1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Cảm thức biển đảo trong sáng tác của trần đăng khoa (qua bên cửa sổ máy bay và đảo chìm)

135 530 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

Là một người lính thực thụ, chứ không phải chỉ là một nhà văn đi thực tế, vì vậy Trần Đăng Khoa viết bằng tất cả sự trải nghiệm, chân thực từ lời nói, hành động đến những rung cảm sâu kí

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ THÚY NGÂN

CẢM THỨC BIỂN ĐẢO TRONG SÁNG TÁC

CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA

(QUA BÊN CỬA SỔ MÁY BAY VÀ ĐẢO CHÌM)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2016

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ THÚY NGÂN

CẢM THỨC BIỂN ĐẢO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA

( QUA BÊN CỬA SỔ MÁY BAY VÀ ĐẢO CHÌM )

Chuyên ngành: LÍ LUẬN VĂN HỌC

Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lý Hoài Thu

HÀ NỘI, 2016

Trang 3

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Khoa sau đại học trường Đại học

sư phạm Hà Nội 2, cùng bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, người thân đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thúy Ngân

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình luận văn này là sự nỗ lực hết mình của tôi trong quá trình nghiên cứu Những số liệu thống kê hoàn toàn do tôi tự nghiên cứu Tôi xin chịu trách nhiệm về luận văn của mình

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thúy Ngân

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Mục đích nghiên cứu 9

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 9

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

6 Phương pháp nghiên cứu 10

7 Dự kiến đóng góp của luận văn 10

NỘI DUNG 11

CHƯƠNG I:KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ CẢM THỨC BIỂN ĐẢO VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA 11

1.1 Khái niệm cảm thức và cảm thức biển đảo trong sáng tác đương đại 11

1.1.1 Khái niệm cảm thức 11

1.1.2 Cảm thức biển đảo trong sáng tác đương đại 12

1.1.2.1 Thơ viết về biển đảo từ 1945-1975 14

1.1.2.2 Thơ văn viết về biển đảo từ sau năm 1975 đến nay 18

1.2 Hành trình sáng tác của Trần Đăng Khoa 25

1.2.1 Từ “góc sân và khoảng trời” 25

1.2.2 Đến biển đảo quê hương 30

CHƯƠNG II 36

BIỂN ĐẢO NHÌN TỪ CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT VÀ THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA 36

2.1 Cảm xúc trước thiên nhiên biển đảo 36

2.1.1 Biển đảo- thiên nhiên thơ mộng, trữ tình 36

2.1.2 Biển đảo - thiên nhiên khắc nghiệt dữ dội 41

2.1.3 Biển đảo- lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc 46

Trang 6

2.2.1 Người lính chấp nhận hi sinh gian khổ bảo vệ lãnh hải thiêng liêng 49

2.2.2 Người lính hồn nhiên, tươi trẻ, yêu đời 56

2.2.3 Người lính với tâm hồn chan chứa yêu thương 61

CHƯƠNG III 74

CẢM THỨC BIỂN ĐẢO NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN 74

3.1 Hệ thống biểu tượng 74

3.1.1 Biểu tượng kép biển-em 75

3.1.2 Biểu tượng mưa 78

3.1.3 Biểu tượng khoảng trời 82

3.2 Ngôn từ nghệ thuật 86

3.2.1 Giản dị và trong sáng 87

3.2.2 Chân thực và ám ảnh 89

3.3 Giọng điệu 91

3.3.1 Giọng điệu trữ tình tha thiết 92

3.3.2 Giọng điệu vui tươi dí dỏm, hài hước 94

3.3.3 Giọng điệu suy ngẫm, triết lí 96

3.4 Không gian, thời gian nghệ thuật 102

3.4.1 Không gian nghệ thuật 103

3.4.1.1 Không gian đảo 103

3.4.1.2 Không gian tâm tưởng 107

3.4.2 Thời gian nghệ thuật 112

3.4.2.1 Thời gian hiện tại 113

3.4.2.2 Thời gian tương lai 115

KẾT LUẬN 118

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 121

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Là một quốc gia thuộc bán đảo Đông Nam Á nằm bên bờ biển Thái

Bình Dương, Việt Nam, theo cách nói gần đây là một “cường quốc biển” với

chỉ số chiều dài hơn 3.000km Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển Biển và đảo là món quà tặng vô giá và lâu dài của tự nhiên cho cuộc sống ngàn đời của dân tộc Việt Nam Nó không chỉ gắn liền với những kỳ quan thiên nhiên, mà còn là những dấu mốc gắn liền với những giá trị lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa và chiếm giữ cả vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của đất nước Bởi thế người lính biển phải gánh vác trách nhiệm giữ gìn biển đảo nặng nề hơn bao giờ hết Họ lại phải lên đường để bảo vệ chủ quyền

lãnh hải của ta Khúc quân hành lại tiếp nối:

Cha đã lính bây giờ con lại lính Những thế hệ nối nhau đi giữ nước non nhà Xưa cha Trường Sơn Rừng

Nay con Trường Sơn Biển Những hòn đảo dựng vòng cung phòng tuyến Dựng tin yêu từ phía mặt trời lên

(Nguyễn Trọng Tạo) 1.2 Biển đảo là nguồn cảm hứng bất tận của văn học, nghệ thuật bởi từ xưa đến nay, phần lãnh thổ thiêng liêng này gắn liền với số phận dân tộc Từng hải lý biển, từng tấc đảo, Hoàng Sa, Trường Sa… là mồ hôi, nước mắt và máu của ông cha bao đời bảo vệ, giữ gìn để lại Tổ quốc thân yêu đã và đang hướng

ra biển lớn cùng những dự định lớn lao cho tương lai Bác Hồ đã từng căn dặn

bộ đội Hải quân: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng Ngày nay ta có ngày, có

trời, có biển Bờ biển ta dài, tươi đẹp Ta phải biết giữ gìn lấy nó” Chính vì

Trang 8

thế, trên mặt trận bút nghiên của mình, những nhà thơ, nhà văn cũng gửi gắm tình yêu và quyết tâm gìn giữ biển đảo quê hương qua những vần thơ, con chữ Mỗi bài thơ là một cung điệu nói lên tấm lòng của những người con dân đất Việt gửi tới những người chiến sĩ hải quân và nhân dân đang bám trụ nơi đầu sóng ngọn gió

1.3 Viết về biển đảo, thơ ca đương đại ghi nhận những tên tuổi như: Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Hữu Quý, Lê Thị Mây, Nguyễn Trọng Văn, Anh Ngọc,…Mỗi tác giả đem đến những cảm nhận đặc biệt về vùng biển thiêng liêng- máu thịt của dân tộc Việt Nam Tuy nhiên

nếu phần lớn các tác giả đến Trường Sa với tư cách là “ khách mời” thì Trần Đăng Khoa lại trong tư cách “chủ nhà”, Trần Đăng Khoa là nhà thơ, đồng thời

cũng là người lính, đặt chân đến Trường Sa từ rất sớm(1975) Ông công tác tại phòng Tuyên huấn, Bộ Tư lệnh Hải quân và đã qua 25 đảo trong quần đảo Trường Sa Là một người lính thực thụ, chứ không phải chỉ là một nhà văn đi thực tế, vì vậy Trần Đăng Khoa viết bằng tất cả sự trải nghiệm, chân thực từ lời nói, hành động đến những rung cảm sâu kín nhất trong lòng của một người

lính đảo Nhà thơ, nhà báo Bùi Hoàng Tám cho rằng: “Trong văn đàn Việt

Nam, nếu Tây Nguyên huyền bí là “ vương quốc” của nhà văn Nguyên Ngọc; Trường Sơn uy nghiêm là “ lãnh thổ” của nhà thơ Phạm Tiến Duật, thì Trường Sa thiêng liêng, thuộc “ sở hữu độc quyền” của nhà thơ Trần Đăng Khoa” [15, 7] Chùm thơ viết về biển đảo Trường Sa in trong tập Bên cửa sổ máy bay (Nhà xuất bản Tác phẩm mới, năm 1985) cùng với tập truyện ký Đảo chìm (Nhà xuất bản Lao Động, năm 2000) đã biểu thị một cách chân thực, xúc

động và ám ảnh hình tượng Tổ quốc qua hình ảnh người lính và biển đảo Bằng những con chữ và cả tấm lòng, nhà thơ đã cùng với ông cha cắm thêm những cột mốc chủ quyền bằng văn chương cho một vùng lãnh hải thiêng

liêng, bất khả xâm phạm của chúng ta:“Dựng câu thơ thành cột mốc chủ

Trang 9

quyền”(Nguyễn Thanh Mừng)

Chúng tôi lựa chọn đề tài: “ Cảm thức biển đảo trong sáng tác của Trần

Đăng Khoa ” (Qua: Bên cửa sổ máy bay và Đảo chìm) nhằm bước đầu

nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện mảng thơ biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa cùng những đóng góp của tác giả với đời sống thơ ca đương đại

2 Lịch sử vấn đề

Khi đi vào nghiên cứu lịch sử vấn đề của đề tài: “Cảm thức biển đảo

trong sáng tác của Trần Đăng Khoa” (Qua: Bên cửa sổ máy bay và Đảo

chìm)” Chúng tôi tham khảo trên hai phương diện: Những công trình, bài

viết đề cập đến sáng tác của Trần Đăng Khoa nói chung và những công trình, bài viết có liên quan đến đề tài biển đảo của Trần Đăng Khoa

2.1 Những công trình, bài viết đề cập đến sáng tác của Trần Đăng Khoa nói chung

Lâu nay, nói tới Trần Đăng Khoa, người ta hay nhắc tới sự vinh quang

mà thuở nào cậu bé thần đồng này đã gặt hái được Thơ Trần Đăng Khoa viết

trong thời thơ ấu là một giọng thơ tiêu biểu và đặc biệt Tuy nhiên, theo thời gian và sự trải nghiệm, bằng Tâm và Tài, Trần Đăng Khoa tiếp tục gặt hái được những thành công trên lĩnh vực thơ ca, lí luận phê bình…trong những năm sau 1975 Vì vậy, không có gì lạ khi có nhiều người yêu thơ Trần Đăng Khoa, nghiên cứu và phê bình thơ của tác giả này Những bài phê bình thơ Trần Đăng Khoa được in trên nhiều tờ báo lớn như Tiền phong, Văn nghệ, Nhân dân, Phụ nữ Việt Nam, An ninh thế giới…Có thể kể đến những bài viết

