1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN XÔ TRONG NHỮNG NĂM 1954 - 1975 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

62 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 916,53 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 2 3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu .................................................. 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.................................................................. 2 3.2. Nhiệm vụ của đề tài ..................................................................................... 2 3.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 3 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................ 3 4.1. Nguồn tài liệu .............................................................................................. 3 4.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 3 5. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 3 Chương 1: KHÁI QUÁT QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN XÔ TRƯỚC NĂM 1954 ......................................................................................................... 4 1.1. Khái quát quan hệ Việt Nam - Liên Xô trước năm 1950 ........................ 4 1.2. Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong những năm 1950 - 1954 ................. 11 Chương 2: QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN XÔ TRONG NHỮNG NĂM 1954 - 1975 ...................................................................................................... 16 2.1. Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong những năm 1954 - 1960 ................. 16 2.2. Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong những năm 1960 - 1964 ................. 20 2.3. Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong những năm 1964 - 1973 ................. 24 2.4. Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong những năm 1973 - 1975 ................. 32 Chương 3: NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI VÀ TÁC DỤNG CỦA QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN XÔ TRONG NHỮNG NĂM 1954 – 1975 ............. 36 3.1. Những nhân tố chi phối đến quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong những năm 1954 - 1975 .............................................................................................. 36 3.2. Tác dụng của quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong những năm 1954 - 1975 ......................................................................................................................... 47 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 53 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thế kỷ XX đã ghi nhận những kỳ tích tuyệt vời của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ cứu nước, trong đó, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã đi vào lịch sử như một sự kiện hào hùng nhất của một dân tộc nhỏ bé đã vượt qua những thách thức vô cùng to lớn để chiến đấu và chiến thắng một tên đế quốc sừng sỏ nhất thế giới. Trong cuộc kháng chiến thần thánh đó, chúng ta đã nhận sự giúp đỡ to lớn của các nước anh em trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là sự giúp đỡ của Liên Xô - người anh cả trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: "... Đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô luôn luôn là hòn đá tảng của chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Vì lợi ích của nhân dân hai nước, từ nay về sau, chúng ta tiếp tục phát triển hơn nữa tình đoàn kết chiến đấu và sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Liên Xô. Chúng ta coi đó là một đảm bảo cho sự thắng lợi của công cuộc bảo vệ tổ quốc và xây dựng xã hội chủ nghĩa trên bán đảo Đông Dương, đồng thời đó là một đóng góp tích cực vào việc củng cố và tăng cường hệ thống xã hội chủ nghĩa, tăng cường cuộc đấu tranh vì hoà bình và dân chủ thế giới..." [18;3]. Tư tưởng đó trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn tỏ ra đúng đắn, đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược của nhân dân ta. Nhân dân Việt Nam cho tới nay vẫn chưa quên sự giúp đỡ của Đảng, Chính phủ và nhân dân Liên Xô, đặc biệt trong những lúc khó khăn nhất. Tình cảm của nhân dân Liên Xô về tinh thần cũng như về vật chất thật sâu đậm, to lớn và mang ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập thống nhất của Việt Nam. Thực tế đã cho thấy, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt Nam - Liên Xô luôn ấm nồng, tin cậy và vượt qua mọi thử thách của thời gian cũng như biến động lịch sử. Xuất phát từ thực tế trên, với mong muốn tìm hiểu mối quan hệ Việt Nam - Liên Xô, đặc biệt là tình hữu nghị, hợp tác, sự tương trợ, giúp đỡ của nhân dân Liên Xô đối với nhân dân Việt Nam trong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tôi mạnh dạn chọn đề đài: "Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong những năm 1954 - 1975" làm khoá luận tốt nghiệp. Thông qua đề tài này, tôi hi vọng rèn luyện cho mình những phương pháp, kỹ năng nghiên cứu một vấn đề lịch sử cụ thể nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập sau này. 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong những năm kháng chiến chống Mỹ đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân ở trong cũng như ngoài nước. Năm 1980, cuốn "Việt Nam - Liên Xô 30 năm quan hệ (1950 - 1980)" do Nhà xuất bản Ngoại giao Hà Nội và Nhà xuất bản Tiến bộ Mátxcơva đã sưu tầm những văn kiện quan trọng, tiêu biểu nhất mà hai nước đã kí kết trong 30 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Tác phẩm "Tình hữu nghị hợp tác Việt Nam - Liên Xô đời đời bền vững" do Sở Văn hoá và Thông tin Bình Trị Thiên xuất bản năm 1983 đã đề cập đến tình hữu nghị thắm thiết và sự hợp tác toàn diện, đầy hiệu quả giữa Liên Xô và Việt Nam. Tác phẩm "Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Thắng lợi và Bài học" do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 1995, của tập thể tác giả trong Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh đã tổng kết những bài học quý báu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta, đặc biệt là bài học chiến lược đoàn kết quốc tế mà trước hết là đoàn kết với Liên Xô. Năm 2010, tác phẩm "Cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam - Tác động của những nhân tố quốc tế" của tác giả Nguyễn Khắc Huỳnh do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã đề cập khái quát cuộc chiến tranh Việt Nam xung quanh vấn đề "tam giác chiến lược" giữa Liên Xô, Mỹ và Trung Quốc. Có thể nói, nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đã đề cập đến quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong những năm 1954 - 1975, nhưng với mong muốn tiếp tục đi sâu nghiên cứu quan hệ Việt Nam - Liên Xô, đặc biệt là tình hữu nghị, hợp tác, sự tương trợ, giúp đỡ của nhân dân Liên Xô đối với nhân dân Việt Nam trong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nên tôi chọn đề tài này. Trong quá trình thực hiện khóa luận, tất cả những công trình trên đã góp phần định hướng và là nguồn tài liệu tham khảo quí để tôi đi vào nghiên cứu đề tài này. 3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô trong những năm 1954 - 1975. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài - Tìm hiểu khái quát về mối quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong lịch sử đến

