1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vẫn đề chấn thương trong tiểu thuyết của philippe claudel

137 1,3K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 2,14 MB

Nội dung

Một số tác phẩm của ông đã được dịch ra tiếng Việt như: Cháu gái ông Linh La pentite fille de Monsieur Linh, Thế giới không trẻ em Le Monde sans les enfants, Báo cáo của Brodeck Le rapp

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

THÁI THỊ CẨM THƠ

VẤN ĐỀ CHẤN THƯƠNG TRONG

TIỂU THUYẾT CỦA PHILIPPE CLAUDEL

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học nước ngoài

Mã số: 60 22 01 45

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Thùy Linh

Hà Nội – 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thùy Linh Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung của luận văn

Học viên

Thái Thị Cẩm Thơ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sĩ “Vấn đề chấn thương trong tiểu thuyết của Philippe Claudel" được hoàn thành tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội

Trước hết, với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cám ơn đến các thầy, cô giáo trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến dịch giả Nguyễn Duy Bình, người đã cung cấp các bản dịch tác phẩm và các tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới đề tài

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Nguyễn Thùy Linh, người đã dành nhiều thời gian tâm huyết, trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn chỉnh luận văn

Vì thời gian, kinh nghiệm và trình độ còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy

cô, các bạn và những người quan tâm đến nghiên cứu này

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015

Trang 5

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lí do chọn đề tài 3

2 Lịch sử vấn đề 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 16

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16

5 Phương pháp nghiên cứu 17

6 Dự kiến đóng góp của luận văn 18

7 Cấu trúc của luận văn 18

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ CỦA VĂN HỌC CHẤN THƯƠNG 19

1.1 Khái niệm văn học chấn thương 19

1.1.1 Văn học chấn thương - Traumatic literature 19

1.1.2 Vấn đề chấn thương trong văn học Pháp đương đại 23

1.2 Cơ sở của vấn đề chấn thương trong tiểu thuyết của Philippe Claudel 31

1.2.1 Cơ sở lịch sử - xã hội 31

1.2.2 Quan niệm nghệ thuật của Philippe Claudel 34

CHƯƠNG 2: ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA PHILIPPE CLAUDEL 44

2.1 Chấn thương trong không gian thời chiến và hậu chiến 45

2.1.1 Chiến tranh và biểu tượng về sự vụn vỡ trong hình khối không gian 47 2.1.2 Chiến tranh và biểu tượng về sự xám lạnh của sắc màu 58

2.2 Chấn thương trong tâm hồn con người 66

2.2.1 Rạn vỡ trong quan hệ giữa con người và cộng đồng 66

2.2.2 Rạn vỡ trong chính tâm hồn mỗi người 71

2.2.3 Tình yêu thời chiến - Một ví dụ về trải nghiệm chấn thương tâm hồn 73

Tiểu kết 77

Trang 6

2

CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ CHẤN THƯƠNG QUA CÁC KIỂU NHÂN VẬT 78

3.1 Các dạng thức nhân vật chấn thương 78

3.1.1 Nhân vật mất niềm tin 78

3.1.2 Nhân vật cô đơn, ám ảnh 83

3.1.3 Nhân vật sống trong mặc cảm 88

3.1.4 Nhân vật hàn gắn sự chấn thương 93

3.2 Nghệ thuật phân tích nhân vật chấn thương .101

3.2.1 Nhân vật và các hình thức diễn ngôn 101

3.2.1.1 Độc thoại – âm vang của cái tôi đầy thương tích 102

3.2.1.2 Đối thoại – giao tiếp dạng mảnh vỡ 109

3.2.2 Nhân vật và hệ thống hành động .116

3.2.2.1 Hát – hành động an ủi chính mình 116

3.2.2.2 Viết - như một sự giải tỏa 121

KẾT LUẬN 126

TÀI LIỆU THAM KHẢO .129

Trang 7

Gargăngchuya và Păngtagruyen của Rabelair thời kì Văn học Phục hưng đến

Molière với các vở hài kịch nổi tiếng, Trường học làm vợ, Trưởng giả học

làm sang, Lão hà tiện ở thế kỉ XVII Đặc biệt, bộ tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari và Những người khốn khổ của Victor Hugo, bộ Tấn trò đời của Honoré

de Balzac đã im đậm dấu ấn trong lòng bạn đọc Việt Bước sang thế kỷ XX, kịch phi lí của Samuel Beckett cũng như tiểu thuyết của Albert Camus cũng là những thành tựu lớn của văn học Pháp được bạn đọc Việt Nam đón nhận nồng nhiệt

Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ XXI trở đi, bạn đọc Việt ít có cơ hội được tiếp cận với những thành tựu mới của văn học Pháp đương đại Bên cạnh những lí

do về thị hiếu bạn đọc thì vấn đề dịch thuật và quảng bá tác phẩm còn chưa thực sự được chú trọng Từ sau thế kỷ XX, nền văn học Pháp vẫn duy trì phong độ với các giải thưởng văn học uy tín hằng năm tôn vinh các tác giả, tác phẩm có giá trị Được giới thiệu và dịch ở Việt Nam mới chỉ là một phần nhỏ so với thành tựu mà văn học Pháp đạt được trong thế kỉ XXI Điều này thúc đẩy việc nghiên cứu và giới thiệu rộng rãi những thành tựu mới của văn học Pháp đến với bạn đọc và giới nghiên cứu văn học Việt Nam

1.2 Tác giả Philippe Claudel sinh năm 1962 là nhà văn, nhà viết kịch, đạo diễn, đồng thời là giáo sư giảng dạy văn chương tại Đại học Nancy (Pháp) Ông là một tác giả viết tiểu thuyết nổi tiếng ở Pháp trong thế kỉ XXI, được

Trang 8

4

các giải thưởng văn học danh giá như France, Goncourt, Renaudot vinh danh

Một số tác phẩm của ông đã được dịch ra tiếng Việt như: Cháu gái ông Linh

(La pentite fille de Monsieur Linh), Thế giới không trẻ em (Le Monde sans les enfants), Báo cáo của Brodeck (Le rapport de Brodeck), Những linh hồn xám (Les Âmes grises)… Ngoài ra còn có các tác phẩm nổi tiếng khác như: Quelques-uns des cent regrets; J'abandonne; Au revoir Monsieur Friant; Les Petites mécaniques… Những sáng tác của ông được nhiều nhà phê bình nhận

định là đưa lại làn gió mới cho tiểu thuyết Pháp với cách nhìn mới về hiện thực và nghệ thuật ngôn từ thể hiện đầy sức hút Tìm hiểu về Philippe Claudel

sẽ đưa lại những hiểu biết bước đầu về một tác giả Pháp có phong cách độc đáo, đồng thời, góp phần quảng bá và giới thiệu một thành tựu văn học xuất sắc của nước Pháp tới bạn đọc Việt Nam

1.3 Khảo sát những sáng tác mang đề tài chiến tranh của tác giả Philippe Claudel, chúng tôi nhận thấy, việc đưa lý thuyết phê bình chấn thương vào áp dụng nghiên cứu trong công trình này là một cách tiếp cận khả thi, khơi mở những vấn đề cốt lõi của đề tài Bởi con người là chủ thể của thời đại, và cũng

là đối tượng phải gánh chịu những va chạm tinh thần trong những bối cảnh bất ổn như chiến tranh, nên tất yếu sẽ xuất hiện dạng nhân vật chấn thương Việc tìm hiểu nhân vật chấn thương sẽ đưa đến những khám phá mới về bản chất con người, trong mối tương quan với những nỗi đau từ bản thể, từ hoàn cảnh tồn tại và đặc trưng thời đại Mặt khác, trong bối cảnh tình hình nghiên cứu lý luận – phê bình văn học ở Việt Nam còn chưa chú trọng đến văn học chấn thương, thì việc làm này sẽ giúp bạn đọc và giới nghiên cứu phê bình một lần nữa hệ thống lại lý thuyết về văn học chấn thương, đồng thời đưa ra những nhận định “nới rộng” thêm chiều kích của lý thuyết này

Với những lý do trên đây, chúng tôi cho rằng, vấn đề Chấn thương trong

tiểu thuyết của Philippe Claudel hội tụ các điều kiện cần và đủ để có thể

Trang 9

5

nghiên cứu sâu, rộng và chứa đựng hàm lượng khoa học cao Thực hiện đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ có được những đóng góp nhất định cho việc nghiên cứu một tác giả xuất sắc của văn học Pháp đương đại chưa được giới thiệu nhiều ở Việt Nam, cũng như đóng góp cho việc nghiên cứu dòng văn học chấn thương vốn vẫn chảy bền bỉ xuyên qua nhiều thời đại, nhiều nền văn học trên thế giới

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Lịch sử nghiên cứu văn học chấn thương

Chấn thương là dòng chảy cảm thức để lại dấn ấn ở nhiều nền văn học, nhiều trào lưu văn học và sáng tác của nhiều tác giả nổi tiếng

Ở Trung Quốc, văn học chấn thương được xác định rõ với hẳn một trào lưu phát triển rầm rộ vào thời điểm sau Cách mạng Văn hóa (1966 - 1976) – trào lưu văn học vết thương, với những tác phẩm nặng về phơi bày nỗi đau khổ trong thời động loạn Mở đầu là dòng văn học vết thương tố cáo tính vô nhân đạo của Đại Cách mạng Văn hóa, được đánh dấu bằng sự xuất hiện của

truyện ngắn Vết thương của nhà văn Tân Hoa Sau đó là sự xuất hiện của hàng

loạt các tác phẩm viết về những vết thương thể xác lẫn vết thương tinh thần

trong mười năm “động loạn” như: Ôi (Phùng Ký Tài), Tôi phải làm thế nào (Trần Quốc Khải), Mãi mãi là mùa xuân (Thẩm Dung)… Trong đó, truyện ngắn Chủ nhiệm lớp của Lưu Tâm Vũ có thể nói là tác phẩm tiêu biểu nhất

của dòng văn học vết thương ở Trung Quốc Tác phẩm là lời tố cáo bọn phản động trong “Đại Cách mạng Văn hóa” đã làm hư hỏng tâm hồn lớp thanh niên

và kêu gọi “hãy cứu lấy những đứa trẻ” bị hại Văn học vết thương ở Trung Quốc kéo dài cho tới giữa những năm 80 của thế kỷ XX thì kết thúc sứ mệnh lịch sử của nó và nhường chỗ cho trào lưu văn học tầm căn (tìm nguồn) Sau này, không còn những tác phẩm viết về Cách mạng văn hóa theo như “tiêu

Trang 10

mát) cũng thuộc dòng văn học chấn thương Tiêu biểu như Mặt trời vẫn mọc (The sun also rises), Giã từ vũ khí (A farewell to arms), Chuông nguyện hồn

ai (For whom the bell tolls)… Một hệ thống các tác phẩm của nhiều tác giả

xuất hiện trong và sau các cuộc chiến tranh thế giới như Chiến tranh và hòa

bình của Lev Nikolayevich Tolstoy, Phía Tây không có gì lạ của Erich Maria

Remarque… Đặc biệt, không thể không kể đến các tác phẩm hậu hiện đại của Franz Kafka, dường như những thay đổi chóng mặt của công nghệ khiến đời sống sinh hoạt và lao động của con người thay đổi đã trở thành tác nhân khiến đời sống tinh thần của con người trở nên mong manh, dễ vỡ…

