Triết lý về nhân phẩm qua thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác Nam Cao

Một phần của tài liệu thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của nhà văn nam cao (Trang 36 - 44)

8. Bố cục của luận văn

2.1.Triết lý về nhân phẩm qua thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác Nam Cao

Nam Cao là một cây bút ý thức rõ về nghề nghiệp của mình. Với vai trò là nhà văn của trào lƣu hiện thực phê phán, Nam Cao nhận mình là ngƣời thƣ kí trung thành của thời đại và viết với một bút pháp riêng đầy tính sáng tạo. Nổi lên dƣới giọng văn tài tình của tác giả, ta thấy ông đặt trƣớc mắt ngƣời đọc hàng loạt vấn đề: những cảnh đời éo le, chua chát, những bi kịch đau đớn, vật vã. Thông qua những sáng tác của mình, Nam Cao đã phản ánh đƣợc cái khung cảnh ngột ngạt, tăm tối của xã hội Việt Nam trƣớc Cách mạng tháng Tám. Những tác phẩm của Nam Cao, từ truyện ngắn đầu tay có tiếng vang

Chí Phèo đến tiểu thuyết Sống mòn là sự thể hiện trên nhiều về số phận những con ngƣời, và hơn thế nữa, là cuộc sống cùng khổ của cả một tầng lớp ngƣời, một giai cấp. Ông quan tâm tới đời sống tinh thần của con ngƣời, và luôn hứng thú khám phá con ngƣời trong con ngƣời. Nam Cao viết nhiều, nhƣng sáng tác của ông có thể quy về hai đề tài chủ yếu: ngƣời nông dân, và ngƣời trí thức tiểu tƣ sản nghèo.

Với đề tài ngƣời nông dân, Nam Cao thể hiện thái độ trân trọng, xót thƣơng đối với những kiếp ngƣời nghèo khổ. Tấm lòng yêu thƣơng nhân đạo và sự hiểu biết sâu sắc về con ngƣời, đời sống ở thôn quê đã giúp Nam Cao xây dựng đƣợc những hình tƣợng nông dân sinh động. Từ một làng quê heo hút của mình, nhà văn đã cho ngƣời đọc nhận thấy thực trạng ấy nhang nhác nhƣ ở nhiều vùng nông thôn đang trong thời kì lột xác. Cũng khai thác về đề tài nông thôn Việt Nam, ngƣời nông dân trong tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan bị dồn đẩy đến tận chân tƣờng và đã nảy sinh nhiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chuyện éo le. Ám ảnh trong tâm trí ngƣời đọc là một chị Dậu cùng quẫn đến mức phải bán chó, bán con, bán sữa; một Thị Mịch bị dồn vào đƣờng cùng và thoát xác khỏi cô thôn nữ hiền lành, lƣơng thiện. Nhƣng đến với Nam Cao, cảnh nghèo đã thấm thía qua từng trang sách, và ngƣời đọc cứ day dứt không nguôi về bi kịch của những con ngƣời bị đẩy đến tận đáy sâu bể thẳm của đau thƣơng. Viết về ngƣời nông dân trong thời kì cùng quẫn, bế tắc này, Nam Cao không dừng lại ở những hiện tƣợng bề mặt, ông cố gắng đi sâu vào bản chất của sự vật, bày tỏ thái độ đồng cảm, xót thƣơng đối với những tâm hồn lao khổ. Họ phải đối mặt với từng miếng ăn để giữ mạng sống. Họ bị phá sản, bị dồn vào con đƣờng bần cùng hóa, tha hóa… Bởi “già néo đứt dây” (Chí Phèo), tất cả làm nên một bức tranh đa diện về đề tài ngƣời nông dân Việt Nam trong thời kì xã hội ấy.

