theo biểu hiện của dịch rỉ viêm

Dịch viêm tử cung Số nái viêm (con) Tỷ lệ (%)

Nhờn 36 64,29 Mủ 18 32,14 Mủ máu 2 3,57

Tổng 56 100

Trong quá trình theo dõi biểu hiện tiết ra dịch rỉ viêm của lợn nái ở trại thì tôi quan sát thấy những nái tiết ra dịch rỉ viêm dạng nhờn thì dịch viêm trong và có lợn cợn mủ trắng, dịch rỉ viêm dạng mủ thì có màu trắng đục và có thể lỏng hay hơi đặc tùy vào mức độ viêm, và dịch rỉ viêm dạng mủ máu thì có 2 dạng là dịch viêm có dạng màu hồng do sót nhau và dịch viêm có màu nâu rỉ sắt là do sót con.

Qua bảng 23 ta thấy, tỷ lệ nái viêm tử cung có dịch rỉ viêm dạng nhờn chiếm tỷ lệ cao nhất là 64,29%, tiếp đến là nái có dịch rỉ viêm dạng mủ chiếm 32,14% cuối cùng là nái có dịch rỉ viêm dạng mủ máu chiếm tỷ lệ 3,57%.

Tỷ lệ nái viêm tử cung có dịch rỉ viêm dạng nhờn cao hơn so với các dạng khác là do trại đã sử dụng quy trình ngừa viêm tử cung bằng kháng sinh cho lợn nái như sau: Khi kiểm tra lợn nái bằng cách quan sát và bóp vào núm vú nếu thấy đã vỡ nước ối và sữa bắn ra, tiêm ASI - AMOXI LA cho nái với liều 1 ml/10 kgP nhằm ngăn chặn các loại vi khuẩn phát triển và gây bệnh. ASI - AMOXI LA có thời gian duy trì thuốc

kéo dài trong 48 giờ, thuốc có khả năng khuếch tán rộng, ngăn chặn được hầu hết các loại vi khuẩn nên phòng bệnh viêm tử cung rất tốt. Oxytoxin là một chế phẩm có tác dụng tạo ra các cơn co bóp nhằm đẩy nhanh dịch sau đẻ và chất bẩn ra ngoài. Vì vậy hạn chế được viêm tử cung và thúc đẩy gia súc nhanh chóng động dục trở lại sau cai sữa. Tiêm sau khi nái đẻ xong với liều lượng 2 ml/nái. Kết hợp tiêm cho nái đẻ các loại thuốc trợ lực, tăng cường sức đề kháng Bio - Cevit, Butavit 100, Glucose và chú ý tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine theo quy định.

Mặc dù trại đã có quy trình phòng bệnh viêm tử cung khá tốt, tuy nhiên vẫn còn 2 nái có dịch rỉ viêm dạng mủ máu. Điều này cho thấy viêm tử cung không phải là vấn

Một phần của tài liệu FILE 20200821 085552 thu hương tình hình bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản tại trại xuân lộc 11 (Trang 50)