Vận dụng thành ngữ, tục ngữ ở dạng cải biến, sáng tạo

Một phần của tài liệu thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của nhà văn nam cao (Trang 58 - 66)

8. Bố cục của luận văn

2.3.2.Vận dụng thành ngữ, tục ngữ ở dạng cải biến, sáng tạo

Đây là kiểu vận dụng tuy không chiếm đa số trong sáng tác Nam Cao nhƣng nó làm cho hành văn của ông có màu sắc riêng, thấm đẫm tƣ duy, triết lý. Bởi với kiểu cải biến này, thành ngữ, tục ngữ có lợi thế hơn để có thể phù hợp với những vấn đề của tác phẩm. Cải biến các yếu tố thành ngữ, tục ngữ đã đƣợc vận dụng trong sáng tác của Nam Cao gồm các kiểu dạng sau:

Bảng phân loại các kiểu cải biến thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác Nam Cao

Sử dụng một vế Đảo trật tự cú pháp Thay thế từ ngữ gốc Thêm, bớt từ ngữ Mƣợn ý nguyên gốc 12 17 26 50 33 2.3.2.1. Sử dụng một vế

Ở dạng cải biến này, hầu nhƣ nhà văn chỉ sử dụng một vế của tục ngữ, nhƣng ngƣời đọc vẫn tri nhận đƣợc tục ngữ gốc mà tác giả sử dụng. Có điều này, một mặt do sự cố định của khuôn hình tục ngữ. Mặt khác, những thành ngữ, tục ngữ mà Nam Cao sử dụng vốn quen thuộc, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của ngƣời nông dân.

Tục ngữ thƣờng có hai vế, khi xét về nội dung ý nghĩa, có loại cả hai vế cùng đồng chức, tức là quan hệ ý nghĩa của hai vế là đẳng lập, riêng biệt, cùng hỗ trợ để suy ra nét nghĩa khái quát. Trong quá trình sử dụng, Nam Cao chỉ dùng một vế, có khi là vế trƣớc, có khi dùng vế sau, nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc nội dung ý nghĩa của cả câu tục ngữ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn “ – Chúng ta yêu nhau lắm, nhưng chúng ta không cùng giai cấp với nhau: em giầu sang quá, giầu từ trong trứng giầu ra; còn anh, nghèo khổ ngay từ khi còn trong bụng mẹ” [12; tr. 139].

Trong đoạn đối thoại trên của Tuyết và Hùng có vận dụng một vế của câu tục ngữ “Giàu từ trong trứng giàu ra, khó từ ngã bảy ngã ba khóvề”. Chỉ cần vận dụng một vế đó, ta cũng thấy đƣợc sự khác biệt trong tƣ tƣởng, suy nghĩ của hai nhân vật trong truyện ngắn.

Việc vận dụng này còn đƣợc nhắc lại ở những ngữ cảnh khác:

“Nhờ thế, bà quản Thích đỡ nghèo hơn. Chẳng được giàu như trước nhưng cũng dễ chịu. Ngày ngày bà cháu đã được bữa đói bữa no[12; tr. 471].

“Một mình sống đã khó khăn. Bây giờ lại thêm một miệng ăn, và nhất là thêm một món tiêu một tháng hai đồng bạc cho em đi học. Có cố tằn tiện lắm cũng chỉ đủ cho anh em bữa đói, bữa no [13; tr. 214].

Vẫn cùng một vế của câu tục ngữ “Bữa cơm bữa cháo, bữa đói bữa no”

nhƣng ở mỗi ngữ cảnh, nó lại mang một suy ngẫm riêng. Trong Nửa đêm, ngƣời bà vui mừng vì giờ hai bà cháu đã đỡ vất vả, nhọc nhằn hơn xƣa khi kiếm miếng ăn. Còn ở Nụcười, nỗi lo về từng bữa ăn đã trở thành thƣờng trực của hai anh em Hùng – Hoạt. Đó là nhờ cách cảm nhận tinh tế, vận dụng khéo léo của tác giả.

