Giá trị biểu cảm của tác phẩm nhờ việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ

Một phần của tài liệu thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của nhà văn nam cao (Trang 79 - 129)

8. Bố cục của luận văn

3.3. Giá trị biểu cảm của tác phẩm nhờ việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ

Biểu cảm đƣợc hiểu là “biểu hiện tình cảm, cảm xúc” [54; tr. 66]. Đó cũng là giá trị thẩm mĩ góp phần tạo nên dấu ấn của tác phẩm trong lòng độc giả.

Việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác văn học là một sáng tạo đáng ghi nhận của các nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Với Nam Cao, việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ với vai trò là một thể loại của văn học dân gian đã đem đến hiệu quả biểu đạt cao cho các sáng tác của ông. Vai trò của thành ngữ, tục ngữ, mà cụ thể ở đây là tục ngữ, vì thế cũng đƣợc ghi nhận một cách tích cực, thấu đáo.

Biểu hiện của giá trị biểu cảm trong các sáng tác của Nam Cao đƣợc thể hiện khi tác giả xen kẽ câu thành ngữ, tục ngữ vào mỗi vị trí nào đó cũng đều là một sự lựa chọn đắc địa, và phát huy đƣợc giá trị của mỗi câu thành ngữ, tục ngữ đối với từng sáng tác cụ thể. Vì thế, sử dụng trọn vẹn cả câu thành ngữ, tục ngữ đem lại nét độc đáo, mang giá trị biểu đạt cao cho tác phẩm văn xuôi. “Chí Phèo không anh hùng, nhưng nó là thằng liều lĩnh. Liều lĩnh thì ai thèm chấp! Thế nào là mềm nắn rắn buông?” [12; tr. 88].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sử dụng một vế của câu tục ngữ đƣợc Nam Cao ƣa dùng. Do mỗi vế của tục ngữ giống nhƣ một câu tục ngữ hoàn chỉnh nên việc sử dụng nó trong tác phẩm đem lại hiệu quả biểu đạt cao, nhấn mạnh và khái quát đựơc sự chú ý đối với ngƣời đọc, tác động vào thị giác, tâm lý tiếp nhận của họ.

“Lệ làng từ cổ đến giờ vốn thế. Tuy trong số bốn ông to nhất chẳng ông nào còn khỏe răng để có thể gặm nổi cái móng giò, nhưng cũng chẳng ông nào chịu mất. Một miếng giữa làng... Đừng có tưởng...” [12; tr. 191].

Với cách sáng tạo đó, nhà văn đã khéo léo kéo suy nghĩ của độc giả gần với suy nghĩ của mình vì thế độc giả thấy hứng thú hơn, cuốn hút hơn. Cùng với sự ngắn gọn về hình thức, giàu hình ảnh, độc đáo về nội dung, một vế câu tục ngữ đƣợc sử dụng đã đem đến sự kết hợp ấn tƣợng, mang lại giá trị biểu cảm cho sáng tác của Nam Cao.

Kiểu biến đổi thành ngữ, tục ngữ truyền thống đã thực sự đem đến một bƣớc “đột phá” mới cho thành ngữ, tục ngữ và văn chƣơng. Đối với thành ngữ, tục ngữ, sự thay đổi về hình thức và nội dung ý nghĩa đã đem đến cho chúng một diện mạo mới mẻ, nội dung hiện đại phù hợp với thời đại. Với kiểu biến đổi thành ngữ, tục ngữ truyền thống để đƣa vào trong sáng tác, nhà văn dễ dàng truyền tải đến ngƣời đọc suy nghĩ, ý kiến của mình thông qua tác phẩm đó.

Cái biến theo hƣớng mở rộng cấu trúc, tức là thêm từ ngữ vào thành ngữ, tục ngữ nguyên dạng tạo nên những sự thay đổi trong kết cấu, vần, nhịp. Điều này đã tạo nên ấn tƣợng tác động vào thị giác của ngƣời đọc. Một chút thay đổi vần, nhịp, kết cấu không làm mất đi giá trị của thành ngữ, tục ngữ truyền thống mà còn tạo nên sự mới mẻ và sự thích ứng của thành ngữ, tục ngữ với những giá trị mới.

“- Mèo mù. Bèo cũng không rẻ thế, chuối năm nay mà mười ba nải chịu bán một đồng hai xu à?” [12; tr. 321].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kiểu hoán đổi vị trí, đảo trật tự cú pháp các yếu tố trong câu nhằm đáp ứng đích đến của tác giả. Nó cũng mang hiệu quả khái quát và làm sâu sắc, độc đáo cho nội dung tác phẩm.

