1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ (5 6 tuổi) thông qua thơ của trần đăng khoa

66 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 760,98 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC BÙI THỊ HƯƠNG NHÀI BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA THƠ CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA,

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÙI THỊ HƯƠNG NHÀI

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI

THÔNG QUA THƠ CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÙI THỊ HƯƠNG NHÀI

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI

THÔNG QUA THƠ CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS Khổng Cát Sơn

SƠN LA, NĂM 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Khổng Cát Sơn người đã

tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này

Em xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Tiểu học Mầm non - Trường Đại học Tây Bắc, Thư viện trường ĐH Tây Bắc và các bạn sinh viên lớp k53 ĐHGD Mầm non đã tạo điều kiện giúp đỡ em nghiên cứu để hoàn thành luận văn này

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu cùng toàn thể các cô và các cháu mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi Trường Mầm non Tô Hiệu T.P Sơn La - Tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện giúp đỡ để em hoàn thành khóa luận đúng thời gian

Sơn La, tháng 5 năm 2016

Người thực hiện

Bùi Thị Hương Nhài

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Phạm vi nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 5

7 Những đóng góp của khóa luận 5

8 Giả thuyết khoa học 5

9 Cấu trúc của khóa luận 6

PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 7

1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 7

1.1.1 Thế giới trẻ thơ trong thơ Trần Đăng Khoa 7

1.1.2 Thể thơ thấm đẫm hồn thơ người Việt, hấp dẫn lứa tuổi thiếu nhi 10

1.1.3 Thơ Trần Đăng Khoa giáo dục trẻ trên nhiều phương diện: Thẩm mỹ, phát triển lời nói mạch lạc, lời nói nghệ thuật và phát triển nhân cách 20

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 24

1.2.1 Khảo sát điều tra 24

1.2.2 Đối tượng điều tra 24

1.2.3 Thời gian và địa điểm điều tra 24

1.2.4 Phương pháp điều tra 24

1.2.5 Phân tích kết quả điều tra 24

1.2.6 Những nhận xét từ khảo sát 26

Tiểu kết chương 1 27

CHƯƠNG 2 : BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI QUA THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA 28

2.1 Đặc điểm vốn từ và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ (5- 6 tuổi) 28

Trang 6

2.1.1 Đặc điểm vốn từ của trẻ 28

2.1.2 Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 29

2.1.3 Đặc điểm về khả năng tiếp nhận tác phẩm văn học của trẻ MGL (5 - 6 tuổi) 30

2.3 Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn (5- 6 tuổi) qua thơ Trần Đăng Khoa 33

2.3.1 Biện pháp đàm thoại giúp trẻ hiểu bài thơ 33

2.3.2 Đọc thơ cho trẻ nghe và cho trẻ học thuộc lòng bài thơ 36

2.3.3 Giảng giải, giải thích từ khó 38

2.3.4 Sử dụng các phương tiện trực quan trong việc đọc thơ cho trẻ nghe 39

Tiểu kết chương 2 43

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 44

3.1 Những vấn đề chung 44

3.1.1 Mục đích thực nghiệm 44

3.1.2 Thời gian, khách thể và địa bàn thực nghiệm 44

3.1.3 Điều kiện thực nghiệm 44

3.1.4 Nội dung thực nghiệm 45

3.1.5 Kết quả thực nghiệm 45

3.1.6 Nhận xét quá trình thực nghiệm 47

Tiểu kết chương 3 49

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50

1 Kết luận 50

2 Kiến nghị 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 PHỤ LỤC

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống, nó thức tỉnh và làm phát triển tâm hồn con người Văn học là một loại hình nghệ thuật, là một bộ phận hoạt động tinh thần cơ bản làm nên sự phong phú của nhân cách, đặc biệt là làm nảy sinh tư tưởng, tình cảm, trí tưởng tượng, niềm tin và hành động nhân đạocủa con người trong môi trường xã hội và tự nhiên

Văn học là nghệ thuật ngôn từ, phản ánh cuộc sống bằng hình tượng, là nguồn suối quan trọng của tri thức, kinh nghiệm sống của nhân loại mà con người cần tiếp thu và phát triển Ngôn ngữ trong văn học là cơ sở của mọi suy nghĩ, là công cụ của tư duy Vốn từ tiếp nhận được phản ánh tầm hiểu biết của con người về mọi khía cạnh của đời sống xã hội Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập vui chơi những hoạt động chủ yếu của trường mầm non Giống như việc dạy trẻ tiếng mẹ đẻ ở các cấp học khác nhau, phát triển lời nói cho trẻ ở trường mầm non thực hiện mục tiêu “kép” Đó là, trẻ học để biết tiếng mẹ đẻ đồng thời sử dụng nó như một công cụ để vui chơi, học tập Ngôn ngữ đưuọc tích hợp trong tất cả các loại hình hoạt động giáo dục, ở mọi nơi, mọi lúc Như vậy, ngôn ngữ cần cho tất cả các hoạt độngtạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ phát triển Nhờ được nghe, tiếp xúc với một số lượng văn học đáng kể trẻ sẽ nhận dạng được văn học,

có những hiểu biết sơ đẳng về văn học đó chính là khả năng mô tả cuộc sống xung quanh phong phú hấp dẫn bằng các dạng thức khác nhau Trẻ nhỏ tiếp nhận tác phẩm văn học bằng con đường gián tiếp (vì trẻ chưa tự đọc mà chỉ nghe người lớn đọc, kể) đó là sức nghe tối đa về nhạc cảm và sự đa thanh, trẻ nghe được hết những cung bậc âm thanh và nhịp điệu khác nhau của cuộc sống, nghe

ra những âm thanh mới lạ huyền diệu của thiên nhiên như tiếng chim hót, tiếng mưa rơi, tiếng lá đa rơi ngoài thềm Nghe ra những âm sắc biểu cảm, những rung cảm của trái tim cùng nhịp điệu hài hòa giữa vũ trụ và con người

Mỗi tác phẩm đều giới thiệu một góc, một mặt của đời sống có khi là quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc, có khi là sinh hoạt trong gia đình, hoạt động của bác nông dân, chú bộ đội, chú công nhân, sinh hoạt ở trường mẫu giáo, có

Trang 8

khi là những đồ vật vô tri vô giác Có rất nhiều tác giả viết những bài viết dành

riêng cho thiếu nhi như Trần Đăng Khoa (Hạt gạo làng ta; Mẹ ốm; Cây dừa ), Phạm Hổ (Chú bò tìm bạn; Đàn gà con ), Nguyễn Huy Tưởng (Con cóc là cậu

