1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của nhà văn nam cao

129 2,6K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

Thực tế, những nhà văn, nhà thơ lớn từ xưa đến nay đều là những người sử dụng vốn thành ngữ, tục ngữ một cách có hiệu quả trong sáng tác của mình.. Xét thấy sự vận dụng phong phú của thà

Trang 1

CỦA NHÀ VĂN NAM CAO

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác

Tác giả:

Lương Mai Hiếu

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Mục đích nghiên cứu 7

4 Đối tượng nghiên cứu 8

5 Tư liệu nghiên cứu 8

6 Phương pháp nghiên cứu 8

7 Đóng góp của luận văn 9

8 Bố cục của luận văn 10

NỘI DUNG 11

CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VÀ VĂN CHƯƠNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 11

1.1 Nhận diện thành ngữ, tục ngữ 11

1.1.1 Khái niệm tục ngữ 11

1.1.2 Phân biệt thành ngữ, tục ngữ 12

1.1.3 Nội dung và hình thức của tục ngữ 15

1.2 Những nhân tố cơ bản tác động tới ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của Nam Cao 24

1.2.1 Sơ lược về tiểu sử 24

1.2.2 Con người 25

1.2.3 Môi trường sáng tác 27

1.2.4 Quan điểm nghệ thuật và cá tính sáng tạo: 29

Tiểu kết: 30

Trang 4

2.1 Triết lý về nhân phẩm qua thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác Nam Cao 32

2.2 Triết lý về nghề văn, nghề giáo qua thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác Nam Cao 40

2.3 Phương thức vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của Nam Cao 45

2.3.1 Vận dụng nguyên dạng thành ngữ, tục ngữ truyền thống 46

2.3.2 Vận dụng thành ngữ, tục ngữ ở dạng cải biến, sáng tạo 54

2.3.3 Vận dụng trùng điệp thành ngữ, tục ngữ 62

Tiểu kết: 66

CHƯƠNG 3:GIÁ TRỊ CỦA VIỆC VẬN DỤNG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG SÁNG TÁC CỦA NAM CAO 68

3.1 Giá trị của việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong phản ánh nội dung sáng tác 68

3.2 Giá trị của việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong ngôn từ, diễn đạt của tác phẩm 73

3.3 Giá trị biểu cảm của tác phẩm nhờ việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ 75 Tiểu kết: 78

KẾT LUẬN 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

PHỤ LỤC

Trang 5

1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Trong sáng tác dân gian của mỗi dân tộc, thành ngữ, tục ngữ là loại

hình có mối quan hệ hữu cơ hơn cả với lời ăn tiếng nói của nhân dân Thành ngữ, tục ngữ ra đời từ bao giờ không ai xác định được, không ai biết có từ

thời kì nào trong lịch sử loài người, mà chỉ biết nó là “túi trí khôn” chứa đựng

những tri thức dân gian về mọi mặt của đời sống

Mỗi người dân Việt Nam khi ý thức xây dựng, bồi đắp cho mình vốn ngôn ngữ giàu có của tiếng mẹ đẻ thường khi nói, khi viết thích dùng những

ý, những mẫu có sẵn Những mẫu, những ý ấy được thế hệ trước tạo ra, những thế hệ sau sử dụng như một thói quen và nó trở thành thành ngữ Trong kho tàng ngôn ngữ dân tộc, thành ngữ không phải là một cách phát biểu duy nhất đúng, cũng không phải là cách nói bắt buộc, mà là cách nói thường được chọn lựa Trong khi sử dụng, chúng ta dùng thành ngữ là muốn lời phát ngôn có chỗ dựa, mong người nghe hiểu tắt theo lối ước lệ Tục ngữ lại là những kho kinh nghiệm của nhân dân về các hiện tượng tự nhiên, các quan hệ ứng xử xã hội Đó là nơi bộc lộ khá tập trung lối sống, những đặc điểm của tư duy, cách cảm, lối nghĩ và lối nói của dân tộc Tục ngữ phản ánh các hiện tượng tự nhiên, xã hội, những kinh nghiệm sản xuất, các mối quan hệ xã hội bằng hình thức nghệ thuật đặc thù Hàng ngày, khi nghe được một câu nói hay, có ý nghĩa nhờ vận dụng thành ngữ, tục ngữ một cách có hiệu quả thì chính ta cảm thấy tâm đắc và như khám phá ra một điều gì mới lạ Điều này khiến cho thành ngữ, tục ngữ từ lâu đã trở nên quen thuộc, có sức sống lâu bền và khẳng định được vị thế của mình trong đời sống tinh thần của nhân dân

Trang 6

1.2 Trong thưởng thức văn chương, mỗi khi đọc được một câu văn, câu

thơ hay, giàu hình ảnh, vận dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt thành ngữ, tục ngữ của dân tộc, ta cảm thấy nó có sức biểu cảm cao, cuốn hút người đọc và dễ đi vào lòng người hơn Thực tế, những nhà văn, nhà thơ lớn từ xưa đến nay đều

là những người sử dụng vốn thành ngữ, tục ngữ một cách có hiệu quả trong sáng tác của mình Cùng với đó, vấn đề nghiên cứu về cách sử dụng thành

từ rất lâu, nhưng cho tới nay vẫn còn tiềm ẩn nhiều điều kỳ diệu

Văn học dân gian hay văn học viết luôn phản ánh đời sống Nhờ văn học

mà bức tranh hiện thực nước ta của từng thời kì lịch sử đã hiện ra một cách chân thực, đầy đủ Những nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945

đã có công rất lớn trong việc tái hiện một xã hội mà trong đó đầy rẫy những bất công tàn bạo, vô nhân tính Bên cạnh Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan , Nam Cao là người góp phần đưa trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam đầu thế kỉ XX phát triển đến đỉnh cao với những tác phẩm xuất sắc Sáng tác của Nam Cao đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách càng ngời sáng Lớp bụi thời gian càng phủ dày theo tháng năm thì những tác phẩm của ông lại càng bộc lộ những tư tưởng nhân văn cao cả, ý nghĩa hiện thực sâu sắc, và vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật điêu luyện, đặc sắc

Đi sâu tìm hiểu từng câu chữ, từng từ ngữ trong các sáng tác của Nam Cao, điều dễ nhận thấy tác giả đã vận dụng nhiều câu thành ngữ, tục ngữ Dấu

ấn ấy đậm in trên từng trang viết của nhà văn Trong đó, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới việc vận dụng tục ngữ của Nam Cao, có lẽ, bởi tục ngữ mang hình thức ngắn gọn, súc tích, cô đọng, đầy đủ nội dung ý nghĩa cần diễn đạt

Trang 7

nên nhà văn đã sử dụng nó như một chất liệu dân gian trong rất nhiều tác phẩm của mình

1.3 Xét thấy sự vận dụng phong phú của thành ngữ, tục ngữ trong các

tác phẩm của Nam Cao là một vấn đề rất thú vị và mang nhiều ý nghĩa nhưng

lại chưa được chú ý đúng mức, người viết mạnh dạn chọn đề tài “Thành ngữ,

tục ngữ trong sáng tác của nhà văn Nam Cao” để nghiên cứu, đi sâu phân

tích, lý giải một cách hệ thống về vấn đề này Hi vọng việc nghiên cứu sẽ giúp tác giả luận văn thêm một lần nữa được thấy cái hay, cái đẹp của thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, cái sắc sảo mà bình dị của văn chương Nam Cao và mối quan hệ mật thiết giữa thành ngữ, tục ngữ - văn chương trong tiến trình phát triển của Văn học hiện đại Việt Nam

2 Lịch sử vấn đề

Thành ngữ, tục ngữ là những câu nói đúc rút kinh nghiệm của nhân dân trong mọi lĩnh vực của cuộc sống vật chất và tinh thần Nó chứa đựng quan niệm của người bình dân về thế giới tự nhiên và xã hội Thông qua ngôn từ được chọn lọc gọt rũa, thành ngữ, tục ngữ phản ánh tri thức nhiều mặt của đời sống xã hội Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, thành ngữ, tục ngữ vẫn khẳng định được giá trị của mình và có sự vận động rất linh hoạt Nó là một trong những thể loại phản ánh tri thức dân gian thông qua tư duy của người Việt hữu hiệu nhất

Thành ngữ, tục ngữ là lời hay ý đẹp của nhân dân trường tồn với thời gian Nó được hiện diện trong chuỗi lời nói và trong văn bản Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, hình thức tồn tại trong chuỗi lời nói của tục ngữ bị thu hẹp dần, và việc sử dụng cũng dựa theo hoàn cảnh, môi trường nhất định

Cụ thể, tri thức thành ngữ, tục ngữ về văn hóa nông nghiệp chỉ còn được vận dụng ở môi trường nông thôn, giữa những người nông dân với nhau Tuy nhiên, hình thức tồn tại bằng văn bản của thành ngữ, tục ngữ lại được phát

Trang 8

triển rộng rãi, như: thành ngữ, tục ngữ với báo chí; thành ngữ, tục ngữ với văn chương; và thành ngữ, tục ngữ xuất hiện khá phổ biến trên trò chơi truyền hình trong những chương trình gần đây

Lâu nay, nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, và đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận Song, tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác văn chương vẫn là những khía cạnh mới rất đáng được khám phá Việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm văn chương góp phần tạo nên những sắc màu mới trong bức tranh đa sắc, đa diện của nền văn học Việt Nam hiện đại Đó cũng là cách để các nhà văn giữ gìn, bảo tồn tinh hoa tục ngữ một cách hữu hiệu nhất

Mối quan hệ giữa thành ngữ, tục ngữ với văn chương, báo chí đã được nhiều tác giả đề cập đến, và chủ yếu là các chuyên khảo, bài viết trên báo:

Trên “Tạp chí Văn học” thời điểm cuối những năm 60 của thế kỷ XX có

một diễn đàn bàn về Văn học dân gian hiện đại của các nhà nghiên cứu Văn học dân gian: Đinh Gia Khánh, Vũ Ngọc Phan, Trần Gia Linh… Trong diễn

đàn đã có ý kiến lập luận về tục ngữ: “Tục ngữ chỉ là một trong những thể

loại chứng minh sức sống của Văn học dân gian trong thời đại mới”[32; tr

34] Lời nhận định này đã cho thấy sức sống trường tồn của văn học dân gian hiện đại nói chung và của thể loại tục ngữ nói riêng