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ĐINH THỊ LÝ

QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN XÔ TRONG NHỮNG NĂM 1954 - 1975

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sơn La, năm 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ĐINH THỊ LÝ

QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN XÔ TRONG NHỮNG NĂM 1954 - 1975

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS Bùi Mạnh Thắng

Sơn La, năm 2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.S Bùi Mạnh Thắng, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong thời gian làm khóa luận! Em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các thầy, cô giáo trong Khoa Sử - Địa, Phòng Đào tạo, Thư viện Trường Đại học Tây Bắc! Xin cảm ơn bạn bè trong lớp đã ủng hộ, động viên tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này!

Khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được

sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các bạn để khóa luận này được hoàn chỉnh hơn nữa

Em xin chân thành cảm ơn!

Sơn La, tháng 5 năm 2013

Tác giả

Đinh Thị Lý

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 2

3.2 Nhiệm vụ của đề tài 2

3.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 3

4.1 Nguồn tài liệu 3

4.2 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục của khóa luận 3

Chương 1: KHÁI QUÁT QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN XÔ TRƯỚC NĂM 1954 4

1.1 Khái quát quan hệ Việt Nam - Liên Xô trước năm 1950 4

1.2 Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong những năm 1950 - 1954 11

Chương 2: QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN XÔ TRONG NHỮNG NĂM 1954 - 1975 16

2.1 Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong những năm 1954 - 1960 16

2.2 Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong những năm 1960 - 1964 20

2.3 Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong những năm 1964 - 1973 24

2.4 Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong những năm 1973 - 1975 32

Chương 3: NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI VÀ TÁC DỤNG CỦA QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN XÔ TRONG NHỮNG NĂM 1954 – 1975 36

