Triết lý về nghề văn, nghề giáo qua thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác

Một phần của tài liệu thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của nhà văn nam cao (Trang 44 - 49)

8. Bố cục của luận văn

2.2.Triết lý về nghề văn, nghề giáo qua thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác

tác Nam Cao

Với mảng đề tài này, Nam Cao đã dồn nhiều suy nghĩ, tâm huyết, thiện cảm cho những ngƣời trí thức nghèo, những ông giáo trƣờng tƣ với công việc rất nhàm chán và đồng lƣơng khốn khổ, những nhà văn tâm huyết với nghề nhƣng luôn cô đơn và nghèo túng. Nam Cao xây dựng hình mẫu về ngƣời trí thức phải là những ngƣời có ích, có đóng góp nhất định cho đời sống tinh thần của xã hội. Khi ngƣời ta đã chọn văn chƣơng nghệ thuật làm nghiệp của mình thì ta phải dồn hết tâm huyết cho nó, phải đam mê, nhiệt huyết, có nhƣ thế mới làm nghệ thuật tốt đƣợc. “Đói rét không có nghĩa lý gì đối với gã tuổi trẻ say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở. Hắn đọc, suy ngẫm, tìm tòi, nhận xét, suy tưởng không biết chán. Đối với hắn lúc ấy nghệ thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không có gì đáng quan tâm nữa...” [13; tr. 79].

Nhận thức đƣợc mình, họ say mê lý tƣởng và mang một hoài bão lớn. Họ

“nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời” [13; tr. 79]. Tuy vậy, họ chƣa có cơ hội để thực hiện những dự định đã ấp ủ. Mộng làm ngƣời có ích cho đời của họ bị gánh nợ áo cơm ghì sát đất, không sao ngóc đầu lên đƣợc. Học vấn, hiểu biết “nhìn xa trông rộng” (Sống mòn) càng làm cho họ có ý thức sâu sắc hơn về thực trạng của mình. Họ thực sự sống trong một chuỗi những bi kịch. Với cuộc đời vô vị, không lối thoát. Hàng ngày, họ phải chứng kiến bao số phận nghiệt ngã của những ngƣời lao động nghèo xung quanh, và một xã hội đầy bất công, ngang trái, bế tắc. Với một cung cách nhẹ nhàng, Nam Cao đã vạch ra bi kịch của những ngƣời muốn sống một đời sống xứng đáng, có ích, xây dựng đƣợc một sự nghiệp nào đó, nhƣng rốt cuộc chẳng làm đƣợc việc gì ra việc gì, kéo lê cuộc sống tẻ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhạt, đáng xấu hổ, từ ngày này sang ngày khác, vì thụ động, bởi ngại đổi thay, và sợ hãi. Đúng nhƣ những Điền (Giăng sáng), những Hộ (Đời thừa), những Thứ, San (Sống mòn)... mà Nam Cao đã nhận xét, cuộc sống của những ngƣời nhƣ vậy “sẽ mốc lên, rỉ đi, sẽ mục ra”, và họ “sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống” [14; tr. 318]. Ngƣời trí thức nhƣ họ luôn phải bóng bẩy,

“ăn trắng mặc trơn”, “cắn răng lại mà chịu” (Sống mòn) tất cả hoàn cảnh trớ trêu quanh mình. Nêu lên bi kịch “sống mòn” của ngƣời trí thức tiểu tƣ sản nghèo, nhà văn không đổ lỗi một cách đơn giản, dễ dãi cho hoàn cảnh khách quan, cho xã hội, cho thực dân phong kiến. Nhà văn nhìn thấy ở đây có cả trách nhiệm của con ngƣời, của mỗi cá nhân. Miêu tả tình cảnh “sống mòn” của Thứ, nhà văn nhận xét: “Y nhu nhược quá, hèn yếu quá! Y không bao giờ cưỡng lại, không bao giờ nhảy xuống sông xuống bể, không bao giờ chĩa súng lục vào người bẻ lái và ra lệnh hãm máy, quay mũi lại. Y để mặc cho con tàu mang y đi!” [14; tr. 318]. Cái nhu nhƣợc, hèn yếu đến buông xuôi ấy của y, phải chăng bắt nguồn từ sự tự ý thức mình là kẻ “thấp cổ bé miệng”

(Sống mòn) trong xã hội?