ông trời; An Dương Vương xây thành ốc; Lá cờ thêu sáu chữ vàng ), Võ

Quảng (Ai dậy sớm; Con bê lông vàng; Mời vào ) các tác phẩm của các tác giả

này đều ẩn chứa những nét giản dị, mộc mạc ấy

Nhu cầu nhận thức của trẻ tăng dần theo lứa tuổi, để đáp ứng nhu cầu chính đáng đó thì những người trực tiếp quản lí và giáo dục trẻ phải luôn luôn làm mới kiến thức và mở rộng kho tàng tri thức cho trẻ Thông qua các tác phẩm văn học kết hợp với hình ảnh trực quan sinh động

Trẻ 5 - 6 tuổi có nhu cầu tiếp nhận tác phẩm văn học rất lớn, về cơ bản trẻ

đã phát âm chính xác tất cả các âm vị, thanh điệu của tiềng mẹ đẻ Trẻ đã nói năng tương đối lưu loát, biểu cảm Về mặt ngữ pháp hầu hết các mẫu câu tiềng Việt trẻ cũng đã sử dụng vào lúc 6 tuổi Nhu cầu đó vừa phản ánh sự phát triển ngôn ngữ của trẻ vừa cho thấy khả năng giao tiếp của trẻ cũng phát triển, rèn cho trẻ năng lực cảm thụ tính nghệ thuật của tiếng Việt thông qua các tác phẩm thơ truyện Phát triển tính linh hoạt, tính nghệ thuật trong lời nói của trẻ

Chính vì những lí do trên, bằng sự tìm hiểu và tâm huyết của mình, đồng thời dựa trẻ những tiếp thu, học hỏi những thành tựu nghiên cứu thành công, tôi

mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ (5 - 6 tuổi)

của tôi sẽ nhận được sự đồng tình góp ý của thấy cô và bạn đọc

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trải qua quá trình tìm hiểu việc đọc, kể diễn cảm tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi và việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nhằm xây dựng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua thơ của Trần Đăng Khoa một cách hiệu quả nhất, tôi đã tìm hiểu một số nghiên cứu khoa học có đề cập đến những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình

Cuốn “Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học một số vấn đề lí luận và

thực tiễn” của Hà Nguyễn Kim Giang, cũng đã nêu ra những kết quả nghiên cứu

Trang 9

cơ bản của các nhà khoa có tên tuổi trên thế giới như: P.M Iacop sơn, E.I Trikhieva, A.V Zaporoze về khả năng, năng lực tiếp nhận văn học của trẻ mầm non: Trẻ mầm non hoàn toàn có thể hiểu sâu sắc (ở mức độ của trẻ) nội dung và

tư tưởng tác phẩm văn học, có thể phân biệt được hình ảnh nghệ thuật với hiện thực, chỉ ra và nhận xét được những phương tiện biểu đạt hình tượng, ngôn ngữ, các thủ pháp nghệ thuật, có khả năng nắm bắt được cơ bản cách xây dựng cốt truyện, cấu trúc và mối quan hệ giữa các nhân vật

Cuốn “ Phương pháp phát triển lời nói cho trẻ” của tác giả Đinh Hồng

Thái, dựa trên những thành tựu nghiên cứu của các nhà sư phạm Nga, Việt Nam, cập nhất các thông tin mới nhất về phương pháp phát triển lời nói cho trẻ Đồng thời giáo dục chuẩn mực ngữ âm cho trẻ, hình thành và phát triển vốn từ ở trẻ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển lời nói mạch lạc, phát triển lời nói nghệ thuật cho trẻ qua thơ truyện Khẳng định tầm quan trọng của tác phẩm văn học đối với quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Gần đây vấn đề giúp trẻ mẫu giáo tiếp nhận tác phẩm văn học cũng đã được rất nhiều sinh viên quan tâm và tìm hiểu: Nguyễn Thị Kim Anh - K45 Đại học

giáo dục Mầm non, Đại học Tây Bắc (2008) với khóa luận “Nâng cao chất

lượng hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học lứa tuổi 5- 6 tuổi”

Tác giả Nguyễn Thị Phúc - K46 Đại học giáo dục Mầm non, Đại học Tây

Bắc (2009) với khóa luận “Tìm hiểu khả năng hiểu và nhớ truyện của trẻ mẫu

giáo (5- 6 tuổi)”

Các khóa luận này, trên nhiều góc độ khác nhau đã nêu ảnh hưởng to lớn của văn học đến sự hình thành, phát triển nhân cách của trẻ mầm non cũng như tầm quan trọng của việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và khả năng cảm thụ văn học qua các câu chuyện, bài thơ của lứa tuổi mầm non

Qua nghiên cứu các bài viết, các công trình liên quan đến khóa luận tôi nhận thấy các công trình này quan tâm sâu sắc đến vai trò của tác phẩm văn học đối với việc giáo dục trẻ mầm non, khả năng của trẻ mầm non cẩm thụ các tác phẩm văn học, khẳng định sự cần thiết của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo Tuy nhiên, vấn đề nêu ra ở tài liệu này chưa hướng vào từng độ tuổi cụ thể trong

Trang 10

suốt giai đoạn trẻ ở bậc học mầm non, từng đồi tượng trẻ với trình độ khác nhau, cũng chưa nêu các biện pháp cụ thể để phát triển ngôn ngữ phù hợp với từng đối tượng như đã nói trên Nhận thấy đây là một khoảng trống có thể tiến hành khảo sát, nghiên cứu và đề xuất các biên pháp mang tính ứng dụng, tôi chọn nghiên

cứu vấn đề “Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi qua

thơ của Trần Đăng Khoa”

3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu nhằm tìm hiểu:

Thực trạng nhận thức của giáo viên ở Trường Mầm non Tô Hiệu T.P Sơn La

- Tỉnh Sơn La trong việc cho trẻ làm quen tác phẩm thơ của Trần Đăng Khoa cho đối tượng trẻ MGL 5 - 6 tuổi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách hiệu quả nhất

Mức độ nhận thức và hừng thú của trẻ MGL tại trường mầm non trên khi được nghe và đọc thơ những tác phẩm thơ của Trần Đăng Khoa trong chương trình giáo dục mầm non hiện hành

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu một số đề tài nghiên cứu khoa học và thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- Xây dựng một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) phát triển ngôn ngữ thông qua thơ của Trần Đăng Khoa

- Tổ chức thực nghiệm để khẳng định tính khả thi của các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGL (5 - 6 tuổi) thông qua thơ của Trần Đăng Khoa

- Xử lí kết quả thực nghiệm

5 Phạm vi nghiên cứu

5.1 Địa bàn nghiên cứu

Trường mầm non Tô Hiệu T.P Sơn La - Tỉnh Sơn La

5.2 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGL (5 - 6 tuổi) thông qua thơ Trần Đăng Khoa