Một trong những khía cạnh nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ đó chính là nghiên cứu nghệ thuật sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của các nhà văn, nhà thơ - các tác giả lớn Từ văn học Trung đại, Nguyễn Du đã ý thức

vận dụng nguồn tài nguyên dân gian phong phú này trong kiệt tác Truyện

Kiều, để làm nên một hồn thơ đậm chất dân gian, gần gũi với đời thường Về

nghệ thuật sử dụng thành ngữ, tục ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ năm

1960, tác giả Lê Anh Trà đã có bài Cách viết của Hồ Chủ Tịch [50] Trong

Trang 9

bài viết, tác giả đã có nhận định về việc vận dụng sáng tạo ngôn ngữ của Người trong hành văn Nhờ cách vận dụng sáng tạo này mà nhiều câu nói của

Hồ Chủ Tịch đã in vào trí nhớ của nhân dân như những câu tục ngữ, và thực

sự, nó đã trở thành tục ngữ trong thời hiện đại của dân tộc, như:

- Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công

- Nghị quyết đầy túi áo, thông cáo đầy túi quần

Trong các bài viết Ngôn ngữ của Hồ Chủ Tịch qua những lời kêu gọi [5],

Bác Hồ với nguồn tục ngữ của dân tộc [6], Tìm hiểu cách dùng tục ngữ trong những bài viết và bài nói của Hồ Chủ Tịch [18], các tác giả đều nghiên cứu và

đưa ra nhận xét: Hồ Chủ Tịch vận dụng tục ngữ trong hành văn của mình rất linh hoạt và hiệu quả Ngay cả trong văn chính luận – thể loại có thể xem là khô khan, mực thước, mà Người vẫn khéo léo vận dụng thành ngữ, tục ngữ để chuyển tải tư tưởng, nội dung chính trị, làm cho sự việc thành dễ hiểu, dễ tiếp thu, và trở nên sâu sắc hơn Chẳng hạn, nói về việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Bác viết:

- Xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng như làm ruộng Trước phải khó nhọc

cày bừa, chân bùn tay lấm, làm cho lúa tốt thì mới có gạo ăn

Tác giả Cù Đình Tú, trong bài viết Hồ Chủ Tịch dùng thành ngữ, tục ngữ

[52] đã nhận định: trong cách viết, cách nói, Hồ Chủ Tịch vừa dùng nguyên

vẹn các thành ngữ, tục ngữ vốn có của dân gian như: yêu nước thương nòi,

gan vàng dạ sắt, một lòng một dạ , Người thường sáng tạo đưa vào một số

yếu tố để nhấn mạnh vào một phương diện nào đó của sự vật, của tình thế, của quan hệ Hồ Chủ Tịch đã có những cách “sửa” thành ngữ, tục ngữ, “lẩy” thành ngữ, tục ngữ rất tài tình:

Trang 10

Sản xuất mà không tiết kiệm khác nào như gió vào nhà trống

Việc nghiên cứu cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của

Nguyễn Trãi (Bùi Văn Nguyên - 1980) [38], Phan Châu Trinh (Trần Hải Yến - 1998) [56], Hồ Xuân Hương (Trương Xuân Tiếu - 1999) [47] cũng

được các nhà nghiên cứu quan tâm Qua đó, các tác giả bài viết khẳng định,

việc vận dụng nhuần nhuyễn thành ngữ, tục ngữ của các nhà văn, nhà thơ đều

nhằm mục đích để lời văn, câu thơ thêm biểu cảm, giàu hình tượng, cảm xúc;

kế thừa, phát triển và lưu giữ bản sắc dân tộc

Thành ngữ, tục ngữ là đối tượng nghiên cứu của nhiều người quan tâm

Thành quả của nó đã và đang được công nhận một cách xác đáng Trong thực

tiễn, thành ngữ, tục ngữ được vận dụng trên báo chí, truyền hình, và đã được

tác giả Trần Thị Trâm nhắc đến trong chuyên luận của mình [51; tr.353 – 364]

Để tạo hiệu quả thẩm mỹ, chuyển tải thông tin: nhanh nhất, sâu sắc nhất, giàu

giá trị biểu cảm, ngắn gọn, dễ nhớ để khảm vào trí nhớ bạn đọc, bất kì nhà

báo nào cũng luôn có ý thức sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong quá trình sáng

tạo tác phẩm Nhờ những ưu thế đó của thành ngữ, tục ngữ đã đáp ứng được

yêu cầu của báo chí hiện đại, vì thế, thành ngữ, tục ngữ cũng chứng tỏ được

sức sống vượt thời gian

Chuyên khảo Thành ngữ, tục ngữ trong truyện đồng thoại của Tô Hoài

(Lê Nhật Ký – 2011) [25], đã quan tâm tới vai trò của thành ngữ, tục ngữ qua

việc hình thành tứ truyện; miêu tả, nhận xét về nhân vật Việc vận dụng thành

ngữ, tục ngữ khiến cho truyện đồng thoại trở nên gần gũi với lời ăn tiếng nói

hàng ngày Nó tạo nên sự đồng cảm của của độc giả đối với nhà văn Tô Hoài

khi tìm thấy bóng dáng kinh nghiệm, tri thức của mình được vận dụng trong

tác phẩm

Trang 11

Dương Thị Thúy Hằng, Nguyễn Văn Nở đã có công trình chuyên khảo

Tìm hiểu cách vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong tác phẩm của Sơn Nam

(2012) khá ấn tượng Trong công trình này, các tác giả đã khảo sát được một lượng thành ngữ, tục ngữ đồ sộ, có sự phân loại chi tiết, cụ thể Và có thể coi đây là một chuyên khảo có giá trị nhất định khi tìm hiều cách vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong văn xuôi hiện đại

Với chuyên khảo Thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Quang

Sáng (2012), tác giả Lâm Thị Thiên Lan quan tâm tới việc sử dụng thành ngữ,

tục ngữ phù hợp với ngữ cảnh, đối tượng; phát huy tối đa tính biểu cảm, tính hình tượng của thành ngữ; gắn bó với kho tàng đạo lý và kinh nghiệm ứng xử dân gian Việt Nam Tác giả cũng đã quan tâm tới các phương thức vận dụng thành ngữ, tục ngữ đã được dùng như công cụ đắc dụng, để tìm hiểu sắc thái độc đáo cho ngôn ngữ văn chương trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng Như vậy, việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác văn chương, báo chí hiện đại đã được quan tâm, song chưa được đề cập đến một cách đầy

đủ, cụ thể và toàn diện ở mọi khía cạnh nội dung của nó Việc nghiên cứu cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của Nam Cao cũng là một đề tài hấp dẫn, hứa hẹn những điều mới mẻ Vì vậy, với những thông tin có tính chất gợi mở ở thành quả của những công trình nêu trên, hi vọng đề tài này

mang đến một cái nhìn cụ thể về “Thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của

nhà văn Nam Cao”

3 Mục đích nghiên cứu

Qua nghiên cứu đề tài “Thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của nhà

văn Nam Cao ”, chúng tôi hướng tới mục đích:

- Khảo sát và rút ra nhận xét về việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong các sáng tác của nhà văn Nam Cao Qua đó góp phần khẳng định sức sống

Trang 12

của những câu thành ngữ, tục ngữ, và sự đóng góp to lớn của Nam Cao làm cho những câu tục ngữ ấy sống mãi

- Nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ theo hướng của đề tài nhằm lưu giữ, bảo tồn thành ngữ, tục ngữ trong thời đại ngày nay; đặc biệt là tục ngữ với vai trò là chất liệu của văn học

4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những câu thành ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm văn xuôi của Nam Cao

5 Tư liệu nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn sử dụng nguồn tư liệu là bộ

sách: “Nam Cao toàn tập” Đây là bộ sách đã thống kê được khá đầy đủ các

tác phẩm của Nam Cao

Tập I và II gồm những truyện ngắn Nam Cao viết trước Cách mạng

tháng Tám và truyện dài “Người hàng xóm”

Tập III gồm những truyện viết sau cách mạng cùng tiểu thuyết “Sống mòn”

Tuy nhiên, thực hiện luận văn này, chúng tôi căn cứ trên tư liệu khảo sát

chính là cuốn Kho tàng tục ngữ Việt Nam do tác giả Nguyễn Xuân Kính chủ

biên, in năm 2002, Nxb Văn hóa thông tin Công trình này gồm 16.098 câu tục ngữ được tập hợp từ 52 đầu sách khác nhau Cuốn sách đã chú giải một số lượng lớn những câu tục ngữ và được giới thiệu theo chủ đề giúp người đọc

có thể tra cứu một cách thuận lợi Chúng tôi coi đây là cuốn sách công cụ để phân biệt và nhận diện thành ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm văn xuôi của Nam Cao

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn, chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Trang 13

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Dựa trên những nghiên cứu lý

thuyết về thành ngữ, tục ngữ và đặc điểm khu biệt giữa chúng để làm cơ sở lý

luận cho đề tài và làm cơ sở để luận giải những vấn đề đề tài đề cập tới

- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: Để việc phân tích so sánh

đánh giá có căn cứ xác thực khi cần thiết, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống

kê để định lượng các câu thành ngữ, tục ngữ trong phạm vi sử dụng

- Phương pháp so sánh đối chiếu: Các phương pháp phân tích so sánh sẽ

được sử dụng để đối chiếu các kiểu vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong luận

văn Ngoài ra, so sánh còn được sử dụng khi chúng tôi đưa ra cái nhìn soi

chiếu giữa việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ của Nam Cao và các tác giả khác

- Phương pháp phân loại: Chúng tôi tiến hành theo phương pháp phân

loại để phân biệt các kiểu vận dụng một cách hệ thống, ngoài ra còn dùng

phương pháp này để phân loại bảng kết quả khảo sát thành ngữ, tục ngữ trong

sáng tác của nhà văn Nam Cao

7 Đóng góp của luận văn

Đề tài của chúng tôi mong muốn định lượng được cụ thể số lượng thành

ngữ, tục ngữ được Nam Cao vận dụng trong sáng tác của mình, để nhằm bổ

sung hướng khai thác, nghiên cứu về hiệu quả của cách sử dụng này Qua đó,

chúng tôi muốn khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa thành ngữ, tục ngữ

và văn chương, bởi thành ngữ, tục ngữ đã và đang là chất liệu dân gian dồi

dào cho văn học hiện đại Nghiên cứu, vận dụng thành ngữ, tục ngữ theo

hướng này cũng là cách bảo tồn tài nguyên thành ngữ, tục ngữ một cách hiệu

quả nhất

Trang 14

8 Bố cục của luận văn

Phần một: Mở đầu

Phần hai: Nội dung

Chương 1: Mối quan hệ giữa thành ngữ, tục ngữ và văn chương – Một số

vấn đề lý luận chung

Chương 2: Cách thức vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của

Nam Cao

Chương 3: Giá trị của việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác

của Nam Cao

Phần ba: Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 15

Theo Từ điển Thuật ngữ Văn học: “Tục ngữ là một thể loại văn học dân

gian mà chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm, tri thức dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, giàu vần điệu, hình ảnh, dễ nhớ, dễ truyền”

