Phƣơng thức vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của Nam Cao

Một phần của tài liệu thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của nhà văn nam cao (Trang 49 - 50)

8. Bố cục của luận văn

2.3.Phƣơng thức vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của Nam Cao

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 74 tác phẩm văn xuôi, cụ thể ở các thể loại: 53 truyện ngắn sáng tác trƣớc Cách mạng, 2 truyện thiếu nhi, 1 truyện dài, 1 tiểu thuyết, và 17 tác phẩm viết sau Cách mạng (gồm 1 kịch, 1 nhật kí). Số liệu chúng tôi thống kê đƣợc nhƣ sau: Tổng số thành ngữ, tục ngữ đƣợc sử dụng là 483 với tần số xuất hiện là 542 lần.

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, trong các tác phẩm văn xuôi của Nam Cao có vận dụng thành ngữ, tục ngữ theo các cách sau:

Bảng thống kê cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của Nam Cao

Đối tƣợng

thống kê Số lƣợng

Tần số

sử dụng Nguyên dạng Cải biến

Thành ngữ 372 409 324 85

Tục ngữ 111 133 80 53

Số lần thành ngữ, tục ngữ đƣợc sử dụng nguyên dạng nhiều hơn so với cải biến. Với Nam Cao, kiểu vận dụng này chiếm ƣu thế trong các truyện ngắn của ông, (nguyên dạng: 404, cải biến: 138). Đáng chú ý ở đây là sự chênh lệch giữa thành ngữ, tục ngữ thuần Việt và thành ngữ, tục ngữ Hán Việt. Cả số lƣợng thành ngữ, tục ngữ Hán Việt nguyên dạng và cải biến chỉ xuất hiện 27/542 lần trong sáng tác của Nam Cao (Thành ngữ: 20, tục ngữ: 7).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Có điều đó bởi từ lúc sinh thời, Nam Cao đã luôn đắm mình trong mạch nguồn cảm hứng vô tận của cuộc sống thôn quê. Những hình ảnh về làng quê, bến bãi, những nhọc nhằn của ngƣời nông dân trong cuộc chiến giành cơm áo luôn đƣợc nhà văn cảm nhận với tâm hồn nhạy cảm, hồn hậu. Để rồi, ông thể hiện lại cuộc đời ấy bằng ngôn từ giản dị, dân dã qua những trang viết về nông thôn Việt Nam. Ông góp nhặt những câu nói hàng ngày của ngƣời dân lao động để tự nhiên, nhẹ nhàng đƣa những suy ngẫm, những triết lý sâu xa mà ông đã chiêm nghiệm vào văn chƣơng. Bởi thế, trong các sáng tác của mình, các thành ngữ, tục ngữ thuần Việt, gắn liền với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân đƣợc Nam Cao vận dụng chủ yếu là điều dễ hiểu.

Nhƣng dù là thành ngữ, tục ngữ thuần Việt hay Hán Việt thì trong các sáng tác của Nam Cao, chúng cũng đƣợc đƣa vào vận dụng một cách gần gũi, bình dị nhƣ những câu nói hàng ngày của ngƣời dân lao động. Có nhiều câu thành ngữ, tục ngữ đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần trong các tác phẩm của Nam Cao, nhƣ: Ăn trắng mặc trơn (3 lần), Câm như hến (2 lần), Cố đấm ăn xôi (2 lần), Đè đầu cưỡi cổ (3 lần), Đỏ như gấc chín (3 lần), Gắt như mắm thối (4 lần), Khổ từ trong trứng (2 lần), Mềm như bún (2 lần), Nay ốm mai đau (3 lần), Nghĩa tử là nghĩa tận (2 lần), No dồn đói góp (2 lần), Nói toạc móng heo

(2 lần), Rẻ như bèo (4 lần), Tham như mõ (5 lần), Thắt lưng buộc bụng (3 lần), Tre già măng mọc (2 lần), Tự cổ chí kim (3 lần), Xám như gio (2 lần),

Xướng ca vô loài (2 lần)...

Với số lƣợng thành ngữ, tục ngữ khá lớn trong các sáng tác, Nam Cao đã vận dụng chúng ở nhiều dạng khác nhau. Và tùy theo từng trƣờng hợp cụ thể, nhà văn đƣa ra cách sử dụng chúng ở nguyên dạng hay cải biến cho phù hợp.

Một phần của tài liệu thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của nhà văn nam cao (Trang 49 - 50)