Trang 11

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: thu thập tài liệu, phân tích và xử lí tài liệu

có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài

- Phương pháp khảo sát bằng phiếu điều tra: Nhằm tìm hiểu thực trạng về việc dạy ngôn ngữ cho trẻ MGL (5 - 6 tuổi) thông qua thơ của Trần Đăng Khoa, thực trạng hiệu quả của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các biện pháp này

- Phương pháp quan sát: Quan sát và ghi chép việc sử dụng các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua thơ của Trần Đăng Khoa

- Phương pháp thống kê toán học

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

7 Những đóng góp của khóa luận

Khóa luận được nghiệm thu sẽ bổ sung thêm phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGL (5 - 6 tuổi) thông qua thơ Trần Đăng Khoa

Khóa luận còn đóng góp cho kho tàng tài liệu về công tác nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ ở lứa tuổi mầm non cho sinh viên khoa Tiểu học - Mầm nonTrường Đại học Tây Bắc nói riêng và những đọc giả quan tâm đến vấn đề này nói chung

8 Giả thuyết khoa học

Trên thực tế, tại các trường mầm non, việc chú trọng phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGL (5 - 6 tuổi) thông qua thơ của Trần Đăng Khoa chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng chất lượng của việc tiếp nhận tác phẩm văn học của trẻ mẫu giáo ở độ tuổi này chưa cao Nếu biện pháp tôi đề xuất trong đề tài nghiên cứu này được ứng dụng thì sẽ góp phần phát triển ngôn ngữ hiệu quả qua các tác phẩm thơ của Trần Đăng Khoa Đồng thời nâng cao chất lượng hiệu quả của việc tiếp xúc, làm quen với tác phẩm văn học của trẻ

Trang 12

9 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn

Chương 2: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ (5 - 6 tuổi) thông qua thơ của Trần Đăng Khoa

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 13

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1.1 Thế giới trẻ thơ trong thơ Trần Đăng Khoa

a Thế giới trẻ thơ từ cuộc sống hàng ngày

Thơ Khoa cho chúng ta biết cuộc sống khá vất vả và nguy hiểm nhưng không thiếu niềm vui của những cậu bé, cô bé sinh ra và lớn lên ở nông thôn, trong hoàn cảnh chiến tranh Đó là những em bé chăm ngoan hiếu thảo, biết lao động giúp đỡ gia đình, kính yêu cha mẹ, chăm sóc các em nhỏ, yêu quý thầy cô giáo Các em thật xứng đáng là con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ

Trong bài Khi mẹ vắng nhà, Khoa đã liệt kê hàng loạt các công việc em đã

làm để san sẻ cho mẹ : luộc khoai, giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ vườn và quét ngõ Xem ra như thế đã được việc lắm rồi, nhưng mà em thực sự chưa thỏa mãn, em thấy mình còn làm được ít quá, tuy lúc đó em mới tròn chín tuổi:

“Không mẹ ơi! Con chưa ngoan đâu

Áo mẹ mưa bạc màu Đầu mẹ nắng cháy tóc

Mẹ ngày đêm khó nhọc Con chưa ngoan, chưa ngoan!”

Vì vậy, khi Mẹ ốm, em đã làm tất cả cho mẹ vui lòng, giống như Lão Lai

xưa hơn tám mươi tuổi vẫn ra sân múa gươm cho mẹ già xem, vờ ngã như trẻ con để mẹ cười:

“Cả đời về gió đi sương Bây giờ mẹ lại lần giường tâp đi

Mẹ vui con có quản gì Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca Rồi con diễn kịch giữa nhà Một mình con đóng cả ba vai chèo”

Trang 14

Trong gia đình thì hiếu thảo, ngoài xã hội các em cũng rất có ý thức đóng góp công sức của mình xây dựng quê hương đất nước, các em tham gia làm kế

hoạch nhỏ, cùng các bác xã viên làm ra Hạt gạo làng ta:

“Hạt gạo làng ta

Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao sát mặt Chiều nào gánh phân Quang chành quét đất”

Thế rồi các em còn tung tăng đi đánh giậm, đánh được nhiều cua cá thì thật

là thích, thích hơn nữa là được tắm trong không khí trong lành tươi mát của đồng nội:

“Sáng nay bọn em đánh giậm

Ở ao ven làng Bên ruộng lúa xanh non Những chị lúa phất phơ bím tóc Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học Đàn cò áo trắng

Khiêng nắng Qua sông ”

b Thế giới trẻ thơ trong chiến tranh

Thế giới trẻ thơ của Khoa trong chiến tranh và các bạn cùng thời có biết bao nhiêu niềm vui nhưng cũng thật khốc liệt trong hoàn cảnh chiến tranh với những suy nghĩ và việc làm đến quá sớm

Thử tưởng tượng một em nhỏ vừa bi bô nói cười, đã “dạy khôn” người khác cách làm quen với những giấc ngủ không yên, quen với tiếng gầm rú của máy bay:

Trang 15

“Chú ơi, nếu còn bom Mỹ Chú phải bịt tai thế này Cháu bỗng xoay nghiêng trên ghế Như vừa có tiếng máy bay

Chú này buồn cười lắm nhé Bom rùng cháu lại ngủ mê

Cứ tưởng tay bà đưa võng Như ngày ru cháu ở quê”

Nhưng chúng ta đều biết rằng các em đã tìm cho mình những ngày không

sợ hãi Như bé Thúy Giang em gái của Khoa, tuy mới 6 - 7 tuổi đã có thể tự chăm sóc mình, cho người lớn yên tâm làm việc Ở nhà một mình không có ai chơi cùng, em đã kết thân với chú mèo, và biết nịnh chú ra phết Em bày trò

Đánh tam cúc với chú ta:

“Quân này mày được

Quân này tao chui Mèo ta phổng mũi Ngoao ngoao một hồi Quân này mày chui Quân này tao được Mèo bỗng dỏng tai Mắt xanh như nước

À thôi mày được

Bé Giang dỗ dành Mèo thè lưỡi đỏ Liếm vào răng nanh”

Tuy bé đã biết cách giải khuây trong hoàn cảnh của mình nhưng người đọc vẫn thấy bé thật tội nghiệp, thật đơn độc, đã phải tự lập từ khi còn rất nhỏ

Không chỉ tự lập các em còn tự tin, rất cứng cỏi trong cảnh ngộ

“Chúng tôi đến lớp ngày ngày

Mũ rơm tôi đội túi đầy thuốc men

Trang 16

Ao trường vẫn nở hoa sen

Bờ tre vẫn chú dế mèn vuốt râu”

Đây là lời Khoa thay mặt bạn bè cùng thế hệ mình gửi tới bạn bè thế giới nói lên thái độ coi thường bom đạn, chết chóc, vượt lên gian khổ để sống và chiến thắng