3.1 Những nhân tố chi phối đến quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong những năm 1954 - 1975 36

3.2 Tác dụng của quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong những năm 1954 - 1975 47

KẾT LUẬN 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 5

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng Cộng sản Việt

Nam khẳng định: " Đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô luôn luôn là

hòn đá tảng của chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta Vì lợi ích của nhân dân hai nước, từ nay về sau, chúng ta tiếp tục phát triển hơn nữa tình đoàn kết chiến đấu và sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Liên Xô Chúng ta coi đó là một đảm bảo cho sự thắng lợi của công cuộc bảo vệ tổ quốc và xây dựng xã hội chủ nghĩa trên bán đảo Đông Dương, đồng thời đó là một đóng góp tích cực vào việc củng cố và tăng cường hệ thống xã hội chủ nghĩa, tăng cường cuộc đấu tranh vì hoà bình và dân chủ thế giới " [18;3] Tư tưởng đó trong bất cứ hoàn

cảnh nào vẫn luôn tỏ ra đúng đắn, đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược của nhân dân ta Nhân dân Việt Nam cho tới nay vẫn chưa quên sự giúp đỡ của Đảng, Chính phủ và nhân dân Liên Xô, đặc biệt trong những lúc khó khăn nhất Tình cảm của nhân dân Liên Xô về tinh thần cũng như về vật chất thật sâu đậm, to lớn và mang ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập thống nhất của Việt Nam

Thực tế đã cho thấy, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, quan

hệ Việt Nam - Liên Xô luôn ấm nồng, tin cậy và vượt qua mọi thử thách của thời gian cũng như biến động lịch sử

Xuất phát từ thực tế trên, với mong muốn tìm hiểu mối quan hệ Việt Nam - Liên Xô, đặc biệt là tình hữu nghị, hợp tác, sự tương trợ, giúp đỡ của nhân dân Liên Xô đối với nhân dân Việt Nam trong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

cứu nước, tôi mạnh dạn chọn đề đài: "Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong những

năm 1954 - 1975" làm khoá luận tốt nghiệp Thông qua đề tài này, tôi hi vọng

rèn luyện cho mình những phương pháp, kỹ năng nghiên cứu một vấn đề lịch sử

cụ thể nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập sau này

Trang 6

2

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Vấn đề quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong những năm kháng chiến chống

Mỹ đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân ở trong cũng như ngoài nước

Năm 1980, cuốn "Việt Nam - Liên Xô 30 năm quan hệ (1950 - 1980)" do

Nhà xuất bản Ngoại giao Hà Nội và Nhà xuất bản Tiến bộ Mátxcơva đã sưu tầm những văn kiện quan trọng, tiêu biểu nhất mà hai nước đã kí kết trong 30 năm kể

từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao

Tác phẩm "Tình hữu nghị hợp tác Việt Nam - Liên Xô đời đời bền vững" do

Sở Văn hoá và Thông tin Bình Trị Thiên xuất bản năm 1983 đã đề cập đến tình hữu nghị thắm thiết và sự hợp tác toàn diện, đầy hiệu quả giữa Liên Xô và Việt Nam

Tác phẩm "Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Thắng lợi và Bài

học" do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 1995, của tập thể tác giả

trong Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh đã tổng kết những bài học quý báu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta, đặc biệt là bài học chiến lược đoàn kết quốc tế mà trước hết là đoàn kết với Liên Xô

Năm 2010, tác phẩm "Cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam - Tác

động của những nhân tố quốc tế" của tác giả Nguyễn Khắc Huỳnh do nhà xuất

bản Chính trị Quốc gia đã đề cập khái quát cuộc chiến tranh Việt Nam xung quanh vấn đề "tam giác chiến lược" giữa Liên Xô, Mỹ và Trung Quốc

Có thể nói, nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đã đề cập đến quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong những năm 1954 - 1975, nhưng với mong muốn tiếp tục đi sâu nghiên cứu quan hệ Việt Nam - Liên Xô, đặc biệt là tình hữu nghị, hợp tác, sự tương trợ, giúp đỡ của nhân dân Liên Xô đối với nhân dân Việt Nam trong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nên tôi chọn đề tài này Trong quá trình thực hiện khóa luận, tất cả những công trình trên đã góp phần định hướng và là nguồn tài liệu tham khảo quí để tôi đi vào nghiên cứu đề tài này

3 Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô trong những

năm 1954 - 1975

3.2 Nhiệm vụ của đề tài

- Tìm hiểu khái quát về mối quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong lịch sử đến

năm 1954

Trang 7

3

- Tìm hiểu mối quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong những năm 1954 - 1975

