Vận dụng nguyên dạng thành ngữ, tục ngữ truyền thống

Một phần của tài liệu thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của nhà văn nam cao (Trang 50 - 58)

8. Bố cục của luận văn

2.3.1. Vận dụng nguyên dạng thành ngữ, tục ngữ truyền thống

Vận dụng nguyên dạng thành ngữ, tục ngữ là lấy nguyên văn, nguyên dạng những câu thành ngữ, tục ngữ vốn có của dân gian để đƣa vào tác phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cách sử dụng này nghĩa là nhà văn không có bất cứ một sự thay đổi nào về cấu trúc hình thức (vỏ ngữ âm, kết cấu, vần, nhịp), cũng nhƣ nội dung ý nghĩa của thành ngữ, tục ngữ. Cách xử lý này đòi hỏi tác giả phải có một khả năng cảm nhận hết sức tinh tế về nghĩa của những câu thành ngữ, tục ngữ, đồng thời phải là ngƣời có khả năng xử lý ngôn từ để có thể “ghép”, “cài” những câu thành ngữ, tục ngữ vốn là những từ ngữ “đúc sẵn” theo khuôn mẫu, xen vào những lời nói của nhân vật, hay lời kể mà không bị cứng nhắc, gƣợng ép. Trong các sáng tác của Nam Cao, ngƣời đọc cảm thấy ngôn từ của nhân vật, ngƣời kể chuyện vận dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ nhƣng rất tự nhiên, nhuần nhị tuôn theo mạch cảm hứng của tác phẩm, dù đôi khi có số ít những thành ngữ, tục ngữ Hán Việt đƣợc sử dụng. Chẳng hạn, Nhân lão tâm bất lão

(Đôi móng giò), Nghĩa tử là nghĩa tận (Nửa đêm, Ngƣời hàng xóm), Tha phương cầu thực (Xem bói, Ngƣời thợ rèn), Tự lực cánh sinh (Đóng góp)...

Với kiểu vận dụng nguyên dạng thành ngữ, tục ngữ truyền thống của Nam Cao trong sáng tác đã cho ta thấy biểu hiện sinh động của bức tranh cuộc sống thôn quê phản ánh mối quan hệ ngôn ngữ - văn hoá. Ngƣời ta dùng thành ngữ, tục ngữ khi muốn đƣa triết lý vào câu nói, Nam Cao cũng vậy. Thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác, đặc biệt là tục ngữ của ông mang đầy sự chiêm nghiệm triết lý của ngƣời dân lao động về cái sống và cái chết. Những đúc kết tƣởng nhẹ bỗng nhƣ không, mà ngẫm ra thật có sức nặng. Đó là cách nói mang chiều sâu triết lý rất đặc trƣng trong sáng tác Nam Cao rút ra từ vô vàn sự thực nhỏ nhặt thƣờng ngày, mà ông đã chọn cách vận dụng nguyên dạng thành ngữ, tục ngữ truyền thống để thể hiện.

Trong sáng tác, Nam Cao không dùng thành ngữ, tục ngữ để tô điểm thêm cho lời nói, nếu có thì đấy chỉ là một kiểu chơi chữ, một cách nói vui không thƣờng xuyên xuất hiện:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn “ – Mời các cụ! Mời các cụ! Các cụ cho mặc ý. Con nhà binh, thích

chạy nhăng hơn tĩnh tọa.

Ông nháy mắt người ta mấy cái. Một ông ra ý hiểu:

- Vâng, tôi biết!... Tính ông Cửu nhà tôi nhân lão tâm bất lão? Ông còn muốn đi nhìn con gái làng” [12; tr. 190].

Là nhà văn hiện thực xuất sắc, Nam Cao đã dứt khoát trong sự lựa chọn và trung thành với chủ nghĩa hiện thực kiểu mới. Ta hiểu vì sao trong hệ thống đề tài của mình, Nam Cao bám riết vào những cái văn xuôi phàm tục, vào những sự thật trần trụi xuất phát từ “cái đói và miếng ăn” – một thảm trạng đối với con ngƣời trong xã hội cũ. Trong văn học hiện thực Việt Nam, không phải chỉ có Nam Cao viết về cái đói nhƣng ông đã viết theo kiểu của riêng ông. Nhà văn có cách tiếp cận và thể hiện đề tài theo nét riêng để làm nên dấu ấn, phong cách nghệ thuật của mình.

Nam Cao sử dụng nguyên dạng câu tục ngữ, và để nó trở thành một câu độc lập, là lời dẫn truyện của nhà văn, nhƣ để khẳng định một tiền đề chân lý.