[16, tr.377]

GS Lê Chí Quế đã nhận xét tục ngữ trên phương diện phản ánh và tính

đặc thù của văn học: “Tục ngữ là những câu ngắn gọn có ý nghĩa hàm súc, do

nhân dân lao động sáng tạo và lưu truyền qua nhiều thế hệ Nó phản ánh đúc kết mọi mặt tri thức đời sống của nhân dân thông qua những hình tượng nghệ thuật độc đáo” [41, tr.239] Đây quả thực là nhận xét rất hợp lý về tục ngữ

Trong cuốn Tục ngữ ca dao, PGS PTS Mã Giang Lân cũng có một góc

nhìn tương tự Ông nhận định tục ngữ là: “Lời ăn tiếng nói của nhân dân đã

được đúc kết lại dưới những hình thức tinh giản mang nội dung súc tích Tục ngữ thiên về biểu hiện trí tuệ của nhân dân trong việc nhận thức thế giới, xã hội và con người” [28, tr.3] Tác giả khẳng định: “Tục ngữ cũng biểu hiện thái độ ứng xử và tình cảm của nhân dân đối với những vấn đề của cuộc sống

Trang 16

Tục ngữ thể hiện một phần quan trọng của tư liệu khoa học dân gian và triết

lý dân gian” [28, tr.3]

Trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, tác giả Hoàng Tiến Tựu

định nghĩa về tục ngữ như sau: “Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian có

chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm, tri thức, nêu lên những nhận xét

dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, giàu vần điệu, hình ảnh, dễ

nhớ, dễ truyền” [53, tr.129]

Những định nghĩa về tục ngữ càng về sau càng đầy đủ, nêu lên được tính

chất vốn có của thể loại Điều đó cho thấy, các nhà nghiên cứu văn học dân

gian đã khám phá ra nhiều đặc trưng mang tính khu biệt, từ đó cho thấy cái

nhìn đúng đắn về tục ngữ Ta có thể hiểu: tục ngữ như là một cuốn sách mà

thế hệ đi trước để lại cho ngày hôm nay và mai sau Trong đó kết đọng những

tinh hoa về cách ứng xử, kinh nghiệm đời sống lao động sản xuất của nhân dân

1.1.2 Phân biệt thành ngữ, tục ngữ

Thành ngữ và tục ngữ có quan hệ với nhau rất chặt chẽ, vì vậy trong hoạt

động nghiên cứu, sưu tập trước đây có xu hướng gộp chung, không có sự

phân biệt giữa chúng Tuy nhiên, cách đây gần bảy thập kỷ, vấn đề phân biệt

thành ngữ và tục ngữ đã được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, nhất là các

nhà nghiên cứu văn học dân gian quan tâm trên nhiều tiêu chí, nhiều bình diện

khác nhau

Đầu tiên, trong cuốn “Việt Nam văn học sử yếu” (1943), GS Dương

Quảng Hàm nhận định: “Một câu tục ngữ tự nó phải có ý nghĩa đầy đủ, hoặc

khuyên răn, hoặc chỉ bảo điều gì Còn thành ngữ chỉ là lời nói có sẵn để ta

tiện dùng mà diễn tả một ý gì hoặc tả một trạng thái gì cho màu mè” [15,

tr.15] Như vậy, theo ông, thành ngữ chỉ là một phương tiện để diễn đạt ý

tưởng của người nói chứ không mang đầy đủ ý nghĩa nội dung như tục ngữ

Trang 17

Đồng tình với nhận định trên, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cũng quan

niệm: “Tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, kinh

nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán Còn thành ngữ

là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn đạt được một ý trọn vẹn” [39, tr.31]

Theo tác giả, trong tục ngữ còn có cả thành ngữ Hay có thể hiểu nôm na, thành ngữ là hoa, tục ngữ là quả

Trên Tạp chí Ngôn ngữ số 3 năm 1972, bài viết: “Về ranh giới giữa

thành ngữ và tục ngữ” của tác giả Nguyễn Văn Mệnh đã dựa trên hai tiêu chí

nội dung và hình thức để đưa ra kết luận: “Có thể nói nội dung của thành ngữ

mang tính chất hiện tượng, còn nội dung tục ngữ nói chung là mang tính chất quy luật Về hình thức ngữ pháp, nói chung mỗi thành ngữ chỉ là một cụm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh Tục ngữ thì khác hẳn Mỗi tục ngữ tối thiểu

là một câu” [36, tr.13] Đây được coi là một trong những nhận định dễ tiếp

nhận và có giá trị khu biệt

Xét về chức năng ngữ pháp và nội dung, ý nghĩa, thì dù ngắn, mỗi câu tục ngữ đều diễn tả một ý (một phán đoán) còn thành ngữ, dù dài cũng chỉ diễn đạt một khái niệm tương đương với một từ hoặc một cụm từ Ví dụ: khái

niệm “hiền” có các thành ngữ: hiền như bụt, hiền như đất, hiền như đất nặn

Có thể nói, các ý kiến phân biệt thành ngữ không có sự thống nhất hoàn toàn Tác giả Dương Quảng Hàm và Vũ Ngọc Phan đề cập đến cách phân biệt thành ngữ và tục ngữ bằng hình thức mà không chú ý nội dung Ngược lại, tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri, Hồ Lê lại lấy nội dung làm cơ sở vạch ra ranh giới Tác giả Đái Xuân Ninh, Cù Đình

Tú đi sâu vào sử dụng chức năng làm tiêu chí khu biệt thành ngữ và tục ngữ

mà chưa đề cập đến nét trung gian giữa chúng Mỗi tác giả đều có phân tích

và lý giải riêng mang tính chất gợi mở rất nhiều cho chúng tôi – những người

Trang 18

đi sau nghiên cứu tục ngữ Nhờ đó, chúng tôi có được cái nhìn tổng hợp để phân biệt thành ngữ và tục ngữ:

Thứ nhất, về mặt nghĩa: Tục ngữ là những lời quy châm, những câu

khuyên răn về đối nhân xử thế, là những bài học kinh nghiệm về lao động sản xuất, về nhận thức giới tự nhiên và xã hội, về đạo đức thực tiễn của nhân dân bằng những câu súc tích ngắn gọn Tục ngữ là những phán đoán Thành ngữ

là sự miêu tả những hiện tượng tự nhiên và xã hội, là những khái niệm, những đơn vị nghĩa có sẵn, được cô đúc chặt chẽ Nghĩa của thành ngữ thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên

nó Nó thể hiện một lối nói mang tính biểu trưng, thường là từ những từ ngữ

cụ thể kết hợp với nhau để mang một nghĩa ẩn dụ mới Thành ngữ có nghĩa bóng bẩy

Thứ hai, về mặt kết cấu và chức năng ngữ pháp: Thành ngữ là cụm từ, tổ

hợp từ cố định đã quen dùng, là mệnh đề nằm trong câu Kết cấu của thành ngữ nằm ở bậc trên từ và dưới câu Vì vậy, mỗi thành ngữ ít nhất phải có ba

âm tiết trở lên Trong tục ngữ có cả thành ngữ Có khi thành ngữ được dùng tương đương như một từ Thành ngữ có chức năng định danh Tục ngữ là một câu có ý trọn vẹn và hoàn chỉnh, có chức năng thông báo, và là những phát ngôn nhằm đưa ra một nhận định, một tổng kết mang tính kinh nghiệm có từ hiện thực

Thành ngữ và tục ngữ có phần giống nhau về hình thức cấu tạo Chúng đều là những tổ hợp từ cố định, kết hợp với nhau theo một cấu trúc chặt chẽ,

có vần điệu hoặc đối ứng (về số lượng âm tiết) Nhưng thành ngữ và tục ngữ hoàn toàn khác nhau về nội dung ngữ nghĩa và chức năng sử dụng như đã trình bày ở trên

Về cơ bản, thành ngữ là hiện tượng ngôn ngữ, là công cụ giao tế chung của cộng đồng dân tộc; thuộc phạm trù ngôn ngữ học Còn tục ngữ là một

Trang 19

hiện tượng ý thức xã hội, phản ánh lối sống của thời đại, lối nghĩ của nhân dân, lối nói của dân tộc Tục ngữ là một thể loại của văn học dân gian Do đó, điều dễ nhận thấy là người ta quen gọi thành ngữ tiếng Việt, gọi tục ngữ Việt Nam, chứ không có cách gọi ngược lại

1.1.3 Nội dung và hình thức của tục ngữ

1.1.3.1 Nội dung của tục ngữ

Nhắc đến tục ngữ là nói tới kinh nghiệm Những kinh nghiệm ấy được coi như tri thức của dân gian Nó là tri thức phi học đường Những tri thức ấy bao gồm: tri thức ứng xử với tự nhiên và tri thức ứng xử với xã hội Đây cũng chính là nội dung mà tục ngữ chứa đựng

Quá trình hoạt động lâu dài nhằm thích ứng với môi trường tự nhiên và

xã hội đã hình thành nên những tri thức trong tục ngữ Những tri thức của tục ngữ được hình thành theo phương thức: quan sát cộng trải nghiệm bằng tri thức Tri thức dân gian ấy được lưu truyền nơi cửa miệng người đời từ thế hệ này sang thế hệ khác Cứ như vậy, con người quan sát, chiêm nghiệm và rút

ra những đúc kết mang tính kinh nghiệm và trở thành bài học cho bao người, bao đời