Tác giả Vương Trí Nhàn đã hệ thống lại những chấn thương tâm lý thời

hiện đại trong cuốn phiếm đàm Những chấn thương tâm lý hiện đại xuất bản

năm 2009, cuốn sách cho thấy rất nhiều những “căn bệnh tinh thần” đang lây lan nhanh trong đời sống hiện đại Trong tập phiếm luận này, nhà nghiên cứu

đã đưa ra một số biểu hiện của chấn thương như: Cái vội của người mình, dục vọng và tai nạn, sống trên đường, tiếng ồn đáng sợ, hỗn loạn trong giao thông, hàng giả vẫn đang được ưa thích, mệt mỏi, bừa bãi, buông thả; ngày một hung hãn; bế tắc nên sinh cờ bạc; nối lễ hội vào trụy lạc; tình trạng mất thiêng; từ tham lam, nông nổi đến càn rỡ, bất lương; tội làm hư dân; tâm lý ô sin; khổ vì lắm tiền… Tuy nhiên, các biểu hiện chấn thương này mang tính xã hội bề mặt, được diễn giải dưới hình thức phiếm đàm nên chỉ thực sự có ý nghĩa về mặt thông tin báo chí

Trang 11

7

Những vấn đề xã hội này cũng đã chuyển hóa trọn vẹn và tinh tế vào trong văn học, ở nhiều quốc gia Ở Nhật Bản, cảm thức hoang mang, mất định hướng của tuổi trẻ đã được tác giả Haruki Murakami ghi lại trong rất nhiều

tác phẩm của ông như Rừng Nauy, Tazaki Tsukuru không màu và những năm

tháng hành hương, Kapka bên bờ biển… Chủ đề của các tác phẩm đi vào mô

tả những đổ vỡ, những nỗi đau của tuổi trẻ, sự hụt hẫng và cảm giác mất mát của họ khi bước vào giai đoạn trưởng thành với nhiều trải nghiệm mới mẻ Văn học Âu Mỹ cũng cho thấy những dòng chảy của cảm thức chấn thương

trong nhiều tác phẩm của nhiều tác giả Tiểu thuyết La Mã sụp đổ của tác giả

Jérôme Ferrari đạt giải Goncourt năm 2012 Tác phẩm thông qua hình tượng sụp đổ của quán bar trên đảo Corse để hàm ý về sự sụp đổ của nền văn minh hiện đại Song song với đó là sự đổ vỡ của thế giới tinh thần con người, khi

họ nhận ra sự phù du, bất ổn của thế giới Thế giới con người trong tác phẩm được xây dựng là một cộng đồng sa đọa với ti tỉ thói hư tật xấu Họ khinh bỉ chính mình và khước từ những giá trị mà giáo dục và văn minh hiện đại mang đến Những chấn động tinh thần này được khắc họa như là dấu hiệu khả tử

của thế giới loài người Trong nền văn học Ý, tiểu thuyết Nỗi cô đơn của các

số nguyên tố của tác giả Paolo Giordano (giải thưởng Premio Strega năm

2008) cũng là một điển hình cho dòng văn học chấn thương Paolo Giordano

đã lột tả nỗi cô đơn, sự mất hướng của con người trong xã hội hậu hiện đại, nhất là lớp trẻ Nỗi hoang mang, do dự, sự hoài nghi, bất tín nhận thức, cùng những mất mát, những ám ảnh, những nỗi đau tinh thần khiến những ước muốn thật sự của con người luôn bị xô dạt Họ bằng lòng với nỗi cô đơn của chính mình Họ dùng chính nỗi cô đơn này để chống đỡ với thế giới đời sống bất an đổ vỡ Họ coi mình là những số nguyên tố bất hạnh, cô độc, và thuận theo quy luật của tự nhiên, quy luật của số học

Trang 12

8

Ở Việt Nam, những sáng tác văn học chấn thương bắt đầu nở rộ kể từ sau Đổi mới (1986) khi đời sống văn học trở nên dân chủ hơn, các nhà văn có cơ hội được thoát khỏi “hành lang hẹp” của lý luận để thoải mái bày tỏ những chiêm nghiệm của mình sau một thời kỳ lịch sử nhiều đau thương, mất mát

của hai cuộc chiến tranh Được nhắc đến ở đây là các tác phẩm như Nỗi buồn

chiến tranh của Bảo Ninh, Thời xa vắng của Lê Lựu, Bến không chồng của

Dương Hướng, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai… Các tiểu thuyết đã thể hiện

thành công những hình tượng nhân vật mang trong mình nỗi hoang mang trước một giai đoạn giao thời nhiều đổ vỡ Lùi xa hơn, có thể thấy, các sáng tác của Nam Cao viết về bi kịch người nông dân bị tước quyền làm người

(Chí Phèo) và về cuộc sống bế tắc, mòn mỏi của giai cấp tiểu tư sản (Đời

thừa, Sống mòn) cũng in đậm dấu ấn vết thương

Qua việc điểm lại những gương mặt mang dấu ấn của cảm thức chấn thương trong văn học các quốc gia có thể thấy, đề tài chủ yếu của văn học chấn thương là chiến tranh và hậu chiến tranh Bối cảnh nhiều đau thương, mất mát trên thực tế đã trở thành nguồn gốc của những đổ vỡ trong tâm hồn con người Càng có độ lùi về thời gian, các tác phẩm cho thấy sự chiêm nghiệm càng thêm sâu sắc về những chấn thương tinh thần của con người Nghiên cứu về văn học chấn thương hiện nay được giới thiệu và thực hiện

ở Việt Nam chưa nhiều Công trình chủ yếu là các bài báo, tiểu luận, một số luận văn, luận án áp dụng lý thuyết chấn thương trong nghiên cứu Theo những tài liệu tiếng Việt thu thập được, có thể kể đến một số công trình sau:

Tác giả Lê Tú Anh với tiểu luận: Từ trường hợp Đoàn Minh Phượng,

nghĩ về văn học chấn thương ở Việt Nam và quan điểm nghiên cứu in trong

sách Lý thuyết phê bình văn học hiện đại (Tiếp nhận và ứng dụng), nhà xuất

bản Đại học Vinh năm 2013 Tiểu luận đã giới thuyết về khái niệm chấn thương thông qua các cách định nghĩa khác nhau, tìm hiểu nguyên nhân nảy

Trang 13

9

sinh lý thuyết về chấn thương Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra những luận điểm

đáng chú ý về chấn thương trong công trình nghiên cứu Kinh nghiệm không

được khẳng định: Chấn thương và những khả năng của lịch sử của Cathy

Caruth Bên cạnh đó, tác giả Lê Tú Anh cũng khái lược dòng chảy của văn học chấn thương ở Việt Nam từ thế kỉ XIX đến nay Đặc biệt, tác giả tập

trung vào hiện tượng tiểu thuyết Và khi tro bụi của tác giả Đoàn Minh

Phượng như một ví dụ điển hình cho văn học chấn thương Việt Nam

Tác giả Lê Văn Hiệp với luận văn thạc sĩ Đặc trưng mỹ học của Văn học

vết thương trong văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới Luận văn đã xác định nội

hàm của khái niệm văn học “vết thương” ở Việt Nam, xác định diện mạo của hiện tượng văn học này trong đời sống văn học Việt Nam đương đại và trong mối tương quan so sánh với trào lưu văn học “vết thương” ở Trung Quốc Trọng tâm đáng chú ý của luận văn là đã chỉ ra những đặc trưng thẩm mỹ của văn học vết thương Việt Nam thời kì đổi mới, cùng với đó là một số những đặc trưng thi pháp nổi bật của bộ phận văn học này

Một công trình khác cũng lấy tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới làm

đối tượng nghiên cứu là Nhân vật chấn thương trong một số tiểu thuyết Việt

Nam tiêu biểu giai đoạn 1986 – 1995 Đây là công trình đạt giải ba cuộc thi

cấp bộ tài năng khoa học trẻ năm 2012 của tác giả Trần Phượng Linh Nếu luận văn của tác giả Lê Văn Hiệp tìm hiểu đối tượng trên những luận điểm khát quát thì công trình nghiên cứu của tác giả Trần Phượng Linh lại đi sâu vào các dạng thức nhân vật chấn thương Tác giả chỉ ra sự đa dạng của chấn thương tinh thần dựa trên việc phân tích các hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này, từ đó thấy được tận cùng nỗi đau của con người khi nhận thức cá nhân chệch nhịp với sự vần đổi của thời đại xã hội Cũng lấy văn học thời kì đổi mới làm đối tượng nghiên cứu, tác giả Lê

Thanh Nga với bài viết Một số biểu hiện chấn thương trong truyện ngắn

Trang 14

10

Nguyễn Huy Thiệp lại đi vào một thành tựu nổi bật nhất của văn học thời kì

này là sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp Bài viết đi sâu vào làm rõ nguồn cội lịch sử của cảm thức chấn thương trong văn học, tập trung vào những chấn thương của kiểu nhân vật tri thức trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp Theo đó, tác giả cho rằng, sự nhạy cảm cố hữu của kiểu nhân vật tri thức sẽ càng tô đậm thêm những chấn thương tinh thần mà con người gánh nặng trong một thời đại có quá nhiều đổi thay

Tác giả Nguyễn Thành Thi với bài viết Tiếng nói của cái tôi bị chấn

thương và tính khả dụng của yếu tố nhật kí, trinh thám trong tiểu thuyết đã

khảo sát chấn thương trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn của

Trần Dần Trong bài viết này, tác giả đã đi sâu vào khai thác những biểu hiện chấn thương tinh thần thông qua hình tượng nhân vật chính Dưỡng – một anh chàng tân ngụy binh đã quy hàng với mong muốn được sống yên ổn bên gia đình, bất ngờ bị quy chụp tội đào phản và phải sống trong sự nghi kị, dè bỉu

và xa lánh của cộng đồng Tác giả Nguyễn Thành Thi đã phân tích những thành công của nhà văn Trần Dần trong việc xây dựng một hình tượng nhân vật chấn thương Đồng thời, qua đó thấy được những độc đáo trong việc đưa hình thức nhật kí vào trong tiểu thuyết nhằm làm nổi bật những biến động tâm

lý của nhân vật

Ngoài ra, một số bài tham luận nhỏ đăng trên các báo, tạp chí cũng cho thấy sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và bạn đọc về văn học chấn thương

Bài viết Văn học vết thương cần được rộng đường hơn của tác giả Hoàng

Hường đăng trên tuanvietnam.net năm 2010 đã mở ra lối nhận thức tích cực

về dòng văn học này Trong bài báo, có trích lời nhà lí luận – phê b́nh văn chương Phong Lê và dịch giả người Trung Quốc Chúc Ngưỡng Tu, với ư tán thành và đề nghị mở rộng d ̣ng văn chương “vết thương” Tác giả đưa ra những cơ sở xã hội và văn học để đi đến kết luận cần một sự quan tâm xứng

