8. Bố cục của luận văn
3.2. Giá trị của việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong ngôn từ, diễn đạt
của tác phẩm
Thành ngữ, tục ngữ nói chung, đặc biệt là tục ngữ, là những tri thức dân gian đƣợc đúc kết từ ngàn đời. Nó ngắn gọn, súc tích, giàu tính biểu cảm. Việc Nam Cao sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong tác phẩm làm câu văn nhẹ nhàng, thanh thoát, giàu hình ảnh và vẫn chứa đựng đầy đủ nội dung, ý nghĩa mà nhà văn muốn chuyển tải. Đó là bởi thành ngữ, tục ngữ đã tạo ra đƣợc hiệu quả về ngôn từ và lối diễn đạt trong mỗi sáng tác.
Trƣớc hết, hiệu quả về mặt ngôn từ: Việc Nam Cao sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác tạo nên sự ngắn gọn, súc tích, cho tác phẩm ngay từ hình thức trình bày. Những đoạn hành văn, những ý đồ nhà văn muốn chuyển tải dài dòng đã đƣợc cô đọng trong câu thành ngữ, tục ngữ ngắn gọn. Thành ngữ, tục ngữ đƣợc sử dụng còn đem lại những hình ảnh mà ngôn ngữ toàn dân khó có thể biểu đạt đƣợc. Bởi ngôn từ của thành ngữ, mà đặc biệt của tục ngữ, là sự tinh lọc những tinh hoa của ngôn ngữ dân tộc.
Tác phẩm của Nam Cao luôn chứa đựng những triết lý sâu sắc. Cái đói nằm giữa hai cực sống – chết, đó là mối quan tâm lớn nhất của Nam Cao, và của thế giới nhân vật Nam Cao. Bởi nắm rõ đƣợc hiệu quả sắc nét khi vận dụng thành ngữ, tục ngữ vào mỗi sáng tác sẽ tạo ra, Nam Cao sử dụng thành ngữ, tục ngữ ở cả hai mảng đề tài: về ngƣời nông dân, và ngƣời trí thức nghèo. Điều này giúp tác phẩm của ông mang hiệu quả biểu đạt cao khi đến tay độc giả.
Chung quanh cái đói, Nam Cao để ngƣời đọc chiêm nghiệm đƣợc những triết lý thông qua những sáng tạo của mình về nhân vật. Qua đó, chúng ta có dịp nghĩ ngẫm sâu hơn về ý nghĩa sống và mục đích sống. Trƣớc Nam Cao, quả thực chƣa thấy nhà văn nào đặt mối quan tâm và xoáy sâu vào vấn đề sinh tử này. Ông đã có những lập luận chặt chẽ trong mỗi trang văn để thể hiện ý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đồ đó của mình: “Có lẽ chết đói là một cách chết mà chúng ta sợ nhất trong bao nhiêu cách chết. Ta có thể liều chết mà kiếm ăn” [13; tr. 120]... để rồi chuốc lấy kết cục bi thảm No dồn đói góp (Một bữa no).
Hay nhƣ suy tƣ của San trong Sống mòn mang nỗi niềm chua chát, khi nhân vật tự đƣa ra lập luận:
“...Cho chúng mình đi học thì sạt nghiệp mà chúng mình thành ra khổ. Chúng mình hóa dở dang. Chạy chọt để vào làm sở nọ, sở kia thì chúng mình lấy tiền đâu? Làm thợ thì không có nghề. Đi buôn thì không có vốn. Về nhà quê làm ruộng thì chúng nó cười cho thối đầu lâu. Vả lại cuốc không hay, cày không biết, với cũng không có sức. Ngay lưng quen rồi” [14; tr. 168].
Câu thành ngữ trong lời thoại của nhân vật San Cuốc không hay, cày không biết mang hình ảnh biểu đạt sắc nét. Qua thành ngữ này, ngƣời đọc có thể hình dung đƣợc vẻ lóng ngóng, vụng về của việc không thông thạo công việc nhà nông sẽ thấy vất vả, khó nhọc đến nhƣờng nào.
Khi nói về triết lý nghề nghiệp của nghề văn, nghề giáo, Nam Cao cũng đạt đƣợc hiệu quả về hình thức khi ông chuyển tải những thông điệp, những quan niệm của mình qua những lý lẽ thuyết phục vào sáng tác. Những mục đích “Phải sống đã rồi hãy viết”, hay “Chết mau nghĩa là chưa chết. Nếu tôi không dạy học thì chết ngay, bởi không ai có thể sống mà không ăn” [13; tr. 119] nhƣ day dứt, ám ảnh vào tâm trí ngƣời đọc cái gông, cái sức ép của sự sống. Chọn lựa giữa việc sống đúng nghĩa và để tồn tại, ngƣời trí thức của Nam Cao đều phải chua chát lựa chọn một cách sống khác, chƣa thật sự với chính mình. Họ mang trong mình những hoài bão, lý tƣởng của tuổi trẻ mà lại chƣa có điều kiện để thực hiện nó. Phải chăng, họ sinh nhầm thời?
Khi đã định hƣớng đƣợc mình, vạch ra đƣợc mục đích mình cần đóng góp cho đời, họ - những ngƣời trí thức trong sáng tác Nam Cao đã tâm niệm theo một triết lý của đời mình: việc viết văn không thể là việc làm “ăn sẵn”,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bắt chƣớc một cách hèn hạ. Sự sáng tạo của họ không thể a dua theo kiểu của câu tục ngữ “Thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào” (Những chuyện không muốn viết). Với họ, sống là phải có đam mê, cống hiến hết mình để cuộc sống có ý nghĩa: “Mỗi người sống, phải làm thế nào cho phát triển đến tận độ những khả năng của loài người chứa đựng ở trong mình” [14; tr. 257].
Những đúc kết của Nam Cao thật có hiệu quả diệu kỳ. Đó là cách nói mang chiều sâu triết lý rất đặc trƣng cho văn chƣơng nhà văn đƣợc đúc rút từ điều bình dị nhất. Cách Nam Cao chọn thành ngữ, tục ngữ để chuyển tải những thông điệp đời thƣờng ấy góp phần làm cho những triết lý của ông trở nên súc tích, ngắn gọn; tạo đƣợc hiệu quả thẩm mỹ cao cho mỗi sáng tác.