No dồn, đói góp, rồi dẫn đến cái chết của nhân vật bà cái Tý trong truyện Một bữa no là một tiếng kêu thật thê thảm, không phải trƣớc cái chết thê thảm của bà cái Tý, mà trƣớc cái chết tinh thần của bà lão.

Không là ngẫu nhiên khi Nam Cao đã đặc tả kéo dài cái cách ăn uống khốn khổ thảm hại của bà cái Tý trƣớc sự lƣờm nguýt của mụ Phó Thụ và sự xấu hổ của đứa cháu gái vốn vẫn quý trọng bà nó. Ngƣời bà ấy chỉ vì đói quá mà bất chấp mọi sĩ diện của con ngƣời, chỉ để muốn có một bữa cơm no, để thỏa mãn cái dạ dày lép kẹp đã bao ngày dài. Ngòi bút của Nam Cao tƣởng nhƣ lạnh lùng đến tàn nhẫn khi tả tỉ mỉ cái ăn của bà cụ: bà ăn nhanh, ăn vội, cố theo kịp ngƣời ta vì sợ ngƣời ta ăn hết mất. Bà già lập cập ăn vội nên rớt cả mắm ra ngoài... Sau đó lại còn cạo nồi sồn sột... Đúng là bà cụ đói quá nên mới phải đến nỗi thế. Nhƣng điều Nam Cao muốn nhấn mạnh ở đây là cái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhục mà con ngƣời phải chấp nhận vì đói. Gieo nỗi ám ảnh, xót xa vào lòng ngƣời đọc về tiếng kêu đau đớn ấy của kiếp ngƣời đói khổ, không gì đặc sắc hơn việc Nam Cao lựa chọn câu tục ngữ No dồn, đói góp đƣa vào tác phẩm.

No dồn, đói góp. Người đói mãi, vớ được một bữa, tất bằng nào cũng chưa thấm tháp. Những người no mãi, người ta có cần ăn nhiều lắm đâu. Vậy thì bà cứ ăn đi. Ăn đến kỳ no. Đã ăn rình thì ăn ít cũng là ăn. Đằng nào cũng mang tiếng rồi thì dại gì mà chịu đói? Bà ăn nữa thật” [12; tr. 286].

Thật tội nghiệp cái “sáng suốt” của một bà lão già đã nghĩ ra cách đi kiếm “một bữa no” để rồi bị bội thực mà chết. Cái chết của bà nghiễm nhiên trở thành tấm gƣơng để đám nhà giàu lắm của răn đe ngƣời ở: “Chúng mày xem đấy. Người ta đói đến đâu cũng không thể chết nhưng no một bữa là đủ chết. Chúng mày cứ liệu mà ăn tộ vào!” [12; tr. 289]. Điều đó, liệu bà có cần nghĩ tới? Bởi con ngƣời phải chịu nhục có nghĩa là phải từ bỏ nhân phẩm, từ bỏ tính chất ngƣời của mình để chấp nhận cái sống của con vật. “Tham một miếng, tiếng để đời” là vậy. Quả cay đắng lắm thay!

Nam Cao vận dụng nguyên dạng câu tục ngữ nhƣ một tiền đề chân lý. Với cách này, ông đặt nó trong lời thoại của nhân vật, hoặc trong lời dẫn truyện của nhà văn, và thƣờng là ở đầu câu.

Trong lời dẫn truyện của nhà văn:

“Nhưng thói đời, tre già măng mọc, có bao giờ hết những thằng du côn?” [12; tr. 90].

Trong lời của nhân vật trong tác phẩm:

“Những người biết điều thì hay ngờ vực, họ chép miệng nói: Tre già măng mọc, thằng ấy chết, còn thằng khác, chúng mình chẳng được lợi tí gì đâu...” [12; tr. 126].

Cách Nam Cao sử dụng nguyên dạng câu tục ngữ “Tre già măng mọc”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngƣời đọc. “Tre già măng mọc” chính là sự lặp lại của quá trình tha hoá, lƣu manh hoá nhƣ một quy luật ở những con ngƣời dƣới đáy xã hội cũ. Chúng bị bọn cƣờng hào, ác bá kết “năm bè bảy mối” nhũng nhiễu dân lành; khiến họ khốn cùng, rồi cùng hơn cả dân cùng. Những Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo

(nhân vật trong Chí Phèo) đều là hệ quả của sự đè nén ấy. “Bần cùng sinh đạo tặc” cũng bởi đó mà ra. Với một câu tục ngữ đƣợc sử dụng hai lần, sức mạnh phê phán của tác phẩm thể hiện trƣớc hết ở chỗ đã chỉ ra cái quy luật tàn bạo khủng khiếp của xã hội thực dân phong kiến.