Trang 15

11

đáng dành cho các tác giả, tác phẩm viết về chấn thương Bài viết Văn

chương về các vết thương, chiến tranh và hậu chiến của Trần Xuân An cũng

đã điểm qua văn học viết về chấn thương ở Việt Nam thời kì sau đổi mới Tuy nhiên, bài viết mới chỉ nhắc đến hiện tượng tác phẩm, chưa chỉ ra được những đặc trưng về văn học vết thương thời kì này

Trong các công trình nghiên cứu kể trên, các tác giả đã đưa những đường cày đầu tiên lên một vùng đất mới mẻ, một lĩnh vực nghiên cứu văn học chưa

có nhiều khai phá ở Việt Nam Nhìn tổng quan, các công trình, bài viết trên chủ yếu vẫn đang dừng lại ở việc mô tả, phân tích các biểu hiện nhỏ lẻ của văn học chấn thương ở một số tác giả, tác phẩm nhất định Chỉ một số ít công trình đi vào phân tích, giới thiệu sâu về lý thuyết

2.2 Lịch sử nghiên cứu văn nghiệp tác giả Philippe Claudel

Là một tác giả tiểu thuyết đồng thời là một đạo diễn, nhà nghiên cứu văn học, diễn giả văn hóa nổi tiếng ở Pháp, Philippe Claudel là tên tuổi nổi bật ở nhiều phương diện nghệ thuật, đặc biệt là ở phương diện văn học nói chung

và ở thể loại tiểu thuyết nói riêng Với nhiều tác phẩm xuất sắc, đạt được các giải thưởng văn học danh giá ở Pháp, Philippe Claudel đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều bài viết, công trình lớn nhỏ Theo Trần Hữu Tá, viết

trong Lời giới thiệu bản dịch tiếng Việt của tiểu thuyết Những linh hồn xám,

thì khi tác giả cho ra mắt cuốn tiểu thuyết này vào năm 2003, các bài viết về tác giả Philippe Claudel của các nhà phê bình văn học Pháp đã được đăng tải trên những tờ báo lớn ở Pháp Đó là các bài viết của các tác giả: Bérangère

Adda trên Le Parisien (04/11/2003), Alain Salles trên Le Monde (05/11/2003), Annie Coppermanm trên Les Echos (29/09/2003), Philippe Lancon trên Libération (11/09/2003) Như một việc làm phá cách, Le Figaro

đăng tải đến 2 bài của Eric Ollivier (04/9/2003) và Francois Nourissier

(20/9/2003) Cũng thế, trên tờ Le Point sau bài của Sebastien Fumaroli

Trang 16

12

(28/8/2003) là bài viết của Marie-Francoise Leclère (20/11/2003)… Mỗi người một cách nhìn, khám phá, yêu thích tác phẩm khác nhau vì vậy đã có nhiều nhận định xung quanh tác phẩm này Chẳng hạn như nhận định của

Jérôme Garcin trên tờ tuần báo Le Nouvel Observateur: "Đã lâu lắm rồi ta

không còn được đọc, đã lâu lắm rồi người ta không còn viết một thiên tiểu thuyết đẹp dường này nữa, [ ] Phiplipe Claudel là bậc thầy trong nghệ thuật phác họa chân dung chỉ bằng đôi nét, một câu văn hay một hình ảnh "

Philippe Lancon trên tờ Libération thì lại nhận xét: "Một cuộc phẫu thuật thể

xác của ngôn từ [ ] Philippe Claude đã sáng tạo thành công một không gian văn học, nơi thế giới xưa cũ và người đọc tươi mới có thể vô tư lự nắm tay nhau đi tìm sự thật suốt canh thâu Tác giả không kể cuộc điều tra một vụ án mạng mà làm sống dậy đến từng chi tiết một thế giới đang chết đi trong mòn

mỏi" Còn Francois Brusnel trên tờ L'Express lại nhận xét về cuốn tiểu thuyết

này như sau: " Một khúc trường ca bi tráng [ ] Có lẽ đây là một trong những cuốn tiểu thuyết hay nhất về chiến tranh thế giới thứ Nhất [ ] Hiếm khi nào người ta mô tả chiến tranh bằng những ngôn từ đúng và trúng đến thế;

nó đấy mà người ta nào thấy nó; nó là một âm thanh vang vọng về từ sâu thẳm, một tiếng réo gào câm lặng không phút nào rời xa các nhân vật chính, nhúng họ sâu dần vào sự băng hoại, chầm chậm chầm chậm lột trần bản chất sâu kín nhất của từng người" Jérôme Garcin đánh giá cao về mặt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, qua đó góp phần khẳng định tài năng thực sự của

nhà văn này: "những trang viết của Những linh hồn xám đã được cha đẻ của

nó trau chuốt về câu chữ, chứa chan xúc cảm đến nỗi nó có vẻ thách thức cả

một giai đoạn văn học" Trên trang web L'abri cafe.com, bài viết với nhan đề

Grey souls - Những linh hồn xám đã có lời giới thiệu sơ qua về tác phẩm:

"chuyện xảy ra vào thế chiến thứ Nhất, bối cảnh ở một ngôi làng ở ngay bên rìa chiến trường Ngay cạnh chỗ Đức và Pháp bắn nhau, ngày cũng như đêm,

Trang 17

13

súng đạn không nổ trực tiếp ở đây nhưng cấm ai dám bảo chiến tranh không đang hoành hành ở nơi này bao giờ Nhưng chiến tranh cũng chỉ là cái nền, lâu lâu tác giả ngẩng lên nhắc cuộc chiến vẫn đang diễn ra khốc liệt ở phía bên kia rìa Còn phần lớn thời gian là đào bới một vài bí mật Chủ đề chính là con người Nhân vật chính là những linh hồn xám Truyện sặc màu khói và mùi khét Con người ngày đó tất cả đều bị tật nguyền"

Ở Việt Nam, những tư liệu về tác giả Philippe Claudel mới chỉ dừng lại ở các bài phỏng vấn, giới thiệu tác giả thực hiện đồng thời với sự kiện ra mắt các bản dịch tiểu thuyết của ông hay thông tin về các chuyến ghé thăm của nhà văn ở Việt Nam

Lời giới thiệu của tác giả Trần Hữu Tá cho bản dịch tiểu thuyết Những linh hồn xám (dịch giả Nguyễn Duy Bình) đã đưa đến cái nhìn tổng quan về

tác giả Philippe Claudel, sự nghiệp văn chương của ông cũng như sức hút của Philippe Claudel trong nền văn học Pháp Trần Hữu Tá đã có nhận xét:

"Những trang viết thật buồn, nhưng cũng thật đẹp Đẹp, vì Philippe Claudel

dù muốn giấu nhưng cảm xúc nhân văn vẫn cứ bàng bạc trong toàn bộ 27 chương sách Tôi ngờ rằng nhà văn cố làm ra lạnh lùng tỉnh táo nhưng nhiều

khả năng trái tim ông run rẩy không chỉ một lần" Tiểu thuyết Những linh hồn

xám với những thành tựu của nó cũng được tác giả giới thiệu trong bài viết

này trên những nét lớn Qua đó, ban đầu thấy được chân dung một tác giả xuất sắc của văn học Pháp

Cũng nhân sự kiện ra mắt bản dịch Những linh hồn xám ở Việt Nam,

những trang web, nhà sách trên mạng, các tờ báo cũng đồng loạt ra lời giới thiệu về cuốn tiểu thuyết này, vì thế, đã giúp người đọc có được những hình

dung ban đầu về tác phẩm Báo An ninh thủ đô đã đăng tải bài viết của Hà My với nhan đề Những linh hồn xám - Ranh giới giữa thiên thần và ác quỷ Bài viết nhận định: “Những linh hồn xám phục dựng một thế giới bụi bặm, đang

Trang 18

14

lụi tàn, nhưng vẫn đầy sức mê hoặc Một thế giới đặc quánh những bí mật, những lặng im và mặc cảm tội lỗi Một thế giới mà khi đã đặt chân vào đó người ta sẽ bước ra với một tâm hồn rung động đến những góc sâu kín

nhất…” Trên Blog Nguoinoitieng, bài viết đăng tải ngày 11/9/2008 với nhan

đề Cái chết của hoa bìm bìm cũng có lời nhận định "Giọng văn của truyện

giản dị, khô khốc và êm ái như những cơn gió lạnh ấy Chúng nhè nhẹ chích từng chút lạnh một vào lòng người đọc và đến cuối cùng, tất cả trở nên không thể cứu vãn trong cái tối đen của sự tuyệt vọng Một tác phẩm đẹp, u ám và

ám ảnh"

Những lời giới thiệu dài ngắn khác nhau, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm được nhận định ở mức độ nông sâu không giống nhau nhưng có một điểm chung đó là phần lớn các bài viết mới chỉ dừng lại ở việc truyền tải tới người đọc cái nhìn tổng quan về tác phẩm

Nhân dịp nhà văn Philippe Claudel sang thăm và giao lưu với bạn đọc Việt Nam tháng 10/2009, báo chí Việt Nam đã đăng tải nhiều bài viết giới

thiệu ông Báo Tuổi trẻ online có bài Nhà văn Philippe Claudel: Văn học đích

thực phải khuyấy động con người, bài viết lược ghi lại nội dung cuộc trò

chuyện của nhà văn với độc giả trong buổi giao lưu Qua đó, bạn đọc thấy được quan điểm của nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật, đồng thời thấy được

sự gắn bó của ông với Việt Nam từ đời sống vào trang sách Trang báo điện

tử Vnexpress.net có bài viết Tác giả “Cháu gái ông Linh”giao lưu tại TP

HCM Bên cạnh thông tin về buổi giao lưu, bài viết ngắn giới thiệu sơ lược sự

nghiệp làm nghệ thuật, các tác phẩm văn học nổi bật của Philippe Claudel Đặc biệt là bài phỏng vấn tác giả được thực hiện trong buổi giao lưu của nhà văn với sinh viên và giáo viên Khoa Sáng tác và Lý luận – Phê bình văn học, Trường Đại học Văn hóa (diễn ra vào ngày 28/10/2009) do dịch giả Nguyễn Duy Bình thực hiện Bài phỏng vấn đã khai thác nhiều khía cạnh cụ thể hơn