Đọc những dòng thơ này người ta hiểu vì sao chúng ta thắng Mỹ Dẫu cho lớp cha anh đi trước có ngã xuống thì lớp con cháu sau này cũng sẽ làm nên lịch

sử, bởi ý chí và nghị lực vững vàng của họ Ngay từ khi còn cắp sách tới trường, các em đã nuôi trong mình niềm mơ ước được noi gương người lớn đi trước, đứng lên cầm súng bảo vệ tự do độc lập Điều đó như tự chảy trong huyết quản dân tộc Việt Nam bao đời nay:

“Em lắng nghe thầy giảng từng lời Rung động bao điều suy nghĩ Nghe âm vang bàn chân đi đánh Mỹ Nghe âm vang tiếng gọi của chiến trường

Em đi suốt chiều dài yêu thương Chiều sâu đất nước

Theo những dấu chân người thầy đi trước”

Dẫu vậy các em vẫn bộc lộ mình còn rất nhỏ, nhưng nếu như được thả sức chơi đùa, các em vẫn chơi không thiếu một trò gì, vẫn hồn nhiên với những niềm vui thơ trẻ Vì vậy các em rất dễ bị tổn thương tình cảm, khi mà những niềm vui nhỏ nhoi ấy bị đánh cắp

Như thế, chiến tranh quả thực đã gây cho các em bao điều thiệt thòi, tổn thất Cảnh ngộ đó là một tiềng nói gián tiếp tố cáo tội ác của giặc Mỹ Những bài thơ này, phụ họa với nhiều bài thơ khác viết về chiến tranh của trẻ thơ Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung

1.1.2 Thể thơ thấm đẫm hồn thơ người Việt, hấp dẫn lứa tuổi thiếu nhi

a Thể thơ lục bát

em hát đố, trai gái hát đối đáp, ví von, hò trong lao động, trong các làn điệu dân

Trang 17

ca Thơ lục bát như tiếng nói dùng để giao tiếp hàng ngày giúp chúng ta thể hiện được tâm hồn người Việt, thơ lục bát mang hương vị ca dao thấm đẫm trong lời ru của mẹ, của bà qua những trang Kiều đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm trí Trần Đăng Khoa

vùng quê nông thôn yên ả, thanh bình, tươi mát, trong trẻo Chính cái hồn quê

đã tạo nên hồn thơ Trần Đăng Khoa từ màu sắc đến tâm hồn Khoa được sống trong gia đình có nhiều người ưa thích thơ văn, Khoa có người mẹ thuộc rất nhiều ca dao và truyện Kiều Do vậy thể thơ dân gian như ăn sâu vào máu thịt để Trần Đăng Khoa làm nên cách viết riêng cho mình

26,7% Sử dụng nhiều hình ảnh thân quen và thể thơ dân tộc, Trần Đăng Khoa

đã để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc

Cái sân nho nhỏ mới xây Chiều chiều em đứng nơi này em trông Thấy trời xanh biếc mênh mông Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy (Góc sân và khoảng trời)

Một góc sân nhỏ nhẹ, đứng đó để nhìn ra bên ngoài cảnh vật xung quanh tạo nên cảm xúc thơ cho Trần Đăng Khoa Ai cũng có một góc sân và một khoảng trời nhưng cái đẹp ở đây là từ góc sân Trần Đăng Khoa đã nhìn ra xa thấy nền trời xanh biếc mênh mông, thấy được con sông quê mình, thấy được cánh cò chớp trắng

Thơ Trần Đăng Khoa viết theo lối cổ điển nghĩa là không dàn trải mà gọn ghẽ, Trần Đăng Khoa biết chọn chữ đúng, chính xác nên không rườm rà, Trần Đăng Khoa biết dùng những từ khơi gợi sinh động:

Tiếng cây lách đâm chồi Tiếng người trò chuyện với người yêu thương

Trang 18

Trần Đăng Khoa đặc biệt chú ý học tập những tinh hoa văn hóa truyền thống để sáng tạo ra những hình ảnh đẹp độc đáo trong thơ mình Từ một câu đố dân gian về quả dừa:

Chân không tới đất Cật chẳng tới trời

Lơ lửng nửa vời

Mà đeo bụng nước

Ai mang bao giọt nước lành

Ai mang bao hũ rượu quanh cổ dừa (Cây dừa)

Đọc bài thơ “Đám ma bác giun” ta cũng thấy thấp thoáng những câu ca

dao cổ:

Con cò mắc giò mà chết Con quạ ở nhà mua nếp làm chay Con cu đánh trống bằng tay Chào mào đội mũ làm thầy đọc văn Chiền chiện vừa khóc vừa lăn Một bầy se sẻ đội khăn chở cò (Ca dao)

Còn ở “Đám ma bắc Giun”:

Bác giun đào đất suốt ngày Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà

Họ hàng nhà kiến kéo ra Kiến con đi trước kiến già đi sau

Cầm hương Kiến Đất bạc đầu Khóc than Kiến Cánh khoác màu áo tang

Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng Kiến Kim chống gậy, Kiến Càng nặng vai

Trang 19

Đám ma đưa đến là dài Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà

Kiến Đen uống rượu la đà Bao nhiêu Kiến Gió bay rà ra chia (Đám ma Bác Giun)

Trần Đăng Khoa đã tặng thưởng cho Bác Giun đào đất suốt ngày nên khi chết đám tang rất to Bài thơ là một cách mô phỏng lại phong tục “hiếu, hỉ” ở nông thôn viết trong sự giao hòa rất sâu lắng giữa người và vật Thật ngộ nghĩnh trong đám ma Bác Giun họ hàng nhà Kiến đi đưa sao nhiều bà con kiến đến thế

“kiến con, kiến già, kiến đất, kiến cánh, kiến lửa, kiến vàng Bài thơ mang đậm nét cổ xưa mang đậm nét ca dao

Một mảnh vườn nho nhỏ, ở đó có cây lựu, cây cà hằng ngày được Trần Đăng Khoa chăm sóc vun trồng, những công việc hàng ngày được đưa vào thơ hồn nhiên nhưng sâu sắc:

Sớm nay bướm đến lượn vòng Thì ra cải đã lên ngồng vàng tươi

Bé Giang trông thấy nhoẻn cười Nhăn nhăn cái mũi hở mười cái răng (Vườn cải)

Không những viết về con vật, cây cối Trần Đăng Khoa mới dùng tới thơ lục bát mà anh còn dùng thể thơ này để viết về mẹ, về thầy, về những anh bộ đội, về Bác Hồ để các bạn thiếu nhi dễ thuộc và nhớ mãi

