Tỷ lệ nái viêm tử cung qua các lứa đẻ

Một phần của tài liệu FILE 20200821 085552 thu hương tình hình bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản tại trại xuân lộc 11 (Trang 57 - 58)

Lứa đẻ Số nái theo dõi (con) Số nái mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) P

Qua bảng 24 lợn nái ở các lứa đẻ khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung cũng khác nhau. Lứa thứ 1 tỷ lệ viêm tử cung cũng khá cao là 31,76%; ở lứa thứ 2 thì tỷ lệ mắc thấp hơn lứa thứ 1 với tỷ lệ là 17,31%. Sự khác nhau này có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05) và do một số nguyên nhân chính sau:

Đối với lợn đẻ ở lứa thứ 1, những nái này do nái chưa thuần nên từ khi phối giống đến khi đẻ phải chịu rất nhiều tác động xấu đến đường sinh dục, có sự thay đổi lớn về sinh lý nhất là cơ quan sinh dục, sức đề kháng kém, hoạt động sinh lý chưa ổn định đồng thời khung xương chậu còn hẹp, khớp bán động lần đầu mở, trong quá trình co bóp đẩy thai ra ngoài niêm mạc tử cung bị tổn thương nhiều, thời gian mở cổ tử cung dài nên vi khuẩn dễ xâm nhập vào và gây viêm. Mặt khác do cổ tử cung hẹp, lợn khó đẻ thường phải can thiệp bằng tay nếu kỹ thuật không tốt thì gây xây xát niêm mạc tử cung tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và làm cho tỷ lệ viêm tăng lên. Ngoài ra ở lứa đẻ đầu khả năng thích nghi của lợn nái với điều kiện khí hậu, chế độ nuôi dưỡng, quản lý, chăm sóc chưa tốt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tỷ lệ mắc viêm tử cung cao. Đối với lợn đẻ từ lứa thứ 2, những nái này cơ bản đã thuần, tử cung rộng hơn khả năng xây xát niêm mạc sẽ ít hơn, sức đề kháng cao, khả năng co bóp tử cung tốt nên tỷ lệ mắc bệnh ít.

Nhận xét chúng tôi phù hợp với công bố của tác giả Nguyễn Văn Thanh (2003); Đặng Công Trung (2007) và của tác giả Trần Thị Hoàng Mai (2010). Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung là tương đối cao, bệnh thường tập trung ở đàn lợn nái đẻ lứa đầu.

2.4.4. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung theo phương pháp đẻ khác nhau

Qua khảo sát và điều tra tình hình chăn nuôi ở trại Xuân Lộc 11 SF cho thấy: Hầu hết do công nhân chưa được học qua lớp đào tạo cơ bản nên đa số công nhân không nhận biết được nái nào sót con, sót nhau, kỹ thuật đỡ đẻ còn kém, can thiệp vội vàng, không đúng kỹ thuật, tình hình nhân sự trong trại không ổn định luôn bị xáo trộn. Có thể đây là nguyên nhân chính gây bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái. Kết quả được trình bày ở bảng 25 và biểu đồ 1.

Một phần của tài liệu FILE 20200821 085552 thu hương tình hình bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản tại trại xuân lộc 11 (Trang 57 - 58)