Trang 19

15

về chân dung và sự nghiệp của nhà văn Đặc biệt, những quan điểm sáng tác của Philippe Claudel cũng được bộc lộ qua bài phỏng vấn Qua đây, bạn đọc biết được Philippe Claudel tuy thành danh trong văn học khá muộn nhưng ông đã bắt đầu sáng tác từ thuở thiếu thời Trong văn học, ông cũng chú trọng đến giá trị thức tỉnh của tác phẩm tới bạn đọc, “văn học không chỉ để giải trí” Các nội dung quan trọng này được dịch giả Nguyễn Duy Bình biên tập lại và

in trong cuốn sách Lưng chừng Babel: Tiểu luận văn chương và dịch thuật

Trong sách này, Nguyễn Duy Bình cũng chọn dịch bài phỏng vấn

Philippe Claudel được thực hiện bởi Bernard Demonty trên trang lesoir.be

Cũng như bài phỏng vấn trên, bài này đã đưa lại nhiều thông tin thú vị về văn nghiệp và quan điểm sáng tác của Philippe Claudel Qua đó, người đọc biết được một Philippe Claudel tâm huyết với nghề viết, mong mỏi được viết những tác phẩm giàu giá trị nhân văn Đồng thời, các chi tiết được quan tâm

trong tiểu thuyết Báo cáo của Brodeck, Cháu gái ông Linh cũng được nhà văn

giải thích, chia sẻ Hai bài phỏng vấn trên là căn cứ quan trọng cho các nhà nghiên cứu văn học muốn tìm hiểu, khai thác sâu hơn về tác giả Philippe Claudel

Các văn bản này đã nêu lên một số nét phác họa về văn phong và quan

niệm sáng tác của nhà văn, bước đầu giới thiệu đến công chúng bạn đọc Việt Nam chân dung một nhà văn Pháp hiện đại với văn phong độc đáo, cuốn hút

cả trên trang sách và trong phong cách diễn giả

Tuy nhiên, chừng đó tư liệu chưa thể đủ quy mô để có thể đưa lại hình dung sâu sắc hơn về thành tựu và đặc điểm tiểu thuyết của tác giả Philippe Claudel

Trang 20

16

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài hướng tới việc giải quyết những vấn đề sau:

3.1 Chỉ ra được cơ sở lý thuyết của đề tài là phê bình văn học chấn thương: Hệ thống khái niệm, nội dung của lý thuyết; khả năng vận dụng phê bình chấn thương trong nghiên cứu văn học, đặc biệt là mảng văn học có đề tài chiến tranh

3.2 Chỉ ra và phân tích được những biểu hiện về mặt nội dung và phương thức nghệ thuật thể hiện của vấn đề chấn thương trong tiểu thuyết của Philippe Claudel; trong tương quan so sánh, đối chiếu với các tác phẩm khác cùng đề tài, chủ đề nhằm chỉ ra được những nổi bật trong cách thể hiện của tác giả Philippe Claudel

3.3 Từ việc giải quyết những vấn đề trên, giới thiệu đến bạn đọc Việt Nam một tên tuổi xuất sắc của dòng văn học chấn thương nói riêng và nền văn học Pháp đương đại nói chung – Philippe Claudel Từ đó khái quát được những thành tựu cũng như đặc điểm của dòng văn học chấn thương trong nền văn học Pháp

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Như tên đề tài đã xác định, đối tượng nghiên cứu của đề tài là Vấn đề

chấn thương trong tiểu thuyết của Philippe Claudel, khảo sát trong bộ ba tiểu

thuyết đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam, bao gồm: Báo cáo của Brodeck,

Cháu gái ông Linh và Những linh hồn xám

Trang 21

5 Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, chúng tôi đưa vào sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp tự sự học: Phương pháp này được luận văn áp dụng nhằm

nghiên cứu hình thức trần thuật, mối liên hệ của các sự kiện, xem xét diễn ngôn trần thuật và vai trò của người trần thuật, lời trần thuật Mặt khác, phương pháp này cũng giúp nghiên cứu lịch sử tự sự của dòng văn học chấn thương

Phương pháp tiếp cận cấu trúc - hệ thống: Phương pháp này được sử

dụng nhằm đi tìm các mối liên hệ bên trong của văn bản, xác định mức độ cấu trúc của tác phẩm đến việc mô hình hóa một văn bản riêng biệt hay cấu trúc nghệ thuật của một nhóm tác phẩm Phương pháp cũng giúp nhận diện cấu trúc của cả trào lưu văn học chấn thương, hay của một thời đại văn học

Liên văn bản: Trong đề tài này, các tác phẩm - đối tượng nghiên cứu đều

thuộc dòng văn học chấn thương viết về đề tài chiến tranh nên có chung nguồn cảm hứng, chất liệu sáng tác, có khi cả những thông điệp ngầm ẩn Phương pháp liên văn bản chỉ ra được những mối tương đồng, liên hệ lẫn nhau giữa các tiểu thuyết của Philippe Claudel, giữa các tác phẩm của nhiều tác giả, nhiều nền văn học khác nhau trong dòng văn học chấn thương viết về

đề tài chiến tranh

Phân tâm học: Chúng tôi áp dụng phương pháp phân tâm học để chỉ ra cơ

chế, sự chuyển động nội tại của những chấn thương tâm lý của nhân vật trong bối cảnh chiến tranh và hậu chiến làm đổ vỡ, xáo trộn nhiều giá trị cuộc sống

Trang 22

18

Xã hội học: Chúng tôi vận dụng phương pháp này nhằm tìm ra căn

nguyên lịch sử xã hội của vấn đề nghiên cứu dựa vào quá trình tìm về bối cảnh lịch sử, xã hội Cụ thể trong đề tài này là các cuộc chiến tranh lớn nhỏ và thực tế mất mát, đau thương của nó Từ đó lí giải và phân tích những chấn thương của con người ngay từ cội nguồn hiện thực đời sống

Tiểu sử học: Phương pháp này được luận văn sử dụng nhằm chỉ ra mối

quan tâm, những trải nghiệm của nhà văn, nguồn cảm hứng của nhà văn khi sáng tạo tác phẩm văn học Bộ ba tác phẩm của tác giả Philippe Claudel được nói đến trong công trình này đều viết về đề tài chiến tranh, phương pháp này giúp người nghiên cứu chỉ ra được những căn nguyên về phương diện cá nhân tác giả khi viết về chiến tranh, những quan niệm về con người đã chi phối đến quá trình xây dựng hình tượng nhân vật

Quá trình nghiên cứu đề tài đồng thời sử dụng các thao tác: thống kê, so sánh - đối chiếu, phân tích - tổng hợp… nhằm bổ trợ cho việc triển khai đề tài

6 Dự kiến đóng góp của luận văn

Trên cơ sở cảm thức chấn thương, luận văn nghiên cứu về một tác giả tâm huyết với đề tài chiến tranh Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ đưa ra được những nghiên cứu có giá trị về một tác giả văn học Pháp vẫn còn khá mới mẻ với bạn đọc Việt Nam Từ đó, giúp bạn đọc và giới nghiên cứu có được hình dung bước đầu về một tác giả xuất sắc của văn học Pháp đương đại, có mối liên hệ rất gần gũi với văn hóa Việt Nam, đồng thời, về một thời đại văn học Pháp đạt nhiều thành tựu trong thời gian gần đây

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Khái niệm và cơ sở của văn học chấn thương

Chương 2: Vấn đề chấn thương và đề tài chiến tranh

Chương 3: Vấn đề chấn thương qua các kiểu nhân vật

Trang 23

19

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ CỦA VĂN HỌC CHẤN THƯƠNG 1.1 Khái niệm văn học chấn thương

1.1.1 Văn học chấn thương - Traumatic literature

Trước khi trở thành một hệ thống lý thuyết với đầy đủ những đặc trưng thẩm mỹ được ghi lại, cảm thức chấn thương đã in đậm dấu vết ở nhiều nền văn học, ở nhiều thời đại như một đề tài được nhiều nhà văn tâm đắc Tìm

hiểu văn học chấn thương trước hết cần tìm về nguồn cội của khái niệm “chấn

thương”

Ý nghĩa nguyên thủy của khái niệm “chấn thương” (trauma) vốn có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Chấn thương” (trauma) là một thuật ngữ y học

Được định nghĩa trong từ điển Anh – Anh – Việt về thuật ngữ Y khoa do Tạ

Quang Hùng và Bs Phạm Ngọc Trí chủ biên năm 2007, “chấn thương” được

định nghĩa như một viết thương sinh lý: “bị thương hay tổn thương vật lý, như gãy xương hay bị đánh” [35, tr 1294]

Tương tự, được định nghĩa trong bộ Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên năm 2011, khái niệm chấn thương được hiểu là “(Tình trạng) thương tổn

ở bộ phận cơ thể do tác động từ bên ngoài” [44, tr 195]

Ngoài ý nghĩa về vết thương sinh lý, “trauma” còn được dùng để nói về

thương tổn tâm lý Cũng được định nghĩa trong từ điển thuật ngữ Y khoa,

“chấn thương” (trauma) còn được nhắc đến là “(Trong tâm lý học) một biến

cố đau đớn và có hại về cảm xúc Các nhà lý thuyết ước đoán rằng một số biến cố (như sinh con) luôn luôn gây chấn thương Các triệu chứng loạn tâm thần có thể theo sau một biến cố gây stress quá mạnh như chiến trận hay tổn

thương nặng” [35, tr 1294] Hay trong Từ điển Anh – Việt do Viện Ngôn ngữ học biên soạn năm 2003, “chấn thương” hay viết thương (trauma) được định

nghĩa là “chấn động về cảm xúc gây tác hại lâu dài” hay “sự việc đã trải qua gây đau buồn hoặc khó chịu” [56, tr 2178]

Trang 24

20

Khi chấn thương dẫn đến những rối loạn căng thẳng sau đó, thiệt hại có thể liên quan đến những thay đổi về thể chất và hóa học trong não, làm thay đổi phản ứng của người đó đối với những căng thẳng trong tương lai Cách

hiểu này từng được S Freud dẫn giải trong Vết thương và giọng nói: “Một

trạng thái tinh thần khổ sở tồn tại dai dẳng một cách khó hiểu trong cuộc đời của những cá nhân nhất định” [13]

Còn theo Cathy Caruth trong văn bản “Unclaimed Experience: Trauma

and The Possibility of History” (Kinh nghiệm không được khẳng định: Chấn

thương và những khả năng của lịch sử): “chấn thương mô tả một kinh nghiệm choáng ngợp về những sự kiện đột ngột hay thảm họa mà phản ứng đối với sự kiện đó thường xuất hiện dưới dạng ảo giác và các hiện tượng mang tính chất xâm nhập thường bị trì hoãn và tái diễn một cách không kiểm soát được” [14] Tuy nhiên, bà cũng cho rằng, không có một định nghĩa chắc chắn về chấn thương mà nó được mô tả rất khác nhau, ở những thời điểm khác nhau, dưới những tên gọi khác nhau

Có thể thấy hiện nay, “chấn thương” hay “chấn thương tinh thần” là khái niệm được sử dụng rất phổ thông trong đời sống ở nhiều lĩnh vực khác nhau Tuy nhiên, về sâu xa, đã là chấn thương tinh thần thì diện mạo của nó cũng có nhiều điểm tương đồng Chẳng hạn: tình trạng mất niềm tin, nỗi lo âu đánh mất nhân tính, sự sợ hãi trước cái chết, ám ảnh về những mất mát, đổ vỡ, lạc lõng Đó đều là những dạng tổn thương tâm lý khi bản ngã con người phải đối diện với bạo lực, chết chóc, biến động, khốn khổ, định kiến nói chung là những xung lực trái ngược với tư tưởng nhân văn, nhân đạo

