Giá trị của việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong phản ánh nội dung

Một phần của tài liệu thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của nhà văn nam cao (Trang 72 - 77)

8. Bố cục của luận văn

3.1. Giá trị của việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong phản ánh nội dung

dung sáng tác

Việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ nguyên dạng, cải biến hay sử dụng trùng điệp tục ngữ trong các sáng tác của Nam Cao trong những lời kể chuyện, lời thoại của nhân vật đã mang đến cho ngƣời đọc cách hiểu đầy đủ, gần gũi về con ngƣời, số phận mà nhà văn thể hiện lòng cảm thông trong các tác phẩm. Đƣa thành ngữ, tục ngữ vào trong sáng tác, nhân vật của Nam Cao hiện lên rất giản dị, tự nhiên, cùng với cách suy nghĩ, cách cảm nhận cuộc sống chất phác, hồn hậu vốn có của ngƣời dân thuần Việt. Qua đó, thể hiện những bài học, những giá trị làm ngƣời mà nhà văn chuyển tải trong sáng tác của mình.

Khi viết về ngƣời nông dân trƣớc Cách mạng tháng Tám, Nam Cao nhấn mạnh đến cái nghèo, cái đói luôn bủa vây ngƣời nông dân. Họ phải tìm mọi cách để mƣu sinh, để tồn tại. Nhà văn đã lựa chọn vận dụng những thành ngữ, tục ngữ nguyên dạng để truyền tải đề tài này.

Về hoàn cảnh sống của ngƣời nông dân, Nam Cao khắc họa cảnh khốn cùng của họ từ những nơi họ ở: Tối như hũ nút, Tối như hang, Thất cơ lỡ vận, Tứ cố vô thân, Nghèo rớt mùng tơi, Đất khách quê người…Họ là những điển hình cho những cảnh đời khốn khổ, cơ cực trong xã hội Việt Nam “Một cổ hai tròng” ngày ấy, phải vất vả để tìm mọi nẻo mƣu sinh: Cày thuê cuốc mướn, Được ăn thua chịu, Buôn thua bán lỗ, Thóc cao gạo kém, Thắt lưng buộc bụng, Đầu gio mặt muội, Đầu đội vai mang, Sống khổ sống sở, Được bữa hôm lo bữa mai, Ăn đói mặc rách…Câu tục ngữ Giàu bán chó, khó bán

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn con (Một đám cƣới) thể hiện một sự chua xót, đắng cay của cảnh nghèo. No dồn, đói góp (Một bữa no) nói lên tình cảnh thảm thiết của một bà lão nghèo đáng thƣơng. Với hoàn cảnh ngặt nghèo nhƣ vậy, phẩm chất của ngƣời nông dân cũng hiện lên muôn mặt: Câm như hến, Im như thóc, Cười như mếu, Khôn sống dại chết, Ăn càn nói bậy, Ăn hoang phá hại, Mồm năm miệng mười, Được người được nết, Sớm biết sớm khôn, Chịu thương chịu khó, Nhẹ dạ cả tin…

Một loạt các thành ngữ, tục ngữ nói về cảnh vất vả, đói nghèo của ngƣời dân nhƣ thế đƣợc Nam Cao vận dụng vào từng ngữ cảnh cụ thể đã gieo vào lòng ngƣời đọc những khắc khoải, xót xa. Qua đó, ngƣời đọc cảm nhận sâu sắc và thấm thía tình cảnh khốn cùng của lớp ngƣời “thấp cổ bé miệng”

(Sống mòn) trong xã hội cũ.

Khi vận dụng cải biến thành ngữ, tục ngữ vào sáng tác, cụ thể bằng việc thêm từ ngữ, không chỉ có tác dụng nhấn mạnh nội dung ý nghĩa của thành ngữ, tục ngữ gốc mà còn đem lại cho thành ngữ, tục ngữ những sắc thái biểu cảm khác. Bên cạnh đó, vận dụng theo dạng này trong một số trƣờng hợp còn giúp cụ thể hóa nét nghĩa, và phù hợp với lối diễn đạt của Nam Cao.