Bài thơ “Mẹ ốm” động đến trái tim người đọc để rồi đưa dòng lệ người ta tràn ra khóe mắt Một cậu bé 12 tuổi lại hiểu rõ nỗi đau của người mẹ đến thế:

Cả đời đi gió về sương Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi

Tình cảm đó Khoa còn dánh cho người thầy đã dạy em biết bao điều hay ở đời Thầy đi bộ đội, xa thầy, nhớ thương thầy nhiều nhưng các em đã biết chuyển nỗi nhớ ấy thành tiếng cười, tiếng hát đưa tiễn thầy đi:

Trang 20

Chúng em lòng những là buồn Vẫn cười vẫn hát, thầy còn đi xa (Thầy giáo đi bộ đội)

Trần Đăng Khoa còn thể hiện tình cảm thắm thiết của các em thiếu nhi đối với các chú bộ đội:

Đứa nào anh cũng xoa đầu Đứa nào anh cũng bế lâu trong lòng

Hiểu rõ công lao của Bác Hồ ngày đêm lo lắng cho các em, mong cho các

em được vui tươi hạnh phúc không phải lo nghĩ tới chiến tranh, Trần Đăng khoa

đã thay mặt bạn bè thế giới cùng thế hệ hứa với Bác Hồ:

Cháu thề phấn đấu suốt đời Như lời Bác dạy nên người Bác mong

(Cháu thề phấn đấu suốt đời)

Thơ lục bát thường có sự chuẩn mực về câu lục dòng 6 tiền, câu bát dòng 8 tiếng Tiếng cuối câu lục gieo vần xuống xuồng tiếng thứ 6 câu bát, tiếng cuối câu bát gieo vần xuống tiếng tiếng cuối câu lục tiếp theo Trần Đăng khoa đã tiếp nhận cách gieo vần theo dân gian là nhịp chẵn, mỗi nhịp hai tiếng hoặc bốn tiếng (ngắt 2/2/2 ở câu lục, ngắt 4/4 ở câu bát) Tuy nhiên có thể gặp lối ngắt nhịp lẻ mỗi nhịp 3 tiếng cho câu lục (3/3)

Có thể thấy, ở các bài thơ này Khoa vẫn giữ nhịp truyền thống của lục bát:

Tiếng chim / vách núi / nhỏ dần

Rì rầm tiếng suối / khi gần khi xa ( Đêm Côn Sơn)

Nhưng có khi Trần Đăng khoa lại phá cách gieo nhịp 2/4 ở câu lục, có

khi là nhịp 2/6, 3/5 hoặc 5/3 ở câu bát, hoặc có khi câu thơ không còn “kích

thước” thông thường mà có thể thêm hoặc bớt một số tiếng tạo nên nét mới

trong thơ mình:

Trang 21

Nhịp 2/4, 2/6:

À uôm / ếch nói ao chuôm Rào rào / gió nói cái vườn rộng rênh (Tiếng nói)

Nhịp 3/5:

Chúng em lòng những là buồn Vẫn cười / hát để thầy còn đi xa

(Thầy giáo đi bộ đội)

Sự phá cách về tiếng trong một câu:

Thầy đi bộ đội chiều qua Chúng em thơ thẩn vào ra chúc mừng Nhớ bao tháng năm ròng, thầy dạy Nhìn thầy vui, càng thấy thương hơn (Thầy giáo đi bộ đội)

Ảnh hưởng của làng quê, gia đình đã thấm sâu vào thơ Trần Đăng Khoa cùng với những câu ca dao cổ, thơ lục bát của Trần Đăng Khoa đã tìm được chỗ đứng trong lòng bạn đọc

b Các thể loại thơ khác

Đối với nhận thức của lứa tuổi thiếu nhi, những bài thơ mang tính chất đồng dao lối viết tự do luôn đi vào tâm trí của các em bởi chúng không gò theo vần, nhịp mà theo một cách riêng của loại đồng dao giúp các em dễ nhớ, dễ thuộc

Theo thống kê từ 168 bài thơ có 123 bài viết theo thể thơ khác: thơ 4 chữ,

có 12 bài, thơ 5 chữ có 25 bài, ngoài ra còn có thơ 7 chữ, 3 chữ điều đó thể hiện sự am hiểu về tâm lí trẻ thơ của Trần Đăng Khoa

Từ một câu hát dân gian Trần Đăng Khoa đã viết lên một bài thơ mới mà chỉ đọc một lần ta cũng thấy được hương vị đồng dao:

Trẩu trẩu trầu trầu Mày làm chúa tao Tao làm chúa mày

Trang 22

Tao không hái ngày Thì tao hái đêm (Lời đề tựa của bài thơ)

Đã dậy chưa hả trầu?

Ta hái vài lá nhé Cho bà và cho mẹ Đừng lụi đi trầu ơi!

(Đánh thức trầu)

Chỉ hái mấy lá trầu thôi nhưng lời thơ sao tha thiết “Tao hái vài lá nhé,

đừng lụi đi trầu ơi” bài thơ bắt nguồn từ một quan niệm dân gian: Khi hái trầu

nhất là hái về đêm thì phải đánh thức trầu dậy nếu không giàn trầu sẽ lụi tàn Với tư duy ngộ nghĩnh cùng sự lém lỉnh hồn nhiên theo chiều ý của tuổi

thơ, bài thơ “Kể cho bé nghe” là một chuỗi lời hỏi đáp, cứ một câu hỏi lại có

một câu trả lời cân đối, gọn ghẽ, xúc tích với âm hưởng đồng dao, bài thơ có thể đọc vòng trở lại gợi hứng thú cho mọi người khi đọc bài thơ:

Hay nói ầm ĩ

Là con vịt bầu Hay hỏi đâu đâu

Là chú chó vện Hay chăng dây điện

Là con trâu sắt Rồng phun nước bạc

Là chiếc máy bơm

Trang 23

Dùng miệng nấu cơm

Là cua là cáy (Kể cho bé nghe)

Bài thơ làm ta chợt nhớ đến những bài đồng dao vê loài rau, loài cá:

Ăn ngày hai bữa

Là rau ngành ngạch Trong lòng bất chính Vốn thiệt tâm lang Đất ruộng bò ngang

Là rau muống biển (Đồng dao họ nhà rau)

Trần Đăng Khoa cũng là một đứa trẻ, nên Khoa biết rất rõ tâm lí của trẻ thơ

để viết nên những bài thơ thích hợp Và với cách viết tự do, không gò bó bởi số tiếng, số câu Trần Đăng Khoa cũng thành công trong việc phản ánh cuộc sống ngày mùa:

Tiếng những nồi cơm Chín vội

Liềm hái

Va nhau Hương cau Thoang thoảng

(Tiếng trống làng)