Giới thuyết về khái niệm này, có rất nhiều cách định nghĩa, nhưng khi đi vào văn học, “chấn thương” được nhận diện không phải là một tình trạng bệnh tật hay một sự đau đớn thể xác, mà là những vết thương tinh thần “xuất hiện như thể một chuỗi những sự kiện đau khổ mà người ta bị phụ thuộc vào

Trang 25

XX, sau những đau thương, di chứng mà con người phải gánh chịu từ những cuộc chiến tranh thế giới, những xung đột về chính trị và văn hóa xã hội suốt những năm tháng lầm than của xã hội loài người Tiêu biểu như thảm họa khủng bố và hủy diệt người Do Thái của phát xít Đức Hay trận bom nguyên

tử trong thế chiến thứ hai mà Mỹ đã ném xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, cướp đi sinh mạng của vô số những người dân vô tội

và để lại dư chấn tinh thần ám ảnh khôn nguôi cho các thế hệ sau

Trong bối cảnh nhiều chấn động to lớn như vậy, các sáng tác mang cảm thức chấn thương ra đời ở nhiều nền văn học, đồng thời những nghiên cứu mang tính hệ thống lý luận về văn học chấn thương cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Tuy nhiên, không có một định nghĩa thống nhất về văn học chấn thương mà nó được mô tả khác nhau ở các thời điểm và dưới những tên gọi khác nhau…

Trong văn học, chấn thương được xem như một tính chất lẫn một xu hướng Gắn với tính chất, nó là dấu ấn biểu hiện lên diện mạo của một nền văn học hoặc một giai đoạn văn học mang di chứng của nỗi đau và sự thương

Trang 26

22

tổn Còn thuộc xu hướng, thì văn học chấn thương (traumatic literature) là một trong những dòng chảy nghệ thuật nảy sinh vào bối cảnh cuối thế kỷ XX, khi đời sống và xã hội nhân loại xuất hiện các tình trạng biến động, loạn ly đầy mất mát Trong tình hình đó, văn học đứng về phía những con người – nạn nhân của các cuộc sinh sát, tranh đoạt và tội lỗi, để phản ánh nỗi đau truyền đời mà các thế hệ phải gánh chịu, phải vong thân trong bão táp lịch sử Gắn với văn học chấn thương, là sự nhìn nhận “hội chứng sau chấn thương” (post traumatic stress disorder) xảy ra trên bình diện tinh thần rộng, đã để lại những di chứng sâu xa lên nhiều lớp người, nhiều cấu trúc gia đình, xã hội Với tinh thần tìm để hiểu, thấy để nguôi ngoai, lột trần để tự thức tỉnh, nỗi đau vừa là cái bi, vừa là cái đẹp tạo nên mỹ cảm chính cho tâm thức văn học chấn thương

Theo Cathy Caruth, vấn đề chấn thương, khi đi vào văn học, phải được xem xét như một “sự kiện không được đồng nhất hóa hay được trải nghiệm trong quá khứ một cách đầy đủ, mà về sau, nó được tái chiếm lĩnh liên tục trong người trải nghiệm nó” [13] Bởi vậy, chấn thương thường được biểu hiện như những cảnh huống tác động dữ dội và để lại di chứng nặng nề lên chủ thể hứng chịu Nói cách khác, nó là những va chạm vượt ngưỡng giữa con người với thời đại, khiến họ dù vượt qua nó nhưng không bao giờ thoát khỏi nó, phải trở đi trở về trong nó để tìm lại mình, tìm lại nguồn sống và bản ngã Đó là nỗi ám ảnh của sự tồn tại bất toàn, mắc kẹt giữa hiện thực và quá khứ Cứ thế, âm vọng của chấn thương dần lan tỏa, lắng vào tiềm thức, thậm chí vô thức, để dồn tụ thành động lực sáng tạo đối với nhà văn, buộc họ phải thoát thai nỗi đau ra trang giấy Về vấn đề này, có ý kiến cho rằng, hành động viết lại nỗi đau trong tiểu thuyết chính là biểu hiện của lối tự sự chấn thương

“Tự sự chấn thương là dạng đặc biệt của tự sự hiện chứng, bởi trạng thái tinh thần bị chấn thương luôn xuất phát từ chỗ đứng hiện chứng” [48, tr 17]

Trang 27

23

Như vậy, lối viết mang dấu vết của di chứng chấn thương bắt nguồn từ sự trải nghiệm và thấu hiểu sâu sắc hoàn cảnh đó Khám phá tiểu thuyết của Philippe Claudel, có thể thấy, đó là thứ diễn ngôn mang đậm sắc thái chấn thương trong nhãn quan hiện chứng và tính chủ thể trong việc xác lập điểm nhìn trần thuật Chúng được biểu đạt, không phải bằng lời minh định cụ thể,

rõ ràng, mà hiện diện thông qua hình tượng văn học

1.1.2 Vấn đề chấn thương trong văn học Pháp đương đại

Chấn thương trong văn học không phải là sản phẩm tùy tiện của bất cứ thời đại nào Chấn thương chỉ xuất hiện khi lịch sử xã hội nảy sinh những cuộc va chạm ngoài tầm kiểm soát, gây ra những tác động dữ dội, những vết thương tinh thần lớn trong đời sống loài người Trong nền văn học Pháp, dòng chảy của văn học chấn thương được ghi nhận ở nhiều thời kì văn học

Từ thế kỷ XIX trở lại đây, cảm thức chấn thương trong văn học Pháp xuất hiện ở xu hướng văn học hiện thực phê phán Về nội dung, văn học hiện thực phê phán đã lên án xã hội tư bản và các biểu hiện tiêu cực của nó đã làm tha hóa con người trong mối quan hệ với đời sống Xã hội quá chú trọng phát triển kinh tế, đề cao lợi nhuận đã khiến con người trở nên lạnh lùng tàn nhẫn dưới sự chỉ huy của đồng tiền Nội dung này đã gây ấn tượng khi xuất hiện một trào lưu sở trường mô tả cái xấu, cái ác với hàng loạt các nhân vật phản diện điển hình Bên cạnh đó, các tác phẩm đã đặt vấn đề về những chấn thương mà con người gặp phải khi đối diện với sự đổi thay của xã hội Sự thích nghi chậm cùng tính chất yếu thế của con người trước đời sống đã khiến

họ gục ngã và nhận về mình những đổ vỡ tinh thần

Nhìn lại thế kỉ XX với một loạt các tác phẩm đạt giải Nobel văn học, văn học Pháp vẫn cho thấy mạch ngầm bền bỉ của nội dung này thông qua các hình tượng nhân vật được xây dựng trong những bối cảnh xã hội đầy biến động

Trang 28

24

Albert Camus - tác giả của các tiểu thuyết nổi tiếng Người xa lạ (L'Étranger), Dịch hạch (La Peste), được trao tặng Giải Nobel Văn học năm

1957 vì các sáng tác văn học của ông đã “đưa ra ánh sáng những vấn đề đặt ra

cho lương tâm loài người ở thời đại chúng ta” Tác phẩm Người xa lạ là một

tác phẩm lạ thường nói về một người đàn ông Pháp bị bệnh tâm thần, người

mà cuối cùng đã bị tống giam vì tội giết người, và ngồi chờ bị hành hình Trong thời gian đó, ông đã suy nghĩ rất nhiều về sự phi lý của cuộc đời ông cũng như nhìn ra được và ao ước có được một đời sống an lành trở lại Cuộc đời nhân vật này cũng là một tấn bi kịch với những vết thương tinh thần không thể hàn gắn

Tiểu thuyết của Patrick Modiano đa số lấy đề tài từ thời kỳ Đức chiếm đóng Pháp trong Đệ nhị thế chiến, nhưng ông không viết trực tiếp về chiến tranh mà miêu tả thực tế xã hội qua bầu không khí ngột ngạt và u ám của

chiến tranh Nhân vật chính trong Quảng trường ngôi sao (La place de

L’Etoile, 1968) là một thanh niên Do Thái, anh ta từ Pháp chạy đến Israel, nhưng vẫn không thể thoát khỏi nỗi ám ảnh về chủ nghĩa phát xít, cuối cùng

bị hành quyết tại quảng trường ngôi sao, trước Khải Hoàn Môn Paris Nhân

vật chính trong Tuần tra đêm (La ronde de nuit, 1969) là một thanh niên làm

việc hai mang, vừa như một Gestapo vừa tham gia vận động kháng chiến, trong cảnh tiến thoái lưỡng nan, cuối cùng đi vào con đường tự hủy hoại

mình Nhân vật chính trong Các đại lộ vành đai (Les Boulevards de ceinture,

1972) vào năm 17 tuổi phát hiện thấy một bức ảnh của cha mình và lên đường

đi tìm cha, do người cha có thân phận không rõ ràng nên phải sống cảnh lẩn trốn Trong những tình thế ấy, các nhân vật buộc phải nhận lấy về mình một đời sống tâm hồn cũng đầy biến động, tổn thương như bối cảnh

Ở đây chúng tôi sẽ dừng lại ở hai tác phẩm đại diện cho văn học Pháp

đương đại ở hai giai đoạn, tiểu thuyết Người tình (Marguerite Duras, 1984)

Trang 29

25

đại diện cho văn học Pháp nửa cuối thế kỉ XX, và tiểu thuyết Những đứa con

của tự do (Marc Levy, 2007) đại diện cho văn học Pháp những năm đầu thế kỉ

XXI

Tiểu thuyết Người tình của Marguerite Duras được xuất bản năm 1984

Tác phẩm vinh dự được trao giải Goncourt cùng trong năm xuất bản với rất

nhiều ngợi khen từ các nhà phê bình văn học Pháp Người tình có bối cảnh ở

Sài Gòn, khi Việt Nam vẫn còn là thuộc địa của Pháp (1884-1945)

Ẩn ức chấn thương trong tiểu thuyết xuất hiện ở nhiều phương diện Trước hết đó là những vết thương khơi ra từ một gia cảnh không êm đềm Cái chết của người cha, những tham vọng không thành của bà mẹ, sự yếu đuối của người anh út khi bị anh cả ức hiếp đã khiến những vết thương ủ mầm trong lòng nhân vật tôi từ tấm bé đến mãi sau này Cô gái trẻ lớn lên trong nỗi bất an và ức chế tinh thần suốt tuổi thơ, sau này trở nên mất tự tin trong cuộc sống Cô sống khép mình và chỉ tìm thấy nỗi an ủi trong tình yêu thấm đẫm mùi tình dục với người đàn ông Hoa kiều Marguerite Duras đã dành phân nửa dung lượng tác phẩm để viết về những chấn thương tuổi ấu thơ của nhân vật chính Tuổi thơ của cô đã lớn lên trong cái nóng triền miên của khí hậu thuộc địa, cộng với cảnh sống nhiều cãi vã, đánh lộn của hai người anh Cô gái luôn bị ám ảnh bởi người anh cả cục súc, hung hãn, luôn hành hạ người anh út yếu đuối: “thứ luật lệ được đại diện bởi người anh cả, được ban ra bởi anh cả, một con người, nhưng lại là một thứ luật súc sinh, một thứ luật đã gây

ra nỗi khiếp sợ ở từng khoảnh khắc của mỗi ngày trong cuộc đời người anh út này” [22, tr 15] Cô từng nuôi dưỡng trong trí óc ấu thơ của mình cái suy nghĩ kinh hãi về giết chóc: “Tôi muốn giết, anh cả tôi, tôi muốn giết anh ta, tôi muốn thắng được anh ta một lần, một lần duy nhất thôi và nhìn thấy anh ta chết” [22, tr 14] Nỗi khiếp đảm bám theo trí óc cô gái từ lúc còn là đứa trẻ con non nớt đến khi cô đã là một thiếu nữ với những biến động, thay đổi trong