Sử dụng tục ngữ nguyên dạng cả về nội dung lẫn hình thức nhƣ một phản đề để nêu lên chủ đề câu chuyện, Nam Cao đã đạt đƣợc hiệu ứng tích cực từ cách vận dụng này.

“Ngừng một lát, bu lại thở dài và bảo:

- Mẹ mà chết thì các con đi ăn mày mất. Đàn ông chả mấy người biết thương con cái. Cha chết thì ăn cơm với cá, mẹ chết thì liếm lá dọc đàng.

Mẹ mà chết đi thì... con ơi!...” [12; tr. 296].

Câu tục ngữ trên đƣợc đặt vào chính miệng ngƣời mẹ của nhân vật Ninh nói chứ không phải lời ngƣời kể chuyện. Nó chứa đựng sự thở than, chua xót của nhân vật khi nghĩ đến tƣơng lai của các con mình khi thiếu vắng bàn tay mẹ. Nó đã diễn đạt một cách cô đọng điều ngƣời mẹ muốn nói về nỗi niềm đầy lo lắng cho đàn con sắp mất mẹ. Không cần diễn đạt dài dòng, câu tục ngữ xuất hiện nhƣ một câu độc lập đủ để ngƣời nghe tự suy luận đƣợc điều đó.

Nam Cao dùng nguyên dạng tục ngữ để kết thúc câu chuyện, hoặc để rút ra chân lý. Tác giả thƣờng đặt tục ngữ ở cuối câu trong kiểu vận dụng này.

“Bà gân cổ lên cãi lại:

- Sao không biết? Hay thì nó hiện ngay ra ở mặt ấy. Trông mà không biết! Thế nào gọi là thầy già con hát trẻ?...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Không trách được! Cái trò đàn bà có khác! Chỉ trông mặt mà bắt hình dong...[12; tr. 413].

Kiểu vận dụng nguyên dạng tục ngữ để rút ra chân lý nhƣ trên còn đƣợc Nam Cao vận dụng hiếm hoi khi ý thức về nghề nghiệp của mình, bởi vốn ngôn ngữ dân gian không giàu có về mảng tri thức này.

Nam Cao trăn trở nhiều về bản thân, về nghiệp cầm bút, và ông đã đúng khi nhận thức rõ đƣợc rằng: ông cần viết những gì nên viết, và chỉ cần đúng theo suy nghĩ, lƣơng tâm mình. Vì thế, cách nói triết lý về nghiệp văn chƣơng của Nam Cao đã nhẹ nhàng ghi dấu trong lòng ngƣời đọc, nhƣng thâm thúy:

“Cái nghề văn, kỵ nhất cái lối thấy ngƣời ăn khoai cũng vác mai đi đào [13; tr. 20].

Thành ngữ thực hiện chức năng định danh, nên khi đƣợc sử dụng nguyên dạng, nó chủ yếu đóng vai trò làm thành phần câu. Việc vận dụng này của Nam Cao khá đa dạng và mang sắc thái riêng trong hành văn.

Thành ngữ nguyên dạng làm chủ ngữ trong câu:

No lắm, rửng nhiều: ấy là một câu cửa miệng của người ta. No lắm, mà chỉ nồng nộng chơi không thì càng rửng nhiều lắm lắm” [12; tr. 418].

Thành ngữ nguyên dạng làm vị ngữ trong câu đã đƣợc sử dụng nhiều trong sáng tác của Nam Cao:

“- Con nên thương bà mà thương nó. Những lúc con đi vắng, khi bà

váng mình sốt mẩy, chỉ một mình nó chăm sóc trông nom...” [12; tr. 408] Cũng nói đến cái đói, cảnh nghèo, trong Tư cách mõ, miếng ăn đã làm tiêu ma tƣ cách ngƣời của anh cu Lộ để tạo nên tƣ cách mõ của anh nông dân rất tự trọng này.

“Bây giờ thì hắn đã trở thành mõ hẳn rồi. Một thằng mõ đủ tư cách mõ, chẳng chịu kém những anh mõ chính tông một tí gì: cũng đê tiện, cũng lầy là, cũng tham ăn...” [12; tr. 345].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Căn nguyên của sự biến thái ấy cũng bởi từ cái đói, miếng ăn. Vì nghèo, anh ta chấp nhận công việc làm mõ. Rồi vì những ghẻ lạnh, ghen tị và xa lánh của ngƣời đời đã làm anh ta cứ tiến bộ mãi trong nghề mõ của mình, với những tham lam, bẩn thỉu của kẻ không còn lƣơng tri. Ngƣời ta không còn lòng tự trọng chỉ vì không đƣợc ai trọng. Họ đâu biết rằng, làm nhục ngƣời là một điều rất nguy hiểm để đẩy con ngƣời ta thành đê tiện. “Tham như mõ” là bản chất của tên mõ hiện tại ấy. Nam Cao đã sử dụng thành ngữ Tham như mõ

nguyên dạng ba lần làm thành phần câu, nhƣ để nhấn mạnh, khắc họa rõ nét cái bản tính của con ngƣời tội nghiệp đó:

“Người ta đã nói: tham nhƣ mõ. Nếu nó không tham, sao nó làm mõ? Còn mình, không lẽ mình lại keo với cả từ thằng mõ trở đi?...” [12; tr. 346].