Tục ngữ có hai vế, nhƣng đôi khi chỉ thiên về một vế nào đó. Khi vận dụng, Nam Cao đã sử dụng vế chính, tức là vế quyết định nghĩa khái quát của câu tục ngữ vào hành văn của mình.

“Tuy trong số bốn ông to nhất chẳng ông nào còn khỏe răng để gặm nổi cái móng giò, nhưng cũng chẳng ông nào chịu mất. Một miếng giữa làng Đừng có tưởng…” [12; tr. 191].

Ở trƣờng hợp này, vế sau của câu tục ngữ “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp” không cần thiết bộc lộ đầy đủ. Nhờ đó, ngƣời đọc ngầm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiểu đƣợc ý nhà văn muốn nhấn mạnh vào giá trị của vế tục ngữ đƣợc vận dụng.

Trong hoàn cảnh khác, Nam Cao cũng vận dụng tục ngữ ở dạng này: “Sự co quắp của đàn bà thật khó chịu nhưng nhiều khi có lý. Bởi vì cái thời mọi cái rẻ nhƣ bèo dần dần phải qua đi” [12; tr. 307].

“Làng y vẫn như xưa, khổ hơn xưa. Vải Tây rẻ nhƣ bèo, nghề dệt cổ xưa của làng chết hẳn rồi. Dân làng không việc rất nhiều” [14; tr. 21].

Ở những ngữ cảnh cụ thể nhƣ trên, vế sau của câu tục ngữ “Rẻ như bèo, nhiều heo cũng hết” đã không còn đƣợc quan tâm tới. Ngƣời ta chỉ thấy giá trị của câu tục ngữ ở vế thứ nhất đƣợc sử dụng mà thôi.

2.3.2.2 Thay thế từ ngữ

Hình thức cải biến này trong sáng tác của Nam Cao chỉ đƣợc thể hiện ở dạng: Thay thế từ ngữ của thành ngữ, tục ngữ nguyên dạng bằng một từ khác tƣơng đƣơng. Kiểu vận dụng này đƣợc nhà văn sử dụng nhiều trong các sáng tác. Cụ thể ta đã thấy một loạt thành ngữ, tục ngữ mới đƣợc thay thế từ, những nghĩa gốc của nó không bị thay đổi. Nam Cao vận dụng hình thức cải biến này để nó phù hợp với ngữ cảnh: Đặc như rươi (Đông nhƣ rƣơi), Trông trước trông sau (Nhìn trƣớc ngó sau), Đè đầu ấn cổ, Đè đầu đè cổ (Đè đầu cƣỡi cổ), Nuốt chẳng trôi (Nuốt không trôi), Quý hơn vàng (Quý nhƣ vàng),

Đầu xuôi đuôi ngược (Đầu xuôi đuôi lọt)…

Trong cách vận dụng này, Nam Cao đã đƣa vào trong sáng tác của mình những câu tục ngữ đã đƣợc cải biến, nhƣ:

+ “Buồn cười chưa, có vậy mà cũng gắt nhƣ mắm thối. Đã muốn gắt thì cho gắt. Người đàn bà nghĩ thế” [13; tr. 109].

+ “– Thật ạ! Ông ấy mới bập bẹ trống, đang ham bằng chết. Mấy hôm nay không có tiền đi hát nên cứ gắt nhƣ mắm thối. Hôm nay bán cỗ ngài thế nào chẳng đi?” [13; tr. 269].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ “Bà hạ giọng cho thật thấp:

- Này, mày ạ! Hình như lớp này cô ấy cũng đánh bạc ra việc đấy. Mà phỏng chừng thua, nên gắt nhƣ mắm thối, mà rạc người đi, trông như con khỉ ấy!” [14; tr. 280].

+ “Anh nói cũng phải, - ông bảo vậy – nhưng cứ như máu tôi thì tôi giết hết. Trông thấy chúng nó cũng đã đủ lộn tiết lên rồi. Mắt xanh, mũi lõ, nói lùy xùy, lùy xùy, gắt nhƣ mắm thối mà hơi một tí là đá đít!” [14; tr. 388].