Với Nam Cao, ông quan niệm rằng, phàm đã theo nghiệp văn chƣơng, sách vở, thì ngƣời trí thức cần coi trọng sự sáng tạo. Trƣớc hết, nhà văn muốn khẳng định nghệ thuật chân chính phải bắt rễ trong đời sống hiện thực, không đƣợc thoát li đời sống để trở thành lừa dối. Muốn sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị để đời, anh cần phải tâm niệm sẽ lao động, sáng tạo nghệ thuật thực sự. Trải qua thể nghiệm và suy ngẫm của bản thân về văn chƣơng và hiện thực cuộc đời, Nam Cao đã mƣợn lời của nhân vật trong tác phẩm để phát biểu triết lý về sự sáng tạo trong nghệ thuật: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp sống lầm than...” [13; tr. 80]. Từ ý nghĩ thiết tha ấy về sự sáng tạo trong văn chƣơng, nghệ thuật, Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cao lên tiếng phê phán tính chất thoát li, lừa dối của văn học lãng mạn. Theo ông, tâm hồn ngƣời ta “ru với gió”, “mơ theo trăng” thì chỉ có thể là “ánh trăng lừa dối”. Nhà văn đòi văn học phải bắt rễ từ hiện thực, nghĩa là trở về với cuộc sống của hàng vạn, hàng triệu con ngƣời đau khổ. Nghệ thuật phải

“vị nhân sinh”, phải là “vũ khí phấn đấu cho tình thương, lòng bác ái và sự công bằng” [13; tr. 80]. Ngƣời cầm bút có lƣơng tri phải “đứng trong lao khổ mà mở hồn ra đón lấy tất cả những vang vọng của cuộc đời” [13; tr. 65]. Với nội dung này, Nam Cao nhấn mạnh, nghệ thuật chân chính là ngƣời cầm bút phải không ngừng sáng tạo, phải nhìn thẳng vào sự thực để nói lên nỗi thống khổ của nhân dân, và vì nhân dân mà lên tiếng.

Nam Cao gửi gắm những suy tƣ, quan niệm sâu sắc của mình về nghề văn, và sứ mạng của ngƣời cầm bút chân chính. Ông cho rằng, bản chất của văn chƣơng là đồng nghĩa với sự sáng tạo: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có” [13; tr. 80]. Câu nói ngắn gọn nhƣng đã thâu tóm những yêu cầu gắt gao, nghiêm túc đối với ngƣời sáng tác văn chƣơng. “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một kiểu mẫu đưa cho” là cách diễn tả hình ảnh, ám chỉ thứ văn chƣơng đẽo gọt, khuôn sáo, hời hợt, một thứ văn chụp ảnh hoặc minh họa giản đơn. “Ngƣời thợ” dù là “ngƣời thợ khéo tay” thì cũng chỉ sản xuất ra những sản phẩm hàng loạt theo mẫu mã có sẵn, dù có khéo léo cũng chỉ là một hình thức bắt chƣớc, theo khuôn mẫu. Lao động của nhà văn thì khác hẳn. Đó là quá trình nghiền ngẫm, khám phá, tìm tòi những nội dung mới và hình thức diễn tả mới để tạo ra những sản phẩm độc nhất vô nhị của riêng mình, mang bản sắc độc đáo của từng nghệ sĩ. Nó chắc chắn không thể là cách viết theo kiểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn phá hoại” (Cƣời). Trong truyện ngắn Những chuyện không muốn viết, Nam Cao cũng đã diễn đạt một cách thật đặc thù hình ảnh lao động của nghề văn qua câu tục ngữ: “Cái nghề văn kị nhất là cái lối thấy ngƣời ta ăn khoai cũng vác mai đi đào [13; tr. 20], tức là nó tối kị sự sao chép, bắt chƣớc. Với một yêu cầu thật nghiêm khắc về nghề, nhà văn đã đúng khi quan niệm: “Văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có”. Bởi lẽ, nghệ thuật bắt đầu từ thiên bẩm, nhƣng chỉ thiên bẩm thôi cũng sẽ không có nghệ thuật. Vì mỗi tài năng, thiên bẩm chỉ chiếm một phần, còn chín phần là nƣớc mắt, mồ hôi, sự tìm tòi, sáng tạo và khổ luyện.