“- Mẹ khiếp! Không trách được người ta bảo: “Tham nhƣ mõ”.

A! Họ bảo hắn là mõ vậy... Tham nhƣ mõ vậy!... Đã vậy thì hắn tham cho mà biết!...” [12; tr. 354].

Nói đến bản tính của con ngƣời, Nam Cao cũng đã sử dụng thành ngữ nguyên dạng làm vị ngữ trong câu”

+ “ - Thằng Lộc ác nhƣ chó ấy!” [13; tr. 323].

+ “Ông chủ lại lút cút chạy vào, nói nhƣ quát vào tai...” [14; tr. 119].

+ “Bây giờ ngồi nhớ lại chuyện xưa, càng nghĩ tôi lại càng phục Kha là con người sớm biết, sớm khôn[13; tr. 35].

Thành ngữ nguyên dạng còn đƣợc Nam Cao dùng làm định ngữ:

+ “Cả làng chẳng ai còn không biết con dâu bà đủ tật: đã vụng, đã lười, đã ăn không nên đọi nói không nên lời, lại còn có tính gian: thị chúa đời là hay ăn cắp và ăn vụng” [13; tr. 99].

+ “Nó giãy lên nhƣ đỉa phải vôi. Nó phun phè phè. Nó gào lên. Bao nhiêu nước gừng bắn ra áo mẹ” [13; tr. 63].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn + “ – Thôi chú đi vào nhà. Anh vẫn tưởng chú tài giỏi hơn anh, ra đi để lập thân để lấy ngày nay áo gấm về làng cho rạng vẻ tổ tông, và anh cũng thơm lây. Không ngờ chú làm nhục cả ông cha” [13; tr. 187].

+ “Họ là những người nhẫn nại đến cực độ, luôn luôn nhận mình là con sâu cái kiến, con giun cái dế, ai muốn giẫm lên cũng được, những kẻ bị bóc lột, đè nén, ức hiếp, đánh chửi đã quá quen rồi, nên hầu như không còn biết phẫn uất là gì;...” [14; tr. 169].

Thành ngữ nguyên dạng còn đƣợc làm trạng ngữ trong sáng tác của Nam Cao:

Năm chừng mƣời họa, Điền cũng còn nghĩ rằng: nên theo phép vệ sinh” [13; tr. 52].

Việc Nam Cao sử dụng thành ngữ nguyên dạng đảm nhiệm các vị trí khác nhau trong câu giúp lời văn trở nên sinh động, giàu hình ảnh. Bên cạnh đó, khi thành ngữ đóng vai trò làm thành phần phụ bổ nghĩa cho danh từ, động từ, tính từ... còn làm cụ thể hóa nét nghĩa, và nó nhấn mạnh nội dung ý nghĩa của ngữ cảnh theo mục đích mà tác giả muốn vận dụng.

Có thể nhận thấy, thành ngữ, tục ngữ nguyên dạng trong sáng tác của Nam Cao đƣợc vận dụng rất linh hoạt, tự nhiên. Chúng có thể xuất hiện ở đầu câu, giữa câu, và cuối câu. Có thể tham gia làm thành phần câu hoặc đứng thành câu độc lập. Vì thế, chúng đƣợc Nam Cao sử dụng nhƣ những lập luận để nhà văn trình bày quan điểm cá nhân của nhân vật.

Nam Cao đã vận dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt nguyên dạng các thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác để chủ yếu miêu tả cuộc sống lam lũ, vất vả và số phận của những ngƣời nông dân nghèo vùng chiêm trũng, qua đó tạo sự gần gũi, bình dị trên từng trang viết của nhà văn. Để một lần nữa ta có thể khẳng định: ngôn ngữ đời thƣờng của quần chúng nhân dân đã mang lại sức sống lâu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bền cho ngôn ngữ văn chƣơng. Và nhƣ vậy, thành ngữ, tục ngữ tự bản thân đã chứng tỏ khả năng lan tỏa, trƣờng tồn.

Một phần của tài liệu thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của nhà văn nam cao (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)