Trang 30

26

tâm sinh lý Không khó để thấy được, chính nỗi ám ảnh kinh hoàng đó đã hằn

in lên tính cách và lối sống của cô Cô ít bộc lộ bản thân, lánh xa đám đông, chỉ có duy nhất một người bạn gái ở trường nội trú Trái ngược với vẻ ngoài bình lặng và ít nói là một tâm hồn dữ dội, hằn thù, sợ hãi, bất lực…

Cô gái trẻ còn bị ám ảnh bởi người mẹ của mình Một người đàn bà chịu nhiều vất vả, lo toan ở thuộc địa khi người chồng không may mất sớm, một người đặt nhiều kì vọng vào những đứa con và mong mỏi một cuộc sống tươi sáng hơn Tuy nhiên, điều bà nhận lại được chỉ toàn những thất vọng: “Cái sự chán sống ghê gớm ấy, ngày nào mẹ tôi cũng nếm trải Đôi khi nó kéo dài, đôi khi nó biến mất lúc đêm đến Số tôi có được một bà mẹ tuyệt vọng bởi một nỗi tuyệt vọng thuần túy đến mức ngay cả niềm hạnh phúc của cuộc đời, dù sâu sắc đến đâu đi nữa, đôi khi cũng không thể làm cho bà nguôi quên hẳn được” [22 tr 25] Tinh thần sống thiếu năng lượng từ bà mẹ đã khiến đứa con gái lớn lên với nỗi ám ảnh về sự thiếu thốn tiền bạc, tình cảm và sự sẻ chia Những chấn thương thuở ấu thơ cũng là một phần căn nguyên cho mối tình nhiều bất thường với người đàn ông mà cô gái gặp tình cờ trên chuyến phà qua sông Sài Gòn Trái tim của cô gái mới hơn mười lăm tuổi vội vã bập vào một mối tình mà ngay chính cả cô cũng không lí giải được liệu đó là tình yêu hay tình dục, hay chỉ là nỗi thèm muốn vật chất đơn thuần? Những vết thương ngày thơ lại được nối dài bởi trải nghiệm của một thiếu nữ mười lăm tuổi không đủ để chống chọi với những hệ lụy mà mối tình này đưa lại Những âu lo xen lẫn đam mê vì vụng trộm, những nỗi đau đớn khi chia xa như một tất yếu thường trực trong đầu khiến cô gái trở nên già nua đi so với tuổi Đặc biệt là nỗi cô độc khi tất cả mọi người tránh xa cô như một con điếm trẻ: “Giờ ra chơi, cô nhìn ra phố, cô đơn”, “cô tiếp tục đi đến lớp trong chiếc limousine đen của anh chàng người Hoa Chợ Lớn Các cô gái nhìn chiếc xe chạy đi Sẽ không có một ngoại lệ nào Sẽ không một cô gái nào nói chuyện

Trang 31

27

với cô” [22, tr 138] Ngay từ đầu tiểu thuyết, tác giả đã viết về sự lão hóa sớm đến với tuổi trẻ của cô: “Hình như tôi đã từng nghe nói đến một sự già nua đôi khi ập đến với ta vào những năm tháng trẻ trung nhất, huy hoàng nhất của cuộc đời Sự lão hóa này thật đột ngột Tôi thấy nó lấn dần từng đường nét của tôi, nó thay đổi tương quan giữa những đường nét đó, nó làm cho cặp mắt to hơn, ánh mắt buồn bã hơn, khuôn miệng dứt khoát hơn” [22, tr 10]

Chấn thương trong Người tình của Marguerite Duras là chấn thương của

kí ức, chấn thương của người thiếu nữ sớm va chạm với những vang động của đời Là một cuốn hồi kí của một nhà văn Pháp, có tuổi thơ và thời thiếu nữ

lớn lên ở Sài Gòn, Người tình đã cho người đọc thấy được một tâm hồn Pháp

lãng mạn trong tình yêu, pha trộn trong đó cái nóng bỏng của miền đất nhiệt đới, bất chấp tất cả để cháy mãnh liệt, yêu là yêu đến tàn lụi Chấn thương tinh thần được thể hiện rõ rệt thông qua các hình thức của hồi kí, chân thực và sống động

Trong những năm đầu tiên của thế kỉ XXI, tiểu thuyết Những đứa con của

tự do của nhà văn Marc Levy lại mang đến một bối cảnh chiến tranh dữ dội,

là một phần lịch sử nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945)

Những đứa con của tự do được kể lại dựa trên câu chuyện có thật ở Pháp tôn

vinh những người con dũng cảm, kiên gan đã chiến đấu không mệt mỏi cho tự

do, khi mà mỹ từ ấy trở nên xa xỉ trong thời đại hỗn loạn của đại chiến thế giới Đặc biệt, những người anh hùng ấy tuổi đời còn rất non nớt nhưng đã có

tư tưởng và con tim vĩ đại Những người con ngoại quốc đến từ nhiều quốc gia Ba Lan, Rumani, Hungari, Italia, Tây Ban Nha… lại yêu tha thiết mảnh đất đã dung nạp mình, để rồi họ cống hiến tuổi trẻ và tinh thần của mình cho quốc gia Pháp, nơi họ vĩnh viễn thuộc về, nơi mà họ tin là mùa xuân sẽ trở lại vào một ngày nào đó

Trang 32

28

Cha ruột của Marc Levy là một nhân chứng sống động trong thời đại hỗn loạn, nước Pháp bị Đức quốc xã chiếm đoạt không còn một chút quyền lợi nào Và ông, một chiến sỹ cách mạng là nhân vật chính trong câu chuyện, mang biệt hiệu Jeannot Jeannot và cả một thế hệ trẻ chủ yếu là dân ngoại quốc đã từng sống trên đất Pháp đã tập hợp lại thành lữ đoàn 35 mang tên Marcel Langer Ở đó họ “chưa bao giờ thừa nhận thân phận mà người ta muốn áp đặt cho mình, chưa bao giờ chấp nhận cho người ta xâm phạm đến phẩm giá con người” [39, tr 34] Lý tưởng chiến đấu cho tự do đã gắn kết những con người ấy lại với nhau Họ mang trong mình niềm tin mãnh liệt, lòng dũng cảm đôi lúc vượt lên tất cả mọi trở ngại để chiến đấu Và đó cũng

là cảm hứng xuyên suốt toàn bộ câu chuyện

Cảm thức chấn thương trong tác phẩm này thể hiện trước hết ở mặc cảm

là người ngoại quốc Nỗi mặc cảm này càng thêm đau đớn hơn đối với những người mang dòng máu Do Thái bị truy diệt đến tận cùng Marc Levy đã đặc tả cuộc chia lìa của một gia đình Do Thái, hình ảnh đứa con gái may mắn được che dấu nhìn theo người mẹ bị những tên lính dẫn đi, không dám khóc vì sợ phát hiện như là biểu tượng cho nỗi đau lớn lao mà con người phải gánh chịu Nỗi mặc cảm dị biệt này cũng được Philippe Claudel nhắc đến trong các tiểu thuyết của mình như một nỗi đau to lớn trong lịch sử nhân loại

Là một tác phẩm mang dáng dấp một anh hùng ca, Marc Levy đã xây dựng thành công hình tượng Lữ đoàn 35 chiến đấu quả cảm cả trên chiến trường và sau song sắt nhà tù Tuy nhiên, lý tưởng đâu phải là một thứ dễ nắm bắt mà đôi khi phải trả bằng xương máu của biết bao chiến sỹ, bằng nỗi sợ hãi luôn thường trực bất cứ nơi nào họ đặt chân đến Vì thế, những người lính bên cạnh các câu chuyện về chiến dịch, còn được tác giả miêu tả ở phương diện những chấn thương trong họ Trước hết là nỗi sợ cái chết, sợ chia lìa trong chiến tranh Vào bất cứ lúc nào, “nỗi sợ cứ tồn tại trong mỗi ngày của bạn,

Trang 33

29

trong mỗi đêm của bạn” [39, tr 97] Nỗi sợ hãi cái chết, sợ hãi sự chia lìa, sợ

tù đày bủa vây lấy những người lính thiếu niên, những người bên cạnh vẻ anh hùng vẫn còn sót lại sự non nớt, luôn khao khát được chở che trong vòng tay gia đình: “Mình sợ, buổi sáng thức dậy, mình sợ; ở mỗi ngã ba, mình sợ họ theo mình, sợ họ bắn mình, sợ họ bắt giữ mình, sợ có những Marius và Rosine khác không trở về sau khi hành động, sợ Jeannot, Jacques và Claude

bị xử bắn, sợ có điều gì xảy ra với Damira, với Osna, với Jan, với tất cả các cậu, những người là gia đình của mình Lúc nào mình cũng sợ, ngay cả khi đang ngủ Nhưng không nhiều hơn hôm qua hay hôm kia, không nhiều hơn kể

từ ngày đầu tiên mình gia nhập đội, không nhiều hơn kể từ ngày họ tước đoạt của chúng ta quyền tự do” [39, tr 261] Nhưng vượt qua những khoảnh khắc yếu ớt ấy, các chiến sỹ tuổi 20 kiên quyết “sẽ tiếp tục sống với nỗi sợ ấy, cho đến chỗ “tận cùng”, và “tiếp tục sống, tiếp tục hành động, tiếp tục tin rằng mùa xuân sẽ trở lại” [39, tr 355]

Tuân thủ những điều lệ nghiêm ngặt của quân đội, những người trẻ tuổi phải chiến đấu với cái bụng rỗng, với giấc mơ về món bánh mì kẹp tầm thường mà lại vô cùng xa xôi Cái đói trong điều kiện sống ngặt nghèo biến thành mặc cảm, bởi không gì chua chát hơn là khi người ta phải khao khát miếng ăn hơn tất cả thứ gì trên đời Thế nhưng với lòng khao khát tự do và tình yêu, họ đã vượt lên tất cả Không những là tình yêu nước, tình cảm gia đình, tình yêu nhân loại mà mãnh liệt và da diết nhất, đó là tình yêu đôi lứa, thứ tình cảm bị cấm đoán trong quân đội Ngập tràn trong tình yêu, những chiến sỹ quyết đoán, sắt đá nhất cũng trở nên dịu dàng, đáng yêu Họ mộng

mơ về một thế giới tốt đẹp hơn, nơi họ có thể vĩnh viễn thuộc về nhau, nơi mà con người tự do tồn tại, nơi mà họ đã không phí mạng khi giành giật nó từ tay bọn phát xít Một gia đình hạnh phúc, với người chồng, người vợ và những đứa con thơ sống trong thời bình là cả một thế giới tươi đẹp trong tâm hồn các