Cuộc sống của ngƣời trí thức tiểu tƣ sản nghèo là mảng đề tài chủ yếu thứ hai của Nam Cao trƣớc Cách mạng tháng Tám. Sinh ra ở nông thôn, song Nam Cao sống nhiều với tầng lớp tiểu tƣ sản nghèo thành thị. Ông am hiểu cuộc sống cùng cực của ngƣời nông dân, nhƣng càng thấm thía sâu sắc cuộc sống của tầng lớp tiểu tƣ sản, bởi bản thân ông từng là giáo khổ trƣờng tƣ, là nhà văn nghèo bất đắc dĩ phải lựa chọn “sống đã rồi hãy viết”, “phải bán dần sự sống cho mình khỏi chết đói”. Tác phẩm của Nam Cao đã ghi lại trung thực cuộc sống quẩn quanh, mòn mỏi của ngƣời trí thức tiểu tƣ sản với những tấn bi kịch của đời mình: bi kịch vỡ mộng, sống cuộc sống “đời thừa”, “sẽ mốc lên, rỉ đi, sẽ mục ra”, bi kịch “chết mòn” tinh thần, và những đấu tranh để tự vƣơn lên. Dƣới ngòi bút của mình, Nam Cao đã làm cho hình ảnh ngƣời tiểu tƣ sản trí thức nghèo hiện lên tất cả những mặt mâu thuẫn, phức tạp của nó. Họ phải chịu cảnh “ngồi rỗi ăn không” (Ngƣời thợ rèn), rồi lại rơi vào cảnh gia đình chì chiết, đay nghiến nhau “tiếng bấc đưa đi, tiếng chì quăng lại” (Cƣời). Trong họ chứa đựng cả những điều tốt đẹp, xấu xa, và quá trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đấu tranh giữa những mặt trái ngƣợc đó diễn ra liên tục, lúc âm thầm dai dẳng, lúc bùng lên quyết liệt. Sức chống đỡ của họ tuy còn yếu ớt nhƣng là sự vƣơn dậy rất đáng trân trọng.

Nhìn một cách tổng quát toàn bộ tác phẩm của Nam Cao, ta thấy, dù ông viết về đề tài nào cũng vẫn nhằm thể hiện một tƣ tƣởng: nỗi đau đớn trƣớc tình trạng con ngƣời vì miếng cơm manh áo mà không sao đứng thẳng lên

đƣợc, không sao giữ đƣợc nhân tính, nhân cách, nhân phẩm. Bởi thế, những trang văn “đau đời” của ông luôn làm cho ngƣời đọc thấy rung cảm,

ngậm ngùi.

Qua việc nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy Nam Cao thƣờng sử dụng hai mảng đề tài trên trong các sáng tác của mình. Tuy nhiên, đề tài về ngƣời nông dân chiếm ƣu thế vƣợt trội. Có điều đó bởi Nam Cao là ngƣời sinh ra và lớn lên trong môi trƣờng nông thôn, hình tƣợng về ngƣời nông dân và cuộc sống của họ đã ngấm vào máu thịt của ông. Đời sống thôn quê, nếp sống hồn hậu đã trở thành hồn cốt của nhà văn. Vì thế, trong các sáng tác của Nam Cao, đề tài về ngƣời nông dân đã trở thành đề tài chiếm ƣu thế.

Triết lý về nhân phẩm mà Nam Cao muốn thể hiện trong sáng tác của mình là hiện thực về cái đói và miếng ăn. Có nhiều cách phản ánh về cái đói và miếng ăn, nhƣng với riêng Nam Cao, cái đói, miếng ăn đƣợc hiện lên rất rõ trong cách nói dân gian, trong kiểu nói thành ngữ, tục ngữ. Nó là một sự thật bi thảm, một nỗi ám ảnh đau đớn của nhân dân ta nhiều thế kỉ qua. Trong văn chƣơng Việt Nam, cái đói đã trở thành đề tài sáng tác cho lớp nhà văn hiện thực phê phán Việt Nam, nhƣ: Ngô Tất Tố, Nguyên Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Tô Hoài... Cái đói nằm giữa hai thái cực sống – chết, là mối quan tâm lớn nhất của Nam Cao, và cũng là của thế giới nhân vật Nam Cao. Xung quanh cái đói này, Nam Cao đã thông qua nhân vật của mình rút ra bao triết lý, để ngƣời đọc có dịp ngẫm nghĩ sâu hơn về ý nghĩa sống và mục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đích sống, nhƣ: “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp” (Rình trộm), và hơn nữa, “miếng ăn là miếng nhục” (Trẻ con không đƣợc ăn thịt chó). Trƣớc Nam Cao, quả chƣa thấy nhà văn nào đặt mối quan tâm và khai thác sâu vào vấn đề sinh tử này. “Chao ôi! Nếu người ta không phải ăn thì đời sẽ giản dị biết bao?” [12; tr. 276].