Nam Cao đã sử dụng bốn lần câu Gắt như mắm thối trong bốn ngữ cảnh khác nhau, chứ ông không sử dụng câu tục ngữ nguyên dạng “Gắt như mắm tôm”. Bởi ông đã cân nhắc và có chính kiến cho sự lựa chọn ấy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong truyện dài Người hàng xóm, Nam Cao cũng lựa chọn câu tục ngữ đã đƣợc thay thế câu nguyên dạng. Ông đã không dùng câu tục ngữ gốc “Nói toạc móng heo” trong cách vận dụng của mình, để nó phù hợp hơn với văn cảnh. Nhờ đó, câu văn cũng trở nên xuôi tai, thuận miệng hơn.

“Tiền đỏ mặt. Lộc cười khanh khách, tranh nói, không đợi Tiền kịp nói: - Thì Tiền sẽ lấy, chẳng còn phải nghĩ ngợi lôi thôi gì nữa. Anh Hiền ạ, anh cố đợi Tiền đi thôi! Úp mở làm gì? Tôi cứ trả lời toạc móng heo giùm Tiền đấy” [13; tr. 395].

2.3.2.3. Đảo trật tự cú pháp

Trong sáng tác, Nam Cao đã vận dụng một loạt thành ngữ, tục ngữ theo kiểu vận dụng đảo cú pháp. Các thành ngữ, tục ngữ có quan hệ đẳng kết, vì thế, dạng vận dụng này trong sáng tác của Nam Cao khá đa dạng.

Có khi đó là sự hoán chuyển toàn khối giữa hai vế:

Cuốc mướn cày thuê – Cày thuê cuốc mướn (Chí Phèo)

Manh quần tấm áo – Tấm áo manh quần (Dì Hảo)

Dậy sớm thức khuya – Thức khuya dậy sớm (Điếu văn)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn + “Nhưng ông trời hình như không muốn cho bố, con Dần ngóc đầu lên. Cuộc sống mỗi ngày một khó thêm. Gạo kém, thóc cao [12; tr. 221].

+ “Bỗng nhiên nó làm như người hờ:

- Ối trời đất ơi là trời đất! Sao mà cái kiếp tôi nó khổ như thế này? Tôi vất hết mọi cái đi vì người ta mà người ta thì coi tôi nhƣ cái rác, cáirơm. Tôi giết người vì người ta mà người ta định giết tôi!” [12; tr. 495].

Ở hai ngữ cảnh trên, Nam Cao đã không sử dụng hai thành ngữ, tục ngữ nguyên dạng: “Thóc cao, gạo kém”“Coi người như rơm, như rác”. Nhà văn chọn lựa cách chuyển khối giữa hai vế này để mang đến sự thay đổi trong hành văn, mà vẫn giữa nguyên đƣợc ý nghĩa của câu thành ngữ, tục ngữ.

Có khi Nam Cao vẫn giữ nguyên khung kết cấu ngữ pháp của cả hai vế và chỉ hoán vị các thành tố đối ứng nhau theo từng cặp đƣợc đan chéo giữa hai vế. Cách hoán chuyển này vẫn đảm bảo tính cân đối, nhịp nhàng, đối xứng

về mặt cấu trúc và về mặt nội dung ý nghĩa của thành ngữ, tục ngữ. Chẳng hạn:

Thượng cẳng tay hạ cẳng chân – Thượng cẳng chân hạ cẳng tay (Trẻ con không đƣợc ăn thịt chó)

Em trước chị sau - Chị trước em sau (Ở hiền)

Đón trước rào sau – Rào trước đón sau (Sống mòn)

Phú quý vinh hoa – Vinh hoa phú quý (Sống mòn)

Có khi, Nam Cao lại vận dụng trong sáng tác của mình cách đảo trật tự từ trong câu, khi ông không dùng câu tục ngữ nguyên dạng “Ngay mặt như cán tàn”:

“Ấy thế mà cái đứa nào ác nghiệt đã phải vội đem chuyện về cho vợ con tôi nó biết. Tôi cãi làm sao bây giờ? Tôi cứ ngay mặt ra nhƣ cán tàn” [13; tr. 25].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.3.2.4. Thêm, bớt từ ngữ

Ở dạng vận dụng này, Nam Cao sử dụng trong từng trƣờng hợp cụ thể. Có khi ông thêm từ, có khi bớt từ trong thành ngữ, tục ngữ gốc.