Trang 34

30

chiến sỹ Hình ảnh ấy vẫn còn lưu luyến, dù đến lúc họ buộc phải rời khỏi thế gian và đi về một thế giới khác Nhưng dù là nơi tận cùng của thế giới, nơi không gian tối tăm và chật hẹp, lãnh thổ chỉ có bệnh tật là chúa tể ngự trị thì niềm tin mãnh liệt của những người lính thiếu niên ấy vẫn lớn lao, không suy suyển Trong nhà ngục tối tăm, họ vẫn hát vang bài ca Cồn đất Đỏ, đôi lúc pha chuyện cho cuộc đời thêm tươi vui

Những đứa con của tự do của nhà văn Marc Levy tuy được viết như một

bản hùng ca nhưng người đọc vẫn có được cái nhìn thấu đáo về hiện thực tang thương trong bối cảnh chiến tranh loạn lạc Nhà văn không tô vẽ nên hình tượng anh hùng mà để chính những chấn thương tinh thần làm bật nổi hành động chiến đấu quả cảm của họ Những dạng thức chấn thương tinh thần trong tiểu thuyết của Marc Levy cũng có những điểm tương đồng với tiểu thuyết của Philippe Claudel Bởi, cả hai nhà văn đều đứng từ một xuất phát điểm của thời đại – thế kỉ XXI nhìn về đại chiến thế giới và khai thác từ đó những chấn thương như là kinh nghiệm của cộng đồng, quốc gia Qua đó thấy được cảm thức chấn thương đã đồng thời xuất hiện trong cảm hứng sáng tác của các nhà văn cùng thời

Điểm qua một số những gương mặt tiêu biểu trong văn học Pháp hai thế

kỷ có thể thấy được mạch nguồn di dưỡng những nội dung tư tưởng trong sáng tác của Philippe Claudel từ trong bề dày văn học nước nhà Không chỉ thuộc về nhận thức nghệ thuật của cá nhân nhà văn, xu hướng đi vào thể hiện những chấn thương tinh thần còn được kế thừa từ nền tảng văn học chung, vì thế ý nghĩa của vấn đề chấn thương trong tiểu thuyết của Philippe Claudel còn mang tầm vóc dân tộc đậm nét

Trang 35

Philippe Claudel có các sáng tác thành danh đầu tiên vào những năm

2000 Đó là thời kì mà thế giới đã chứng kiến vô vàn chấn động Ngay năm đầu tiên của thế kỉ XXI, vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 ở Mỹ đã làm

ba nghìn người thiệt mạng và hàng trăm nghìn người phải chịu các dư chấn tinh thần, sức khỏe về sau Không tặc đã cướp bốn máy bay chở khách rồi lao thẳng vào nhiều biểu tượng lớn của nước Mỹ như Tòa tháp đôi ở New York, Lầu Năm Góc Thủ phạm được xác định là tổ chức khủng bố Al-Qaeda do Osama bin Laden cầm đầu Sự kiện này không chỉ tác động toàn diện đến nước Mỹ mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống quốc tế, bắt đầu “thời đại khủng bố và chống khủng bố” trên toàn cầu Ngay sau đó, hai chiến dịch do

Mỹ cầm đầu, cuộc tấn công Afghanistan ngày 7 tháng 10 năm 2001 và cuộc tấn công I-rắc lật đổ chế độ của Tổng thống Saddam Hussein ngày 20 tháng 3 năm 2003 đã trở thành hai cuộc chiến lớn nhất thế giới thập niên đầu của thế

kỷ XXI Theo một công bố gần đây, hiện có 19000 người tham gia cứu hộ ngày 11 tháng 9 năm 2001 đang gặp trục trặc về sức khỏe và cứ 8 người thì có một người bị chấn thương tâm lí Cũng từ đó đến nay đã có 817 người chết, trong đó có 30 người tự tử Hiện nay khi được hỏi, chỉ có 1/3 dân số nước Mĩ cho rằng cuộc sống đã trở lại bình thường, 2/3 còn lại vẫn thấy mình đang

Trang 36

32

sống trong một cuộc sống bất thường, bấp bênh Chưa kể đến các cuộc chiến lớn nhỏ khác cũng như thiên tai dịch bệnh đó đây trên thế giới, tất cả đã khiến đời sống của loài người trở nên đầy âu lo, mất mát

Ở Pháp, từ cuối thế kỉ XX, nhiều cuộc khủng bố cũng bắt đầu đe dọa đến

sự bình yên của đất nước này Trong vòng hai mươi năm cuối thế kỉ XX, nước Pháp đã hứng chịu sáu vụ khủng bố lớn khiến 41 người chết và 280 người bị thương (được thống kê bởi kienthuc.net) [2] Ở một phạm vi rộng hơn, châu Âu cũng đang chứng kiến một thời đại bất ổn trên nhiều lĩnh vực Nếu kinh tế liên tục gặp các cuộc khủng hoảng như nợ công giai đoạn 1982-

2011 thì về chính trị, các nước châu Âu cũng phải đối mặt với nạn khủng bố,

di cư, nhập cư trái phép Kinh tế khó khăn làm con người sống chật vật, nhọc nhằn hơn Cùng với đó là những tổn thất xương máu từ nạn khủng bố, ám ảnh chết chóc từ đây khiến kí ức khủng khiếp về chiến tranh lại sống dậy Không phải ngẫu nhiên khi đề tài chiến tranh lại được văn học nghệ thuật khai thác nhiều hơn trong giai đoạn này Bên cạnh các tiểu thuyết của Philippe Claudel

là sáng tác thành công của nhiều các tác giả khác Một nhà văn nổi tiếng với

các tiểu thuyết tình cảm - Marc Levy đã xuất bản tiểu thuyết Những đứa con

của tự do vào năm 2007 Tiểu thuyết viết về một thời đoạn đáng nhớ của

nước Pháp trong thế chiến thứ hai, khi nước Pháp bị Đức Quốc xã chiếm đóng và không còn một quyền lợi nào Tác phẩm xây dựng hình tượng Lữ đoàn 35, những người lính thiếu niên đã phối hợp với quân đội địa phương chiến đấu chống lại lực lượng chiếm đóng Bạn đọc cũng có thể tìm thấy điều tương tự trong văn học Việt Nam giai đoạn này Khi những bất đồng liên quan đến chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam với Trung Quốc dâng cao thì

sáng tạo nghệ thuật cũng có thêm nguồn cảm hứng mới Hai tiểu thuyết Mình

và họ của Nguyễn Bình Phương và Xác phàm của Nguyễn Đình Tú xuất bản

năm 2014 đã làm sống dậy một thời kì lịch sử, cuộc chiến đấu bảo vệ biên

Trang 37

33

cương phía Bắc năm 1979 Qua đó có thể thấy được sức ảnh hưởng mạnh mẽ của bối cảnh xã hội tới việc khơi gợi cảm hứng và lựa chọn đề tài trong sáng tạo văn học nghệ thuật

Bên cạnh đó, tình trạng di cư, nhập cư trái phép diễn ra tràn lan đã gây khủng hoảng trên nhiều phương diện Về phương diện xã hội, tình trạng nhập

cư, di cư khiến chính quyền mất kiểm soát về dân số, việc đáp ứng nhu cầu giáo dục, y tế trở nên quá tải Đặc biệt, từ đây nước Pháp đã xuất hiện một dạng thức xã hội mà bao trùm lên đó là tinh thần cá nhân chủ nghĩa và sự hiện diện của tình trạng phân biệt đẳng cấp Nhập cư đã biến nước Pháp thành một đất nước đa sắc tộc Trong xã hội Pháp hiện đại, ngay cả khi chính phủ có nhiều biện pháp tích cực để tạo sự công bằng thì trên thực tế bất bình đẳng vẫn xảy ra Đa số người nhập cư làm các công việc đơn giản vì họ không có bằng cấp và không thông thạo tiếng Pháp Cuộc sống của người nhập cư bấp bênh, lao động cực nhọc, đồng lương thấp, ở tập trung trong những khu tập thể chật chội, thiếu tiện nghi ở ngoại ô các thành phố lớn Ngoài ra chưa kể đến việc họ bị một số người dân Pháp miệt thị thông qua Đảng Mặt trận Dân tộc do Jean - Marie Le Pen đứng đầu mà mục tiêu là đấu tranh chống nhập cư

vì theo họ người nhập cư làm tình hình thất nghiệp của Pháp trầm trọng hơn Người đọc thấy bóng dáng vấn đề này thông qua thân phận nhân vật Brodeck

và ông Linh trong tiểu thuyết của Philippe Claudel Nỗi mặc cảm là kẻ ngoại bang, là người dị biệt đã đẩy nhân vật vào tình thế mất niềm tin Sự thay đổi tầng lớp trong xã hội khó khăn đến nỗi mà người Pháp gọi đó là những câu chuyện “thần tiên”

Ở phạm vi nhỏ hơn, trong mỗi gia đình Pháp đương đại hiện cũng đang trải qua nhiều thăng trầm và có nhiều thay đổi so với đầu thế kỷ XX, đặc biệt

là từ năm 1968 với sự thay đổi của các giá trị truyền thống và từ công cuộc giải phóng phụ nữ Mặt khác, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng cao và trở

Trang 38

ta nghi ngờ, lo lắng Nhưng làm sao tìm được việc làm nếu ta không tỏ ra là

có năng lực, làm sao tìm được bạn đời nếu ta quá mệt mỏi? Cần phải giả vờ, phải tỏ ra rất nhiệt tình ngay cả khi chán chường” (dẫn theo Nguyễn Vân Dung) [21] Những sự khập khiễng, không tương xứng giữa các giá trị khiến cuộc sống của cộng đồng Pháp đương đại trở nên ngột ngạt, những tổn thương trong tâm hồn mỗi người gia tăng bởi các mối quan hệ bị phá vỡ Những chấn thương tinh thần có thực trong cuộc sống đương đại đã được chuyển hóa thành các hình tượng, câu chuyện trong các tác phẩm văn học nghệ thuật Bối cảnh xã hội có nhiều bất ổn đã phần nào khơi gợi các tác giả lựa chọn đề tài, chủ đề phù hợp với đời sống xã hội đang diễn ra Dù ở thời nào thì chấn thương tinh thần của con người vẫn luôn là điều ám ảnh dai dẳng, làm thao thức những trái tim sáng tạo nghệ thuật Đó cũng là lí giải cho những lựa chọn của Philippe Claudel về đề tài, nội dung tư tưởng cho các tác phẩm của mình