Việc Nam Cao vận dụng thành ngữ, tục ngữ theo dạng bớt từ cũng bởi trong đời sống hàng ngày, ngƣời dân lao động có xu hƣớng nói tắt, nới bớt theo quy luật tiết kiệm trong ngôn ngữ. Bởi vậy, cấu trúc thành ngữ, tục ngữ đã đƣợc trau chuốt, gọt giũa bớt đi những yếu tố nào đó làm cho nó ngày một gọn ghẽ, khúc chiết hơn cho phù hợp với ngữ cảnh mà nhà văn muốn vận dụng. Bằng lối diễn đạt ngắn gọn, thành ngữ, tục ngữ đã đƣợc lƣợc bớt một số từ nguyên dạng mà vẫn không làm thay đổi nội dung của nó. Ví dụ: cách Nam Cao dùng cụm từ “Cha mẹ đẻ” (Đón khách) đƣợc rút gọn từ câu thành ngữ “Cha sinh mẹ đẻ”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong văn Nam Cao, thành ngữ, tục ngữ tạo nên lối kể chuyện dung dị, gần gũi, xúc động về những cảnh đời, những số phận nhỏ bé trong kiếp sống mòn. Ở đây, kiểu vận dụng cải biến theo lối mƣợn ý nghịch chiều tục ngữ cũng làm cho mạch văn trở nên nhẹ nhàng, thấm thía, mà day dứt hơn. Tâm sự của nhân vật Nhu trong Ở hiền: “Tại sao ở hiền không phải bao giờ cũng

gặp lành?” [12; tr. 358] ẩn chứa trong đó nỗi buồn miên man, khó giải đáp. Nó nhƣ một câu hờn trách về sự bất công, vô lý ở đời, và hàm chứa sự chịu đựng dẻo dai của nhân vật.

Tục ngữ trong văn Nam Cao còn thể hiện rất tinh tế tính cách, đời sống tinh thần của nhân vật. Nhân vật bà Hai trong truyện dài Người hàng xóm

không có những đức tính trang nghiêm, đứng đắn trong cuộc sống, bởi Nam Cao đã miêu tả: “Nó tử tế gì? Bụt ngồi tòa thì gà nào dám lên mổ mắt? Chẳng qua nó xử đểu người ta trước” [13; tr. 274].

Trong Đòn chồng, Nam Cao còn vận dụng một câu tục ngữ vừa mang hiệu quả nội dung, vừa mang hiệu quả hình thức biểu đạt. Nhà văn đã vận dụng câu tục ngữ “Trai khôn đòn quan, gái ngoan đòn chồng” đặt lên làm phụ đề, nhƣ một sự thông báo về nội dung tác phẩm mà ông muốn truyền tải. Việc vợ Lúng ăn gian ở hàng bánh dầy đã làm y tức tối và muốn răn vợ bằng một bài học để đời: trói vợ vào cột nhà rồi vừa ăn, vừa nhậu, vừa kể tội vợ. Kể xong y lại đánh, vụt cô vợ hƣ của mình bằng những ngón đòn “ra trò”. Gốc rễ của câu chuyện bi hài này cũng lại bởi cái đói và miếng ăn mà ra.

Nam Cao lựa chọn tục ngữ đƣa vào sáng tác, bởi tục ngữ lời ít ý nhiều nên nó dễ dàng truyền tải lƣợng thông tin nhiều hơn thông tin thể hiện trong vỏ bọc hình thức. Tục ngữ có lƣợng thông tin chất chứa dày đặc. Bản chất của nó là không thiên về miêu tả, mà mang nghĩa hàm ẩn cao. Chỉ với một câu tục ngữ ngắn gọn nhƣng nó giúp nhà văn truyền đến ngƣời đọc hàm lƣợng thông tin bao quát đƣợc nén trong một vài từ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một vế của câu tục ngữ “Từ rày buộc chỉ cổ tay, chim đậu thì bắt chim bay thì đừng” đƣợc vận dụng khéo léo trong truyện Trẻ con không được ăn thịt chó cũng bởi nó mang nghĩa hàm ẩn sâu sắc, là ghi nhớ một sự việc cay cú, thấm thía lắm:

“Chậc! Ừ thì hắn là một người lật lọng, như vậy thì đã sao? Không sao cả. Bởi ai đã chửi hắn luôn ba hôm mới biết rằng chửi hắn vô ích thật. Chửi hắn thì mỏi miệng. Nhưng nên buộc chỉ cổ tay để nhớ cho thật kĩ: từ giờ đừng bao giờ dại dột tham lợi mà mua chuối non cho hắn một lần thứ hai” [12; tr. 267]. Chuyện “Con trâu đi trước, cái cày theo sau”, nó là sự thực hiển nhiên của cha ông từ ngàn đời. Vậy mà khi nói về chuyện ngƣợc đời, dân gian cũng lại có cách nói ví von giàu hình ảnh:

“Ông chánh hội gọi người nhà đem bài ra chia. Cái ông này say quá đến nỗi đặt cái cày trƣớc con trâu. Tôi nghĩ bụng thế vì chưa thấy ông sai đứa nào đi mời chú Khì cả” [12; tr. 158].