Nam Cao còn đề cập tới vấn đề lƣơng tâm nghề nghiệp của mỗi nhà văn, nhà giáo. Ông quan niệm ngƣời cầm bút phải có lƣơng tâm và trách nhiệm đối với bạn đọc, phải viết thận trọng và sâu sắc: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương rồi, còn sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”

[13; tr. 80]. Nhà văn đã dùng câu khẳng định để phê phán với một thái độ mạnh mẽ, dứt khoát: cẩu thả trong công việc là biểu hiện của thái độ vô trách nhiệm, của sự bất lƣơng. Trong bất cứ nghề nghiệp, công việc gì cũng đáng lên án, chứ không riêng gì trong văn chƣơng, giáo dục nói chung, cẩu thả, vội vàng cũng đồng nghĩa với gian dối, thiếu ý thức. Chính sự cẩu thả trong công việc sẽ dẫn đến hiệu quả thấp kém, thậm chí hƣ hỏng, dẫn đến tác hại khôn lƣờng. Vì thế, qua triết lý của mình về nghề văn, Nam Cao muốn nhắn nhủ: mỗi ngƣời trên bất cứ lĩnh vực, công việc gì cũng cần cẩn trọng, có lƣơng tâm, tinh thần trách nhiệm với công việc, coi kết quả công việc là thƣớc đo lƣơng tâm, phẩm giá của con ngƣời. Bởi nếu nảy sinh lối“tự kỉ ám thị”

(Cƣời) về mình thì ngƣời ta rất dễ sai lầm. Và thực chất, Nam Cao muốn xây dựng, khẳng định một thái độ sống có trách nhiệm, gắn bó với công việc, có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lƣơng tâm nghề nghiệp. Đó là biểu hiện của một nhân cách nghệ sĩ chân chính.

Cái gốc, nền tảng vững chắc trong chủ nghĩa hiện thực của Nam Cao là chủ nghĩa nhân đạo. Trong truyện ngắn Đời thừa, Nam Cao khẳng định: “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả đời người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn” [13; tr. 91]. Nhƣ vậy, trong quan niệm của Nam Cao, chủ nghĩa nhân đạo đƣợc đặt ra, nhƣ một yêu cầu tất yếu đối với những tác phẩm “thật có giá trị”. Đó cũng chính là mục đích mà mỗi ngƣời trí thức cần đóng góp cho đời, để ngƣời với ngƣời sống đƣợc yêu thƣơng, đƣợc sẻ chia nhiều hơn.

Mỗi ngƣời, không chỉ với ngƣời trí thức, sống là để làm một cái gì đẹp hơn nhiều, cao quý hơn nhiều. Mỗi ngƣời sống cần có sự ý thức về mình, làm cho cuộc sống của mình có ý nghĩa. Nam Cao nói về quan niệm của mình về mục đích, ý nghĩa của cuộc sống: “Mỗi người sống, phải làm thế nào cho phát triển đến tận độ những khả năng của loài người chứa đựng ở trong mình. Phải gom góp sức lực của mình vào công cuộc tiến bộ chung. Mỗi người chết đi, phải để lại một chút gì cho nhân loại. Có thú vị gì là cái lối sống co quắp vào mình, cái lối sống quá ư loài vật, chẳng biết việc gì ngoài cái việc kiếm thức ăn để đổ vào cái dạ dày…” [14; tr. 257]. Lối sống đầy nhân bản ấy chắc chắn không thể là lối sống bo bo, chỉ biết mình nhƣ “con nhện ôm khư khư bọc trứng” (Đời thừa) đƣợc.

Nam Cao là nhà văn của những ngƣời trí thức nghèo, của những kiếp “sống mòn” có hoài bão, có tâm huyết, tài năng, muốn vƣơn lên cao nhƣng lại bị chuyện áo cơm ghì sát đất. Nếu nhƣ mỗi tác phẩm viết về đề tài ngƣời nông dân của Nam Cao đều là sự trả ơn, gửi gắm ân tình với ngƣời nghèo khổ thì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mỗi trang viết về đề tài ngƣời trí thức đều chứa đựng tâm sự, nỗi đau và niềm khát khao cháy bỏng của chính nhà văn. Thành ngữ, tục ngữ mà Nam Cao vận dụng trong các sáng tác đã giúp ông thể hiện những nỗi niềm đó đƣợc trọn vẹn, đầy đủ nhất.

Một phần của tài liệu thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của nhà văn nam cao (Trang 44 - 49)