8. Bố cục của luận văn
2.3.3. Vận dụng trùng điệp thành ngữ, tục ngữ
Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng việc Nam Cao sử dụng trùng điệp tục ngữ trong sáng tác của mình là một hiện tƣợng rất tiêu biểu. Đó chính là nét
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
riêng trong cách vận dụng thành ngữ, tục ngữ của Nam Cao. Nó một mặt đƣợc thể hiện bằng tần số xuất hiện của các thành ngữ, tục ngữ. Mặt khác, đó là cách Nam Cao dùng liên tiếp các thành ngữ, tục ngữ trong một câu văn.
Trong cách vận dụng này, trƣớc hết, đó là sự xuất hiện dày đặc thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của Nam Cao. Hầu hết tác phẩm nào của ông cũng vận dụng thành ngữ, tục ngữ. Có những tác phẩm có mật độ thành ngữ, tục ngữ đƣợc sử dụng dày đặc, liên tiếp. Điều đó phụ thuộc vào chủ đề, nội dung, dung lƣợng tác phẩm mà nhà văn lựa chọn để thể hiện. Cụ thể: Chí Phèo (46 lần), Dì Hảo (7 lần), Đôi móng giò (9 lần), Một đám cưới (18 lần),
Trẻ con không được ăn thịt chó (19 lần), Một bữa no (10 lần), Thôi đi về (9 lần), Mua danh (9 lần), Tư cách mõ (10 lần), Ởhiền (16 lần), Rửa hờn (8 lần),
Một truyện xú – vơ – nia (8 lần), Nhìn người ta sung sướng (9 lần), Lang Rận
(15 lần), Điếu văn (10 lần), Nửađêm (26 lần), Những truyện không muốn viết
(9 lần), Cười (8 lần), Người thợ rèn (12 lần), Truyện người hàng xóm (37 lần),
Sống mòn (88 lần), Đóng góp (8 lần), Định mức (14 lần)...
Sự trùng điệp thành ngữ, tục ngữ khi vận dụng trong sáng tác của Nam Cao đƣợc biểu hiện ở cùng một câu văn có hai, hoặc ba thành ngữ, tục ngữ liên tiếp xuất hiện. Trong cách vận dụng này, Nam Cao sử dụng thành ngữ, tục ngữ ở dạng nguyên thể và dạng cải biến, sáng tạo. Cách dùng này có các dạng: thành ngữ - tục ngữ, thành ngữ - thành ngữ.
Trong sáng tác, Nam Cao thƣờng dùng thành ngữ, tục ngữ không đi liền với nhau, mà có sự đan xen trong cùng một ngữ cảnh.
Nói đến Thị Nở, một ngƣời đàn bà dị dạng, dở hơi, Nam Cao đã dùng thành ngữ, tục ngữ cùng xuất hiện liên tiếp để tả về thị:
“Nhưng người đàn bà ấy lại là thị Nở, một người ngẩn ngơ nhƣ những ngƣời đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hờn” [12; tr. 107].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khi miêu tả về mụ Lợi, mụ ngƣời ở trong nhà ông cựu, Nam Cao cũng sử dụng hai lần cả thành ngữ, tục ngữ nhƣ vẽ bức tranh biếm họa về ngƣời đàn bà này:
“Không còn một người đàn bà nào có thể xấu hơn. Mụ béo trục, béo tròn, mặt mũi như tổ ong bầu, mắt trắng, môi thâm, mà đen như thằng quỷ”
[12; tr. 419].
Nhắc đến ông giáo Thứ, Nam Cao kể về sự xuất hiện của ông qua hai câu thành ngữ đƣợc sử dụng nguyên dạng:
“Cái mộng viễn du vẫn chưa thành, thì một trận ốm thập tử nhất sinh
đã đem y về, trả cho đất chôn nhau cắt rốn” [14; tr. 20].