Nội dung đầu tiên của tục ngữ là tri thức ứng xử với tự nhiên Tức là nói

về thiên nhiên, thời tiết và kinh nghiệm lao động (kinh nghiệm trồng trọt và chăn nuôi) Tri thức này phản ánh mối quan hệ của con người với thế giới tự nhiên Con người đã biết quan sát, khám phá tự nhiên để ứng dụng vào lao động sản xuất tạo hiệu quả cao Biểu hiện đó được thể hiện trong nội dung của rất nhiều câu tục ngữ nói về thời tiết, kinh nghiệm trong canh tác nông

nghiệp Trong trồng trọt, người dân lao động đưa ra "hệ thống kinh nghiệm"

từ khâu làm đất đến gieo mạ, chăm sóc và thu hoạch Trong chăn nuôi, cách nuôi nấng chăm sóc, cách thu hoạch, tất cả đều chi tiết rõ ràng Tục ngữ là

nguồn tài liệu quý giá, là "kĩ sư" tư vấn cho nhà nông trong quá trình sản xuất

Trang 20

nông nghiệp Bên cạnh kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, còn có những câu tục ngữ nói về tập quán canh tác của người Việt Tập quán trồng khoai, trồng đậu, trồng cà, trồng lúa của nền văn minh nông nghiệp lâu đời đã được tục ngữ phản ánh và trở thành những kinh nghiệm quý báu cho khoa học nông nghiệp sau này

Tục ngữ phản ánh tri thức ứng xử xã hội được hình thành trong quá trình sinh sống, giao tiếp và ứng xử giữa con người với nhau; nhân dân đã đúc kết rất nhiều câu tục ngữ nói về kinh nghiệm ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội Trong gia đình có thể kể đến các mối quan hệ ứng xử giữa: cha mẹ - con cái; vợ - chồng; anh chị em ruột Tục ngữ không chỉ đưa ra những hiện tượng mà còn đưa ra những kinh nghiệm ứng xử khéo léo, tinh tế để tạo mối hòa hảo tốt đẹp giữa các đối tượng trong mối quan hệ này Cũng như vậy, hàng loạt các câu tục ngữ xuất hiện đề cập tới mối quan hệ ứng xử giữa hàng xóm láng giềng với nhau; bạn bè đồng nghiệp; tập thể - cá nhân ; giữa người làm ơn - kẻ chịu ơn; người nói - người nghe; và đề cập tới các kinh nghiệm trong giao tiếp, thái độ khen - chê

Tục ngữ còn ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, phản ánh truyền thống tư tưởng và đạo đức của nhân dân lao động

Tục ngữ ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội ghi lại một vài kí ức về

thời kỳ lịch sử xa xưa của dân tộc: “Ăn lông ở lỗ”, “Chồng chung vợ chạ”,

“Con dại cái mang” ; ghi lại một số hiện tượng và nhân vật lịch sử cá biệt,

một số biến đổi về kinh tế, chính trị ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân:

“Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”, “Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong”

Đại bộ phận các câu tục ngữ ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội ở thời kỳ phong kiến Đó là những tập tục sinh hoạt hàng ngày về mọi mặt như ăn, ở,

mặc, cưới xin, ma chay, hội hè đình đám: “Tương cà Gia Bản”, “Dưa La, cà

Láng, nem Bảng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét”, “Đói cho

Trang 21

chết, ngày tết cũng lo”, “Ép dầu, ép mỡ, ai nỡ ép duyên”, “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, “Gái hơn hai, trai hơn một” Đó còn là những câu tục ngữ

ghi lại những đặc điểm trong tổ chức và tập tục của xã thôn: “Phép vua thua

lệ làng”, “Sống lâu lên lão làng”, “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp” ; phản ánh tổ chức gia đình và những quan điểm thân tộc của nhân dân

ta: “Một người làm quan cả họ được nhờ”, “Thế gian một vợ một chồng,

chẳng như vua bếp hai ông một bà”, “Thấy người sang bắt quàng làm họ” ;

phản ánh đời sống của các giai cấp và các tầng lớp nhân dân khác nhau (chủ

yếu là của nhân dân lao động) và tình hình đấu tranh giai cấp: “Bần cùng sinh

đạo tặc”, “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa”, “Cá lớn nuốt cá bé”, “Con giun xéo lắm cũng oằn” Tục ngữ ghi nhận các hiện

tượng lịch sử xã hội được hình thành trong một điều kiện lịch sử nhất định Tuy nhiên qua quá trình lưu truyền về sau, nội dung lịch sử của nhiều câu thường mờ nhạt đi Nhân dân sử dụng những câu này xem như một lời sẵn có, súc tích, có hình ảnh để phát biểu một nhận xét, một điều suy nghĩ, một phán đoán này hay khác tương ứng với hình ảnh đó

Tục ngữ phản ánh truyền thống tư tưởng và đạo đức của nhân dân lao động Việt Nam với những câu tục ngữ thể hiện tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa chân chính của nhân dân lao động Tư tưởng nhân đạo này trước hết thể hiện

ở sự quý trọng con người: “Người ta là hoa đất”, “Người như hoa ở đâu

thơm đó” ; thể hiện lòng tự hào của nhân dân ta đối với đất nước giàu đẹp và

con người tài hoa: “Chè Vân Thái, gái Tiên Lữ”, “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì

phố Hiến”, “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, chẳng lịch cũng thể là người Tràng An” Tục ngữ phản ánh khá đầy đủ những đức tính của nhân dân lao

động như cần cù, kiên trì, tinh thần lạc quan, óc thực tế, lòng chung thủy, nết

thật thà : “Còn nước còn tát”, “Có thực mới vực được đạo”, “Một con ngựa

đau cả tàu bỏ cỏ”, “Thật thà là cha quỷ quái”, “Thật thà như đếm cá con”

Trang 22

Nhiều câu tục ngữ thể hiện tinh thần đấu tranh không khoan nhượng của nhân

dân lao động chống áp bức bóc lột: “Được làm vua, thua làm giặc”, “Bà tiền

bà thóc bà cóc gì ai” Điều kiện sống và lao động trong xã hội cũ đã làm nảy

ra một cách tự phát trong nhân dân lao động Việt Nam những yếu tố của tư

tưởng dân chủ và xã hội chủ nghĩa: “Ăn cho đều, kêu cho sòng”, “Hơn nhau

tấm áo manh quần, thả ra mình trần ai cũng như ai”

Khi nói tục ngữ, dùng tục ngữ thường người ta muốn nhấn mạnh đến phần nghĩa bóng núp dưới vỏ bọc ngôn từ của nó Đó là cái chiều sâu hàm ẩn trí tuệ của tục ngữ Tục ngữ vì thế mà diễn đạt rất hoàn hảo toàn bộ kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân

Nội dung của tục ngữ muốn được thể hiện để tạo được ấn tượng và hiệu quả, điều đó phụ thuộc rất lớn vào phương diện hình thức Điều đặc biệt làm nên thể loại tục ngữ chính là sự hài hòa giữa nội dung và hình thức

1.1.3.2 Hình thức của tục ngữ

* Hình tượng

Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý Nó thể hiện bằng ngôn từ qua lối tư duy và lối nói hình tượng Đặc điểm này khiến cho tục ngữ ngắn gọn, cô đọng mà không trừu tượng, khô khan, khó hiểu Phần lớn tục ngữ đều có hình tượng và sự việc cụ thể, sinh động

Hình tượng trong tục ngữ là hình tượng ngôn ngữ, được xây dựng từ nhiều biện pháp nghệ thuật cụ thể khác nhau, như: miêu tả trực tiếp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân cách hóa, tỉ dụ

Ví dụ:

So sánh: Một mẹ già bằng ba then cửa

Tỉ dụ: Gái có chồng như gông đeo cổ

Miêu tả trực tiếp: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

Trang 23

Ẩn dụ: Chó chê mèo lắm lông ; Thả con săn sắt, bắt con cá rô

Nhân cách hóa: Cá mè đè cá chép

Ngoa dụ: Một nghề thì sống, đống nghề thì chết ; Tấc đất tấc vàng

* Vần, điệu và sự hoà đối

Phần lớn tục ngữ Việt đều có vần và cách gieo vần rất phong phú, đa dạng Vần trong tục ngữ khá đa dạng Vần thực hiện chức năng giữ nhịp cho câu tục ngữ và góp phần làm nổi bật những từ có ý nghĩa quan trọng (nhãn tự) trong câu Nhưng không chỉ có vậy, chức năng nghệ thuật của vần ở chỗ nó tạo âm hưởng mượt mà cho câu tục ngữ, góp phần tạo nên tính chất xuôi tai, thuận miệng, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ vận dụng một cách tự nhiên trong giao tiếp Tục ngữ có thể sử dụng tất cả các vần mà thơ ca hiện có, đặc biệt là vần bằng,

vần trắc: “Ăn chắc mặc bền”, “Miệng ông cai, vai đầy tớ”…

Cụ thể, tục ngữ bao gồm: vần liền và vần cách, vần trắc và vần bằng Vần liền: tức là hai tiếng hiệp vần đi liền nhau

- Sểnh nhà ra thất nghiệp

- Nắng chóng trưa, mưa chóng tối

- Giỏ nhà ai, quai nhà nấy

Vần cách: hai tiếng hiệp vần đứng cách nhau một từ, hoặc hai, ba từ

- Trẻ lên ba cả nhà học nói

- Người sống hơn đống vàng

- Một miếng khi đói bằng một gói khi no

Vần giống như chất keo, dính kết các từ lại với nhau, góp phần làm cho tục ngữ bền vững, khó bị tan vỡ, biến đổi Tuy vậy, vần cũng chỉ là yếu tố hỗ trợ, còn yếu tố chủ yếu quyết định sự bền vững của tục ngữ là ý tứ, và nhịp điệu Vì thế, nhiều câu tục ngữ không có vần nhưng vẫn tồn tại lâu dài, vững

chắc trong nhân dân Ví dụ: “Tre già măng mọc”, “Tức nước vỡ bờ”

Trang 24

Nhịp điệu của câu tục ngữ thể hiện ở những điểm ngừng giọng khi nói

Nó là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong tục ngữ Cách tổ chức nhịp điệu của tục ngữ Việt rất đa dạng Phần nhiều sự tổ chức nhịp điệu và sự tổ chức ý

tứ trong tục ngữ ăn khớp, tương ứng với nhau, tạo ra sự thống nhất hài hòa trong mỗi câu tục ngữ Ngắt nhịp trong tục ngữ không chỉ có tác dụng ngừng, nghỉ để lấy hơi, lấy giọng, mà còn có tác dụng nhấn mạnh nội dung, ý nghĩa

Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ Hình thức đối trong tục ngữ Việt là: đối lời, đối ý, đối cân, đối lệch

- Được làm vua - thua làm giặc (đối cân)

- Chó treo - mèo đậy (đối cân cả lời và ý)

- Đẹp như tiên - không tiền cũng ế (đối lệch)

Tục ngữ là một lối nói cách điệu (nằm ở khu vực trung gian, quá độ giữa lời nói thường và thơ ca) Hầu hết các kiểu gieo vần, ngắt nhịp của các thể thơ dân tộc truyền thống đều có thể tìm thấy trong tục ngữ Các kiểu ngắt nhịp thường gặp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca

- Trai ba mươi tuổi/ đang xoan

- Gái ba mươi tuổi/ đã toan về già

Trang 25

* Hình thức ngữ pháp

Đơn vị “tác phẩm” của thể loại tục ngữ, theo thói quen thường được gọi

là “câu”, vì nó ngắn Thực ra, xét về nội dung phán đoán cũng như hình thức diễn đạt thì “câu” của tục ngữ không giống nhau

Có thể chia tục ngữ thành ba loại câu khác nhau: Tục ngữ có thể có một

vế, chứa một phán đoán, nhưng thường có hai vế, chứa hai phán đoán Cũng

có thể có tục ngữ gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán

Loại câu một vế: gồm một mệnh đề độc lập, chứa một phán đoán:

- Con trâu là đầu cơ nghiệp

- Một đường cày bằng một ngày cuốc

- Cờ bạc là bác thằng bần

Loại câu hai vế: gồm hai mệnh đề, chứa hai phán đoán có quan hệ xa, gần với nhau Đây là loại câu phổ biến trong tục ngữ Việt

- Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng

- Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy

Loại câu từ ba vế trở lên: gồm ba mệnh đề, chứa đựng ba phán đoán trở lên

- Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy

- Nhất cận thị, nhị cận lân, tam cận giang, tứ cận lộ, ngũ cận điền

Những phán đoán trong tục ngữ thường không hiện rõ và đầy đủ Phần lớn nó là những phán đoán khẳng định, bao gồm cả khẳng định tuyệt đối (vô điều kiện), và khẳng định tương đối (có điều kiện)

Trang 26

- Của một đồng, công một nén

* Các kiểu suy luận

Hình thức phổ biến, thông dụng nhất của phương pháp tư duy trong tục ngữ Việt là hình thức liên hệ, so sánh Trong tục ngữ có nhiều kiểu suy luận, liên hệ:

Liên hệ tương đồng: tức là so sánh ngang nhau hoặc giống nhau Giữa

hai vế được hiểu ngầm là có các từ so sánh ngang nhau: như, như thế, cũng là,

cũng như

Ví dụ:

- Ăn như thuyền chở mã, làm như ả chơi giăng (trăng)

- Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh

Liên hệ không tương đồng: có các từ chỉ quan hệ so sánh, với các lối so sánh khác nhau: so sánh hơn, kém, thua, được và không thể thiếu các từ chỉ

sự so sánh, như: hơn, thua, sao bằng, không bằng, không tày , vì nếu thiếu

thì sẽ không nói rõ được sự hơn kém và sẽ trở thành quan hệ tương đồng

- Học thầy không tày học bạn

- Chết vinh còn hơn sống nhục

- Con chăm cha không bằng bà chăm ông

Liên hệ tương phản, đối lập: Ở đây các quan hệ từ được trốn đi, nhưng

cần hiểu ngầm là có các từ: mà, nhưng, trái lại

- Bỏ con săn sắt, bắt con cá rô

- Đũa mốc chòi mâm son

- Được mùa chê cơm hẩm, mất mùa lẩm cơm thiu

Liên hệ phụ thuộc: Ở đây, các từ chỉ quan hệ giữa hai vế cũng được trốn

đi, và tồn tại các từ chỉ quan hệ ngầm: nếu - thì, nếu như, thì

- Gái có công, chồng chẳng phụ

- Giã gạo thì ốm, giã cốm thì khỏe

Trang 27

- Được voi đòi tiên

Lối suy luận, phán đoán này, vừa nêu giả thiết (hay điều kiện), vừa nêu kết luận (có tính chất dự đoán) Vì thế nó hay được dùng trong tục ngữ dự đoán thời tiết

- Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa

- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm

Liên hệ nhân quả: giữa hai vế của mỗi câu tục ngữ được hiểu ngầm là có

chứa các từ chỉ quan hệ nhân quả: tất phải, tất yếu, đương nhiên là, ắt

- Trời sinh voi ắt sinh cỏ

- Gieo nhân nào gặp quả nấy

- Đầu xuôi, đuôi lọt

1.1.3.3 Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tục ngữ

Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ Tính chất bền vững của tục ngữ biểu hiện ở cả hình thức lẫn nội dung của nó Có những

câu tục ngữ chỉ có một nghĩa, như: mưa đằng đông vừa trông vừa chạy, mưa

đằng nam vừa làm vừa chơi; công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn

Tuy nhiên, tục ngữ mang tính đa nghĩa lại chiếm tỉ lệ khá lớn, chất lượng khá cao và là bộ phận tiêu biểu nhất của thể loại này Một câu tục ngữ của bộ phận này thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng Nếu thiếu bộ phận tục ngữ này, khi mỗi câu đều chỉ có một nghĩa xác định và bất biến thì sự phong phú

về nội dung của kho tàng tục ngữ mỗi dân tộc sẽ giảm đi đến mức không thể hình dung nổi

Nhiều câu tục ngữ ngắn gọn, lời ít, nhưng ý nhiều, lượng thông tin cao:

- Tre già, măng mọc

- Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

- Tức nước vỡ bờ

Trang 28

Những câu tục ngữ đa nghĩa đều có phần ý tại ngôn ngoại (ý ở ngoài lời) Mà phần “ý ở ngoài lời” lại là phần được sử dụng chính thức ở những

câu tục ngữ ấy Ví dụ khi nói câu “Trăm voi không được bát nước xáo” thì

người nói cũng như người nghe đều chỉ dùng nghĩa bóng, chứ không ai hiểu

theo nghĩa đen của chúng cả Vì trong thực tế làm gì có ai nấu thử “trăm voi”

để lấy “nước xáo” Những câu tục ngữ thuộc loại này tiêu biểu cho bộ phận

tục ngữ mang tính chất ngụ ý (hay ngụ ngôn), tính chất phúng dụ (nói bóng) Ngay từ khi mới ra đời chúng đã sống và chỉ sống với nghĩa bóng mà thôi

Bộ phận thứ hai của loại này gồm những câu được dùng với cả hai nghĩa

song song (nghĩa đen và nghĩa bóng) Ví dụ: “Con vua thì lại làm vua, con sãi

ở chùa thì quét lá đa”; “Chân nam đá chân xiêu” Loại này ban đầu có thể

chỉ xuất hiện với nghĩa đen, nhưng về sau lại chủ yếu được dùng với nghĩa bóng Và nói chung, loại tục ngữ nói về các hiện tượng và quy luật tự nhiên

có tính khái quát cao, phần lớn đều có thể được dùng theo nghĩa bóng để nói

về những hiện tượng và quy luật xã hội Ở đây, hầu như tính chất ngụ ý không nằm trong dụng ý sáng tác ban đầu của tác giả dân gian, mà nảy sinh về sau trong cách hiểu của người sử dụng Và không phải bất kì câu tục ngữ nào cũng có thể nảy sinh nghĩa bóng Hiện tượng này chỉ có thể diễn ra đối với những câu tục ngữ có tiềm ẩn khả năng mở rộng nghĩa

1.2 Những nhân tố cơ bản tác động tới ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của Nam Cao

1.2.1 Sơ lược về tiểu sử

Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh năm 1915 Quê tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam - nay là xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao

Trang 29

Xuất thân từ một gia đình trung nông, cha Nam Cao là ông Trần Hữu

Huệ, thợ mộc, làm thuốc; mẹ là bà Trần Thị Minh làm vườn, làm ruộng và dệt

vải Nam Cao học sơ học ở trường làng Đến cấp tiểu học và bậc trung học,

gia đình gửi ông xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành

Chung Nhưng vì thể chất yếu, chưa kịp thi Thành Chung ông đã phải về nhà

chữa bệnh, rồi cưới vợ năm mười tám tuổi

Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn

chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh Năm mười tám tuổi vào Sài Gòn, ông

nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối

cùng, Hai cái xác Ông gửi in trên Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo Ích Hữu các

truyện ngắn Nghèo, Đui mù, Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút

danh Thuý Rư Có thể nói, các sáng tác “tìm đường” của Nam Cao thời kì

đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời

Trở ra Bắc, sau khi tự học lại để thi lấy bằng Thành Chung, Nam Cao

dạy học ở trường tư thục Công Thành, trên đường Thuỵ Khê, Hà Nội Ông

đưa in truyện ngắn Cái chết của con Mực trên báo Hà Nội tân văn và in thơ

cùng trên báo này với các bút danh Xuân Du, Nguyệt

Tháng 11 năm 1951, trên đường vào công tác vùng địch hậu Liên khu

Ba, Nam Cao bị địch phục kích và bắn chết gần bốt Hoàng Đan (Ninh Bình)

Với tâm huyết gần hai mươi năm cầm bút, Nam Cao trở thành cây bút xuất

sắc của dòng văn học hiện thực (1940 – 1945), là người đi tiên phong trong

việc xây dựng nền văn học mới, Nam Cao được Nhà nước truy tặng Giải

thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (Đợt 1, 1996)

1.2.2 Con người

Những người từng sống, chiến đấu với Nam Cao đều thấy rõ ba đặc

điểm trong tính cách có ảnh hưởng nhiều đến phong cách sáng tác của Nam Cao

Trang 30

Nhìn bề ngoài, Nam Cao có phần vụng về, ít nói, lạnh lùng nhưng nội tâm thì luôn luôn sôi sục, căng thẳng Trong ông thường diễn ra xung đột gay gắt giữa lòng nhân đạo và thói ích kỷ, giữa tinh thần dũng cảm và thái độ hèn nhát, giữa tính chân thực với sự giả dối, giữa khát vọng cao cả với mong muốn tầm thường Các trang viết về tri thức nghèo thể hiện rất rõ đặc điểm trên đây trong con người Nam Cao