Trang 24

Tiếng trống làng phản ánh cuộc sống vui vẻ ở đồng quê Đây là tiếng trống tàn canh buổi sáng, trong tiếng gà gáy, chó sủa lẫn vào tiếng gọi nhau ra đồng làm việc Lời thơ ngắn gọn dễ đi vào lòng người Bài thơ có âm thanh rộn rã, có hương sắc của cỏ cây làm thức dậy những hoạt động của ngày mới với khung cảnh lao động ồn ào, náo nhiệt của người dân:

Bài thơ “Mưa” cũng thế:

Ông trời Mặc áo giáp đen

Ra trận Muôn nghìn cây mía Múa gươm

Kiến Hành quân Đầy đường

Lá khô gió cuốn Bụi bay

Cuồn cuộn

Vũ trụ giống hệt một đoàn quân ra trận, còn cây cối thì chẳng khác con người một chút nào qua những nét sinh hoạt rất đặc trưng Bằng biện pháp nhân hóa các ngon cỏ bỗng biến thành các cụ già, bụi tre là các thiếu nữ, hàng bưởi thành những bà mẹ tần tảo, cây dừa ngọn mùng tơi là những đứa bé hiếu động:

Có gà rung tai Nghe

Bụi tre Tần ngần

Gỡ tóc Hàng bưởi

Đu đưa

Bế lũ con Đầu tròn

Trang 25

Cây dừa Sải tay Bơi Ngọn mùng tơi Nhảy múa

Đó là việc Khoa luôn hồn nhiên kể lại những việc đã làm để san sẻ giúp mẹ trong một ngày: luộc khoai,giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ vườn, quét sân và suy

nghĩ “người lớn” của em khi được mẹ khen:

Không mẹ ơi! Con chưa ngoan đâu

Áo mẹ mưa bạc màu Đầu mẹ nắng cháy tóc

Mẹ ngày đêm khó nhọc Con chưa ngoan chưa ngoan (Khi mẹ vắng nhà)

Thế rồi em tung tăng đi đánh dậm, đánh bắt được nhiều cua cá thì thật là thích, thích hơn nữa là các em được tắm trong không khí trong lành tươi mát của đồng nội Chỉ sử dụng những câu thơ với độ dài ngắn khác nhau mới có thể chuyển tải hết những ý nghĩa ấy:

Sáng nay bọn em đánh dậm

Ở ao ven làng Bên ruộng lúa xanh non Những chị lúa phất phơ bím tóc Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học Đàn cò áo trắng

Khiêng nắng Qua sông (Em kể chuyện này)

Các em còn rủ nhau đi câu cá bên bờ ao Ở đó có lũ cá rất đông: cá ngào, cá mương, cá rô, cá diếc thật là thú vị Ta biết đây là bài thơ qua trí tưởng tượng nhưng là sự tái hiện chuyện đi câu cá của các chú nhỏ:

Trang 26

Cá cá chúng mày ơi

Dù con to con nhỏ Nếu chạm đến mồi ta Đều nằm khoèo trong giỏ

Riêng mặt trời tinh nghịch Ngậm mồi dưới đáy ao Giật mấy lần không được Còn làm ta ngã nhào (Câu cá)

Các em còn có những giây phút thư giãn thoải mái trong tình cảm chú cháu quây quần xum vầy:

Chú có máy đâu Cháu cứ đòi chụp Nón che kín đầu Cháu thành con ốc

Ảnh cháu xong rồi Bài thơ chú viết Chú cháu cùng xem Cái mắt cười tít!

(Chụp ảnh)

Những bài thơ được viết tự do đã làm nên thành công cho Trần Đăng Khoa những câu thơ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số đối , ngắn gọn vui nhộn như phong cách đồng dao khi đọc lên đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng biết bao em nhỏ và người đọc

1.1.3 Thơ Trần Đăng Khoa giáo dục trẻ trên nhiều phương diện: Thẩm

mỹ, phát triển lời nói mạch lạc, lời nói nghệ thuật và phát triển nhân cách

Bài thơ: Con bướm vàng

Mở đầu bài thơ, tác giả viết một cách tự nhiên:

Trang 27

“Con bướm vàng!

Con bướm vàng!”

Một phát hiện tình cờ của một cô, cậu học trò đang trên đường đến trường Lời thơ rất hồn nhiên như chính tiếng reo vui sướng của cậu học trò Con bướm như một nàng tiên “bay nhẹ nhàng” nổi bật lên “bên bờ cỏ” Gợi cho chú bé tính

tò mò thèm muốn được quan sát

“Em thích quá

Em đuổi theo Nhưng, tiếc thay Con bướm vàng

Có bộ cánh Vút lên cao”

Để lại chú bé ngẩn ngơ bên đám cỏ xanh với bao tiếc nuối:

“Em nhìn theo

Con bướm vàng Con bướm vàng”

Hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối vẫn chỉ là “Con bướm vàng” nhưng

diễn tả hai tâm trạng khác nhau, đó là tâm trạng của sự mời mọc thèm muốn và tâm trạng của sự tiếc nuối thất vọng Lời thơ tự nhiên như lời kể chuyện, nhưng lại logic như chính sự việc diễn ra, hoàn toàn không có sự sắp đặt vần điệu, diễn đạt đúng tâm trạng của trẻ thơ

Từ chú bướm vàng bên bờ cỏ đến chú bướm vàng bên cỏ xanh, gợi cho chú

bé biết bao mơ ước: ước gì ta cũng có đôi cánh như chú bướm vàng để được thỏa thích bay lượn trên vòm trời cao, ước gì, ước gì… Bài thơ như không có câu kết Cái nhìn tiếc nuối của cậu bé không chỉ dừng lại ở một con bướm, mà là

cả một bầu trời mênh mông với bao điều cậu bé còn chưa biết, cả một thế giới thiên nhiên diệu kì để cho chú bé thỏa sức tưởng tượng…

Câu thơ chỉ có ba chữ, từ ngữ không cần phải gọt dũa Nhưng tứ thơ lại mạch lạc, rõ ràng và mang tính nghệ thuật, dễ thuộc, dễ đi vào tâm hồn trẻ thơ

Trang 28

Đọc bài thơ ta như thấy chính mình là cậu bé, bởi có tuổi thơ nào lại không có kỉ niệm hái hoa, “Có những ngày trốn học, bắt bướm cạnh cầu ao”

Và còn rất nhiều, rất nhiều bài thơ khác của tác giả, tất cả đều mộc mạc, gần gũi với tâm hồn trẻ thơ “Con bướm vàng” chỉ là một mionh chứng cho một tài năng thơ trẻ Một trong những “góc sân” nhỏ của Trần Đăng Khoa

