Chu kỳ động dục của lợn nái

Một phần của tài liệu FILE 20200821 085552 thu hương tình hình bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản tại trại xuân lộc 11 (Trang 40 - 42)

Theo Khuất Văn Dũng (2005) từ khi thành thục về tính, những biểu hiện tính dục của lợn được diễn ra liên tục và có tính chu kỳ. Các noãn nang trên buồng trứng phát triển, lớn dần, chín và nổi cộm trên bề mặt buồng trứng gọi là nang Graaf. Khi nang Graaf vỡ, trứng rụng gọi là sự rụng trứng. Mỗi lần trứng rụng con cái có những biểu hiện ra bên ngoài gọi là động dục.

Theo Phan Vũ Hải (2013) cho rằng chu kỳ sinh dục được bắt đầu từ khi gia súc đã thành thục về tính, tiếp tục xuất hiện và chấm dứt hoàn toàn khi cơ thể đã già yếu. Chu kỳ sinh dục là một quá trình sinh lý phức tạp sau khi toàn bộ cơ thể đã phát triển hoàn hảo, cơ quan sinh dục không có bào thai và không có hiện tượng bệnh lý thì ở bên trong buồng trứng có quá trình noãn nang thành thục, trứng chín và thải trứng. Sau khi thành thục về tính gia súc cái bắt đầu có hoạt động sinh sản. Dưới sự điều hòa của hormon tiền yên nang trứng tăng trưởng, thành thục, chín và rụng. Mỗi lần xuất hiện trạng thái rụng trứng thì toàn bộ cơ thể nói chung, đặc biệt là cơ quan sinh dục phát sinh hàng loạt các biến đổi về hình thái cấu tạo, chức năng sinh lý. Các biến đổi trên lặp đi lặp lại theo chu kỳ được gọi là chu kỳ động dục (chu kỳ tính).

Theo Phạm Quang Hùng và cộng sự (2006) cho rằng đa số lợn cái nội xuất hiện động dục lần đầu vào 4 - 5 tháng tuổi, lợn cái ngoại 6 - 7 tháng tuổi, nhưng 1 - 2 chu kỳ đầu chưa ổn định và sau đó ổn định dần, mỗi chu kì động dục thường kéo dài từ 18 - 21 ngày và trải qua 4 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn trước động dục (kéo dài khoảng 2 ngày): Ở giai đoạn này bộ phận sinh dục bên ngoài đã bắt đầu có những thay đổi: Âm hộ có hiện tượng xung huyết, mọng dần lên, có màu hồng tươi, hơi mở ra, có nước nhờn loãng chảy ra. Lợn bắt đầu biếng ăn, hay kêu rít, tỏ ra không yên. Nhưng giai đoạn này lợn cái chưa cho lợn đực nhảy lên lưng nó. Chúng ta không nên cho phối ép ở giai đoạn này vì trứng chưa rụng.

- Giai đoạn động dục (kéo dài 2 - 3 ngày): Giai đoạn này hoạt động sinh dục mãnh liệt, âm hộ mở to hơn và tử cung màu hồng chuyển sang màu mận chín, dịch nhờn chảy ra keo đặc hơn. Lợn rất biếng ăn, tỏ ra không yên như muốn phá chuồng để đi tìm lợn đực, lợn thích nhảy lên lưng con khác và đã chịu đứng yên cho lợn đực nhảy lên lưng nó.

Nếu giai đoạn này, tế bào trứng gặp tinh trùng và xảy ra quá trình thụ tinh tạo hợp tử thì chu kỳ sinh dục ngừng lại, gia súc cái ở vào giai đoạn có thai, đến khi đẻ xong một thời gian nhất định thì chu kỳ sinh dục mới bắt đầu. Nếu không xảy ra quá trình trên thì con cái sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo của chu kỳ tính.

- Giai đoạn sau động dục (kéo dài 3 - 4 ngày): Giai đoạn này các dấu hiệu của hoạt động sinh dục giảm dần. Lợn cái vẫn đi tìm lợn đực nhưng không cho lợn đực nhảy lên lưng nó, âm hộ teo lại và tái nhạt, ăn uống tốt hơn.

- Giai đoạn yên tĩnh (kéo dài 10 - 12 ngày): Lợn cái đã yên tĩnh hoàn toàn, không có phản xạ với lợn đực nữa. Lợn đã ăn uống bình thường, âm hộ teo nhỏ, trắng nhạt.

❖Các yếu tố ảnh hưởng tới chu kỳ động dục:

Theo Phan Vũ Hải (2013) cho rằng quá trình động dục của gia súc có tính chu kỳ là có sự tác động của nhân tố nội tại và ngoại cảnh thông qua sự điều khiển của hệ thống thần kinh và các tuyến nội tiết.

Ở lợn chu kỳ sinh dục trong suốt cả năm nhưng thường khi khí hậu ấm áp thì nó xuất hiện rõ ràng và đầy đủ các đặc điểm hơn so với điều kiện khí hậu lạnh. Trong điều kiện quá giá lạnh thì chu kỳ sinh dục có thể ngừng lại hoàn toàn (Trần Tiến Dũng và cs., 2002).

Theo Vũ Duy Giảng và Nguyễn Thiện (2011) cho rằng trong điều kiện thức ăn thiếu protein, vitamin, khoáng, chu kỳ tính kéo dài, noãn nang thành thục chậm, thậm chí bị quắt lại.

❖Cơ chế động dục:

Chu kỳ động dục của lợn cái được điều khiển bởi 2 yếu tố thần kinh và thể dịch. Khi các nhân tố ngoại cảnh như: Ánh sáng, nhiệt độ, mùi con đực,… tác động và kích thích vùng dưới đồi (Hypothalamus) giải phóng ra các yếu tố tác động lên tuyến yên, kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết FSH (Folliculo Stimulin Hormone) và LH (Lutein

noãn nang phát triển và thành thục, tế bào trong thượng bì noãn nang tiết ra Oestrogen chứa đầy trong xoang noãn nang. Khi hàm lượng hormone này trong máu đạt 64 - 112% sẽ kích thích con vật có những biểu hiện động dục. Đồng thời dưới tác động của Oestrogen cơ quan sinh dục biến đổi: Cổ tử cung hé mở, âm hộ, âm đạo sung huyết, tiết niêm dịch, sừng tử cung và ống dẫn trứng tăng sinh tạo điều kiện cho sự làm tổ của hợp tử sau này. Cuối chu kỳ động dục thì Oestrogen lại kích thích tuyến yên tiết LH và giảm tiết FSH, khi lượng LH/FSH đạt tỷ lệ 3/1 thì sẽ kích thích cho trứng chín và rụng. Sau khi trứng rụng thể vàng được hình thành ở nơi noãn nang vỡ ra, thể vàng tiết Progesterone giúp cho quá trình chuẩn bị tiếp nhận hợp tử ở sừng tử cung đồng thời ức chế tiết FSH và LH của tuyến yên làm cho buồng trứng không phát triển được và kết thúc một chu kỳ động dục.

Sơ đồ 3. Cơ chế rụng trứng và điều hòa sinh sản của lợn

Một phần của tài liệu FILE 20200821 085552 thu hương tình hình bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản tại trại xuân lộc 11 (Trang 40 - 42)