Nam Cao sống ân tình với người nghèo khổ, bị áp bức, khinh miệt Ông cho rằng: không có tình thương thì không xứng đáng được gọi là Người Trước Cách mạng, Nam Cao mang nặng tâm sự u uất của một trí thức tài cao

phận thấp, nhưng không khinh bạc, “ngất ngưởng” như Nguyễn Tuân…

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, ông cũng giữ trọn tấm lòng nhân hậu, hiền hoà Không nỡ ăn bát cơm ngon dành riêng cho mình, Nam Cao luôn muốn chia đều cho cả nhà Vì vậy, viết về người nghèo, ngòi bút Nam Cao lúc nào cũng tràn đầy niềm xót thương, cảm thông

Ông luôn luôn trăn trở, suy tư về bản thân và cuộc sống Vì thế, từ những chuyện nhỏ nhặt, thường ngày, Nam Cao nêu được vấn đề xã hội lớn lao, nhiều bài học triết lý sâu sắc Với mình thì khiêm nhường, với người thì trân trọng Đánh giá văn học thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, ông viết:

“Nguyễn Huy Tưởng dẫn đầu tốp anh em Tố Hữu, Kim Lân thứ nhì, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nam Cao bét, bởi vì xét ra vẫn cũ…” [14, tr 768]

Với những nét riêng xuất phát từ gia đình và bản thân nhà văn, đã hình thành nên phong cách nghệ thuật Nam Cao Một Nam Cao luôn cảm thông với những số phận con người nghèo khổ, một Nam Cao luôn lắng nghe tiếng lòng của người dân nghèo lầm than và của những số phận bất hạnh Qua đó, nhà văn còn thể hiện những chiêm nghiệm, những suy tư của mình vào trong trang viết Vì thế, việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ vào trong các sáng tác là

Trang 31

một sự lựa chọn tối ưu, sáng tạo của ông để làm nên những trang văn bất hủ, khẳng định vị thế của Nam Cao trên văn đàn văn học dân tộc

1.2.3 Môi trường sáng tác

Nam Cao sinh ra và lớn lên nơi miền quê nghèo khó, đồng trũng, ao sâu – một miền quê rất đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ Chuyện làng – những người thôn quê lam lũ, nghèo khổ, vùng đất đồng chiêm, bờ đay, bãi mía, vườn tược, bến sông… nhà văn đã thuộc trong đầu Gắn bó lâu năm với cuộc sống làng quê, Nam Cao am hiểu rất sâu sắc cuộc sống sinh hoạt và lời ăn tiếng nói của người nông dân Và chính hoàn cảnh đó lại là mạch nguồn quan trọng để Nam Cao tiếp thu kho tàng ngôn ngữ dân gian một cách tự nhiên, sâu sắc Nam Cao luôn gần gũi, gắn bó với những mẫu người ấy – những người

“Bình dân” [1; tr 32], “Người dân thường” [54; tr 68] Thiếu Sơn trong Phê bình và cảo luận cắt nghĩa: Bình dân là “hạng lao động thợ thuyền, hạng nông phu điền dã, tức là những người tầng lớp lao động có địa vị bình thường trong xã hội”

Do sự chi phối của bối cảnh chính trị xã hội, hai chữ “Bình dân” đã trở

thành một thuật ngữ chính trị xã hội xuất hiện thường trực trên báo chí và trong hiện thực cuộc sống trong thời kỳ mặt trận dân chủ Đông Dương Từ đời sống xã hội, vấn đề bình dân trở thành một hiện tượng văn học được đề

cập đến nhiều Trong không khí sôi nổi của phong trào “Bình dân”, giới văn chương không chỉ đòi tự do cơm áo, mà họ còn sôi nổi bàn về “Văn chương

bình dân”, “Nhà văn bình dân”

Là người xuất thần từ tầng lớp bình dân, khi nhỏ sống trong một gia đình trung nông đông con quanh năm thiếu ăn Đói nghèo, bệnh tật đeo đuổi và giày vò Nam Cao ngay từ những năm còn nhỏ Làng Đại Hoàng của Nam Cao

ở một vùng xa phủ, xa huyện, đặc biệt lại nằm trong thế “quần ngư tranh

thực” (đàn cá tranh mồi), nên bọn cường hào chức dịch trong làng càng được

Trang 32

dịp hoành hành Nơi đây hàng năm vẫn thường xảy ra những vụ kiện tụng lẫn nhau giữa những bọn giàu có nhiều thế lực, và không ít cảnh những người nông dân phải dời bỏ làng quê đi tha hương cầu thực Những sự việc có thực diễn ra ở đây đã được ghi lại trên trang sách của Nam Cao với dấu ấn nặng nề

về một vùng quê đói nghèo tăm tối Với tấm lòng hồn hậu, chất phác và ân tình sâu nặng với người lao động, cuộc sống lam lũ, túng thiếu của những người lao động nghèo đó được phản ánh chân thực, sinh động trong sáng tác của nhà văn Đi vào thế giới ngôn ngữ nhân vật của Nam Cao, ta thấy bức tranh mù xám của xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945 hiện lên chân thực, rõ nét Nhiều khi, ta như không còn phân định được rõ đấy thực chất là thế giới ngôn từ nghệ thuật của Nam Cao, hay đấy là những lời ăn tiếng nói của người bình dân được Nam Cao tổ chức một cách có nghệ thuật Trong văn Nam Cao, sự xuất hiện của tục ngữ là một phương tiện nghệ thuật

giúp nhà văn phản ánh “những vang động của đời”

Cách mạng tháng Tám bùng nổ, cùng với nhiều văn nghệ sĩ khác, Nam Cao – nhà văn của những trăn trở, suy tư, của những giằng xé, giày vò đã thực

sự giác ngộ, tự nguyện bước vào cuộc đời cách mạng và kháng chiến Nhà văn đã hòa mình vào không khí thời đại để thay đổi đời ông, thay đổi văn ông Nam Cao đã tự xác định phải làm một công dân tốt trước khi làm một nhà văn Thực tế đời sống cách mạng và kháng chiến đã dẫn đến sự đổi mới trong

cái nhìn nghệ thuật của Nam Cao “Sống đã rồi hãy viết… góp sức vào công

việc không nghệ thuật lúc này là chính để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn…” [14; tr 447] Nhà văn hào hứng ghi lại những đổi thay của cuộc

sống và con người sau Cách mạng tháng Tám bằng những nét sắc sảo, tài hoa, những thế mạnh vốn có của nhà văn hiện thực với tầm tư tưởng, nhiệt huyết của người chiến sĩ cách mạng Nam Cao Ông vẫn ấp ủ trong lòng một cuốn tiểu thuyết về quê hương kháng chiến Để rồi khi tai họa bất ngờ ập đến, Nam

Trang 33

Cao đã vĩnh viễn ra đi khi tuổi đời và tài năng đang vào độ sung sức, đầy triển

vọng Nói như Tô Hoài – Lời tựa trong cuốn Nam Cao, nhà văn hiện thực

xuất sắc [11] – “Nam Cao đã chết trên cuốn tiểu thuyết lớn của mình” Ông

được nhận định là một trong những nhà văn hàng đầu của thế kỷ đã góp phần

cách tân và hiện đại hóa nền văn xuôi Việt Nam trên hành trình văn học của

thế kỷ XX

1.2.4 Quan điểm nghệ thuật và cá tính sáng tạo:

Cũng giống như Nguyên Hồng, những sáng tác đầu tay của Nam Cao

chịu ảnh hưởng khá rõ của văn học lãng mạn Tâm hồn mơ mộng của tuổi trẻ

cùng với những tác động của của văn chương lãng mạn đương thời đã khiến

ông hướng tới xu thế “nghệ thuật vị nghệ thuật”, thoát ly thực tế Nhưng

Nam Cao không dừng lại lâu ở thế giới mơ mộng, ảo tưởng, mà chóng trở về

với cuộc đời thực “Nhưng ở những người trẻ tuổi nhà nghèo, những cái buồn

thường phải sớm nhường chỗ cho những cái lo”, nỗi lo cơm áo, bệnh tật, đói

rét Nam Cao không thích sự mơn trớn, vuốt ve: “Nghệ thuật không cần phải

là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là

tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than” [13, tr 64]

Sự chuyển biến của Nam Cao từ xu hướng nghệ thuật lãng mạn đến quan

điểm hiện thực là cả một quá trình phấn đấu gian khổ nhưng dứt khoát Để

xác định cho mình một quan điểm sống và viết đúng đắn; và để rồi khẳng

định sức mạnh của văn học nghệ thuật chính là là bắt nguồn từ đời sống và

phục vụ đời sống, Nam Cao đã trải qua không ít những dằn vặt, băn khoăn

Trăng sáng có giá trị như một bản tuyên ngôn nghệ thuật Nó đánh dấu một

bước chuyển biến trong nhận thức tư tưởng, và khẳng định một nhân cách đầy

bản lĩnh của nhà văn Nam Cao trong cuộc đời cũng như trong sáng tạo nghệ thuật

Trang 34

Là một nhà văn có nhân cách, và có ý thức trách nhiệm về ngòi bút của mình, Nam Cao không thích sự dễ dãi với những lối mòn sẵn Ông quan niệm nghệ thuật muốn thành công phải tìm tòi, sáng tạo Với quan điểm ấy tác giả

đã rất chú ý vận dụng ngôn ngữ đời sống của nhân dân trong sáng tác của mình Nam Cao không chỉ đồng cảm, thông cảm, bênh vực cho những kiếp lầm than mà còn viết nên những trang văn bằng chính suy nghĩ của họ, nói bằng cách nói của họ Ngôn ngữ văn chương của Nam Cao vì vậy là thứ ngôn ngữ không chỉ mới mẻ so với văn chương Trung đại, nó còn khác xa với ngôn ngữ văn chương Tự lực văn đoàn, một phái văn chương cùng thời với Nam

Cao bấy giờ “Lời ăn tiếng nói”, cái “quê mùa” xuất hiện dày đặc trong văn

Nam Cao chính là ngôn ngữ làng quê, hàng ngày của người lao động – ngôn ngữ của người nông dân Bắc Bộ, cụ thể là bằng việc vận dụng những câu thành ngữ, tục ngữ trong hành văn