đáng chú ý như: “Em kể chuyện này” trên báo Văn nghệ số 452 (1972) của tác giả Lê Đình Kỵ, “Thơ em Khoa” của nhà thơ Xuân Diệu in trong tập thơ

“Góc sân và khoảng trời” năm 1973, “ Đọc Góc sân và khoảng trời” trên

báo Nhân dân số 7344 (9/6/1974) của tác giả Phong Lan, “Đọc Khúc hát

Trang 10

người anh hùng” in trên báo Văn nghệ số 29 (1975) của tác giả Bàng Sỹ

Nguyên, “ Nhà thơ non trẻ của Việt Nam” trên báo Văn nghệ Hải Hưng số 6

(1975) của tác giả N.Niculin…

Bên cạnh đó, bạn đọc có thể ghi nhận rất nhiều lời nhận xét giá trị về

thơ Trần Đăng Khoa như : “Tinh hoa văn hóa dân tộc đã dồn đúc vào một số

ít người, trong đó có Khoa” (Nhà thơ Tố Hữu); “Thơ Trần Đăng Khoa hấp

dẫn như loại vang nho, nhẹ, không gây xốc, không làm chúng ta khùng

nhưng" uống rồi sẽ ngấm, sẽ say lâu và khó bỏ” (Nhà văn Đình Kính); “

những tầng sâu văn hóa Việt đã thấm sâu, hun đúc, phát lộ êm ả chảy, chứa chan tình cảm trong con người cậu mà làm ra thi ca của thi sĩ Trần Đăng

Khoa.” (Nhà văn Sương Nguyệt Minh); “Thơ Trần Đăng Khoa vẫn là một

miền riêng, không trộn lẫn Giống như ca khúc Trịnh Công Sơn, giai điệu bài hát khi cất lên, dù nghe ở đâu vẫn nhận ra chất nhạc của riêng một người…Nhà văn chỉ có thể đóng góp cái gì đó cho nền văn học khi họ có cái gì đó của riêng mình Trần Đăng Khoa có cái “tôi” của riêng mình

trong thơ” (Nhà phê bình Trần Thiện Khanh)…

Cùng với những bài viết, nhận xét còn xuất hiện những công trình nghiên cứu về sáng tác Trần Đăng Khoa như:

“Thơ Trần Đăng Khoa – Nhà thơ Việt Nam hiện đại” (NXB Khoa học

xã hội – 1984) tác giả Vân Thanh lí giải về thế giới thơ Trần Đăng Khoa, đó

là sự bắt nguồn từ những cảnh vật, những sinh hoạt quen thuộc Đọc thơ Trần Đăng Khoa người đọc như được gội trong một không khí riêng biệt, không thể nhầm lẫn của vùng đồng bằng Bắc Bộ Thơ Khoa nắm bắt được những màu sắc, âm thanh, hương vị của thế giới bên ngoài, cảnh vật dưới ngòi bút ấy như có hình nét và tâm hồn Đồng thời tác giả cũng nhận định rằng khi Trần Đăng Khoa đã là một nhà thơ trưởng thành, thơ Khoa vẫn tiếp tục gợi được sự

Trang 11

chú ý của người đọc, nhưng cả người viết và người đọc hôm nay vẫn đang đòi hỏi ở nhà thơ một nội dung mới, một giọng điệu khác

Chuyên luận “Tìm hiểu vài nét về thế giới nghệ thuật thơ Trần Đăng

Khoa giai đoạn thiếu nhi”, ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn – ĐH Quốc gia

Hà Nội, 1989, tác giả Hoàng Thị Hạnh đã thông qua việc khảo sát trên tác phẩm để tìm ra lí do tạo nên những thành công về nghệ thuật của thơ Trần Đăng Khoa, đồng thời phát hiện thêm những ý kiến đánh giá để đi tới một nhận định chung nhất về thơ Trần Đăng Khoa

Trong bài viết “Trần Đăng Khoa trước con đường hình thành một cá

tính thơ” (NXB Văn học – 1997), tác giả Lại Nguyên Ân và Trần Đình Sử lại

viết dưới dạng một cuộc trò chuyện để đưa ra những nhận xét, đánh giá về giai đoạn thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa

Khi “Chân dung và đối thoại” ra đời, các thông tin, bài viết phản hồi

đã được tập hợp khá đầy đủ trong cuốn “Xung quanh cuốn Chân dung và đối

thoại của Trần Đăng Khoa” (NXB Thanh niên – 1999) Những phát biểu

khách quan mang tính học thuật đóng góp cho sự phát triển của hoạt động văn học là nội dung chính của tác phẩm này…

Tác phẩm bàn về thơ Trần Đăng Khoa tương đối đầy đủ được xuất bản

gần đây nhất là cuốn “Trần Đăng Khoa thần đồng thi ca” (NXB Văn hóa thông tin – 2000) của tác giả Vũ Nho “Trần Đăng Khoa thần đồng thi ca”

gồm có 3 phần, chủ yếu tập trung bàn về thơ Trần Đăng Khoa trong giai đoạn thiếu nhi, tác giả cũng tập hợp một số bài bình, nghiên cứu của một số tác giả khác như Phạm Hổ, Tố Hữu, Xuân Diệu, Lại Nguyên Ân, Phạm Khải, Lê Thường…Khi nói về thơ Trần Đăng Khoa, tác giả Vũ Nho đã liệt kê các yếu

tố tạo nên sức hấp dẫn trong thơ Khoa, mà trước hết là ở cách xưng hô và một

thế giới riêng kì diệu khiến “người ta ngạc nhiên, khoái trá vì cách quan sát

tinh tế, cách nhìn nhận sự vật hồn nhiên, cách liên tưởng rất riêng, cùng với

Trang 12

cách nói lên những gì nghĩ ra, cảm được và trông thấy” Tác giả Vũ Nho còn

phát hiện ra sức hấp dẫn trong thơ Khoa là “linh hồn của thơ tình cảm”, thơ

Trần Đăng Khoa gắn bó với bao thế hệ bạn đọc còn bởi chất liệu dân gian được sử dụng nhuần nhuyễn từ kết cấu, hình tượng đến ngôn từ, thể tài, giọng điệu…

2.2 Những công trình, bài viết có liên quan đến đề tài biển đảo của Trần Đăng Khoa

Tốt nghiệp phổ thông trung học, Trần Đăng Khoa không vào đại học ngay mà xung phong đi bộ đội ( 1975) Trần Đăng Khoa trở thành một chiến

sĩ - thi sĩ Tác phẩm của ông khai thác chân thực, sinh động hiện thực cuộc

sống, chiến đấu của người lính hải quân Tác phẩm tiêu biểu như: Bên cửa sổ

máy bay ( 1985), với tác phẩm này, Trần Đăng Khoa đã chính thức khép lại

những vần thơ của chú bé thần đồng ngày nào để trở thành một nhà thơ khoác

áo lính với những suy nghĩ sâu rộng hơn và nhiều sự trải nghiệm hơn Cũng trong khoảng thời gian này, Trần Đăng Khoa ấp ủ viết cuốn tiểu thuyết về

lính đảo Năm 1978 Trần Đăng Khoa hoàn thành, tác phẩm dày 300 trang nhưng không hài lòng vì "đọc lại thấy truyện thật mà hoá giả" nên không in

Nhiều năm sau, tác giả viết lại, tác phẩm còn khoảng 80 trang, một cuốn tiểu thuyết mini 15 chương( 2000)

Vì vậy các bài viết, công trình nghiên cứu về đề tài biển đảo của Trần

Đăng Khoa xoay quanh những sáng tác trên Tiêu biểu như:“Đọc tập thơ Bên

cửa sổ máy bay” in trong tạp chí Văn nghệ quân đội tháng 2/1987 của tác giả

Hồng Diệu, “ Tản mạn với Trần Đăng Khoa” in trên báo Văn hóa số 14 (22/8/1993) của nhà nghiên cứu Lý Hoài Thu, “Nói về thơ Trần Đăng Khoa”

in trên báo An ninh thế giới số 116 (11/3/1999) của nhà thơ Tố Hữu, Đảo

chìm:“thần bút”của người lính biển Trường Sa in trên báo Vietnamnet (

Trang 13

26/2/2009) của Nguyễn Lương Phán, Trần Đăng Khoa với Trường Sa thiêng

liêng in trên báo Tác phẩm mới (7/10/2013) của nhà thơ Bùi Hoàng Tám…

Bên cạnh đó có số lượng không nhỏ những nhận xét giá trị về đề tài

biển đảo của Trần Đăng Khoa như: “Hóm hỉnh và sắc sảo - có thể nói ngắn

gọn về văn xuôi của Trần Đăng Khoa như vậy” (Nhà văn Nguyễn Khắc

Trường); “Tất cả những truyện viết trong Đảo chìm, Khoa đã kể cho tôi

nghe không dưới 10 lần), nhưng đến khi đọc văn vẫn thấy có cái gì như mình mới khám phá, như mới bắt gặp, như mới đột nhiên ngỡ ngàng và cứ như

thần.” (Nhà văn Lê Lựu ); “ Trong “Đảo Chìm”, các câu chuyện cứ như đùa,

như chơi mà rơi nước mắt Tinh thần một dải đất, một doi cát, một tấc đất của

Tổ tiên được viết ra như khắc đá xuyên suốt tác phẩm.” (Nhà văn Nguyễn

Văn Thọ); “Chuyện nhặt ở Đảo Chìm” (theo cách nói của Trần Đăng Khoa)

là những chuyện mà người khác đã làm, đã viết nhưng trong “Đảo Chìm” nó vẫn hấp dẫn bởi chính phong cách của Trần Đăng Khoa Cách thể hiện tếu táo của một người hiểu biết, có Tài, có Tâm đã lôi cuốn độc giả Những chuyện ngỡ như vụn vặt, vô bổ, tầm phào, nhưng thực ra đều có chủ đích của tác giả, và bằng cảm xúc thực sự của một người lính, một người có tài văn chương đã biến “chuyện tầm phào” ấy thành những trang viết sinh động, hấp

dẫn, không dứt ra được ( Nhà văn Phạm Ngọc Tiến); “Anh đã chọn cách tiếp

cận với đời thực, với những tâm sự riêng tư trong sâu thẳm tâm hồn người lính Trường Sa, không cần phải súng đạn ì ùng nhưng thật thuyết phục và hấp dẫn Lối viết hoạt, tươi trẻ là một trong những nguyên nhân giúp Khoa

thành công” (Nhà phê bình Ngô Vĩnh Bình)…

Bên cạnh những bài viết rải rác của các tác giả trên các báo và tạp chí còn có những tác phẩm mang tính chuyên luận, nghiên cứu có đề cập đến đề tài biển đảo của Trần Đăng Khoa