Phần lớn những truyện ngắn viết về đề tài nông dân của Nam Cao đều ghi lại những dấu ấn một thời kì đen tối của nông thôn Việt Nam những năm 1930 – 1945. Vẫn là những chủ đề quen thuộc nhƣ nhiều nhà văn hiện thực khác: đời sống khó khăn, thóc cao gạo kém, con ngƣời phải vật lộn để kiếm sống, nhƣng trong tác phẩm của Nam Cao, cái đói nhƣ một sức mạnh vô hình thít chặt lấy số phận các nhân vật. Từ Nghèo đến Một đám cưới, Lão Hạc, Quái dị... chúng ta đều bắt gặp một hoàn cảnh chung: nông thôn xơ xác, tiêu điều. “Nhà cửa lưa thưa. Toàn những nhà tre úp xúp giữa những khu vườn rộng thì có rộng, nhưng xấu lắm... Người xấu xí và rách rưới. Cái số trẻ con bụng ỏng, mắt toét ngoài đường sẵn lắm” [12; tr. 265]. Số phận của ngƣời nông dân trong nhiều truyện ngắn của Nam Cao đƣợc đặt ở những thử thách khốc liệt của cảnh nghèo. Họ sống trong những căn nhà “tối như hũ nút”

(Quái dị), ở trong thảm cảnh “nghèo rớt mồng tơi” (Một truyện xú – vơ – nia). Họ, nếu không cam phận sống thiệt thòi, tủi nhục nhƣ một kẻ tôi đòi (Nhu (Ở hiền)), thì cũng sống âm thầm, nhẫn nại nhƣ trong đắng cay, chua xót (Dì Hảo (Dì Hảo)), nếu không bị chết đói về bệnh tật (anh Đĩ Chuột

(Nghèo)), (anh Phúc (Điếu văn)), thì cũng chết khốn chết khổ vì bả chó (lão Hạc (Lão Hạc)), hay bội thực vì “Một bữa no” quá hiếm hoi (bà cái Tý (Một bữa no))… Những phận ngƣời “con sâu cái kiến” (Trẻ con không đƣợc ăn thịt chó) ấy, dù mỗi ngƣời một hoàn cảnh, nhƣng chung quy lại là cảnh nghèo, và cái chết của họ mang một ý nghĩa tố cáo xã hội sâu sắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bên cạnh loại nhân vật chịu sự đày đọa, chà đạp của xã hội nhƣng vẫn giữ đƣợc nhân phẩm của mình, còn có một loại nhân vật đã bắt đầu bị biến chất, tha hóa. Một loạt thành ngữ, tục ngữ đƣợc Nam Cao sử dụng trong các tác phẩm đã làm rõ hơn về loại nhân vật này: những con ngƣời “hiền lành như đất” đã bị “năm bè bảy mối” “đè đầu cưỡi cổ” và kết cục trở thành những kẻ “cố cùng liều thân”. Đó là Trạch Văn Đoành (Đôi móng giò),

Trương Rự (Nửa đêm), Năm Thọ, Binh Chức (Chí Phèo)... và tiêu biểu hơn cả cho loại nhân vật này là Chí Phèo (Chí Phèo). Viết về những nhân vật này, Nam Cao không miêu tả những con ngƣời cá thể, mà vƣơn tới phản ánh một hiện tƣợng có tính phổ biến của xã hội: một bộ phận nông dân bị xã hội thực dân phong kiến xô đẩy đến bƣớc đƣờng cùng, phản ứng liều lĩnh, cực đoan.