Nhà văn đã vận dụng thành ngữ, tục ngữ để tạo không khí nông thôn cho tác phẩm, và tô đậm cuộc sống lam lũ của người dân quê Điều này đã làm nên phong cách ngôn ngữ vừa uyên bác, hiện đại lại vừa gần gũi, quen thuộc Thành ngữ, tục ngữ chứa đựng sự hiểu biết bằng hình ảnh và triết lý với lời nói ngụ ý Nam Cao đã để lại ấn tượng khi vận dụng thành công điều đó, bởi bằng chứng là văn chương của ông mang đầy sự chiêm nghiệm triết lý của

người dân lao động Vận dụng khéo léo “lời ăn tiếng nói” của người nông

dân Bắc bộ, ông đã thể hiện sự trân trọng người nông dân và trân trọng ngôn

ngữ truyền thống Điều đó làm nên danh hiệu “Nam Cao là nhà văn của nông

thôn Việt Nam” (Tô Hoài)

Tiểu kết:

Việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác văn chương thực chất là kết quả của quá trình lấy văn học dân gian làm chất liệu cho sáng tác văn chương Chưa bao giờ văn học dân gian cổ truyền của dân tộc lại sống dậy

Trang 35

huy hoàng và được nhận thức sâu sắc về giá trị và vai trò của nó như trong thời đại ngày nay Điều này có thể được hiểu một cách bao quát: văn học dân gian đã đóng vai trò làm nền cho sự phát triển và kết tinh của văn học viết, quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết là quan hệ hai mặt, vừa đối lập,

vừa tương hỗ

Sự xuất hiện của nền văn học dân gian trước khi có nền văn học viết và tính chất ngọn nguồn, làm nền của nó đối với nền văn học viết ra đời sau nó, vừa là sự khẳng định vai trò của văn học dân gian đối với văn học viết, vừa là điều cốt lõi nhất khi nói về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết Nó thật ra là quy luật phổ biến trong lịch sử văn học của tất cả các nước trên thế giới Nhưng lịch sử văn học Việt Nam có quy luật đặc thù ở chỗ: sau khi có văn học viết rồi thì văn học dân gian đã không teo đi, ngược lại vẫn tồn tại như một dòng riêng và phát triển, do đó vẫn tiếp tục tăng cường vai trò làm nền cho sự kết tinh của văn học viết

Mối quan hệ tương hỗ giữa văn học dân gian với nền văn học viết đã diễn ra theo quy luật: lúc nào sức sống của dân tộc, của nhân dân trỗi dậy thì lúc đó văn học dân gian và những bộ phận tiến bộ trong văn học viết xích lại gần nhau Thực tiễn văn học viết và văn học dân gian ở giai đoạn nửa sau thế

kỷ XVIII chứng minh rõ điều đó Văn học dân gian không chỉ có tác động một chiều tới văn học viết, mà bản thân văn học viết cũng có sự ảnh hưởng và tác động tới văn học dân gian, làm cho sức sống của văn học dân gian trở nên vững bền

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học viết về cơ bản đã khác trước; và sẽ có sự hoà quyện giữa văn học của mọi tầng lớp nhân dân trong một đất nước Như vậy, nghiên cứu việc vận dụng tục ngữ trong các sáng tác của Nam Cao là việc làm khả thi và có ý nghĩa trong giai đoạn văn học hiện nay

Trang 36

CHƯƠNG 2

CÁCH THỨC VẬN DỤNG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ

TRONG TÁC PHẨM CỦA NAM CAO

2.1 Triết lý về nhân phẩm qua thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác Nam Cao

Nam Cao là một cây bút ý thức rõ về nghề nghiệp của mình Với vai trò

là nhà văn của trào lưu hiện thực phê phán, Nam Cao nhận mình là người thư

kí trung thành của thời đại và viết với một bút pháp riêng đầy tính sáng tạo Nổi lên dưới giọng văn tài tình của tác giả, ta thấy ông đặt trước mắt người đọc hàng loạt vấn đề: những cảnh đời éo le, chua chát, những bi kịch đau đớn, vật vã Thông qua những sáng tác của mình, Nam Cao đã phản ánh được cái khung cảnh ngột ngạt, tăm tối của xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám Những tác phẩm của Nam Cao, từ truyện ngắn đầu tay có tiếng vang

Chí Phèo đến tiểu thuyết Sống mòn là sự thể hiện trên nhiều về số phận những

con người, và hơn thế nữa, là cuộc sống cùng khổ của cả một tầng lớp người, một giai cấp Ông quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, và luôn hứng thú khám phá con người trong con người Nam Cao viết nhiều, nhưng sáng tác của ông có thể quy về hai đề tài chủ yếu: người nông dân, và người trí thức tiểu tư sản nghèo

Với đề tài người nông dân, Nam Cao thể hiện thái độ trân trọng, xót thương đối với những kiếp người nghèo khổ Tấm lòng yêu thương nhân đạo

và sự hiểu biết sâu sắc về con người, đời sống ở thôn quê đã giúp Nam Cao xây dựng được những hình tượng nông dân sinh động Từ một làng quê heo hút của mình, nhà văn đã cho người đọc nhận thấy thực trạng ấy nhang nhác như ở nhiều vùng nông thôn đang trong thời kì lột xác Cũng khai thác về đề tài nông thôn Việt Nam, người nông dân trong tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan bị dồn đẩy đến tận chân tường và đã nảy sinh nhiều

Trang 37

chuyện éo le Ám ảnh trong tâm trí người đọc là một chị Dậu cùng quẫn đến mức phải bán chó, bán con, bán sữa; một Thị Mịch bị dồn vào đường cùng và thoát xác khỏi cô thôn nữ hiền lành, lương thiện Nhưng đến với Nam Cao, cảnh nghèo đã thấm thía qua từng trang sách, và người đọc cứ day dứt không nguôi về bi kịch của những con người bị đẩy đến tận đáy sâu bể thẳm của đau thương Viết về người nông dân trong thời kì cùng quẫn, bế tắc này, Nam Cao không dừng lại ở những hiện tượng bề mặt, ông cố gắng đi sâu vào bản chất của sự vật, bày tỏ thái độ đồng cảm, xót thương đối với những tâm hồn lao khổ Họ phải đối mặt với từng miếng ăn để giữ mạng sống Họ bị phá sản, bị

dồn vào con đường bần cùng hóa, tha hóa… Bởi “già néo đứt dây” (Chí

Phèo), tất cả làm nên một bức tranh đa diện về đề tài người nông dân Việt Nam trong thời kì xã hội ấy

Cuộc sống của người trí thức tiểu tư sản nghèo là mảng đề tài chủ yếu thứ hai của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám Sinh ra ở nông thôn, song Nam Cao sống nhiều với tầng lớp tiểu tư sản nghèo thành thị Ông am hiểu cuộc sống cùng cực của người nông dân, nhưng càng thấm thía sâu sắc cuộc sống của tầng lớp tiểu tư sản, bởi bản thân ông từng là giáo khổ trường tư, là

nhà văn nghèo bất đắc dĩ phải lựa chọn “sống đã rồi hãy viết”, “phải bán dần

sự sống cho mình khỏi chết đói” Tác phẩm của Nam Cao đã ghi lại trung

thực cuộc sống quẩn quanh, mòn mỏi của người trí thức tiểu tư sản với những

tấn bi kịch của đời mình: bi kịch vỡ mộng, sống cuộc sống “đời thừa”, “sẽ

mốc lên, rỉ đi, sẽ mục ra”, bi kịch “chết mòn” tinh thần, và những đấu tranh

để tự vươn lên Dưới ngòi bút của mình, Nam Cao đã làm cho hình ảnh người tiểu tư sản trí thức nghèo hiện lên tất cả những mặt mâu thuẫn, phức tạp của

nó Họ phải chịu cảnh “ngồi rỗi ăn không” (Người thợ rèn), rồi lại rơi vào cảnh gia đình chì chiết, đay nghiến nhau “tiếng bấc đưa đi, tiếng chì quăng

lại” (Cười) Trong họ chứa đựng cả những điều tốt đẹp, xấu xa, và quá trình

Trang 38

đấu tranh giữa những mặt trái ngược đó diễn ra liên tục, lúc âm thầm dai

dẳng, lúc bùng lên quyết liệt Sức chống đỡ của họ tuy còn yếu ớt nhưng là sự

vươn dậy rất đáng trân trọng

Nhìn một cách tổng quát toàn bộ tác phẩm của Nam Cao, ta thấy, dù ông

viết về đề tài nào cũng vẫn nhằm thể hiện một tư tưởng: nỗi đau đớn trước

tình trạng con người vì miếng cơm manh áo mà không sao đứng thẳng lên

được, không sao giữ được nhân tính, nhân cách, nhân phẩm Bởi thế, những trang văn “đau đời” của ông luôn làm cho người đọc thấy rung cảm,

ngậm ngùi

Qua việc nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy Nam Cao thường sử dụng hai

mảng đề tài trên trong các sáng tác của mình Tuy nhiên, đề tài về người nông

dân chiếm ưu thế vượt trội Có điều đó bởi Nam Cao là người sinh ra và lớn

lên trong môi trường nông thôn, hình tượng về người nông dân và cuộc sống

của họ đã ngấm vào máu thịt của ông Đời sống thôn quê, nếp sống hồn hậu

đã trở thành hồn cốt của nhà văn Vì thế, trong các sáng tác của Nam Cao, đề

tài về người nông dân đã trở thành đề tài chiếm ưu thế

Triết lý về nhân phẩm mà Nam Cao muốn thể hiện trong sáng tác của

mình là hiện thực về cái đói và miếng ăn Có nhiều cách phản ánh về cái đói

và miếng ăn, nhưng với riêng Nam Cao, cái đói, miếng ăn được hiện lên rất rõ

trong cách nói dân gian, trong kiểu nói thành ngữ, tục ngữ Nó là một sự thật

bi thảm, một nỗi ám ảnh đau đớn của nhân dân ta nhiều thế kỉ qua Trong văn

chương Việt Nam, cái đói đã trở thành đề tài sáng tác cho lớp nhà văn hiện

thực phê phán Việt Nam, như: Ngô Tất Tố, Nguyên Công Hoan, Vũ Trọng

Phụng, Nguyên Hồng, Tô Hoài Cái đói nằm giữa hai thái cực sống – chết, là

mối quan tâm lớn nhất của Nam Cao, và cũng là của thế giới nhân vật Nam

Cao Xung quanh cái đói này, Nam Cao đã thông qua nhân vật của mình rút ra

bao triết lý, để người đọc có dịp ngẫm nghĩ sâu hơn về ý nghĩa sống và mục

Trang 39

đích sống, như: “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp” (Rình trộm),

và hơn nữa, “miếng ăn là miếng nhục” (Trẻ con không được ăn thịt chó)