Trong bài nghiên cứu Nhân vật trữ tình trong thơ Trần Đăng Khoa sau

Trang 14

thời niên thiếu in trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ (tháng 3/2009), tác giả

Lê Hồng My nhận thấy sự đổi thay của hoàn cảnh và cảm hứng sáng tác đã làm hiện diện rõ hai “ mô típ” nhân vật trữ tình mới trong thơ của Trần Đăng Khoa: Nhân vật trữ tình – người lính và nhân vật trữ tình suy tư, chiêm nghiệm những nỗi niềm nhân thế Cả hai dạng nhân vật trữ tình này đều có tiền đề từ trước nhưng đến chặng đường sáng tác sau mới hiện lên rõ nét

Qua tiểu luận: " Đảo Chìm - nghệ thuật tạo dựng không gian truyện " NXB Văn học 2014, tác giả Nguyễn Chu Nhạc đã khẳng định Đảo chìm là

một tác phẩm đặc sắc trong văn học hiện đại nước ta mà thành công về mặt nghệ thuật của nó, hơn cả, chính là nghệ thuật tạo dựng không gian truyện

Với luận văn thạc sỹ “Thế giới nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa”, Đại

học khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2006, tác giả Chu Thị Bích Thủy lại đi sâu nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa

từ thời thiếu nhi đến nay Tác giả đã khảo sát tác phẩm trên hai phương diện

là thế giới nghệ thuật thơ và phương thức thể hiện thơ, qua đó khẳng định những đóng góp của Trần Đăng Khoa đối với nên thơ Việt Nam hiện đại

Luận văn Thơ Việt Nam hiện đại viết về biển đảo, luận văn Thạc sĩ, Đại

học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2012, Bùi Thị Thu Huế đã có cái nhìn khái quát về biển đảo Việt Nam qua thơ của một số tác giả tiểu biểu như: Hữu Thỉnh, Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Hữu Quý, Lê Thị Mây…trong đó không thể không nhắc đến một gương mặt ưu tú có những đóng góp xuất sắc cho đề tài biển đảo là Trần Đăng Khoa

Tuy nhiên, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy phần lớn các luận văn, bài nghiên cứu khi tìm hiểu về sáng tác của Trần Đăng Khoa nghiêng về một Trần Đăng Khoa tuổi thơ Những bài viết phân tích vào cảm hứng và sự thức nhận về biển đảo - một bình diện mới của thơ văn Trần Đăng Khoa sau 1975 lại không nhiều, còn tản mạn, chưa thành hệ thống Điều này quả có phần

Trang 15

chưa xứng tầm với tài năng cũng như đóng góp của Trần Đăng Khoa

3 Mục đích nghiên cứu

Chúng tôi chọn đề tài “Cảm thức biển đảo trong sáng tác của Trần

Đăng Khoa” nhằm nghiên cứu một cách hệ thống sáng tác của Trần Đăng

Khoa trên cơ sở hòa trộn thể loại và dưới góc độ của một đề tài, từ đó khẳng định phong cách, cá tính và những đóng góp của Trần Đăng Khoa vào dòng văn học viết về biển đảo Việt Nam thế kỉ XX

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn thực thi những nhiệm vụ sau đây:

- Giới thuyết khái niệm cảm thức, cảm thức biển đảo trong sáng tác đương đại và hành trình sáng tác của Trần Đăng Khoa

- Tiếp cận đề tài biển đảo nhìn từ cảm hứng nghệ thuật và thế giới hình tượng trong sáng tác của Trần Đăng Khoa

- Hệ thống và khái quát một số phương diện nghệ thuật biểu hiện cảm thức biển đảo trong hai tác phẩm của Trần Đăng Khoa

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Cảm thức biển đảo trong sáng tác

của Trần Đăng Khoa

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các sáng tác của Trần Đăng Khoa sau

1975, cụ thể là:

Tập thơ Bên cửa sổ máy bay, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hội Nhà

văn Việt Nam, năm 1985

Tập truyện – kí Đảo chìm, Nhà xuất bản Lao Động, năm 2000

Ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo thêm một số sáng tác của các tác giả khác như : Xuân Diệu, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Trịnh Công Lộc…

Trang 16

6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp chính sau đây:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp loại hình

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp tiếp cận thi pháp học

- Phương pháp nghiên cứu tiểu sử( trường hợp tác giả)

7 Dự kiến đóng góp của luận văn

Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu sáng tác về biển đảo của Trần Đăng Khoa, luận văn khẳng định những đóng góp nổi bật của nhà thơ vào dòng chảy biển đảo trong đời sống văn học Việt Nam hiện đại và đương đại Với đề tài này, chúng tôi cũng hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những độc giả quan tâm, yêu thích sáng tác biển đảo của Trần Đăng Khoa nói riêng

và cho việc giảng dạy thơ Việt Nam hiện đại trong nhà trường nói chung

Trang 17

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ CẢM THỨC BIỂN ĐẢO VÀ

HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA

1.1 Khái niệm cảm thức và cảm thức biển đảo trong sáng tác đương đại

1.1.1 Khái niệm cảm thức

Theo Từ điển từ mới Tiếng Việt do tiến sĩ Chu Bích Thu chủ biên

(Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, năm 2002) đã giới thuyết

cảm thức như sau: “Cảm thức là điều, sự hiểu được, nhận biết được bằng

cảm quan, bằng cảm giác Cảm thức là quá trình tìm hiểu, nhận biết sự vật,

sự việc, hiện tượng bằng cảm tính” [62, 27]

Từ điển Tiếng Việt- Viện ngôn ngữ học đã viết: “cảm nhận là nhận

biết bằng cảm tính hoặc bằng giác quan”, còn: “cảm thức là nhận thức bằng cảm quan, nhận thức cảm giác” [42, 107] Như vậy, cảm thức là nhận thức ở

mức độ cao hơn so với cảm nhận Cảm thức là quá trình nhìn nhận, đánh giá

sự vật, sự việc hiện tượng trong tự nhiên hay những mối quan hệ xã hội, con người bị chi phối nhiều bởi yếu tố cảm tính chủ quan

Theo cách xác định trong tâm lí học, cảm thức “là một ý thức trực tiếp

và minh tàng về một nội dung tâm thần hiện có trong tâm trí mà không bao giờ được nghĩ tưởng đến hay biểu lộ qua các phản ứng cảm xúc hoặc các động tác vừa mới phát sinh, hoặc các ý hướng hay chiều hướng suy tưởng”

[30, 80] Sự biết của cảm giác theo cách hiểu trên nhấn mạnh đến tính chất

“trực tiếp và minh tàng”, đó như là biểu hiện của trực giác được soi chiếu một

cách đồng bộ cùng cảm giác và tri giác trong quá trình nhận thức Chính vì thế, cảm thức, không gì khác, tự bản thân, nó chính là một tổ hợp giữa cảm giác, tri giác và trực giác

Như vậy qua một số định nghĩa trên, có thể thấy điểm giống nhau trong định nghĩa về cảm thức đó là: cảm thức là cách con người nhận thức, đánh

Trang 18

giá, xem xét một vấn đề nào đấy trong cuộc sống bằng con mắt chủ quan, bằng cảm nhận của chính họ chứ không phải của một ai khác Cảm thức đóng vai trò là trung tâm của mọi sự thụ nạp những gì ngoại giới đang trong từng ngày tác động vào nội giới Đồng thời, nó phóng nạp ra ngoại giới những gì

mà chính cảm thức muốn thực hiện công cuộc khảo sát cho riêng mình, trên từng ý tưởng Cảm thức là nhận thức được cảm quan đem lại những gì có ý nghĩa cho chủ thể Hơn thế nữa, cảm thức luôn là nơi chứa đựng điều gì đó mang tính tường minh của tổng thể, trong hệ thống tâm lí mỗi cá nhân

Trong cuộc sống ta có thể bắt gặp: cảm thức thời gian, cảm thức thiên nhiên vũ trụ, cảm thức sắc màu…đó là những cảm nhận thực nhất của mỗi người về khách thể bằng cảm nhận chủ quan Thông qua sự tri nhận của mỗi tác giả, có thể thấy sự sinh động, cụ thể của thế giới tự nhiên, xã hội góp phần tạo nên tính phong phú, đa dạng, độc đáo của cuộc sống

1.1.2 Cảm thức biển đảo trong sáng tác đương đại

Có thể phác thảo dáng hình đất nước Việt Nam qua câu thơ của Thanh

Thảo: Tổ quốc kiên trì nhoài ra phía biển Đó không chỉ là hình hài Tổ quốc

mà còn là khí chất của con người Việt Nam Bao đời nay, biển đảo luôn là vẻ đẹp tráng lệ của mỗi miền quê, là địa danh ghi dấu những chiến công hiển hách của lịch sử chống ngoại xâm, là bản sắc văn hoá và là nguồn cảm hứng bất tận của văn học nghệ thuật Biển Việt là một không gian vô cùng rộng lớn, nơi hình thành các cơ tầng, trầm tích và nuôi dưỡng các nền văn hoá Việt cổ,

là “đường dẫn”, kênh giao tiếp cực lớn để nối liền với thế giới Nhưng đồng

thời, và quan trọng nhất, đó là phần lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc, khẳng định, khắc ghi chủ quyền dân tộc Đặc biệt là ở thời điểm hiện tại, khi tình

hình biển Đông đang “dậy sóng” và “nóng” lên từng ngày, thực thể Việt Nam một lần nữa lại cần phải được nhìn từ biển

Từ bao đời nay, biển đảo quê hương luôn là một phần máu thịt không

Trang 19

thể tách rời trong tim mỗi người dân đất Việt Đó chính là một món quà vô giá mà thiên nhiên ưu đãi, lịch sử hào hùng trao tặng chúng ta Chính trên vùng mênh mông đại dương bao la, nơi cột mốc chủ quyền sừng sững như

chứng nhân của lịch sử đầy “máu và hoa”, luôn có những con người vẫn

ngày đêm canh giữ cho quê hương giấc ngủ yên bình Chính tại nơi đầu sóng ngọn gió luôn có lá cờ Tổ quốc tung bay đó là nơi những trái tim đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ, của đông đảo các thế hệ Việt Nam hướng về với lòng thành kính, yêu thương và biết ơn vô hạn Vì một lý do rất đơn giản: Đây là quê hương chúng ta