“Con chị hóa ra thừa. Cũng phải cho nó đi ăn, đi ở với người ta để kiếm

manh quần tấm áo. Chả gì cũng bớt một miệng ăn” [12; tr. 172].

Kiểu cải biến câu theo cách mƣợn ý của thành ngữ, tục ngữ nguyên dạng cũng đạt đƣợc hiệu quả biểu hiện nhƣ mong muốn. Các yếu tố đƣợc mƣợn ý sẽ tạo nên một nét nghĩa mới cho thành ngữ, tục ngữ truyền thống. Nét nghĩa ấy phù hợp với nội dung tác phẩm, phán ánh trúng và trực tiếp đối tƣợng, vấn đề trong đó. Trong cách vận dụng này, nhà văn hay dùng những dấu chấm hỏi (?) sau mỗi thành ngữ, tục ngữ đƣợc mƣợn ý theo hƣớng nghịch chiều. Năng nhặt không chặt bị đấy à? Góp cây thành rừng chứ!” [14; tr. 657]. Sử dụng dấu câu mang tính biểu cảm sau câu thành ngữ, tục ngữ đƣợc mƣợn ý chính là phƣơng thức làm biến đổi hình thức, nội dung, ý nghĩa câu thành ngữ, tục ngữ gốc cho phù hợp với nội dung tác phẩm và thái độ của tác giả. Điều này đã đem đến sự mới mẻ làm cho thành ngữ, tục ngữ trở nên hiện đại và nét nghĩa của thành ngữ, tục ngữ mƣợn ý trở nên độc đáo hơn.

Cách Nam Cao vận dụng sáng tạo thành ngữ cũng tạo ra đƣợc giá trị biểu cảm cho sáng tác. Câu thành ngữ “Đồng đất nước người” (Nửa đêm) mang đậm nét riêng của vùng quê chiêm trũng của tác giả. Ngƣời viết đã mang thắc mắc về câu thành ngữ lạ về vùng quê của nhà văn để tìm hiểu ngọn nguồn. Vậy ra, nơi vùng quê ấy đất chật ngƣời đông, cứ tháng ba ngày tám thì ngƣời dân lại phải đi nơi khác kiếm ăn cho qua ngày. Họ là dân “gạo ăn đong”, bởi không có đất lƣơng thực, nên thƣờng thiếu đói và phải đi đong gạo ăn khoảng ba tháng mỗi năm. Dân nơi đó cũng còn thƣờng sử dụng câu thành ngữ “Gạo chợ, nước người” cũng với nghĩa của câu Đồng đất nước người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiểu hết đƣợc sự sáng tạo của nhà văn, khi đƣa câu thành ngữ này vào trang viết.

Qua việc Nam Cao vận dụng thành công thành ngữ, tục ngữ vào trang văn, đã có nảy sinh những thành ngữ, tục ngữ mới trên cơ sở sự vận dụng sáng tạo của nhà văn. Cụ thể, khi nói đến nhân vật trong sáng tác Nam Cao – một trong những nét riêng làm nên đặc trƣng, dấu ấn cho tên tuổi nhà văn, dân gian hiện nay lại dùng ngay sáng tác của ông để ví von, vận dụng. Nhân vật của Nam Cao hình thành từ hƣ cấu, dựa trên những nguyên mẫu có thật, và rồi, từ nhân vật của ông lại đi vào đời sống thực tại. Bây giờ, ở đâu có những kẻ say sƣa, sừng sỏ, đầu gấu, ngƣời ta gọi đó là thằng Chí Phèo, và tránh xa không muốn dây vào. Bởi vậy, đã có những câu thành ngữ mới, nhƣ:

“Say như Chí Phèo”, hay “Nát như thằng Chí Phèo”, “Đồ Chí Phèo”, “Rạch mặt ăn vạ”... Những cô gái xấu xí quá, ế chồng, lại ngẩn ngơ nữa, ngƣời ta nói “Xấu như Thị Nở”, “Dở hơi như Thị Nở”, “Đúng là Thị Nở”... Tình yêu của Chí Phèo, Thị Nở cũng đƣợc ví von: “Cặp đôi hoàn hảo”…

Cách sáng tạo của Nam Cao là ông đã khéo léo vận dụng thành ngữ, tục ngữ vào sáng tác đúng chỗ, đúng mục đích sử dụng. Việc vận dụng đó đã làm cho tác phẩm của ông hay hơn nhiều lần, và mang giá trị biểu cảm cao. Điều này góp phần đƣa ngôn ngữ văn xuôi Việt Nam trở nên hiện đại một cách “đặc biệt”. Nó phát triển lên tầm cao hơn, trở nên sâu sắc, thấm thía hơn nhờ nghệ thuật vận dụng của ngôn từ, mà Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu góp sức cho công cuộc này.