Bài thơ: Kể cho bé nghe

Bài thơ “Kể cho bé nghe” được Trần Đăng Khoa viết luc 11 tuổi, viết bài thơ này như là vừa kể cho bé nghe vế các con vật, sự việc diễn ra trong cuộc sống hằng ngày vừa tạo trò chơi cho bé

Về hình thức bài thơ kế thừa bút pháp của đồng dao dân gian kế thừa nhạc điệu Bài thơ nhịp nhàng với thể thơ bốn chữ, tươi tắn và hồn nhiên, âm lượng thánh thót nhịp nhàng Kế thừa về cấu trúc điệp vòng tròn, mở đầu bằng câu

“Hay nói ầm ĩ” kết thúc cũng quay lại bằng câu ấy và tiếp tục theo lối hồi hoàn Nội dung bài thơ vẫn là những tri thức quen thuộc về những gì tồn tại xung quanh thế giới trẻ thơ như con vịt bầu, con chó vện, con nhện con, con trâu sắt, cối xay lúa…

Cái mới của bài thơ là sự chuyển hóa khá nhuần nhuyến những từ đồng dao truyền thống sang hiện đại Bài thơ không gieo vần lưng theo lối đồng dao cũ

mà gieo vần chân theo lối thơ luật đường nhưng vẫn tự do Cấu trúc bài thơ có thể hình dung như một cuộc đối thoại luôn phiên

“Hay nói ầm ĩ

Là con vịt bầu Hay hỏi đâu đâu

Là con chó vện Hay chăng dây điện

Là con nhện con

Ăn no quay tròn

Là cối xay lúa…”

Trò chơi chỉ còn hai người, người đối, người đáptheo tiết tấu và nội dung

mở ra của bài thơ hay và thu hút đối với trẻ, trẻ dễ nhớ dễ thuộc bài thơ

Trang 29

Bài thơ: Ò ó o

Thơ của Trần Đăng Khoa chính là những vần thơ thiếu nhi đích thực do thiếu nhi làm ra nên phản ánh đầy đủ cách nhìn, cách nghĩ về thế giới tâm hồn của trẻ thơ Đọc thơ Trần Đăng Khoa ta thấy hiện lên một thiên nhiên quen thuộc gần gũi Đó chính là làng quê yên bình muôn thủa của anh và cũng là làng quê thanh bình muôn thủa của làng quê Việt Nam

Từ cái góc sân nhỏ trước nhà, tâm hồn trẻ thơ và dễ rung động của Trần Đăng Khoa đã tạo nên những vần thơ tuyệt diệu làm lay động lòng người Mở đầu bài thơ tác giả đã biểu thị được âm thanh của tiếng gà gáy:

Ò ó o

Ò ó o

Đó là cách dẫn dắt khéo léo của Trần Đăng Khoa để đưa chúng ta đến với tiếng gà bình dị nhưng quen thuộc mà tác giả đã luôn nhắc xuyên suốt cả bài thơ Nghệ thuật nhân hóa được Trần Đăng Khoa sử dụng rất thành công, làm cho tiếng gà trở nên đẹp đẽ trong mắt mỗi người Khi tiếng gà cất lên mọi vật thức dậy đón ánh sáng mặt trời và rũ bỏ màn đem tăm tối đã bao phủ cả một quãng thời gian dài, kì diệu thay chỉ là tiếng tiếng gà bình dị ấy thôi mà khi nghe

nó lại “Giục quả na mở mắt”, “Giục hàng tre đâm măng”, “Giục buồng chuối thơm lừng”, “Giục hạt đậu nảy mầm”, “Giục bông lúa uốn câu”, “Giục con trâu

ra đồng”, “Giục đàn sáo trên trời chạy trốn”, “Gọi ông trời nhô lên”.Tiếng gà đã đánh dấu một ngày mới bắt đầu, là lúc ông mặt trời mang những tia nắng ấm áp xuống cho vạn vật, là lúc đàn sao phải chạy trốn để nhường chỗ cho bình minh rạng rỡ, là lúc bắt đầu mọi vật làm việc…

Với cách dùng điệp ngữ “Giục” và liệt kê các sự việc, tác giả đã thông báo mọi hành động mà tiếng gà đã làm nên điều này đã chứng minh rằng tiếng gà đã trở thành âm thanh quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta cho đến nỗi tác giả phải thốt lên

Ôi bốn bê Bát ngát Tiếng gà

Trang 30

1.2.1 Khảo sát điều tra

Quá trình điều tra nhằm tìm hiểu:

Thực trạng nhận thức của giáo viên ở Trường mầm non Hoa Phượng T.P Sơn La - Tỉnh Sơn La, trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua thơ của Trần Đăng Khoa nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách hiệu quả nhất, việc xây dựng biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ giáo viên cần quan tâm đến mức

độ hứng thú của trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non trên khi được tiếp xúc với tác phẩm thơ của Trần Đăng Khoa

1.2.2 Đối tượng điều tra

- Giáo viên đang dạy lớp mẫu giáo lớn

- 2 lớp trẻ mẫu giáo lớn (5- 6 tuổi) A + B Trường mầm non Tô Hiệu T.P Sơn La - Tỉnh Sơn La

1.2.3 Thời gian và địa điểm điều tra

Thời gian: Từ tháng 12 năm 2015 dến tháng 4 năm 2016

Địa điểm: Trường Mầm non Tô Hiệu T.P Sơn La - Tỉnh Sơn La

1.2.4 Phương pháp điều tra

- Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến

- Dự giờ, quan sát, trao đổi, trò chuyện

- Dùng toán sác xuất thống kê để xử lí dữ liệu điều tra

1.2.5 Phân tích kết quả điều tra

a) Thực trạng trình độ đào tạo của giáo viên trực tiếp giảng dạy dạy trẻ MGL ở trường mầm non được điều tra

+ Trình độ đào tạo:

- Giáo viên có trình độ đào tạo ĐHSP mầm non là: 5 giáo viên

- Giáo viên có trình độ đào tạo CĐSP mầm non là: 6 giáo viên

Trang 31

- Giáo viên có trình độ đào tạo TCSP mầm non là: 4 giáo viên

- Sơ cấp mầm non: Không có

- Chưa qua đào tạo: Không có

+ Thâm niên công tác

- Dưới 5 năm là: 1 giáo viên

- Từ 10- 15 năm là: 7 giáo viên

- Từ 15 năm trở lên là: 10 giáo viên

Tổng hợp ý kiến của giáo viên dạy ở trường Sau khi điều tra tôi nhận thấy nhận thức của giáo viên về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGL (5 - 6 tuổi) thông qua thơ của Trần Đăng Khoa như sau:

- 100% giáo viên nhất trí rằng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ đều có thể tiến hành ở mọi lúc mọi nơi, nhưng điều quan trọng là sử dụng như thế nào để

có thể đạt hiệu quả một cách tốt nhất

Hầu hết các giáo viên đã có sự tích hợp trong các hoạt động giáo dục trẻ nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ Tuy nhiên thì vẫn chưa có một tiếng nói chung, các giáo viên chưa có sự kết hợp với nhau để thống nhất một biện pháp

cụ thể và hiệu quả nhất Vì mỗi giáo viên đều thực hiện theo cách thức riêng của mỗi người vì vậy hiệu quả đạt được chưa cao

Khi được hỏi về “Tổ chức dạy thơ cho trẻ có tác động như thế nào đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ?” có đến 95% giáo viên cho rằng việc dạy thơ tác động rất lớn tới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ Thông qua các bài thơ trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, thậm chí có nhiều trẻ sáng tạo ra câu thơ hay Khi được hỏi về “Vận dụng nhiều bài thơ Trần Đăng Khoa vào dạy trẻ hay không?” 100% giáo viên đều trả lời có vận dụng Bởi vì vận dụng dạy thơ đem lại sự hứng thú cho trẻ Trẻ được trải nghiệm khám phá, gần gũi với trẻ cũng như trên lí thuyết bài dạy Những câu thơ được gắn kết với nhau và tạo một bài thơ có ý nghĩa đối với trẻ

Khi được hỏi về: “Xin chị hãy cho biết những phương pháp và biện pháp khác nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua thơ?” Thì có:

- 100% sử dụng phương pháp đàm thoại, giảng giải

Trang 32

sự chú ý của trẻ mà lại đạt được hiệu quả cao trong việc nâng cao được vốn từ cho trẻ Bởi lẽ trẻ mẫu giáo nói chung lứa tuổi luôn thích khám phá những điều mới lạ, thú vị và phương pháp mới chính là cách hấp dẫn trẻ hiệu quả

b) Thực trạng về mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ MGL qua thơ của Trần Đăng Khoa

Nhìn chung, trong các giờ học nếu cô giáo nếu cô giáo sử dụng các tác phẩm thơ của Trần Đăng Khoa sẽ giúp trẻ có hứng thú Biểu hiện ở chỗ trẻ chăm chú lắng nghe bài thơ cô giáo đọc Khâu trò chuyện để giảng giải nội dung cũng được trẻ hào hứng lắng nghe Kết thúc giờ học, trẻ có khả năng đọc lại bài thơ vừa được học một cách diễn cảm kết hợp điệu bộ cử chỉ một cách sinh động Tuy nhiên ở hai lớp tôi đến dự giờ và tiến hành khảo sát, nhất là lớp đối chứng

có một bộ phận trẻ chưa thực sự chú ý tới việc đọc thơ của cô có diễn cảm hay không Các cháu thường lơ đãng trong khi cô đang đọc, không trả lời khi được

cô giáo hỏi về nội dung bài thơ và khó khăn trong việc nhớ bài thơ, đọc lại bài thơ và hơn nữa là đọc diễn cảm bài thơ đó

Trang 33

Tiểu kết chương 1

Thế giới trong thơ Trần Đăng Khoa là một thế giới náo nức sinh động đáng yêu âm thanh màu sắc hương vị của thế giới bên ngoài của thiên nhiên cây cỏ được đưa vào trong thơ qua trí tưởng tượng hồn nhiên của trẻ thơ mang một màu sắc riêng ngộ nghĩnh đáng yêu

Trần Đăng Khoa đến với thơ rất tự nhiên, cũng giống như trẻ đến với thơ như một sự tự nhiên tất yếu Đó là những tình cảm trong trẻo, hồn nhiên nhất, nhưng đồng thời cũng rất chân thành và mãnh liệt

Hình thức nghệ thuật chính của Thơ Trần Đăng Khoa là sự kết tinh của tâm hồn trẻ thơ qua cách nhìn, cách tả vật, cùng với trí tưởng tượng phong phú bay bổng và sự liên tưởng, so sánh kì diệu, kết hợp với ngôn ngữ chính xác, biểu cảm, giàu âm thanh và nhịp điệu với những hình ảnh đẹp sáng tạo độc đáo Đọc thơ Trần Đăng Khoa người ta cảm nhận được một tâm hồn thơ trẻ trong sáng, giản dị chan chứa một tình yêu đằm thắm, thiết tha với con người, thiên nhiên và cuộc sống Thơ ông đến với tuổi thơ trước tiên bằng sự rung động, những cảm xúc chân thành nhân ái Thơ ông còn gợi sự rung động trong tâm hồn người lớn, làm cho họ được trở về với tuổi thơ, tìm gặp lại mình trong cái trong trẻo, cái tinh nguyên của những cảm xúc đối vơi thiên nhiên, đối với nghệ thuật

Ngày đăng: 11/09/2016, 16:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Hữu Châu (1997), Cơ sở ngôn ngữ học từ vựng, NXBGD 2. Đỗ Hữu Châu (1993), Đại cương ngôn ngữ học, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học từ vựng, "NXBGD 2. Đỗ Hữu Châu (1993), "Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu (1997), Cơ sở ngôn ngữ học từ vựng, NXBGD 2. Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXBGD 2. Đỗ Hữu Châu (1993)
Năm: 1993
6. Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh, (2002). Giáo dục học mầm non, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mầm non
Tác giả: Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2002
7. Hà Nguyễn Kim Giang (2002), Cho trẻ làm quen với TPVH - một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXBĐH Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cho trẻ làm quen với TPVH - một số vấn đề lí luận và thực tiễn
Tác giả: Hà Nguyễn Kim Giang
Nhà XB: NXBĐH Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
8. Nguyễn Công Hoàn, (1995), Tâm lý học trẻ em Tập I, II, III, NXB Hà Nội 9. Nguyễn Xuân Khoa (1997), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ tuổi mẫu giáo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học trẻ em Tập I, II, III", NXB Hà Nội 9. Nguyễn Xuân Khoa (1997), "Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ tuổi mẫu giáo
Tác giả: Nguyễn Công Hoàn, (1995), Tâm lý học trẻ em Tập I, II, III, NXB Hà Nội 9. Nguyễn Xuân Khoa
Nhà XB: NXB Hà Nội 9. Nguyễn Xuân Khoa (1997)
Năm: 1997
12. Nguyễn Thị Ánh Tuyết - Nguyễn Thị Như Mai - Đinh Thị Kim Thoa (2005), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi Mầm non, NXB ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học trẻ em lứa tuổi Mầm non
Tác giả: Nguyễn Thị Ánh Tuyết - Nguyễn Thị Như Mai - Đinh Thị Kim Thoa
Nhà XB: NXB ĐHSP Hà Nội
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w