Trước Nam Cao, quả chưa thấy nhà văn nào đặt mối quan tâm và khai thác

sâu vào vấn đề sinh tử này “Chao ôi! Nếu người ta không phải ăn thì đời sẽ

giản dị biết bao?” [12; tr 276]

Phần lớn những truyện ngắn viết về đề tài nông dân của Nam Cao đều ghi lại những dấu ấn một thời kì đen tối của nông thôn Việt Nam những năm

1930 – 1945 Vẫn là những chủ đề quen thuộc như nhiều nhà văn hiện thực khác: đời sống khó khăn, thóc cao gạo kém, con người phải vật lộn để kiếm sống, nhưng trong tác phẩm của Nam Cao, cái đói như một sức mạnh vô hình

thít chặt lấy số phận các nhân vật Từ Nghèo đến Một đám cưới, Lão Hạc,

Quái dị chúng ta đều bắt gặp một hoàn cảnh chung: nông thôn xơ xác, tiêu

điều “Nhà cửa lưa thưa Toàn những nhà tre úp xúp giữa những khu vườn

rộng thì có rộng, nhưng xấu lắm Người xấu xí và rách rưới Cái số trẻ con bụng ỏng, mắt toét ngoài đường sẵn lắm” [12; tr 265] Số phận của người

nông dân trong nhiều truyện ngắn của Nam Cao được đặt ở những thử thách

khốc liệt của cảnh nghèo Họ sống trong những căn nhà “tối như hũ nút” (Quái dị), ở trong thảm cảnh “nghèo rớt mồng tơi” (Một truyện xú – vơ –

nia) Họ, nếu không cam phận sống thiệt thòi, tủi nhục như một kẻ tôi đòi

(Nhu (Ở hiền)), thì cũng sống âm thầm, nhẫn nại như trong đắng cay, chua xót (Dì Hảo (Dì Hảo)), nếu không bị chết đói về bệnh tật (anh Đĩ Chuột

(Nghèo)), (anh Phúc (Điếu văn)), thì cũng chết khốn chết khổ vì bả chó (lão

Hạc (Lão Hạc)), hay bội thực vì “Một bữa no” quá hiếm hoi (bà cái Tý (Một

bữa no))… Những phận người “con sâu cái kiến” (Trẻ con không được ăn

thịt chó) ấy, dù mỗi người một hoàn cảnh, nhưng chung quy lại là cảnh nghèo,

và cái chết của họ mang một ý nghĩa tố cáo xã hội sâu sắc

Trang 40

Bên cạnh loại nhân vật chịu sự đày đọa, chà đạp của xã hội nhưng vẫn giữ được nhân phẩm của mình, còn có một loại nhân vật đã bắt đầu bị biến chất, tha hóa Một loạt thành ngữ, tục ngữ được Nam Cao sử dụng trong các

tác phẩm đã làm rõ hơn về loại nhân vật này: những con người “hiền lành

như đất” đã bị “năm bè bảy mối” “đè đầu cưỡi cổ” và kết cục trở thành

những kẻ “cố cùng liều thân” Đó là Trạch Văn Đoành (Đôi móng giò),

Trương Rự (Nửa đêm), Năm Thọ, Binh Chức (Chí Phèo) và tiêu biểu hơn cả

cho loại nhân vật này là Chí Phèo (Chí Phèo) Viết về những nhân vật này,

Nam Cao không miêu tả những con người cá thể, mà vươn tới phản ánh một hiện tượng có tính phổ biến của xã hội: một bộ phận nông dân bị xã hội thực dân phong kiến xô đẩy đến bước đường cùng, phản ứng liều lĩnh, cực đoan Viết về cái đói để nói về nhân phẩm con người, Ngô Tất Tố là một cây bút thuộc thế hệ đàn anh của Nam Cao cũng có thể coi là tiêu biểu cho xu hướng văn chương của những người đói Ngô Tất Tố nói về cái đói của người

nông dân, đáng sợ nhất là truyện Làm no hay cái ăn trong những ngày nước

ngập Người ta đã có sáng kiến ăn được cả đến đất sét và bèo tây thì có nghĩa

cái đói đã là một tai họa khủng khiếp đến nhường nào Mỗi tác phẩm như thế của Ngô Tất Tố là tiếng kêu cứu đói thảm thiết của người nông dân Còn với Nam Cao, khai thác cùng về khía cạnh đó, nhưng Nam Cao nói về miếng ăn hơn là về cái đói, nói về cái nhục hơn là về cái khổ Cái nghèo, cái đói mà Nam Cao thể hiện trong hầu hết các tác phẩm của mình lại là tiếng kêu cứu lấy nhân cách, nhân phẩm, nhân tính của con người đang bị cái đói và miếng

ăn làm cho “tiêu mòn đi, thui chột đi, hủy diệt đi” [34; tr 183]

Nam Cao viết về miếng ăn một cách sâu sắc, cay đắng, day dứt Ở nhiều tác phẩm, nhà văn đã xây dựng tình huống truyện có ý nghĩa quyết định đã

được tạo nên bởi vấn đề miếng ăn Câu tục ngữ “miếng ăn là miếng nhục”

như một triết lý xót xa, đó là một thử thách ghê gớm đã hủy diệt nhân tính của

Ngày đăng: 22/10/2014, 10:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2003), Từ điển Hán Việt, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Hán Việt
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2003
2. Phạm Tuấn Anh (2005), “Bi kịch của lòng tự trọng (Đọc truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao)”, Tạp chí Văn học, (Số 1), tr. 26 – 29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bi kịch của lòng tự trọng (Đọc truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao)”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Phạm Tuấn Anh
Năm: 2005
3. Vũ Tuấn Anh, Bích Thu, Vũ Văn Sỹ, Phan Diễm Phương (2000), Nam Cao con người và tác phẩm, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Cao con người và tác phẩm
Tác giả: Vũ Tuấn Anh, Bích Thu, Vũ Văn Sỹ, Phan Diễm Phương
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2000
4. Nguyễn Hoa Bằng (2000), Thi pháp truyện ngắn Nam Cao, Luận án tiến sĩ, Viện văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp truyện ngắn Nam Cao
Tác giả: Nguyễn Hoa Bằng
Năm: 2000
5. Nguyễn Phan Cảnh (1965), “Bước đầu tìm hiểu ngôn ngữ của Hồ Chủ Tịch qua những lời kêu gọi”, Tạp chí Văn học, (Số 6), tr. 13 – 23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu ngôn ngữ của Hồ Chủ Tịch qua những lời kêu gọi”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Năm: 1965
6. Hà Châu (1970), “Bác Hồ với nguồn tục ngữ của dân tộc”, Tạp chí Văn học, (Số 3), tr. 49 – 60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bác Hồ với nguồn tục ngữ của dân tộc”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Hà Châu
Năm: 1970
7. Chu Xuân Diên (2006), Văn hóa dân gian – Mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dân gian – Mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại
Tác giả: Chu Xuân Diên
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2006
8. Phan Thị Đào (1999), Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam
Tác giả: Phan Thị Đào
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 1999
9. Phan Thị Đào (1997), “Tỉnh lƣợc nhƣ là một yếu tố cấu thành thi pháp tục ngữ”, Tạp chí Văn hóa dân gian, (Số 3), tr. 88 – 90 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỉnh lƣợc nhƣ là một yếu tố cấu thành thi pháp tục ngữ”, "Tạp chí Văn hóa dân gian
Tác giả: Phan Thị Đào
Năm: 1997
10. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hƣợu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức (2004), Văn học Việt Nam (1900 – 1945), Nxb Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam (1900 – 1945)
Tác giả: Phan Cự Đệ, Trần Đình Hƣợu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 2004
11. Hà Minh Đức (1961), Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc, Nxb Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 1961
12. Hà Minh Đức (1999), Nam Cao toàn tập, Tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Cao toàn tập
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1999
13. Hà Minh Đức (1999), Nam Cao toàn tập, Tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Cao toàn tập
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1999
14. Hà Minh Đức (1999), Nam Cao toàn tập, Tập 3, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Cao toàn tập
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1999
15. Dương Quảng Hàm (2005), Việt Nam văn học sử yếu, Nxb Trẻ Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn học sử yếu
Tác giả: Dương Quảng Hàm
Nhà XB: Nxb Trẻ Tp Hồ Chí Minh
Năm: 2005
16. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
17. Dương Thị Thúy Hằng, Nguyễn Văn Nở (2012), Tìm hiểu cách vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong tác phẩm của Sơn Nam, http://ctu.edu.vn, ngày 02/01/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: http://ctu.edu.vn
Tác giả: Dương Thị Thúy Hằng, Nguyễn Văn Nở
Năm: 2012
18. Thái Hòa (1980), “Tìm hiểu cách dùng tục ngữ trong bài viết và bài nói của Hồ Chủ Tịch”, Tạp chí Ngôn ngữ,(Số 2), tr. 9 – 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu cách dùng tục ngữ trong bài viết và bài nói của Hồ Chủ Tịch”, "Tạp chí Ngôn ngữ
Tác giả: Thái Hòa
Năm: 1980
19. Nguyễn Thái Hòa (1997), Tục ngữ Việt Nam cấu trúc và thi pháp, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ Việt Nam cấu trúc và thi pháp
Tác giả: Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1997
20. Nguyễn Việt Hương (2000), Tục ngữ Việt Nam bản chất thể loại qua hệ thống phân loại, Luận án tiến sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ Việt Nam bản chất thể loại qua hệ thống phân loại
Tác giả: Nguyễn Việt Hương
Năm: 2000

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng thống kê cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ   trong sáng tác của Nam Cao - thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của nhà văn nam cao
Bảng th ống kê cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của Nam Cao (Trang 49)
Bảng phân loại các kiểu cải biến thành ngữ, tục ngữ   trong sáng tác Nam Cao - thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của nhà văn nam cao
Bảng ph ân loại các kiểu cải biến thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác Nam Cao (Trang 58)
BẢNG KHẢO SÁT THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG SÁNG TÁC CỦA NAM CAO - thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của nhà văn nam cao
BẢNG KHẢO SÁT THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG SÁNG TÁC CỦA NAM CAO (Trang 91)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w