Tiểu kết:

Vận dụng thành ngữ, tục ngữ theo các dạng nhƣ trên để đáp ứng mục đích sáng tác đã tạo đƣợc lối diễn đạt ấn tƣợng, hiệu quả cho mỗi trƣờng hợp vận dụng của Nam Cao. Điều này đã tạo đƣợc hiệu ứng tốt cho quá trình tiếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhận tác phẩm của ông đến với độc giả, và khẳng định đƣợc tài năng điêu luyện trong viêc sử dụng vốn ngôn ngữ tiếng Việt của nhà văn.

Việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác Nam Cao đã đem đến những hiệu quả nhất định: giá trị thẩm mĩ của tác phẩm đƣợc nâng cao, thêm đặc sắc, độc đáo. Vận dụng thành ngữ, tục ngữ vào hành văn khiến câu văn của Nam Cao giàu hình ảnh, giàu sức gợi, và dễ ghi dấu ấn trong lòng ngƣời đọc. Vì thế, hiệu quả tích cực mà thành ngữ, tục ngữ đem đến trong quá trình

sáng tạo văn chƣơng của Nam Cao chiếm ƣu thế nổi trội rất cần đƣợc ghi nhận.

Khi viết văn, tác giả không có ý định gò câu gọt chữ, cân nhắc câu này diễn đạt bằng thành ngữ, hay câu kia phải chọn tục ngữ. Với Nam Cao, mạch văn, cảm xúc văn và cả việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ vào sáng tác đến với ông rất nhuần nhị, tự nhiên. Nó bình dị nhƣ hơi thở của cuộc sống thƣờng ngày. Chất văn của Nam Cao toát ra từ chất thực và sự giản dị đời thƣờng. Ngôn ngữ trong văn chƣơng Nam Cao là ngôn ngữ nghệ thuật của cuộc đời. Ông đã sống một đời sống thấm đẫm mồ hôi, nƣớc mắt, lời than thở và khát vọng đổi đời của ngƣời nông dân, ngƣời trí thức. Vì vậy, ông đã nói lên tiếng nói của họ bằng cách nói của họ. Văn với ngƣời là một, ngôn ngữ và tấm lòng là một. Tài và tâm lấp lánh trong từng dòng, từng chữ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

1. Thành ngữ, tục ngữ là những câu nói vần điệu, giàu hình ảnh mang

hơi hƣớng gần gũi với ngôn ngữ đời thƣờng của ngƣời dân. Nó là cách nói vần vè đƣợc ngƣời dân ƣa sử dụng và vận dụng trong mọi ngữ cảnh.

Tục ngữ đƣợc cấu tạo theo một hệ thống thi pháp riêng, khác những câu nói thông thƣờng: Xuất phát từ thực tiễn nhƣng luôn giàu triết lý, là suy lý nhƣng luôn thấm đƣợm tình cảm, chặt chẽ, đanh thép mà giàu hình ảnh, nhịp nhàng xuôi tai thuận miệng, dễ thuộc dễ thấm vào hồn ngƣời.

2. Việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ đã giúp cho mỗi ngƣời, mỗi nhân

vật trong tác phẩm có cách ứng xử phù hợp, thông minh, linh hoạt trƣớc các đối tƣợng, hoàn cảnh, điều kiện xã hội khác nhau, tránh đƣợc những sai lầm không đáng có.

Nam Cao đã vận dụng lời ăn tiếng nói của dân gian một cách sáng tạo vào trong sáng tác của mình. Ông sử dụng thành ngữ cốt để cho câu nói vừa ngắn gọn, hàm súc mà lại góp phần chuyển tải ngữ nghĩa một cách sinh động, ấn tƣợng và thú vị. Khi sử dụng tục ngữ, câu văn nhƣ tăng thêm giá trị lập luận, làm cho tác phẩm hay, chặt chẽ và đậm chất trí tuệ dân gian. Nam Cao đã vận dụng thành công thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác với kiểu vận dụng nguyên dạng, và cải biến (sử dụng một vế, đảo trật tự cú pháp, thêm bớt từ ngữ, thay thế từ, mƣợn ý nguyên dạng thuận chiều và nghịch chiều).

Việc vận dụng đã tạo ra những giá trị về nội dung, về nghệ thuật, về sự biểu cảm của lời văn. Nam Cao đã góp phần không nhỏ tạo ra sự lan xa, tỏa rộng của “lời hay ý đẹp”, “lời khôn ý khéo” trong kho tàng tri thức dân gian.