1.2.2 Quan niệm nghệ thuật của Philippe Claudel

Trước khi là một nhà tiểu thuyết, Philippe Claudel là một đạo diễn có tài

Ở Việt Nam, khán giả biết đến đạo diễn Philippe Claudel qua bộ phim Tình

yêu bất diệt Bộ phim là hành trình của một người phụ nữ tìm lại niềm tin khi

bước ra cuộc sống đời thường sau hơn 10 năm ngồi tù vì bị cáo buộc giết con trai mình Với tình yêu thương của cô em gái, sau nhiều khó khăn, trở ngại, người phụ nữ đã tìm thấy nụ cười, niềm vui và tình yêu trong cuộc sống, đồng

Trang 39

35

thời giải được nỗi hàm oan khiến cô phải ngồi tù và mất đi quá nhiều thời gian cho nỗi cô đơn, khổ đau Diễn biến bộ phim là những tình huống nho nhỏ trong cuộc sống thường ngày của nhân vật, không có những tình tiết gay cấn, hồi hộp Cái thu hút người xem của bộ phim này là những biến động trong tâm hồn, cách phản ứng của nhân vật chính với cuộc sống nhiều mới mẻ

và luôn luôn thường trực những tác nhân gây tổn thương Những biến đổi từ tổn thương tới hàn gắn tổn thương được khắc họa nhẹ nhàng tinh tế, tự nhiên

đã đem lại nhiều rung cảm chân thành cho người xem Từ điện ảnh bước sang thế giới văn chương, Philippe Claudel vẫn cho thấy khả năng của mình trong việc mô tả những chấn động tinh vi trong tâm hồn con người

Là một người viết không chỉ dựa vào bản năng thiên bẩm mà còn luôn quan sát và suy nghĩ về chính công việc của mình và đồng nghiệp, ở Philippe Claudel đã hình thành ý thức nghệ thuật khá nhất quán và ngày càng toàn diện, sâu sắc Từng tham gia nhiều cuộc trao đổi và phỏng vấn, Philippe Claudel từng chia sẻ những quan niệm làm nghề của mình với độc giả quan tâm Dịch giả Nguyễn Duy Bình đã dịch và giới thiệu hai bài phỏng vấn

Philippe Claudel trong cuốn Lưng chừng Babel, xuất bản năm 2014 Bài thứ

nhất được dịch giả thực hiện trong cuộc giao lưu của Philippe Claudel với sinh viên và giáo viên Khoa Sáng tác và Lý luận – Phê bình văn học, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội năm 2009 Bài thứ hai được thực hiện bởi Bernard Demonty Hai bài phỏng vấn này đã cho thấy quan niệm nghệ thuật của nhà văn với nhiều điểm đáng chú ý

Trước tiên, cũng như bao nhà văn chân chính khác, Philippe Claudel viết văn không chỉ đơn thuần vì mục đích giải trí của độc giả Ông đã từng phát biểu trong bài phỏng vấn do Bernard Demonty thực hiện: “Cuốn tiểu thuyết nào cũng nên đưa ra cái gì đó có khả năng chiếm giữ độc giả, đặt vào lòng

Trang 40

36

độc giả đầy những khối thuốc nổ sẵn sàng nổ tung trong khi và sau khi đọc” [12, tr 381]

Ông quan niệm, nguyên tắc đầu tiên và cơ bản trong việc viết tiểu thuyết

là không bao giờ làm cho độc giả chán Cuốn sách chính là phương tiện để tác giả dẫn dắt người đọc vào một câu chuyện, vào một thế giới mà sau khi được gặp gỡ với các nhân vật và bước ra khỏi đó, người đọc sẽ có ít nhiều thay đổi, biết tự chất vấn mình, biết suy ngẫm và trưởng thành hơn Như vậy, với nhà văn, tiểu thuyết không chỉ để giải trí nhất thời mà trên hết, Philippe Claudel xem đây là không gian để người đọc có dịp nhìn lại mình, biết suy ngẫm và hoàn thiện bản thân Theo nhà văn, đây cũng chính là điểm khác giữa sách văn học và các loại sách khác

Bên cạnh đó, tuy nhận mình là người viết văn như một cuộc dạo chơi, là việc để giải quyết nhu cầu ham mê đọc sách như ông từng tâm sự, nhưng qua mỗi trang văn, đồng thời cũng đã từng chia sẻ trong nhiều bài phỏng vấn, Philippe Claudel đã cho thấy một quan niệm nghệ thuật hết sức nghiêm túc Say mê đọc sách từ nhỏ, ông ấp ủ một ước mơ được viết những cuốn sách của riêng mình Ông từng tâm sự: “Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo, ở một thành phố nhỏ thuộc miền Đông nước Pháp, có núi rừng và đồng ruộng bao quanh” [12, tr 335-336] Tuổi thơ hạnh phúc của Philippe Claudel có thiên nhiên tươi đẹp và những cuốn sách làm bạn Sức hấp dẫn của thế giới kì diệu đến từ những trang sách đã khiến nhà văn thôi thúc được viết, tuy nhiên, thời niên thiếu, ông chỉ viết và cất giữ cho riêng mình, chỉ đến năm

36 tuổi, cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông, Meose l’oubli, mới được xuất bản

“sau nhiều lần trầy trượt” [12, tr 336]

Philippe Claudel từng nhắc lại nhiều lần trong các bài phỏng vấn: “Tôi là một độc giả, tôi không phải là nhà văn” Quá trình viết của ông gần giống quá trình đọc, ông không có bố cục định sẵn mà ông “viết sách từng từ, từng

Ngày đăng: 14/11/2016, 15:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Xuân An, Văn chương về các “vết thương” chiến tranh, hậu chiến & Ánh sáng mới, tham luận Đại hội Hội Nhà văn TP.HCM, khoá VI (5- 2010) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn chương về các “vết thương” chiến tranh, hậu chiến "& Ánh sáng mới
2. Tâm Anh, “10 vụ khủng bố đẫm máu nhất lịch sử Pháp”, http://kienthuc.net.vn/, 15/11/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 10 vụ khủng bố đẫm máu nhất lịch sử Pháp”, "http://kienthuc.net.vn/
3. Lê Tú Anh (2013), “Từ trường hợp Đoàn Minh Phượng, nghĩ về văn học chấn thương ở Việt Nam và quan điểm nghiên cứu”, Lý thuyết phê bình văn học hiện đại, tiếp nhận và ứng dụng, Nxb ĐH Vinh, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ trường hợp Đoàn Minh Phượng, nghĩ về văn học chấn thương ở Việt Nam và quan điểm nghiên cứu”, "Lý thuyết phê bình văn học hiện đại, tiếp nhận và ứng dụng
Tác giả: Lê Tú Anh
Nhà XB: Nxb ĐH Vinh
Năm: 2013
4. Nguyễn Hoàng Tuệ Anh (2012), “Không gian mảnh vỡ trong tiểu thuyết Thành phố Quốc tế của Don Delilio”, Tạp chí Khoa học, đại học Huế, tập 72A (số 3), tr.19-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Không gian mảnh vỡ trong tiểu thuyết Thành phố Quốc tế của Don Delilio”, "Tạp chí Khoa học
Tác giả: Nguyễn Hoàng Tuệ Anh
Năm: 2012
5. Thái Phan Vàng Anh (2011), “Nhân vật chấn thương trong tiểu thuyết Nỗi cô đơn của các số nguyên tố (Paolo Giordano)”, Kỷ yếu hội thảo khoa học "Văn học hậu hiện đại - Lý luận và tiếp nhận", khoa Ngữ Văn, Đại học Khoa học Huế, tr.12-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân vật chấn thương trong tiểu thuyết Nỗi cô đơn của các số nguyên tố (Paolo Giordano)”, Kỷ yếu hội thảo khoa học "Văn học hậu hiện đại - Lý luận và tiếp nhận
Tác giả: Thái Phan Vàng Anh
Năm: 2011
6. Arnaudo.M (1978), Tâm lý học sáng tạo văn học, Nxb Văn học, Hà Nội 7. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia HàNội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học sáng tạo văn học," Nxb Văn học, Hà Nội 7. Lại Nguyên Ân (2004), "150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Arnaudo.M (1978), Tâm lý học sáng tạo văn học, Nxb Văn học, Hà Nội 7. Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2004
8. Bakhtin.M (1998), Những vấn đề thi pháp của Dostoevsky, Trần Đình Sử, Vương Trí Nhàn, Lại Nguyên Ân dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của Dostoevsky
Tác giả: Bakhtin.M
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
9. Bakhtin.M (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: Bakhtin.M
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2003
10. Barthes, Roland (1998), Độ không của lối viết, Nguyên Ngọc dịch, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Độ không của lối viết
Tác giả: Barthes, Roland
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 1998
11. Lê Huy Bắc (2015), Văn học hậu hiện đại, lý thuyết và tiếp nhận, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hậu hiện đại, lý thuyết và tiếp nhận
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2015
12. Nguyễn Duy Bình (2014), Lưng chừng Babel, Tiểu luận văn chương và dịch thuật, Nxb Đại học Vinh, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lưng chừng Babel, Tiểu luận văn chương và dịch thuật
Tác giả: Nguyễn Duy Bình
Nhà XB: Nxb Đại học Vinh
Năm: 2014
13. Caruth, Cathy, Vết thương và giọng nói, Hải Ngọc dịch, Hải Ngọc’s weblog, https://hieutn1979.wordpress.com, 8/12/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vết thương và giọng nói, "Hải Ngọc dịch, Hải Ngọc’s weblog, "https://hieutn1979.wordpress.com
14. Caruth, Cathy, Kinh nghiệm không được khẳng định: Chấn thương và những khả năng của lịch sử, Hải Ngọc dịch, Hải Ngọc’s weblog, https://hieutn1979.wordpress.com, 8/12/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm không được khẳng định: Chấn thương và những khả năng của lịch sử," Hải Ngọc dịch, Hải Ngọc’s weblog, "https://hieutn1979.wordpress.com
15. Nguyễn Minh Châu (1978), “Viết về chiến tranh”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (số 11), tr.23-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viết về chiến tranh”, "Tạp chí Văn nghệ quân đội
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Năm: 1978
18. Claudel, Philippe (2009), Báo cáo của Brodeck, Trịnh Thu Hồng dịch, Nxb Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo của Brodeck
Tác giả: Claudel, Philippe
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 2009
19. Claudel, Philippe (2009), Cháu gái ông Linh, Trịnh Thu Hồng dịch, Nxb Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cháu gái ông Linh
Tác giả: Claudel, Philippe
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 2009
20. Claudel, Philippe (2003), Những linh hồn xám, Nguyễn Duy Bình dịch, Nxb Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những linh hồn xám
Tác giả: Claudel, Philippe
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 2003
21. Nguyễn Vân Dung (2009), “Tìm hiểu xã hội Pháp nửa cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN (số 25), tr.86-96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu xã hội Pháp nửa cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI”, "Tạp chí Khoa học ĐHQGHN
Tác giả: Nguyễn Vân Dung
Năm: 2009
22. Duras, Marguerite (2014), Người tình, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người tình
Tác giả: Duras, Marguerite
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2014
23. Đoàn Ánh Dương (2014)á Khụng gian văn học đương đại, Nxb Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Không gian văn học đương đại
Nhà XB: Nxb Phụ nữ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w