Ở trƣờng hợp khác, Nam Cao vận dụng trùng điệp ba lần thành ngữ, tục ngữ trong cùng một câu văn. Cách vận dụng liên tục thành ngữ, tục ngữ có cùng hƣớng nghĩa này nhằm nhấn mạnh nội dung ý nghĩa mà nhà văn muốn diễn đạt. Không chỉ nhằm nhấn mạnh nội dung, quan trọng hơn, cách vận dụng thành ngữ, tục ngữ này tạo nên đƣợc tính nhạc cho câu văn, đoạn văn đó. Điều này phản ánh rất rõ cách nói năng hàng ngày của ngƣời dân. Cụ thể:
Trong Sống mòn, nhà văn để thằng ở Mô ƣu tƣ về chuyện vợ con của hắn qua lời dẫn truyện của ông:
“Đã chắc gì khi lấy Mô rồi, nó chịu chừa những cái dỏm ấy đi và biết
chịu thƣơng chịu khó, chịu đầu gio mặt muội, chân lấm tay bùn, để sống với nhau? Đã chắc gì!” [14; tr.157].
Nhà văn cũng sử dụng trùng điệp thành ngữ, tục ngữ trong lời đối thoại của nhân vật trong tiểu thuyết:
“ – Chẳng nói giấu gì hai ông, bây giờ thì đành nhẽ, tôi lại cho các cháu về ở nhờ nhà chị, nhà em, rồi lại làm thuê cấy mƣớn, mò cua bắt ốc, buôn thúng bán mẹt, gặp cái gì làm cái ấy, lần hồi nuôi các cháu. Ở nhà quê, mọi thứ thế nào cũng còn rẻ hơn…” [14; tr. 311].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kiểu vận dụng trùng điệp thành ngữ, tục ngữ cũng đƣợc Nam Cao sử dụng trong đoạn văn, khi ông muốn cô đọng ý tƣởng sáng tạo của mình, thay bằng việc phải dùng những con chữ ngồn ngộn, không giàu hình ảnh. Trong dạng này, Nam Cao sử dụng liên tục thành ngữ, tục ngữ không cùng hƣớng nghĩa. Điều này cho ta thấy sự am hiểu vốn thành ngữ, tục ngữ của nhà văn, cũng nhƣ khả năng vận dụng ngôn ngữ của tác giả.
Liên tiếp trong truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã vận dụng thành ngữ, tục ngữ theo dạng này trong nhiều đoạn văn:
“Vào rồi hắn mới biết những cái hắn sợ là hão cả. Bá Kiến quả có ý muốn dàn xếp cùng hắn thật. Không phải cụ đớn, chính thật cụ khôn róc đời, thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân. Chí Phèo không anh hùng, nhưng nó là cái thằng liều lĩnh. Liều lĩnh thì ai còn thèm chấp! Thế nào là mềm nắn rắn buông? Cái nghề làm việc quan, nếu nhất nhất cái gì cũng đè đầu ấn cổ thì lại bán nhà đi cho sớm. Cụ vẫn bảo lý Cường như thế đấy. Vũ dũng như hắn mà làm được lý trưởng là nhờ có cụ. Cụ mà chết đi rồi, “chúng nó” lại không cho ăn bùn” [12; tr. 88].
Đoạn đối thoại của Chí Phèo khi đến xin đi ở tù cũng đƣợc nhà văn lƣu tâm. Qua đó ta thấy rằng, việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong câu nói đã thấm nhuần trong tâm hồn mỗi ngƣời dân Việt, bởi dù họ có bị biến chất, biến dạng, bị béo mó về tinh thần đi nữa, ngƣời ta vẫn không thể quên đi nguồn cội, quên đi thứ ngôn ngữ chính thống của dân tộc mình. Ngƣời ta vẫn có thể sáng suốt và khéo léo khi sử dụng vốn ngôn ngữ dân gian này.