3. Bằng tài năng và tâm huyết trong lao động sáng tạo, Nam Cao đã khẳng định đƣợc vị trí và phong cách nghệ thuật độc đáo của mình. Riêng về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

truyện ngắn, ông đƣợc suy tôn là cây bút bậc thầy. Vị trí cao cả này không phải nhà văn nào cũng vƣơn tới đƣợc

Vì tất cả những lẽ trên, có thể khẳng định rằng, việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ vào trong sáng tác của Nam Cao là việc làm rất tích cực, và mang nhiều ý nghĩa để tạo nên thế giới nhân vật đặc chất thôn quê Việt Nam. Hiệu quả của việc vận dụng này cũng là thêm 1 khía cạnh khẳng định vẻ đẹp của văn chƣơng, văn hóa, tâm hồn con ngƣời Nam Cao. Văn Nam Cao – thứ văn chƣơng nóng hổi nƣớc mắt thƣơng đời. Ông đã là khuôn mẫu, là tấm gƣơng lớn, đóng góp công lao đáng kể trong việc hình thành nhân cách, tài năng ngƣời cầm bút. Thật chí lí khi nhận định rằng, Nam Cao làm ngƣời khác kinh ngạc bằng câu thành ngữ, tục ngữ dẫn ra đúng chỗ bởi khối óc thông tuệ của nhà văn.

4. Từ góc độ nghiên cứu của mình, chúng tôi hy vọng rằng những vấn đề đặt ra trong đề tài có thể tiếp tục đƣợc nghiên cứu cặn kẽ và toàn diện hơn. Không chỉ với riêng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của Nam Cao, mà sẽ tìm kiếm, lƣu giữ những thành ngữ, tục ngữ đƣợc vận dụng qua văn chƣơng hiện đại. Hy vọng với sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, tác giả đề tài sẽ có thêm kinh nghiệm nghiên cứu để tiếp tục đi sâu tìm hiểu vấn đề.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2003), Từ điển Hán Việt, Nxb Văn hóa thông tin,

2. Phạm Tuấn Anh (2005), “Bi kịch của lòng tự trọng (Đọc truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao)”, Tạp chí Văn học, (Số 1), tr. 26 – 29.

3. Vũ Tuấn Anh, Bích Thu, Vũ Văn Sỹ, Phan Diễm Phƣơng (2000), Nam Cao con người và tác phẩm, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

4. Nguyễn Hoa Bằng (2000), Thi pháp truyện ngắn Nam Cao, Luận án tiến sĩ, Viện văn học, Hà Nội.

5. Nguyễn Phan Cảnh (1965), “Bƣớc đầu tìm hiểu ngôn ngữ của Hồ Chủ Tịch qua những lời kêu gọi”, Tạp chí Văn học, (Số 6), tr. 13 – 23.

6. Hà Châu (1970), “Bác Hồ với nguồn tục ngữ của dân tộc”, Tạp chí Văn học, (Số 3), tr. 49 – 60.

7. Chu Xuân Diên (2006), Văn hóa dân gian – Mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

8. Phan Thị Đào (1999), Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế.

9. Phan Thị Đào (1997), “Tỉnh lƣợc nhƣ là một yếu tố cấu thành thi pháp tục ngữ”, Tạp chí Văn hóa dân gian, (Số 3), tr. 88 – 90.

10. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hƣợu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức (2004), Văn học Việt Nam (1900 – 1945), Nxb Giáo Dục.

11. Hà Minh Đức (1961), Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

12. Hà Minh Đức (1999), Nam Cao toàn tập, Tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội. 13. Hà Minh Đức (1999), Nam Cao toàn tập, Tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội. 14. Hà Minh Đức (1999), Nam Cao toàn tập, Tập 3, Nxb Văn học, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

15. Dƣơng Quảng Hàm (2005), Việt Nam văn học sử yếu, Nxb Trẻ Tp Hồ Chí Minh.

16. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

17. Dƣơng Thị Thúy Hằng, Nguyễn Văn Nở (2012), Tìm hiểu cách vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong tác phẩm của Sơn Nam, http://ctu.edu.vn,

ngày 02/01/2012.

18. Thái Hòa (1980), “Tìm hiểu cách dùng tục ngữ trong bài viết và bài nói của Hồ Chủ Tịch”, Tạp chí Ngôn ngữ,(Số 2), tr. 9 – 13.

19. Nguyễn Thái Hòa (1997), Tục ngữ Việt Nam cấu trúc và thi pháp, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

20. Nguyễn Việt Hƣơng (2000), Tục ngữ Việt Nam bản chất thể loại qua hệ thống phân loại, Luận án tiến sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội.

21. Đinh Gia Khánh (2003), “Tục ngữ”, Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 353 – 371.

22. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2008), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tái bản lần thứ 11.

Một phần của tài liệu thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của nhà văn nam cao (Trang 79 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)