Trong bức tranh toàn cảnh của văn học Việt Nam nói chung, chủ đề biển đảo làm nên một dòng chảy liên tục, xuyên suốt từ văn học dân gian sang văn học viết gồm nhiều thể loại như thơ, phú, kí, truyện ngắn, tiểu thuyết… Mỗi giai đoạn, mỗi thể loại sẽ có những kiểu sáng tác và hệ hình thi pháp riêng nhưng chung quy đều hướng tới việc khám phá đời sống con người cùng những đa dạng về sinh thái học: cảnh sắc thiên nhiên, chân dung tâm hồn, phong tục tập quán, nguyên tắc và văn hoá ứng xử trước biển… Biển đảo, do vậy, là một đề tài vừa mang tính duy mĩ, vừa có ý nghĩa nhân văn sâu

sắc Đây thực sự là một lưu vực lớn trong địa lí văn chương Việt

Cảm thức biển đảo vì thế được hiểu như là sự nhận thức về không gian sinh thái biển, đảo qua cảm nhận chủ quan, cảm tính của mỗi nhà văn, nhà thơ Có thể thấy rằng, mỗi tác giả dù đặt chân đến hay chỉ là xúc cảm mãnh liệt qua trang lịch sử, địa lí của dân tộc về biển đảo mà viết nên tác phẩm song đều viết bằng tất cả tình yêu chân thành và nồng nàn mãnh liệt Biển đảo là máu thịt của đất nước nên các nhà thơ viết về biển đảo cũng chính là viết

về Tổ quốc thân yêu Tình hình biển đảo hiện nay đang nóng bỏng từng giờ càng thôi thúc nhiều nhà thơ hướng trái tim của mình ra biển để sáng tác Với họ, viết về biển đảo chính là một cách để thể hiện tình yêu cháy bỏng

Trang 20

đối với đất nước Nhà văn Nguyễn Trí Huân cho rằng: “Việt Nam là một

dân tộc hướng ra biển Biển “nóng” lên thế nào, đất liền cũng sẽ “nóng” lên như vậy Trên biển không chỉ có sóng, có gió mà còn có cả con người - những con người hết sức đẹp đẽ Trong nhiều năm qua, đã có hàng trăm nhà văn, nhà thơ đến với Trường Sa, Hoàng Sa Nhưng không chỉ có Trường

Sa, Hoàng Sa, mà những hòn đảo khác nữa trong vùng biển thiêng liêng của

Tổ quốc sẽ mãi là đề tài lớn với thi ca, bởi đó là máu thịt, là hương hỏa từ ngàn đời của ông cha ta bao thế hệ” [7]

Thơ Việt viết về Tổ quốc đã trở thành một dòng chảy trong lịch sử dân tộc Trong khi nhiều cây bút thơ đương đại đang trên đường đua vào các miền riêng của cõi tâm tư để tạo nên những bức chân dung của riêng mình thì có không ít nhà thơ trải lòng mình trước những hi sinh vì Tổ quốc thiêng liêng, mang cảm thức chân thành bằng nhiều hình tượng thơ sống động Biển Đông chưa bao giờ lặng sóng, đất liền chưa khi nào thật bình yên, nên mỗi hồn thơ thao thức khôn nguôi Dường như mỗi nhà thơ có một mảnh đất riêng để gieo trồng cảm xúc

1.1.2.1 Thơ viết về biển đảo từ 1945-1975

Văn học giai đoạn 1945 - 1975 là nền văn học vận động và phát triển dười sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, có sự thống nhất về khuynh hướng tư tưởng Văn học giai đoạn này hướng đến việc phản ánh hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc với các vấn đề lớn của thời đại Tuy vậy, khảo sát đội ngũ các nhà thơ chúng ta thấy có không ít những tác giả viết về biển đảo Thậm chí ngay trong một số tập thơ viết về đề tài chiến tranh thì vẫn có những bài thơ viết với cảm hứng biển đảo Từ các nhà thơ của thế hệ Thơ mới như: Xuân Diệu, Huy Cận đến những nhà thơ thời chống Mĩ như: Xuân Quỳnh, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Tế Hanh, Giang Nam, Tô Nhuần, Phan Ngọc Thường Đoan, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Phan Thị Thanh Nhàn, Vũ

Trang 21

Quần Phương, Nguyễn Khoa Điềm, Hoàng Trung Thông, … đã để lại một khối lượng sáng tác đồ sộ gồm các trường ca, các tập thơ và bài thơ viết về biển đảo với cái nhìn từ nhiều chiều kích khác nhau

Xuân Diệu - “nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời” tìm đến

với biển như một tất yếu để thể hiện tình yêu Bản thân Xuân Diệu lại được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quy Nhơn đầy sóng và gió nên biển với ông như một phần hồn không thể thiếu Một minh chứng cho điều đó là bài

thơ Biển Ở bài Biển, nhà thơ Xuân Diệu đã thực sự thăng hoa khi ngợi ca biển

Việt Nam trong vẻ đẹp lung linh huyền ảo Biển và bờ như một cặp tình nhân

đắm say trong tình yêu đầu đời: “Anh không xứng là biển xanh/ Nhưng anh

muốn em là bờ cát trắng/ Bờ cát dài phẳng lặng/ Soi ánh nắng pha lê/ Bờ đẹp

đẽ cát vàng/ Thoai thoải hàng thông đứng/ Như lặng lẽ mơ màng/ Suốt ngàn năm bên sóng ”

Những vần thơ trên đã mang đến cho người đọc, nhất là thế hệ trẻ một tình yêu nồng nàn, đằm thắm đối với biển đảo quê hương Biển và bờ như hình với bóng, luôn gắn quyện vào như cặp tình nhân Hình thức nhân hóa biển và

bờ một cách tài tình của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu thực sự đã đem đến cho

bài thơ một sức sống mới, sức sống của tuổi thanh xuân Biển được viết sau

Cách mạng tháng Tám (1962),trên bãi biển Sầm Sơn Nhưng như chính nhà

thơ tâm sự, nguồn thi hứng của ông lại được gợi lên từ biển Quy Nhơn cát vàng nước biếc dạt dào, tiếng thầm thì của phi lao như lời tâm sự của những

tình nhân Biển là bài thơ tình yêu nhưng vượt ra khỏi phạm vi của tâm tình

lứa đôi bởi bài thơ còn nóng hổi những cảm xúc bồi hồi của đứa con miền Nam trong những ngày phải xa cách quê hương khi đất nước cắt chia làm hai nửa Biển cũng là tình yêu vọng về mảnh đất Bình Định thân thương, nơi đã

nuôi dưỡng hồn thơ Xuân Diệu Vì vậy có thể thấy qua Biển - tình yêu lứa đôi

đã quyện hòa cùng tình yêu quê hương :“Anh không xứng là biển xanh/

Trang 22

Nhưng cũng xin làm bể biếc/ Để hát mãi bên gành/ Một tình chung không hết” (Biển)

Nếu Xuân Diệu - nhà thơ của tình yêu tìm đến biển để giãi bày những cảm xúc yêu thương nồng cháy, mãnh liệt thì Huy Cận - nhà thơ của không

gian lại tìm đến với biển như một lẽ đương nhiên Ông từng thú nhận “Lòng

ta mê biển tự sơ sinh”, nên suốt hơn nửa thế kỷ đời và thơ, nhà thơ đã luôn

vui buồn cùng biển Ông viết nhiều về biển với cảm thức không gian vũ trụ

Tập Ta viết bài thơ gọi biển về của nhà thơ gồm 45 bài lấy cảm hứng về biển

đảo Có lẽ, chỉ đến với không gian bao la ấy nhà thơ mới khám phá hết được những chiều kích của vũ trụ và thể hiện nỗi lòng của một tâm hồn gắn bó với non sông, đất nước Với Huy Cận, biển không chỉ có sóng, nước, mây trời, nắng gió, trăng sao, những ngọn đèn biển … mà còn là những bến bờ, xóm thôn, đảo vịnh, thuyền bè và những con người kiên cường, thủy chung … Đó

là một biển đảo từ buổi hồng hoang với sự tích dưa Mai An Tiêm : “Đất buổi

hồng hoang cát bụi bay/ Cát chưa yên định, đất chưa dày/ Đất vừa mới nhú

từ lòng biển/ Cát chửa làm quen những bóng cây”(Dưa An Tiêm); là một

không gian gần gũi gắn với mưu sinh của dân vạn chài:“Mặt trời xuống biển

như hòn lửa/ Sóng đã cài then, đêm sập cửa/ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/ Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.(Đoàn thuyền đánh cá) Với tình yêu và

niềm tự hào, Huy Cận còn thấy một biển quê hương Việt Nam tươi đẹp, giàu

có: “Ôi biển đẹp, biển giàu/ Lưng ta dựa vào biển/ Tay khoan vào biển sâu/ Ôi

biển mát lại cho ta nồng ấm”.(Biển giàu, biển đẹp)

Viết về đề tài biển đảo ở thời kỳ này không thể không kể đến tên tuổi Xuân Quỳnh - nữ sĩ của tình yêu và hạnh phúc đời thường Với 10 tập thơ để lại, Xuân Quỳnh có không ít những bài thơ lấy hình ảnh con thuyền xuôi ngược, biển cả bao la và những con sóng cuộn trào làm nguồn cảm hứng Những hình tượng ấy trở đi trở lại như một phương thức trữ tình độc đáo để

Trang 23

bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhà thơ Bởi Xuân Quỳnh vốn là người có một tâm hồn nhạy cảm và khát vọng luôn dâng trào mãnh liệt với tình yêu hạnh phúc của một con tim cuồng nhiệt đam mê để sống và để yêu Chị từng nổi

tiếng với những bài thơ tình được đông đảo độc giả yêu thích như: Sóng,

Thuyền và biển, Nhà nghiên cứu Lưu Khánh Thơ từng nhận xét: “Sóng

và Thuyền và biển là hai bài thơ tình vào loại hay nhất của Xuân Quỳnh

nói riêng và của thơ hiện đại Việt Nam nói chung Nó có mặt trong hầu hết gia tài của những đôi lứa yêu nhau” Chúng ta chắc không thể nào quên những

câu thơ cồn cào nỗi nhớ, khắc khoải đến đam mê: “Con sóng dưới lòng sâu/

Con sóng trên mặt nước/ Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được/ Lòng em nghĩ đến anh/ Cả trong mơ còn thức” (Sóng) Hay “Những ngày không gặp nhau/ Biển bạc đầu thương nhớ/ Những ngày không gặp nhau/ Lòng thuyền đau - rạn vỡ/ Nếu từ giã thuyền rồi/ Biển chỉ còn sóng gió/ Nếu phải cách xa anh/ Em chỉ còn bão tố” ( Thuyền và biển )

