Quan điểm nghệ thuật và cá tính sáng tạo:

Một phần của tài liệu thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của nhà văn nam cao (Trang 33 - 36)

8. Bố cục của luận văn

1.2.4. Quan điểm nghệ thuật và cá tính sáng tạo:

Cũng giống nhƣ Nguyên Hồng, những sáng tác đầu tay của Nam Cao chịu ảnh hƣởng khá rõ của văn học lãng mạn. Tâm hồn mơ mộng của tuổi trẻ cùng với những tác động của của văn chƣơng lãng mạn đƣơng thời đã khiến ông hƣớng tới xu thế “nghệ thuật vị nghệ thuật”, thoát ly thực tế. Nhƣng Nam Cao không dừng lại lâu ở thế giới mơ mộng, ảo tƣởng, mà chóng trở về với cuộc đời thực. “Nhưng ở những người trẻ tuổi nhà nghèo, những cái buồn thường phải sớm nhường chỗ cho những cái lo”, nỗi lo cơm áo, bệnh tật, đói rét. Nam Cao không thích sự mơn trớn, vuốt ve: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than” [13, tr. 64].

Sự chuyển biến của Nam Cao từ xu hƣớng nghệ thuật lãng mạn đến quan điểm hiện thực là cả một quá trình phấn đấu gian khổ nhƣng dứt khoát. Để xác định cho mình một quan điểm sống và viết đúng đắn; và để rồi khẳng định sức mạnh của văn học nghệ thuật chính là là bắt nguồn từ đời sống và phục vụ đời sống, Nam Cao đã trải qua không ít những dằn vặt, băn khoăn.

Trăng sáng có giá trị nhƣ một bản tuyên ngôn nghệ thuật. Nó đánh dấu một bƣớc chuyển biến trong nhận thức tƣ tƣởng, và khẳng định một nhân cách đầy

bản lĩnh của nhà văn Nam Cao trong cuộc đời cũng nhƣ trong sáng tạo nghệ thuật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Là một nhà văn có nhân cách, và có ý thức trách nhiệm về ngòi bút của mình, Nam Cao không thích sự dễ dãi với những lối mòn sẵn. Ông quan niệm nghệ thuật muốn thành công phải tìm tòi, sáng tạo. Với quan điểm ấy tác giả đã rất chú ý vận dụng ngôn ngữ đời sống của nhân dân trong sáng tác của mình. Nam Cao không chỉ đồng cảm, thông cảm, bênh vực cho những kiếp lầm than mà còn viết nên những trang văn bằng chính suy nghĩ của họ, nói bằng cách nói của họ. Ngôn ngữ văn chƣơng của Nam Cao vì vậy là thứ ngôn ngữ không chỉ mới mẻ so với văn chƣơng Trung đại, nó còn khác xa với ngôn ngữ văn chƣơng Tự lực văn đoàn, một phái văn chƣơng cùng thời với Nam Cao bấy giờ. “Lời ăn tiếng nói”, cái “quê mùa” xuất hiện dày đặc trong văn Nam Cao chính là ngôn ngữ làng quê, hàng ngày của ngƣời lao động – ngôn ngữ của ngƣời nông dân Bắc Bộ, cụ thể là bằng việc vận dụng những câu thành ngữ, tục ngữ trong hành văn.

Nhà văn đã vận dụng thành ngữ, tục ngữ để tạo không khí nông thôn cho tác phẩm, và tô đậm cuộc sống lam lũ của ngƣời dân quê. Điều này đã làm nên phong cách ngôn ngữ vừa uyên bác, hiện đại lại vừa gần gũi, quen thuộc. Thành ngữ, tục ngữ chứa đựng sự hiểu biết bằng hình ảnh và triết lý với lời nói ngụ ý. Nam Cao đã để lại ấn tƣợng khi vận dụng thành công điều đó, bởi bằng chứng là văn chƣơng của ông mang đầy sự chiêm nghiệm triết lý của ngƣời dân lao động. Vận dụng khéo léo “lời ăn tiếng nói” của ngƣời nông dân Bắc bộ, ông đã thể hiện sự trân trọng ngƣời nông dân và trân trọng ngôn ngữ truyền thống. Điều đó làm nên danh hiệu “Nam Cao là nhà văn của nông thôn Việt Nam” (Tô Hoài).

Tiểu kết:

Việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác văn chƣơng thực chất là kết quả của quá trình lấy văn học dân gian làm chất liệu cho sáng tác văn chƣơng. Chƣa bao giờ văn học dân gian cổ truyền của dân tộc lại sống dậy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

huy hoàng và đƣợc nhận thức sâu sắc về giá trị và vai trò của nó nhƣ trong thời đại ngày nay. Điều này có thể đƣợc hiểu một cách bao quát: văn học dân gian đã đóng vai trò làm nền cho sự phát triển và kết tinh của văn học viết, quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết là quan hệ hai mặt, vừa đối lập, vừa tƣơng hỗ.

Sự xuất hiện của nền văn học dân gian trƣớc khi có nền văn học viết và tính chất ngọn nguồn, làm nền của nó đối với nền văn học viết ra đời sau nó, vừa là sự khẳng định vai trò của văn học dân gian đối với văn học viết, vừa là điều cốt lõi nhất khi nói về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết. Nó thật ra là quy luật phổ biến trong lịch sử văn học của tất cả các nƣớc trên thế giới. Nhƣng lịch sử văn học Việt Nam có quy luật đặc thù ở chỗ: sau khi có văn học viết rồi thì văn học dân gian đã không teo đi, ngƣợc lại vẫn tồn tại nhƣ một dòng riêng và phát triển, do đó vẫn tiếp tục tăng cƣờng vai trò làm nền cho sự kết tinh của văn học viết.

Mối quan hệ tƣơng hỗ giữa văn học dân gian với nền văn học viết đã diễn ra theo quy luật: lúc nào sức sống của dân tộc, của nhân dân trỗi dậy thì lúc đó văn học dân gian và những bộ phận tiến bộ trong văn học viết xích lại gần nhau. Thực tiễn văn học viết và văn học dân gian ở giai đoạn nửa sau thế kỷ XVIII chứng minh rõ điều đó. Văn học dân gian không chỉ có tác động một chiều tới văn học viết, mà bản thân văn học viết cũng có sự ảnh hƣởng và tác động tới văn học dân gian, làm cho sức sống của văn học dân gian trở nên vững bền.

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học viết về cơ bản đã khác trƣớc; và sẽ có sự hoà quyện giữa văn học của mọi tầng lớp nhân dân trong một đất nƣớc. Nhƣ vậy, nghiên cứu việc vận dụng tục ngữ trong các sáng tác của Nam Cao là việc làm khả thi và có ý nghĩa trong giai đoạn văn học hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 2

CÁCH THỨC VẬN DỤNG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TÁC PHẨM CỦA NAM CAO

Một phần của tài liệu thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của nhà văn nam cao (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)