“ – Bẩm cụ, từ ngày cụ bắt con đi ở tù, con lại sinh ra thích ở tù; bẩm có thế, con có dám nói gian thì trời tru đất diệt, bẩm quả đi ở tù sướng quá. Đi ở tù còn cơm để mà ăn, bây giờ về làng về nƣớc, một thƣớc đất cắm dùi không có, chả làm gì nên ăn. Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù…”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong truyện Mua danh, dạng vận dụng này cũng đƣợc nhà văn sử dụng khi anh Bịch đƣợc gạ gẫm mua chức hƣơng trƣởng của làng:
“Hắn lắc đầu hăng hái quá đến nỗi ông sinh ngượng. Ông nói gắt:
- Thì cứ để bạc mà đem chôn! Mẹ khiếp! Có tiền có của, làm người đàn anh không muốn, cứ muốn để đứa khác nó cƣỡi lên đầu lên cổ. Ngu nhƣ bò!” [12; tr. 337].
Với cách vận dụng trùng điệp thành ngữ, tục ngữ, Nam Cao đã bộc lộ ngòi bút sắc sảo của mình. Bởi để “lồng” những thành ngữ, tục ngữ vào trong hành văn với mật độ dày đặc nhƣ vậy, nhà văn vừa phải là ngƣời viết chắc tay, vừa nắm rõ nghĩa của những thành ngữ, tục ngữ mình định dùng, để cách vận dụng đó không là khô khan, gƣợng gạo. Có thể nói, trong một câu văn, đoạn văn, vận dụng một thành ngữ, tục ngữ đã là vận dụng một lời hay ý đẹp. Vận dụng trùng điệp thành ngữ, tục ngữ đƣợc hiểu là sự trùng điệp lời hay, ý đẹp vậy. Vì thế, vận dụng thành ngữ, tục ngữ theo dạng này là một thành công trong sự nghiệp cầm bút của Nam Cao.
Tiểu kết:
Việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của Nam Cao quả là một sự lựa chọn sáng suốt và hiệu quả. Bằng việc vận dụng này, ngƣời đọc thấy đƣợc quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật của nhà văn đƣợc bộc lộ rõ rệt.
Nam Cao đã mƣợn chủ đề về cái đói và miếng ăn để nói lên triết lý nhân phẩm của con ngƣời, và trong nhiều tác phẩm của Nam Cao, tình huống truyện có ý nghĩa quyết định đã đƣợc tạo nên bởi vấn đề miếng ăn. Miếng ăn là thử thách ghê gớm đã phân hóa các tính cách theo hai cực: hoặc mất cả nhân cách, nhân tính nhƣ những nhân vật trong Một bữa no, Trẻ con không được ăn thịt chó, Chí Phèo, Quên điều độ, hoặc trở thành những bậc chí thiện nhƣ Lão Hạc. Sự bần cùng hóa và sự bế tắc hoặc thui chột các khát vọng tinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thần của mọi tầng lớp ngƣời lao động nông thôn và thành thị luôn là chủ đề xuyên suốt trong văn Nam Cao... Hiện nay, thói ích kỉ, tham lam vẫn còn tồn tại nặng nề, tình trạng sống mòn chƣa chấm dứt, và miếng ăn té ra vẫn khiến nhiều ngƣời không sao giữ nổi nhân cách, nhân phẩm.
Vì thế, cách vận dụng thành ngữ, tục ngữ linh hoạt để nêu lên những nghĩ suy, triết lý về vấn đề này của Nam Cao đã đạt đƣợc hiệu quả mong muốn. Qua những câu thành ngữ, tục ngữ về ngƣời dân, về cách sống, lối nghĩ của họ, nhà văn đã đặt ra những vấn đề về nhân phẩm qua cái đói, miếng ăn. Điều đó vẫn còn mang nguyên vẹn tính thời sự nóng hổi cho ngƣời nông, kẻ sĩ xƣa và nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 3
GIÁ TRỊ CỦA VIỆC VẬN DỤNG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG SÁNG TÁC CỦA NAM CAO