Tuy nhiên Sóng không chỉ là lời tự hát tình yêu mà cao hơn thế, giữa những năm bão lửa chiến tranh Sóng là khúc ca hòa nhập giữa cá nhân vào

cộng đồng, giữa tình yêu bé nhỏ vào tình yêu bao dung rộng lớn của biển đời,

biển người:“Làm sao được tan ra/ Thành trăm con sóng nhỏ/ Giữa biển lớn

tình yêu/ Để ngàn năm còn vỗ”.( Thuyền và biển )

Giai đoạn 1945 - 1975 còn ghi dấu nhiều bài thơ của các nhà thơ khác

viết về biển đảo như: Gửi từ đảo nhỏ, Tôi đi Bào Ngư của Hữu Thỉnh, Bến

cá - Thanh Thảo, Huyện đảo quê hương - Giang Nam, Nói với con chim biển - Tô Nhuần, Ở biển - Phan Ngọc Thường Đoan, Biển đêm, Biển lặng, Biển một ngày, Em lại ra với biển - Nguyễn Thị Hồng Ngát, Núi, Biển, Em

và Anh - Phan Thị Thanh Nhàn, Trước biển - Vũ Quần Phương, Tháng tư, Trường Sa - Nguyễn Khoa Điềm, Những cánh buồm - Hoàng Trung Thông, Quê hương - Tế Hanh,…

Trang 24

Như vậy, nhìn lại những sáng tác thơ viết về biển đảo trong văn học từ

1945 đến 1975 ta thấy chủ yếu các tác phẩm gắn liền với cảm hứng tình yêu Ngoài cảm hứng về tình yêu, các nhà thơ chủ yếu ca ngợi sự giàu đẹp của biển Những vấn đề thời sự về biển chưa xuất hiện trong thơ

1.1.2.2 Thơ văn viết về biển đảo từ sau năm 1975 đến nay

Đại thắng mùa xuân 1975 đã kết thúc thắng lợi, đặt một dấu mốc vĩ đại

và mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc - đất nước thống nhất, non sông thu về một mối Đồng thời điều kiện lịch sử ấy cũng đưa tới một chặng đường mới của nền văn học Việt Nam Đề tài biển đảo Tổ quốc trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi ca Hàng loạt nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ như: Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Thanh Thảo, Nguyễn Khoa Điềm, Xuân Quỳnh, Trần Đăng Khoa, … đến các nhà thơ hậu chiến như: Nguyễn Hữu Quý, Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Trọng Văn, Nguyễn Phan Quế Mai… đều có những vần thơ hay về biển đảo

Nếu ở thời kỳ 1954-1964 chỉ có những bài thơ lẻ, thì đến thời kỳ sau

1975 đã xuất hiện thêm nhiều trường ca, một thể loại anh hùng ca miêu tả cuộc sống và những người anh hùng trong chiến đấu Tiêu biểu cho thể loại

này có: Những người đi tới biển (1977) của Thanh Thảo, Trường ca

Biển (1994) của Hữu Thỉnh, Hạ thủy những giấc mơ ( 2013) của Nguyễn Hữu

Quý Những bài thơ tiêu biểu giai đoạn này như: Thơ viết ở biển của Hữu Thỉnh, Tháng tư, Trường Sa của Nguyễn Khoa Điềm, Thơ tình người lính

biển của Trần Đăng Khoa, Tổ quốc nhìn từ biển của Nguyễn Việt Chiến, …

trong đó nhiều bài đã được phổ nhạc

Nhà thơ Hữu Thỉnh vốn là anh lính xe tăng vừa thoát ra khỏi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của toàn dân tộc, rất nhạy cảm và giàu suy tư Biển đảo đã trở thành nguồn cảm hứng vĩ đại đã nuôi dưỡng hồn thơ

ông Với các bài thơ Gửi từ đảo nhỏ, Tôi đi Bào Ngư, Thơ viết ở biển và

Trang 25

Chương 5 Trường ca Đường tới thành phố, đặc biệt là Trường ca Biển

hình tượng biển đảo gắn với người lính xuất hiện dày đặc Sau Đường tới

thành phố, Hữu Thỉnh viết ngay Trường ca Biển, xong lần thứ nhất từ năm

1981 và hơn mười năm sau, anh mới sửa chữa lại, rồi xuất bản năm 1994

Với cảm nhận của Hữu Thỉnh, Tổ quốc chưa thể hoàn toàn được độc lập nếu như vùng biển đảo chưa hoàn toàn thuộc về chúng ta Cách nhìn của Hữu Thỉnh về biển đảo có phần nhạy cảm và mang tính dự báo hơn các nhà thơ khác có lẽ vì ông là một trong số những nhà thơ Việt Nam đã vượt sóng nước trùng khơi để ra Trường Sa, ăn ngủ cùng những người lính hải quân ngay sau khi đất nước vừa giải phóng Sự khốc liệt nơi rẻo đất mịt mùng trời nước ấy đã hiện lên trong thơ ông với đầy đủ dáng vẻ của một con tàu luôn luôn phải đối mặt với sóng dữ, vừa là sóng của biển khơi nhưng

cũng là bão tố từ những dã tâm luôn chực chờ thôn tính - “Đảo có lính, cát

non thành Tổ quốc” Vì thế, hình ảnh đảo Trường Sa thân yêu của Tổ quốc

được nhà thơ khắc họa sừng sững giữa biển cả mênh mông đang chống chọi với bão tố Những người lính nơi biển đảo xa kia đang từng ngày từng giờ vượt qua bao khó khăn, gian khổ để gìn giữ từng tấc đất, từng hòn đảo thân thương Trong hoàn cảnh mới của đất nước thì trách nhiệm của những người lính đảo càng nặng nề hơn bao giờ hết Nếu trong chiến tranh giữ gìn bảo vệ biển đảo chính là đấu tranh để bảo vệ đất nước thì thời bình không gian biển chính là không gian tượng trưng ước lệ Đó không chỉ là bối cảnh nơi người lính đang sống, chiến đấu bảo vệ chủ quyền của đất nước mà đó còn

là những đòi hỏi của lịch sử dân tộc vẻ vang trước đây với nhiệm vụ của

đất nước trong thời đại mới Đối thoại biển chính là cuộc đối thoại giữa lịch

sử với dân tộc, đất nước, con người về con đường đi lên của dân tộc trong hiện tại và tương lai Con người ta không thể sống mãi với kinh nghiệm cũ với hào quang quá khứ và với một dân tộc cũng vậy Người lính nơi biển

Trang 26

khơi đã tự rút ra những triết lý thật sâu sắc khi Đối thoại với biển:

(Trường ca Biển) Biển với Hữu Thỉnh còn gắn liền với không gian đời tư, không gian cho tình yêu lứa đôi Cái tôi của tác giả từ đó được bộc lộ Nhà thơ tìm ra biển bao

la - không gian vốn gợi biết bao xúc cảm của con người từ ngàn xưa Đứng trước biển bao điều khó thổ lộ được giãi bày, biển và tình yêu trở nên đồng điệu Biển là không gian đầy lãng mạn và cũng là nhân chứng cho tình yêu

của những người lính biển: “Anh phải nói vòng vo anh yêu biển/ Anh yêu trời

để thú nhận yêu em”(Tạm biệt Sầm Sơn)

Cùng viết về biển, nhưng Nguyễn Hữu Quý lại chọn điểm tựa và cách

đi từ làng, chứ không bắt đầu từ biển Đây là một sự tìm kiếm nhọc nhằn trong tư duy tạo tứ, lập sàn, dựng rường cột cho một trường ca của nhà thơ Có lẽ Nguyễn Hữu Quý là người đầu tiên chọn cách tiếp cận này Bởi

tổ tiên ta đều sinh ra từ làng và mọi làng quê Việt thì đều quay mặt hướng

ra biển Đông Do vậy, dù lớn hay bé, ngày hay đêm, biển lặng yên hay bão

tố đều dội đến, dội về và dội vào tận trong thẳm sâu làng Biển Đông vừa

là một cái “làng - nước” khổng lồ nơi trùng khơi ngàn năm sóng vỗ, vừa là

một cái hàn thử biểu đối với làng Việt Biển động, làng cũng sẽ không yên Chớp mãi tận trùng khơi cũng sẽ làm làng nổi sóng, cánh đồng mùa vụ của làng cũng khê ướt bởi gió Đông Và giữ biển tức là giữ làng

Trang 27

Tập trường ca Hạ thủy những giấc mơ gồm 9 khúc, với 1247 dòng,

tướng ứng với khoảng hơn 1000 câu thơ, được viết theo thể tự do, dễ đọc và

dễ cảm nhận Điều thú vị là biển đảo hiện lên qua thơ Nguyễn Hữu Quý không hề xa lạ, cũng không phải là một cái gì đó quá trừu tượng Trái lại, người đọc thấy biển thật gần gũi, thân thương như bao làng quê chúng ta Nơi

ấy có tiếng “ru hời”, có “cơm nong cà vại”, “chiếc kiềng ba chân”, “ăn củi

ăn rạ” Biển hiện lên rõ nét và bao quát hơn nhờ vào độ nén đến mức căng

cứng xúc cảm nghệ thuật mà nhà thơ đã truyền cho người đọc

Có thể nói, biển và đảo trong tập trường ca của Nguyễn Hữu Quý được hình dung từ làng và qua làng với những điều đơn sơ, giản dị nhất Điều mà nhà thơ muốn nói qua trường ca này là sau những cuộc binh đao, đất nước thanh bình, chúng ta lại mơ giấc mơ trở về nguồn cội như những chiến hạm, những con tàu sau mỗi lần vượt trùng khơi qua nơi sóng giữ, cập

bến bình yên: “Hạ thủy giấc mơ xanh/ Chia tay những nàng tiên cá/ Con tàu

bay về miền rơm rạ/ Đậu xuống ao làng/ Bóng mẹ áo xanh, bóng em áo trắng/ Biển của tôi/ Xanh - trắng mơ màng …”(Hạ thủy những giấc mơ)

Viết về biển đảo hôm nay, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã dành những

trang thơ tâm huyết đầy xúc động Ông đã từng tâm sự: “Đất nước của chúng

ta liên miên trận mạc suốt bao đời, những nỗi đau thương chiến tranh còn ghi dấu nơi rừng sâu, biển thẳm Và qua bao thế kỷ, hàng triệu người con

