Môi trƣờng sáng tác

Một phần của tài liệu thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của nhà văn nam cao (Trang 31 - 33)

8. Bố cục của luận văn

1.2.3.Môi trƣờng sáng tác

Nam Cao sinh ra và lớn lên nơi miền quê nghèo khó, đồng trũng, ao sâu – một miền quê rất đặc trƣng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Chuyện làng – những ngƣời thôn quê lam lũ, nghèo khổ, vùng đất đồng chiêm, bờ đay, bãi mía, vƣờn tƣợc, bến sông… nhà văn đã thuộc trong đầu. Gắn bó lâu năm với cuộc sống làng quê, Nam Cao am hiểu rất sâu sắc cuộc sống sinh hoạt và lời ăn tiếng nói của ngƣời nông dân. Và chính hoàn cảnh đó lại là mạch nguồn quan trọng để Nam Cao tiếp thu kho tàng ngôn ngữ dân gian một cách tự nhiên, sâu sắc.

Nam Cao luôn gần gũi, gắn bó với những mẫu ngƣời ấy – những ngƣời

“Bình dân” [1; tr. 32], “Người dân thường” [54; tr. 68]. Thiếu Sơn trong Phê bình và cảo luận cắt nghĩa: Bình dân là “hạng lao động thợ thuyền, hạng nông phu điền dã, tức là những người tầng lớp lao động có địa vị bình thường trong xã hội”.

Do sự chi phối của bối cảnh chính trị xã hội, hai chữ “Bình dân” đã trở thành một thuật ngữ chính trị xã hội xuất hiện thƣờng trực trên báo chí và trong hiện thực cuộc sống trong thời kỳ mặt trận dân chủ Đông Dƣơng. Từ đời sống xã hội, vấn đề bình dân trở thành một hiện tƣợng văn học đƣợc đề cập đến nhiều. Trong không khí sôi nổi của phong trào “Bình dân”, giới văn chƣơng không chỉ đòi tự do cơm áo, mà họ còn sôi nổi bàn về “Văn chương bình dân”, “Nhà văn bình dân”.

Là ngƣời xuất thần từ tầng lớp bình dân, khi nhỏ sống trong một gia đình trung nông đông con quanh năm thiếu ăn. Đói nghèo, bệnh tật đeo đuổi và giày vò Nam Cao ngay từ những năm còn nhỏ. Làng Đại Hoàng của Nam Cao ở một vùng xa phủ, xa huyện, đặc biệt lại nằm trong thế “quần ngư tranh thực” (đàn cá tranh mồi), nên bọn cƣờng hào chức dịch trong làng càng đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dịp hoành hành. Nơi đây hàng năm vẫn thƣờng xảy ra những vụ kiện tụng lẫn nhau giữa những bọn giàu có nhiều thế lực, và không ít cảnh những ngƣời nông dân phải dời bỏ làng quê đi tha hƣơng cầu thực. Những sự việc có thực diễn ra ở đây đã đƣợc ghi lại trên trang sách của Nam Cao với dấu ấn nặng nề về một vùng quê đói nghèo tăm tối. Với tấm lòng hồn hậu, chất phác và ân tình sâu nặng với ngƣời lao động, cuộc sống lam lũ, túng thiếu của những ngƣời lao động nghèo đó đƣợc phản ánh chân thực, sinh động trong sáng tác của nhà văn. Đi vào thế giới ngôn ngữ nhân vật của Nam Cao, ta thấy bức tranh mù xám của xã hội Việt Nam trƣớc Cách mạng tháng Tám 1945 hiện lên chân thực, rõ nét. Nhiều khi, ta nhƣ không còn phân định đƣợc rõ đấy thực chất là thế giới ngôn từ nghệ thuật của Nam Cao, hay đấy là những lời ăn tiếng nói của ngƣời bình dân đƣợc Nam Cao tổ chức một cách có nghệ thuật. Trong văn Nam Cao, sự xuất hiện của tục ngữ là một phƣơng tiện nghệ thuật giúp nhà văn phản ánh “những vang động của đời”.

Cách mạng tháng Tám bùng nổ, cùng với nhiều văn nghệ sĩ khác, Nam Cao – nhà văn của những trăn trở, suy tƣ, của những giằng xé, giày vò đã thực sự giác ngộ, tự nguyện bƣớc vào cuộc đời cách mạng và kháng chiến. Nhà văn đã hòa mình vào không khí thời đại để thay đổi đời ông, thay đổi văn ông. Nam Cao đã tự xác định phải làm một công dân tốt trƣớc khi làm một nhà văn. Thực tế đời sống cách mạng và kháng chiến đã dẫn đến sự đổi mới trong cái nhìn nghệ thuật của Nam Cao. “Sống đã rồi hãy viết… góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này là chính để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn…” [14; tr. 447]. Nhà văn hào hứng ghi lại những đổi thay của cuộc sống và con ngƣời sau Cách mạng tháng Tám bằng những nét sắc sảo, tài hoa, những thế mạnh vốn có của nhà văn hiện thực với tầm tƣ tƣởng, nhiệt huyết của ngƣời chiến sĩ cách mạng Nam Cao. Ông vẫn ấp ủ trong lòng một cuốn tiểu thuyết về quê hƣơng kháng chiến. Để rồi khi tai họa bất ngờ ập đến, Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cao đã vĩnh viễn ra đi khi tuổi đời và tài năng đang vào độ sung sức, đầy triển vọng. Nói nhƣ Tô Hoài – Lời tựa trong cuốn Nam Cao, nhà văn hiện thực xuất sắc [11] – “Nam Cao đã chết trên cuốn tiểu thuyết lớn của mình”. Ông đƣợc nhận định là một trong những nhà văn hàng đầu của thế kỷ đã góp phần cách tân và hiện đại hóa nền văn xuôi Việt Nam trên hành trình văn học của thế kỷ XX.

Một phần của tài liệu thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của nhà văn nam cao (Trang 31 - 33)