Để nói đến chuyện may mắn khi đƣợc biệt đãi, ngƣời ta dùng câu tục ngữ rất ẩn ý, xác đáng “Thánh nhân đãi khù khờ”:

“Anh Phúc thì mê nó tợn, cho nó nào quần lụa, nào áo cánh xát xi, nào yếm vải phin… Lại cả tiền nữa đấy! Có thế thì nó mới lấy cu cậu vậy, chứ không đời nào nó lấy. Trông anh chàng như con giun chết, không thương được. Cu cậu hỏi năm, sáu đám, có đứa nào nó chịu lấy đâu? Mà toàn những đứa xấu xí, vất bờ tre bảy ngày không ai buồn nhặt. Ấy thế mà thánh nhân đãi khù khờ, tự nhiên với ngay được một con thật đẹp!…” [12; tr. 435].

Những câu tục ngữ khác nhƣ: thấy bở nên đào (Mua danh), giận cá chém thớt (Rửa hờn), dại như vích (Một truyện xú – vơ – nia), vắt mũi đút miệng

(Điếu văn)… đều là những câu tục ngữ mang nghĩa hàm ẩn cao đƣợc Nam Cao sử dụng đắc địa trong các sáng tác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Viết về ngƣời trí thức tiểu tƣ sản, Nam Cao cũng vận dụng thành ngữ, tục ngữ để diễn tả về họ khá sắc nét. Họ cũng lâm vào những hoàn cảnh ngặt nghèo: Nay ốm mai đau, Mẹ già con dại, Nhịn ăn nhịn mặc (Đời thừa); Thấp cổ bé miệng, Thập tử nhất sinh, Nghèo rớt mồng tơi, Ăn không ngồi rồi, Nay sài mai đẹn, Đầu gio mặt muội, Voi giày ngự xé, Cố đấm ăn xôi (Sống mòn);

Ăn nhịn để dè (Đôi mắt)… Với họ, phẩm chất của mỗi ngƣời cũng muôn màu muôn vẻ bởi những hoàn cảnh đƣa đẩy: Nói như đổ mẻ vào mặt, Tiếng bấc đưa đi, tiếng chì quăng lại (Cƣời); Thay lòng đổi dạ, Uống nước nhớ nguồn, Ăn không nên đọi, nói không nên lời, Bán tín bán nghi, Cắn răng lại mà chịu, Nói như quát, Nhẹ dạ cả tin, Ghen bóng ghen gió, Nói toạc móng heo (Sống mòn)

Nam Cao vận dụng thành ngữ, tục ngữ nhƣ một sở trƣờng xây dựng nhân vật, khắc họa tính cách, về ngoại hình cũng nhƣ về nội tâm nhân vật, bởi đặc trƣng lời ít, ý nhiều của thành ngữ, tục ngữ. Ta thấy những từ ngữ, hình ảnh đã đƣợc sử dụng nhƣ: Rạch mặt ăn vạ, Ma chê quỷ hờn, Mắt trắng môi thâm... Trên thực tế, qua những thành ngữ, tục ngữ ông sử dụng, dễ nhận thấy Nam Cao tập trung sự chú ý vào tầng lớp ngƣời lao động nghèo, những ngƣời có số phận hẩm hiu, không tìm đƣợc chỗ đứng của mình trong xã hội, bị vứt ra bên lề cuộc sống. Họ thuộc thế giới những ngƣời cùng khổ, ở “dƣới đáy” của xã hội, những con ngƣời bị tha hóa, bị què quặt, cả về thể xác và tinh thần vì bị áp bức, hành hạ, vì tối tăm mặt mũi lo chạy ăn từng bữa, vì sự bế tắc mục ruỗng của xã hội, vì sự hèn nhát, sợ hãi của chính mỗi ngƣời. Việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong các sáng tác của mình, Nam Cao đã tạo ra những giá trị nhận thức sâu sắc cho ngƣời đọc khám phá, và tạo nên sức nặng trong chủ ý sáng tác của nhà văn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của nhà văn nam cao (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)