ưu tú của dân tộc chúng ta đã dâng hiến tuổi thanh xuân của mình, đã vĩnh viễn nằm dưới cỏ để gìn giữ non sông này, để mang lại tự do và hạnh phúc cho thế hệ mai sau… Chỉ cần một buổi sáng nghe lãnh đạo hải quân thuyết trình về những hiểm họa đang rình rập đất nước, tôi đã thấy mình như lên cơn sốt, muốn viết ngay một khúc tráng ca về những người con của Tổ quốc đã hy sinh ở Hoàng Sa và Trường Sa” [12] Và nhà thơ đã

hoàn thành bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển trong một ngày Sở dĩ Nguyễn Việt

Trang 28

Chiến viết bài thơ chỉ trong có một ngày là bởi theo tác giả thì: “Đối với

người cầm bút hôm nay, vượt lên trên tất cả vấn đề thời sự nhạy cảm ấy là tình yêu tổ quốc Tình yêu đó được nuôi dưỡng trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam qua nhiều thăng trầm, và hình như lại đang được khơi dậy trong những năm tháng này Chính tình yêu đó đã thôi thúc tôi viết bài thơ Tổ quốc

nhìn từ biển ngay trong ngày đầu dự trại sáng tác văn học Hạ Long” [12]

Bài thơ đã chọn điểm nhìn “từ biển” để đưa ra những giả định:

“Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo”;

“Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích”;

Ở mỗi chiều kích khác nhau, nhà thơ lại gợi mở cho người đọc nhiều suy ngẫm về vấn đề chủ quyền của đất nước, về vai trò quan trọng của biển đảo đối với một quốc gia và trách nhiệm của một người công dân trong việc giữ gìn đất đai của Tổ quốc

Sau thành công của bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển, Nguyễn Việt Chiến

bắt tay vào viết trường ca cùng tên với cái nhìn ở các chiều kích sâu rộng, bao quát hơn về đời sống của con người và biển cả Qua trường ca này, ông đã dựng lại cái không khí tráng ca của một thời trận mạc mà dân tộc Việt Nam

đã trải qua hai cuộc chiến tranh dựng nước và giữ nước đồng thời dựng lại một phần không khí sử thi, tinh thần quật khởi của cha ông trong suốt hai ngàn năm giữ nước Tên gọi của tập trường ca này đã gợi lên tâm thế của những người Việt Nam yêu nước hôm nay đang đối mặt với muôn vàn gian

lao, khó khăn để trụ vững nơi đầu sóng ngọn gió bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng

Trang 29

Tập trường ca viết về đề tài biển đảo Tổ quốc, chiến tranh cách mạng và

người lính với hơn 1000 câu thơ gồm 10 chương: Tổ quốc ở Trường Sa, Đất

mẹ, Ký ức biển, Tổ quốc nhìn từ biển, Cỏ và thuốc súng, Thưa mẹ! con sẽ

về, Từ sông Hồng, Đến Thăng Long, Mẹ - Tổ quốc, Ta là con của Việt

Nam Là tập trường ca mang tính sử thi đậm chất tráng ca với các thể thơ từ

tự do đến tám chữ, từ lục bát đến năm chữ… với nhiều thể nghiệm thơ, Nguyễn Việt Chiến được đánh giá là người luôn có những nỗ lực tìm tòi

những cách tân trong thơ Cái mới của trường ca Tổ quốc nhìn từ biển thể

hiện ở chính cách nhìn mới thông qua những hình tượng sâu sắc, những suy tưởng khái quát về lịch sử của tác giả và nỗi đau biển đảo đó đã làm thao thức, trằn trọc tâm hồn những người Việt Nam yêu nước hôm nay Toàn bộ trường ca mang một tinh thần mới, một tâm thế mới … nên đã nhận được sự cộng hưởng tri âm của hàng triệu người đọc trong và ngoài nước

“Mộ gió” là bài thơ trong tập thơ cùng tên ra đời vào ngày 22/8/2011

của tác giả Trịnh Công Lộc- từng đoạt giải nhì về đề tài biển đảo năm 2012,

vào thời điểm Biển Đông đang có những đợt “sóng ngầm” đã đem đến cho

bạn đọc một hiện thực hi sinh vì Tổ quốc của cha ông trên biển đảo trong quá khứ đang vọng về hiện tại Từ một tập quán trong đời sống tâm linh của người dân vùng biển, để tưởng niệm những người đã mất trên biển cả không tìm thấy di hài, người ta đắp ngôi mộ trên đảo hoặc đất liền không chứa hài cốt làm tượng trưng, lấy đó làm nơi chiêu hồn, tưởng niệm người đã khuất, trở thành một biểu tượng văn hóa tín ngưỡng của người xưa Đến thời Nguyễn,

mộ gió trở thành nơi chiêu hồn các chiến binh đi canh giữ biển đảo hi sinh Qua một hiện thực xưa đến giai đoạn sau này vùng biển nước ta lại đang chứa

nhiều mối hiểm nguy “cướp biển” từ bên ngoài “Mộ gió” trong cái nhìn của

một hồn thơ, bỗng trở thành một hình tượng nghệ thuật độc đáo gây cảm thức

và âm vang sâu thẳm lòng người về sự hi sinh của những chiến sĩ hành trình

Trang 30

trên biển đảo: "Mộ gió đây/ mỗi phút giây biển lặng/ Gió là tay ôm ấp bên bờ

xa/ Chạm vào gió như chạm vào da thịt/ Chạm vào/ nhói buốt/ Hoàng Sa

Trở lại trong tâm thức những trận chiến trên quần đảo Hoàng Sa,

Trường Sa và những con tàu không số, rồi những cuộc đấu tranh với lũ “giặc

biển” xâm phạm thềm lục địa nước nhà mới thấy được cái giá lớn lao của nền

độc lập tự do và sự hi sinh cao cả của những người lính nơi đại dương mênh

mông vời vợi: Mộ gió đấy,/ cứ từng hàng từng lớp/ Vẫn hùng binh giữa biển

đảo xa khơi/ Là mộ gió, gió thổi hoài thổi mãi/ Thổi bùng lên,/ những ngọn sóng ngang trời

Lê Thị Mây - người con của vùng biển đã để lại một trường ca giá trị

về biển đảo Bà đã suốt 40 năm liền đi trong giấc mơ dài về biển bởi: “Biển

cho tôi cảm xúc! Một cảm xúc dạt dào như những con sóng đánh vào tâm hồn của những người cầm bút…” [29] Sinh ra và lớn lên ở biển, nghẹn ngào

chứng kiến bao nỗi thăng trầm nơi vùng biển quê mình đổi thay, nhà thơ lại quyết định chôn sâu vào đáy lòng mình những xúc cảm, để ấp ủ, để tự mình mang nặng đẻ đau một đứa con tinh thần Đứa con ấy được ra đời sau

40 năm thai nghén và đắp bồi nên hình hài, da thịt Đó là trường ca Người

sau chân sóng từng đạt giải nhất cuộc thi thơ Đây biển Việt Nam

Nhà thơ từng tâm sự rằng: “Trong 1000 giấc mơ của tôi, có đến 80%

liên quan đến biển” [29] Cho nên khi nhắc đến biển, bao ký ức lại sống dậy

Nhà thơ nhớ về những ngày thơ ấu khi nghịch ngợm và vui đùa bên dòng sông Nhật Lệ êm đềm, nhớ những ngày đạn bom, khói lửa, đã để lại dấu ấn không chỉ trong tâm trí mà còn trên cả thịt da

Biển trong ký ức của Lê Thị Mây còn là hình ảnh người cha dân chài của mình Đó là người cha trong những tháng ngày êm đẹp bên làng đánh cá nhỏ, bên những kỉ niệm tuổi thơ của một đứa bé làng chài với những trò chơi

đặc biệt và đời sống vất vả của những người dân chài: “Một năm trai biển

Trang 31

sống ở đất liền chỉ vài đêm Một năm các ngư ông lùa sóng cả những khi biển động Người vào bờ trước những cơn bão chỉ vài ba sải nước Bão đi xa Người cũng đang ở ngoài biển thẳm Ngực ngư ông chứa chất hồn vía bóng dáng các thần linh Vì giữ sự yêu bờ giữ biển ngư ông ban cầu hạnh phúc cho đàn bà con gái Thuyền về cửa sông no gió, cá đầy khoang … ” [33, 77]

Trường ca Người sau chân sóng nổi bật lên một đời sống biển đậm đặc

chất liệu, với cả môi trường biển, tính cách biển và tâm lý biển Đến bây giờ

khi được hỏi đã khép lại tác phẩm đó chưa, Lê Thị Mây vẫn lắc đầu: “Chưa,

với tôi nó vẫn chưa thể khép lại, đứa con ấy vẫn cần một thứ như một giọt nước cuối cùng Và giọt nước ấy là thế nào hiện nay tôi vẫn chưa thể xác định, chỉ biết rằng nó vẫn đang còn sống trong tôi như chính đứa con của tôi khi được chào đời vẫn sống giữa cuộc sống hiện tại…” [29]

Giai đoạn sau 1975 còn ghi dấu nhiều bài thơ của các nhà thơ khác viết

về biển đảo như: Tổ quốc - đường chân trời của Nguyễn Trọng Văn; Tổ

quốc ba nghìn cây số biển của nhà thơ Nguyễn Ngọc Phú,…

Như vậy, từ sau năm 1975 nhất là những năm gần đây, vấn đề biển đảo

có nhiều biến động liên quan trực tiếp đến chủ quyền quốc gia dân tộc nên các nhà thơ đã trực tiếp phản ánh điều đó trong thơ Có tiếng thơ thể hiện niềm tự hào về chủ quyền biển đảo từ quá khứ đến hiện tại, tự hào về vẻ đẹp nên thơ của bao bãi biển, hòn đảo thân yêu, lại có những tiếng thơ thể hiện những buốt nhức vì những tai họa đang rình rập… Thơ viết về biển đảo đã góp một tiếng nói thời sự mạnh mẽ cổ vũ, khích lệ lòng yêu nước của tất cả mọi người dân đất Việt

1.2 Hành trình sáng tác của Trần Đăng Khoa

1.2.1 Từ “góc sân và khoảng trời”

Trần Đăng Khoa sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958 ở làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương Trần Đăng Khoa từng được coi