* Thêm từ:

Nam Cao thƣờng cho thêm vào cấu trúc thành ngữ, tục ngữ các yếu tố mới nhằm nêu rõ chủ đề tác phẩm hoặc ý tƣởng mà ông định thể hiện. Kiểu cải biến này khá phổ biến trong sáng tác văn chƣơng hiện nay. Nó thƣờng đƣợc sử dụng nhằm nhấn mạnh chủ ý của nhà văn trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm. Một thành ngữ, tục ngữ nguyên dạng có thể truyền tải nội dung đến ngƣời đọc một cách trọn vẹn, có giá trị biểu cảm cao, nhƣng đối với thành ngữ, tục ngữ đƣợc cải biến bằng cách thêm một số từ vào thành ngữ, tục ngữ gốc thì sức biểu cảm của nó cũng có giá trị không kém. Đây cũng có thể gọi là kiểu cải biến mở rộng cấu trúc của thành ngữ, tục ngữ.

Các yếu tố mới có thể nằm ở các vị trí khác nhau xét theo quan hệ với tục ngữ gốc nhƣng chủ yếu là trong nội tại cấu trúc của nó với vai trò chêm xen. Các yếu tố mới chêm xen có thể là một từ hoặc một cụm từ. Sự chêm xen ấy phụ thuộc vào ý đồ sáng tạo của Nam Cao trong từng nội dung tác phẩm. Điều này ít nhiều làm biến đổi hình thức của thành ngữ, tục ngữ truyền thống, chứ không ảnh hƣởng nhiều đến nội dung của nó.

Trong sáng tác, kiểu vận dụng này của ông chiếm 42/50 số liệu thành ngữ, tục ngữ thống kê đƣợc. Qua khảo sát cho thấy, nhà văn thƣờng sử dụng các phụ từ quan hệ hoặc mức độ để thêm vào thành ngữ, tục ngữ nguyên dạng. Các câu tục ngữ đƣợc vận dụng nhƣ: Trời đã sinh voi tất nhiên sinh cỏ,

Tay có làm thì hàm mới nhai, Không có lửa thì lấy đâu ra khói, Cưỡi lên đầu lên cổ, Khát đến như cháy họng, Thiệt người lại thiệt của, Cắn răng vào mà chịu, Túng đói quá sinh liều, Tu tiên đã gần đắc đạo, Những hạt cơm thừa, những lưng canh cặn… là sự sáng tạo theo kiểu cải biến mở rộng cấu trúc này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ “- Bây giờ đến nhà nó thì cũng nhục. Nhưng đường đất mất rồi. Với lại… dẫu sao thì cũng còn là anh em! Nó túng quá nên nghĩ liều…” [13, tr. 194].

+ “Bà kể cho Thứ nghe toàn những chuyện vợ nhà này hư, vợ nhà nọ hư. Và bà kết luận: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Như thế mà cũng phải cắn răng vào mà chịu. Mặc cái số mình như vậy. Không lẽ mỗi chốc bỏ nhau. Mà bỏ nhau, đã chắc lấy được người hơn thế chưa?” [14, tr. 283].

+ “- Điên! Điên à? Chẳng điên cuồng gì cả! Đêm nay tôi sẽ đào ngạch chui vào buồng của nhà nó có cái gì lấy tất. Một cái chổi cùn tôi cũng không để nhé!... À! Láo thật! Chuột lại cứ đòi gặm chân mèo à?” [12; tr. 387].

* Bớt từ ngữ:

Kiểu vận dụng này chiếm 8/50 thành ngữ, tục ngữ ở dạng thêm, bớt từ. Ở đây, Nam Cao chọn cách lƣợc một vài từ trong thành ngữ, tục ngữ gốc. Điều này vừa làm thon gọn thành ngữ, tục ngữ, vừa phù hợp với nột dung của ngữ cảnh.

+ “Cũng có người hiền lành hơn thì bảo: “Phúc đời nhà nó, chắc ông lý không có nhà...”. Ông lý đây là ông lý Cường, con giai cụ Bá nổi tiếng là hách dịch, coi ngƣời nhƣ rơm nhƣ rác[12; tr. 84].