Viết về cái đói để nói về nhân phẩm con ngƣời, Ngô Tất Tố là một cây bút thuộc thế hệ đàn anh của Nam Cao cũng có thể coi là tiêu biểu cho xu hƣớng văn chƣơng của những ngƣời đói. Ngô Tất Tố nói về cái đói của ngƣời nông dân, đáng sợ nhất là truyện Làm no hay cái ăn trong những ngày nước ngập. Ngƣời ta đã có sáng kiến ăn đƣợc cả đến đất sét và bèo tây thì có nghĩa cái đói đã là một tai họa khủng khiếp đến nhƣờng nào. Mỗi tác phẩm nhƣ thế của Ngô Tất Tố là tiếng kêu cứu đói thảm thiết của ngƣời nông dân. Còn với Nam Cao, khai thác cùng về khía cạnh đó, nhƣng Nam Cao nói về miếng ăn hơn là về cái đói, nói về cái nhục hơn là về cái khổ. Cái nghèo, cái đói mà Nam Cao thể hiện trong hầu hết các tác phẩm của mình lại là tiếng kêu cứu lấy nhân cách, nhân phẩm, nhân tính của con ngƣời đang bị cái đói và miếng ăn làm cho “tiêu mòn đi, thui chột đi, hủy diệt đi” [34; tr. 183].

Nam Cao viết về miếng ăn một cách sâu sắc, cay đắng, day dứt. Ở nhiều tác phẩm, nhà văn đã xây dựng tình huống truyện có ý nghĩa quyết định đã đƣợc tạo nên bởi vấn đề miếng ăn. Câu tục ngữ “miếng ăn là miếng nhục”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những ngƣời nông dân nghèo. Một bữa no là chuyện miếng ăn. Tư cách mõ, Trẻ con không biết ăn thịt chó... cũng là chuyện miếng ăn. Miếng ăn cũng là cái gông vô hình nặng nề đè dúi dụi anh tiểu tƣ sản trí thức xuống sát đất với cái nợ áo cơm, để biến tất cả những ƣớc mơ, những triết lý của anh ta trở thành huênh hoang, vớ vẩn, giả dối và khôi hài (Đời thừa, Quên điều độ, Sống mòn...). Đây là tấn bi kịch thảm thƣơng kéo dài của mấy trí thức tiểu tƣ sản mà cái nghèo đã khiến tâm trí, tâm huyết của họ cứ bị hút chặt vào bữa ăn hàng ngày. Họ đau khổ, họ tức tối, gầm ghè nhau chung quanh một mâm cơm để rồi sau đó thấy nhục nhã, ê chề cho chính cái tâm địa hèn hạ, nhỏ nhen của mình. Vậy đấy, Sống mòn cũng là một tiếng kêu cấp cứu của những nhân cách đang bị hủy diệt, của những linh hồn đang héo hắt, chết mòn chết mỏi vì miếng cơm, manh áo. Họ chỉ là những con ngƣời “thấp cổ bé miệng”, ở trong những hoàn cảnh ngặt nghèo đành “cắn răng lại mà chịu”. Cả thế giới nhân vật của Nam Cao “bị áo cơm ghì sát đất” nhƣ xuội đi trong cái vòng luẩn quẩn của hiện thực cuộc sống. Nhân phẩm mỗi ngƣời vì thế cũng mòn mỏi theo từng ngày.

Tuy vậy, Nam Cao cũng đề cao, coi trọng tính lƣơng thiện của ngƣời nông dân. Ngòi bút nhà văn hƣớng đến chỗ làm cho con ngƣời hiểu con ngƣời hơn, biết quý trọng bản tính tốt đẹp vốn có của con ngƣời, cái bản tính thƣờng bị bóp méo, bị che lấp bởi hoàn cảnh, bởi sự nghèo khổ, và cả sự bàng quan, vô tâm của những ngƣời xung quanh hàng ngày. Trong tác phẩm của ông, con ngƣời sống trong một xã hội thật dữ dằn, cay nghiệt, hoàn cảnh nhƣ muốn nghiền nát họ đi, nhƣng ngƣời ta vẫn không chịu khuất phục, vẫn cố ngoi lên để sống, để bộc lộ tính cách, để làm ngƣời. Họ đấu tranh khi quyết liệt, khi âm thầm để hƣớng về một cuộc sống xứng đáng, lƣơng thiện.