Trang 32

là thần đồng thơ Việt Nam Bài thơ đầu tiên của Trần Đăng Khoa được in trên báo Văn nghệ năm 1966 khi đó nhà thơ vừa 8 tuổi, đang học kỳ hai lớp Một

trường làng Năm 1968, khi mới 10 tuổi xuất bản tập thơ đầu tiên của ông Từ

góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời) được Nhà Xuất

bản Kim Đồng xuất bản Tác phẩm nổi tiếng nhất là bài thơ “Hạt gạo làng

ta”, sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ

Trần Viết Bính (Đồng Nai) phổ nhạc năm 1971

Lúc bấy giờ chiến tranh ác liệt, bom đạn mù mịt và những bài thơ thuở thơ ấu của Trần Đăng Khoa từ một làng quê bé nhỏ hẻo lánh đã được bạn đọc

cả nước đón nhận nồng nhiệt và được dịch ra hơn 40 thứ tiếng trên thế giới,

đầu tiên là nước Pháp, với chùm thơ in trên báo “Nhân đạo” năm 1968, do nhà thơ nhà báo Mađơlen Riphô dịch, giới thiệu và sau đó là tập thơ “Tiếng

hát kế tục”, mà Trần Đăng Khoa có tới 35 bài Cũng năm đó, hãng Truyền

hình Pháp đã làm một cuốn phim tài liệu dài 30 phút mang tên “Thế giới nhỏ

của Khoa” (Le petit monde de Khoa) do đạo diễn Gerard Guillaume trực tiếp

viết kịch bản và lời bình Bộ phim này đã được phát trên các kênh truyền hình Pháp và Châu Âu theo lời giới thiệu của nhà thơ Xuân Diệu, vào thời điểm giao thừa ngày 1-1-1969 Cuốn phim tài liệu này 40 năm sau mới xuất hiện trên kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam VOV và thành một hiện tượng

có sức ám ảnh rất mạnh đối với khán giả, đặc biệt là những người dân quê

ở Nam Sách, Hải Dương Nhiều người xem đã khóc vì bất ngờ gặp lại người thân của mình Hầu hết các nhân vật của phim đã chết Trong đó, có nhiều liệt

sĩ mà bây giờ vẫn chưa tìm được hài cốt Bộ phim đã hóa thành một viện bảo tàng, lưu giữ những vẻ đẹp sống động của con người và cảnh sắc một làng quê Bắc bộ, mà giờ đây không còn nữa

Có thể thấy, thơ Trần Đăng Khoa cất lên kịp thời đúng vào lúc khi mà đất nước đang chiến tranh, dân tộc cần những người con ra trận bảo vệ Tổ

Trang 33

quốc Thơ của một cậu bé nom vẻ ngoài sền sệt quê mùa, lại hồn hậu mà tinh anh, chất chứa bao hình ảnh, âm thanh, sắc màu, mùi vị đồng quê, xưa nay vốn đã quá thân thương quen thuộc với người Việt Từ những bài thơ trong veo ấy, vô tình đã nuôi nấng, làm giàu thêm tình yêu quê hương và tăng thêm sức mạnh, lòng dũng cảm cho mỗi người ra trận Thơ Trần Đăng Khoa tác động rất mạnh đến nhiều tầng lớp, lứa tuổi, đặc biệt đối với thanh thiếu niên, sinh viên, cả đội ngũ những người lính từ thời chống Pháp cũng ngơ ngẩn trước thơ cậu Và, chính từ những áng thơ dân dã đồng mùa của cậu Khoa ngày ấy, người ta thêm yêu làng quê Bởi tình yêu đất nước, quê hương của con người, sắc tộc nào chẳng vậy, vốn xuất phát từ những điều bình dị thân quen nhất Nó là đất đai, là cây cỏ, là làn sương, tia nắng, cơn mưa, cua cáy, hay con sông, bóng cau, con đò gắn bó với tuổi thơ của mỗi người Tình yêu,

là cái gốc bền vững nhất, vươn nhành toả bóng tạo ra sức mạnh mỗi dân tộc Chính sức mạnh ấy tiềm ẩn ở vùng thẳm sâu nhất trong tâm hồn con người, trong từng cá thể, khi được vun bén khơi dậy, đã tạo ra sức mạnh và tầm vóc lớn lao của cả dân tộc, làm nên nhiều điều kì diệu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy gian khó và tiến tới cuộc đại thắng 1975, gom non sông về một mối, đất nước hòa bình và độc lập

Trở lại tập thơ Góc sân và Khoảng trời, chúng ta sẽ thấy hiện lên cả

một thế giới con người và sự vật mà trong đó con người nào cũng đều để lại một dấu ấn tốt đẹp trong con mắt của thi sĩ tí hon Trần Đăng Khoa; còn sự vật thì hầu như tất cả đều đã được nhân cách hóa, trở thành những bạn bè thân thiết và điều đặc biệt là tất cả đều nằm trong tầm nhìn của tác giả, tầm nhìn của đôi mắt trẻ thơ Tuy nhiên, trong số các đối tượng ấy để lại ấn tượng sâu đậm và trở thành một mạch nguồn trong sáng tác của Trần Đăng Khoa nhất là khi trưởng thành là hình ảnh những anh bộ đội cụ Hồ cầm chắc cây súng bảo

vệ biên cương bờ cõi tổ quốc

Trang 34

Lúc 8 tuổi, bắt đầu làm thơ là lúc Trần Đăng Khoa lớn lên trong cuộc chống Mỹ của dân tộc Điều đầu tiên nhà thơ nhí nhìn thấy trên nền trời xanh cùng với cánh cò trắng là lưới đạn phòng không của các chú bộ đội:

Thấy đạn các chú giăng dày Máy bay giặc Mỹ lăn quay thêm nhiều

(Góc sân và khoảng trời) Và:

Đêm về đạn chú bắn lên

Đỏ như hoa lựu trên nền trời xanh

(Hoa lựu) Đây là hai hình ảnh ngộ nghĩnh, nhưng thật đẹp và chỉ có từ đôi mắt trẻ thơ rất yêu các chú bộ đội mới có được

Chính tình yêu đẹp đẽ ấy cộng với hình ảnh những anh bộ đội thực rất

đáng yêu đã cho em bài thơ "Gửi theo các chú bộ đội" nổi tiếng - một trong

những bài thơ hay nhất viết về anh bộ đội Cụ Hồ:

Cháu nghe chú đánh những đâu Những tàu chiến cháy, những tàu bay rơi

Đến đây chỉ thấy chú cười Chú đi gánh nước, chú ngồi đánh bi

Vẻ đẹp của người chiến sĩ được khắc họa không phải ở chiến công anh hùng mà ở tâm hồn, cử chỉ giản dị hồn nhiên và giàu yêu thương – cội nguồn của những hành động anh hùng

Có một bài thơ của Trần Đăng Khoa, nếu đọc qua thì chỉ thấy là một bài thơ miêu tả của trẻ em: tả cảnh, tả cây… dù rằng miêu tả rất tài tình Đó là

bài Cây dừa Tất nhiên, Trần Đăng Khoa không miêu tả chỉ để miêu tả, mà

cây dừa đã được nhân cách hóa với nhiều tính cách của con người Câu kết của bài thơ làm người đọc liên tưởng ngay đến người chiến sĩ:

Trang 35

Đứng canh trời đất bao la

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi

Đó là tư thế điềm tĩnh và tự tin của người chiến sĩ trong khi làm nhiệm

vụ Cũng là tư thế của dân tộc Việt, mà không phải trên thế giới, dân tộc nào cũng có được, một số sự kiện thế giới mấy thập kỷ qua cho chúng ta nhận thức

rõ điều này

Sự hy sinh thầm lặng và những gian khổ khó khăn của người chiến sĩ được Trần Đăng Khoa nói đến một cách cảm phục và đầy biết ơn khi ngồi băn khoăn dõi theo bước đường hành quân của các chú bộ đội:

Đêm nay các chú biết là ở đâu

Lá xà – nu biếc trên đầu Hay hành quân giữa rừng sâu mưa dầm?…

…Giữ cho cháu trọn tiếng cười Mái trường đỏ ngói, khoảng trời xanh mây

(Giữ cho chúng cháu khoảng trời bình yên)

Từ đó em suy nghĩ và phát hiện ra một ý rất đúng: "Chú là thầy giáo

cháu rồi/ Dạy cho chúng cháu làm người Việt Nam" Đó cũng là một suy nghĩ

độc đáo

Cùng với thời gian, Trần Đăng Khoa lớn dần lên Hình ảnh anh bộ đội không chỉ là niềm yêu mến và kính phục, mà còn là ước mơ của Trần Đăng Khoa Năm 1972, một năm quyết liệt trong giai đoạn cuối của cuộc chống Mỹ cứu nước, Trần Đăng Khoa đã viết những câu thơ giản dị mà hào hùng có tầm thời đại:

“…Em chẳng còn bé bỏng như xưa

Chiếc khăn quàng em đeo đã bắt đầu thấy chật Những trang giấy cứ cồn trên mặt đất

Đường hành quân dẫn đến mọi chân trời

Trang 36

Cao hơn trang thơ, hơn cả cuộc đời

Là Tổ quốc đang một còn một mất"

(Thư Thơ) Bài thơ đánh dấu sự lựa chọn trong tư tưởng và tình cảm theo cuộc đời người chiến sĩ của Trần Đăng Khoa Khi trở thành lính đảo Trường Sa thì vùng trời, vùng biển này đã khơi nguồn cảm hứng mãnh liệt cho Trần Đăng Khoa và vì thế những trang thơ văn về người lính gần gũi, mến thương nối tiếp ra đời

1.2.2 Đến biển đảo quê hương

Khi đang học lớp 10/10 tại trường phổ thông cấp III, Nam Sách, Trần Đăng Khoa được gọi nhập ngũ ngày 26/2/1975, thuộc Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2, Quân tăng cường Hải Hưng Khi Trần Đăng Khoa đang còn trong thời

kỳ huấn luyện tân binh (trong thời chiến thông thường là 3 tháng), thì 30/4/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng Sau khi tham gia hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, Trần Đăng Khoa được bổ sung về quân chủng Hải quân và đã có mặt tại Trường Sa cho đến 1982 Đầu năm 1983, nhà thơ được về đất liền, vào học ở Trường Viết văn Nguyễn Du, sau đó đi Liên Xô học ở Học viện Goorky Về nước Trần Đăng Khoa công tác tại một số đơn vị trong Quân đội, đến năm 1994 về Tạp chí Văn nghệ Quân đội Năm 2004, với quân hàm Thượng tá, Trần Đăng Khoa chuyển về công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam cho đến nay