+ “- Từ thuở cha mẹ đẻ đến giờ tôi mới nghe một bánh pháo dài đến thế. Sung sướng chửa? Nhà người ta đã hay thì hay đủ cách. Con rể đấy”

[12; tr. 453].

+ “San nói một hơi, không còn kịp thở, mặt hầm hầm. Y cười chế nhạo, và bảo tiếp:

- Họ mưu mẹo kể cũng đã tài tình, nhưng vẫn còn để hở cái đuôi...” [14; tr. 212].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.3.2.5. Mượn ý thành ngữ, tục ngữ gốc

Trƣờng hợp này khá phổ biến trong cách vận dụng thành ngữ, tục ngữ cải biến của Nam Cao. Ở dạng này, nhà văn không vận dụng khuôn hình của thành ngữ, tục ngữ nguyên dạng mà chỉ mƣợn ý của nó và triển khai theo phong cách khẩu ngữ của ngƣời nông dân. Qua khảo sát, các trƣờng hợp có sử dụng thành ngữ, tục ngữ ở dạng mƣợn ý đƣợc dùng cả trong lời dẫn truyện và trong lời thoại của nhân vật. Mƣợn ý thành ngữ, tục ngữ gốc đƣợc thể hiện ở hai hình thức: mƣợn ý thuận chiều và mƣợn ý nghịch chiều.

* Mượn ý thuận chiều

Mƣợn ý thuận chiều nghĩa là nhà văn diễn đạt lại thành ngữ, tục ngữ theo phong cách khẩu ngữ đúng với nội dung ý nghĩa của thành ngữ, tục ngữ gốc.

“Giận cá chém thớt là như vậy. Chỉ khổ ông mũi đỏ! Ông bị giải và lo xám người. Bà vợ ông vốn không phải tay vừa. Vợ chồng nhà bà xưa nay chỉ cặm cụi làm ăn, có trêu ghẹo ai đâu? Trâu bò chọi nhau thì mặc kệ trâu bò! Chết ruồi muỗi là chết làm sao đƣợc?” [12; tr. 374].

Cách cải biến này đƣợc Nam Cao vận dụng với cả thành ngữ, tục ngữ Hán Việt, để cho chúng không còn là thứ ngôn ngữ xa lạ, bác học mà trở nên gần gũi, thân thuộc với ngƣời dân. Thành ngữ Họa vô đơn chí đã đƣợc Nam Cao sử dụng với cách này.

+ “Nhưng cái họa không bao giờ đến một mình. Bà mẹ sinh ốm nặng. Có lẽ biết mình khó qua khỏi, bà thu xếp đưa Hoạt về quê, và để riêng cho Hùng một món tiền đi trọ học; bà muốn Hùng học trọn bốn năm học rồi kiếm việc làm nuôi em” [13; tr. 208].

* Mượn ý nghịch chiều

Mƣợn ý nghịch chiều nghĩa là trên cơ sở nội dung, ý nghĩa của thành ngữ, tục ngữ gốc, nhà văn diễn đạt với ý nghĩa ngƣợc lại. Ở dạng này, những thành ngữ, tục ngữ đƣợc sử dụng thƣờng có màu sắc âm tính: Bèo cũng không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn rẻ thế (Rẻ nhƣ bèo), Nếu không tham sao nó làm mõ (Tham nhƣ mõ), Không trôi cũng phải cố nuốt (Nuốt không trôi), Cái mặt mày không ưa nhẹ (Thân lừa ƣa nặng)...

Nam Cao vận dụng cải biến câu thành ngữ Cố đấm ăn xôi một cách hình ảnh trong ngữ cảnh sau:

+ “San bỗng lại phì cười, y bảo:

- Chúng mình khổ thật! Giá được ở với vợ thì phải cố chịu cái tai nạn đàn bà lắm điều, cũng là lẽ đương nhiên. Đằng này phải bỏ vợ mà đi thế mà

Một phần của tài liệu thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của nhà văn nam cao (Trang 58 - 66)