Đã có nhân vật của Nam Cao không chịu từ bỏ nhân phẩm, nhân cách bởi họ có lòng tự trọng riêng mình. Ngƣời ta không chịu vứt bỏ cái duy nhất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mà ngƣời ta có trong hoàn cảnh nghèo hèn ấy. Lão Hạc (Lão Hạc) là con ngƣời nhƣ thế. Lão chấp nhận “sống khổ sống sở”, không đánh mất mình vì miếng cơm để giữ cho lòng mình thanh sạch, bởi lão lƣơng thiện quá. Bi kịch của lão Hạc chính là bi kịch về lòng tự trọng. Ngƣời tự trọng là ngƣời ý thức cao về mình. Tâm lão Hạc sáng quá nên lão nhận rõ hơn ai hết tình cảnh của lão, nguy cơ của lão: cái nguy cơ đánh mất nhân phẩm. Giữ mảnh vƣờn cho con là nỗi niềm lớn nhất của một ngƣời cha nhƣ lão suốt đời com cóp, chắt chiu mà không có đủ tiền cƣới vợ cho đứa con trai duy nhất. Nam Cao đã vận dụng câu thành ngữ “thắt lưng buộc bụng” nhƣ chứng minh cho sự cần kiệm đáng nể của lão Hạc. Cho nên, tất yếu lão tự tìm đến cái chết nhƣ một hành động tự giải thoát. Song, kết cục của lão Hạc không phải là manh động, là tiêu cực. Lão đã cố gắng duy trì sự sống của mình mà không động đến tiền làm ma cho mình, càng không cậy nhờ đến hàng xóm láng giềng. Đây quả là một sự khắc kỉ khổ hạnh của con ngƣời để bảo toàn tính lƣơng thiện, và nhân phẩm, nhân cách trong những hoàn cảnh hiếm hoi giữa đời thƣờng.

Nam Cao đã đề cao, ngợi ca lòng lƣơng thiện của ngƣời dân nghèo, bởi nhờ có đôi mắt yêu thƣơng, trái tim nhân hậu, ông vẫn tin rằng trong tâm hồn của những ngƣời không còn là ngƣời, những con ngƣời bề ngoài đƣợc miêu tả nhƣ những con vật vẫn còn nhân tính, vẫn còn những khát khao nhân bản. Nhà văn nhận ra đằng sau những bộ mặt xấu xí đến “ma chê quỷ hờn” của Thị Nở (Chí Phèo), của mụ Lợi (Lang Rận), của Nhi (Nửa đêm)... vẫn là một con ngƣời, một tâm tính ngƣời thật sự, cũng khao khát yêu thƣơng. Nam Cao chẳng những đã nhìn thấy tấm lòng vị tha, khắc kỉ của lão Hạc, mà còn phát hiện đƣợc cả chất thơ trong trẻo trong tâm hồn tƣởng chừng đã hoàn toàn đen độc của Chí Phèo nữa. Trong đáy sâu tâm hồn đen tối của một kẻ cục súc, u mê nhƣ hắn – một kẻ đã bị cuộc đời tàn phá, hủy hoại từ nhân hình đến nhân tính – nhà văn vẫn nhìn thấy những rung động thật sự của tình yêu, của niềm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khao khát muốn trở lại làm ngƣời lƣơng thiện, khi hắn nhớ lại niềm mơ ƣớc thuở xƣa: “chồng cuốc mƣớn, cày thuê, vợ dệt vải” [12; tr. 114].

Một trong những đặc sắc của ngòi bút Nam Cao là đã mạnh dạn đƣa cái

Một phần của tài liệu thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của nhà văn nam cao (Trang 36 - 44)