Trong những năm tháng công tác tại quân chủng Hải quân, trong tư cách là một người lính canh giữ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, Trần Đăng Khoa từng trải qua nhiều gian nan vất vả nơi đảo xa Cuộc sống của người lính biển đảo cũng cho nhà thơ những trải nghiệm thú vị trong cuộc đời cầm bút làm thơ và viết văn Những năm tháng ấy không chỉ là những chất liệu cần thiết, mà còn là niềm cảm hứng để Trần Đăng Khoa cho ra đời hàng loạt những bài thơ, bút ký, tiểu thuyết, đánh dấu sự trưởng thành của một tài năng

Trang 37

thực thụ

Từ biệt Góc sân và khoảng trời, Trần Đăng Khoa đưa bạn đọc của mình lên… máy bay (tập thơ "Bên cửa sổ máy bay" - xuất bản năm 1985) Cũng giống như trường hợp trường ca "Khúc hát người anh hùng" xuất bản

trước đó chục năm, ở tập thơ này, Trần Đăng Khoa viết chắc và đều tay hơn Tuy nhiên, sức mạnh thơ ca luôn là một cái gì đó bí ẩn đối với các tác giả Nó không hẳn phụ thuộc vào kiến thức uyên thâm, vào kỹ thuật lắt léo, vào tư tưởng tiến bộ Nhiều khi nó chinh phục độc giả chỉ bởi một thứ duyên riêng rất khó ước đoán Không ít độc giả khi được hỏi cảm tưởng đã thổ lộ rằng, họ

thích ngồi ở "góc sân…" nhà Trần Đăng Khoa hơn là cùng anh lên… "máy

bay" Nghĩa là, với họ, phần đặc sắc nhất, hấp dẫn nhất của thơ Trần Đăng

Khoa vẫn là ở giai đoạn sáng tác ban đầu của anh Thật ra, đọc "Bên cửa sổ

máy bay", cũng như một số bài thơ lẻ Trần Đăng Khoa viết sau đó, bạn đọc có

thể thấy biên độ cảm xúc của tác giả đã được mở rộng hơn khá nhiều so với

thời "Góc sân và khoảng trời" Ngoài mảng thơ viết về đồng quê, tác giả còn

có thêm mảng thơ viết về cuộc sống, chiến đấu khắc nghiệt của những người lính ở Trường Sa (nơi ông từng có thời gian đồn trú), có thêm mảng thơ viết

về nước Nga (nơi ông nhiều năm du học), có mảng thơ thế sự với những trăn trở về thời cuộc, về thân phận con người Bên cạnh đó là mảng thơ tình với những bài tuy không nhiều đắm đuối song lại có những nét tươi trẻ, duyên dáng Trần Đăng Khoa đã cho ra đời khoảng trên 35 bài thơ, trong đó có hơn

chục bài được phổ nhạc như: Chim sơn ca trên đảo Sơn Ca, Đợi mưa trên đảo

Sinh Tồn, Lính đảo hát tình ca trên đảo, Hát về một hòn đảo… Đặc biệt

bài Thơ tình người lính biển với lời thơ chân thành, đằm thắm mà sâu lắng,

tượng trưng cho khát vọng tình yêu của tuổi trẻ Việt Nam trong tư cách người lính canh giữ biển trời biên cương cho Tổ quốc Bài thơ đã được bốn nhạc sĩ cùng phổ nhạc, nhưng bản phổ nhạc của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp

Trang 38

thực sự đã nâng bài thơ lên một tầm cao mới nhờ vào sự hỗ trợ đắc lực của tài

năng âm nhạc, vì thế nó được nhiều người biết đến hơn cả: Cho dẫu mai đây

xa ánh đèn thành phố/ anh đến buông neo nơi thăm thẳm ánh sao trời/ anh vẫn thấy đời không lẻ loi/ Biển một bên và em một bên/…/ Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên/ cơn bão chưa ngưng trong tâm hồn biết bao người/ anh đứng gác trời khuya đảo vắng/ Biển một bên và em một bên (Lời ca

khúc Chút thơ tình người lính biển - thơ Trần Đăng Khoa, nhạc Hoàng

Hiệp) Bài thơ cũng như ca khúc là bản tình ca bất diệt về tình yêu đôi lứa và tình yêu giữa đất liền với biển đảo quê hương Chính sự lồng ghép giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu đất nước, bài thơ và ca khúc thực sự có sức lan tỏa rộng lớn và đã nhận được sự đồng cảm, sẻ chia của bao thế hệ thanh niên trên khắp mọi miền của Tổ quốc Đây là một trong những bài thơ - ca khúc đi cùng năm tháng

Cùng với nhiều bút ký, phóng sự khác mà Trần Đăng Khoa đã viết về

Trường Sa, Đảo chìm có thể được coi như một “liên khúc” các bút ký hay

một tiểu thuyết mini (theo cách gọi của tác giả) cũng được Cuốn sách chưa đầy 80 trang nhưng rất có sức nặng viết về lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc

Việt Nam Nhà thơ chia sẻ: “Tôi đã định biến những con người mà tôi yêu

mến thành nhân vật trong truyện ngắn hay tiểu thuyết nhưng lại thấy không nên vì bản thân họ đã rất đẹp rồi, rất thật rồi, hà cớ chi ta phải hư cấu thêm cho cồng kềnh, rắc rối Tốt nhất là cứ để mộc như vậy Cuộc sống vốn chân thật và giản dị…” Thế nên, Đảo Chìm không chỉ đơn thuần là một cuốn tiểu

thuyết, nó là một hồi ký của chính tác giả - một nhà thơ, nhà văn và một người lính Đó là những câu chuyện hoàn toàn có thật về những con người thật - những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam chiến đấu trên quần đảo Trường Sa

Đến hôm nay, đã có biết bao người làm báo, làm văn ra Trường Sa tác

Trang 39

nghiệp nhưng công bằng mà nói, chưa thể có một tác phẩm nào vượt qua nổi

Đảo Chìm Những gì của hơn 30 năm trước mà Trần Đăng Khoa lẩn mẩn ghi

lại để làm một "bảo tàng" nho nhỏ theo cách nói của anh để để lưu giữ lại

những vẻ đẹp của một thời gian khổ nhưng vẫn đang hiện hữu, nhất là trong

những ngày “biển động” này

Đảo chìm thực sự cuốn hút, thậm chí ám ảnh, quả xứng được ví là

“thần bút” về người lính Trần Đăng Khoa chẳng những khiến độc giả nhí

bao thế hệ mê mẩn mà còn khiến cho triệu triệu trái tim người Việt thổn thức với những câu văn đầy tính thời sự, sâu lắng và giàu nhân văn về người lính đảo, về Trường Sa và Biển Đông thân yêu của chúng ta Chính ở sự không phân định một cách rạch ròi về hình thức thể loại, đã tạo nên sự hấp dẫn lạ thường cũng như sức sống bền lâu cho tác phẩm Minh chứng là đã có trên 50 bài viết của các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình về cuốn sách, trong đó

có tác giả viết tới ba bài như các nhà văn Xuân Đức, Phan Văn Tòng… Ấy là chưa đến hàng chục những lời góp ý chân thành của chính những người đồng đội đã từng có những năm tháng sống cùng Trần Đăng Khoa ở Trường Sa cách đây hơn 30 năm về trước và cả những người hiện nay đang công tác tại quần đảo này Và có thể nói rằng số lượng các bài viết và những lời góp ý về

tác phẩm chưa dừng lại ở đấy Dễ nhận thấy sức lan tỏa của Đảo chìm là quá

lớn nên tính đến thời điểm này tác phẩm đã được tái bản tới trên 30 lần Đây thực sự là một kỷ lục hiếm hoi đối với văn học Việt Nam đương đại, nhất là trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin kỹ thuật số, sự ra đời đến chóng mặt các trang báo điện tử, các trang mạng và blog cá nhân, khiến cho ngày càng thưa vắng hơn những tác phẩm văn chương in trên giấy được tái bản nhiều lần Điều này càng khẳng định những đóng góp có ý nghĩa của Trần Đăng Khoa cho nền văn học đương đại Vì thế việc tìm hiểu về mảng thơ văn biển đảo trong sáng tác của trần Đăng Khoa càng trở nên thiết thực

Trang 40

Tiểu kết:

Đất nước Việt Nam có đường bờ biển chạy dài với ba mặt giáp biển

Vì thế biển đảo bao đời nay đã in dấu ấn sâu đậm trong lịch sử và tâm hồn người Việt Biển đã đem lại cho chúng ta nhiều giá trị lớn lao về chính trị quân sự kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu quốc tế Điều đó lý giải rằng biển đảo trở thành một đề tài thu hút sự quan tâm lớn của văn học nhất là trong bối cảnh hiện nay

Thực tế trong ca dao xưa ít viết về biển đảo có lẽ vì dân ta xưa chưa chiếm lĩnh biển và đời sống chủ yếu gắn bó với đồng ruộng Thậm chí trong thơ ca lãng mạn 1930-1945 hầu như ít có hình tượng biển phải chăng vì biển quá rộng lớn nhất lại hùng vĩ, dữ dội nên không với

“tạng” tâm hồn của các nhà thơ ấy Sau Cách mạng tháng Tám, nhất là sau Hòa bình lập lại 1954, đất nước tự do, không gian đời, không gian hồn mở rộng biển xuất hiện nhiều trong thơ và kết tinh thành những ẩn

dụ rất đa dạng, rất phong phú Chỉ tính trong giai đoạn thơ Việt Nam đương đại cũng có tới hàng chục trường ca, hàng nghìn bài thơ của nhiều thế hệ nhà thơ Đây là giai đoạn nở rộ của những trường ca, những bài thơ về biển đảo Với các thi sĩ, biển là ẩn dụ lớn trong tình yêu, là khát vọng, là đích vươn tới để chiếm lĩnh, bảo vệ và biển là Tổ quốc Nhưng có lẽ quan trọng hơn biển không chỉ là Tổ quốc mà còn là lí tưởng, là chính cuộc đời, tâm hồn của mỗi người

Mùa xuân năm 1975 là cột mốc của dân tộc, cũng là một cột mốc để đánh giá thơ Trần Đăng Khoa Trần Đăng Khoa đã chính thức khép lại những vần thơ của cậu bé thần đồng ngày nào để trở thành một nhà thơ khoác áo lính với những suy nghĩ sâu rộng hơn và nhiều sự trải nghiệm hơn Sáng tác của Trần Đăng Khoa đóng vai trò như một người lính tiên phong, đặt những viên gạch đầu tiên cho việc phác họa chân dung những

Ngày đăng: 04/12/2017, 10:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w