- Tìm hiểu những nhân tố chi phối đến quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong giai đoạn này và tác dụng của của mối quan hệ đó

3.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài tập trung tìm hiểu quan hệ Việt Nam - Liên Xô, đặc biệt đi sâu nghiên cứu viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam trong những năm 1954 - 1975

4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tài liệu

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi tham khảo các văn kiện của Đảng, các bài viết của của các nhà lãnh đạo cách mạng và các cơ quan chuyên môn cùng

các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, tôi sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp phương

pháp logic

Bên cạnh đó, tôi còn sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phân tích để thấy được diễn biến, tác dụng và các nhân tố tác động đến quan

hệ Việt Nam - Liên Xô trong những năm 1954 - 1975

5 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, đề tài được bố cục thành 3 chương:

Chương 1 Khái quát quan hệ Việt Nam - Liên Xô trước năm 1954 Chương 2 Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong những năm 1954 – 1975 Chương 3 Những nhân tố chi phối và tác dụng của quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong những năm 1954 - 1975

Trang 8

4

Chương 1 KHÁI QUÁT QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN XÔ TRƯỚC NĂM 1954 1.1 Khái quát quan hệ Việt Nam - Liên Xô trước năm 1950

Ngày 30/1/1950, Liên Xô và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Sự kiện này đặt nền móng cho tình hữu nghị bền chặt và quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa nhân dân hai nước Nhưng không phải đến năm 1950 hai nước mới

có quan hệ với nhau mà mối quan hệ này đã từng bước được thiết lập từ những năm trước đó

Năm 1917, trên đất nước Nga rộng lớn diễn ra một cuộc cách mạng "vĩ đại

nhất trong lịch sử loài người” Đó là cuộc cách mạng của giai cấp vô sản, của

nhân dân lao động nước Nga, cuộc cách mạng không những có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử nước Nga mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới tiến trình lịch sử và cục diện thế giới Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Xô viết đã làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới Thế giới đã phân chia thành hai hệ thống xã hội đối lập - hệ thống xã hội tư bản chủ nghĩa và hệ thống xã hội xã hội chủ nghĩa Đặc biệt, Cách mạng tháng Mười đã mở ra một thời kì mới trong lịch sử đấu tranh giải phóng nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh Thực tiễn Cách mạng tháng Mười không những đã thức tỉnh và cổ vũ mạnh

mẽ ý chí đấu tranh của các dân tộc bị áp bức mà còn chỉ ra con đường đúng đắn đi tới thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giải phóng dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh

khẳng định: "Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp

năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái Đất Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế” [14;461] Và Việt Nam, lúc đó đang là một nước thuộc địa của

thực dân Pháp đã nhanh chóng tiếp thu con đường đó

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho quan hệ Việt Nam - Liên Xô Trên hành trình gian khổ đi tìm đường cứu nước, khi nghe tin Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Người đã có cảm nhận về một đất nước mà nắm quyền là những người lao động:

"Khi mặt trời Nga mọc ở phương Đông

Cây cay đắng cũng ra những quả ngọt

Người cay đắng cũng phải chia phần hạnh phúc

Sao vàng bay theo liềm búa công nông”

(Chế Lan Viên)

Trang 9

5

Những ngày cuối năm 1919, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã có những hoạt động đầu tiên ủng hộ cách mạng tháng Mười trong bối cảnh nước Nga đang bị các thế lực thù địch tấn công dữ dội trên mọi lĩnh vực Người đã tích cực hoạt động trong Uỷ ban Quốc tế III của Đảng xã hội Pháp như đi quyên góp tiền trong các phố Pari để giúp Cách mạng Nga vượt qua nạn đói Người còn tham gia phát truyền đơn của Đảng xã hội Pháp kêu gọi nhân dân Pháp lên án sự can thiệp vũ trang của Chính phủ vào nước Nga, hoan nghênh cách mạng Nga Tháng 2/1920, Nguyễn Ái Quốc nói về chủ nghĩa Bônsêvich Châu Á tại Hội nghị những người thanh niên cộng sản Quận 2 Pari Tháng 3, Người nói về chủ nghĩa xã hội với thanh niên Quận 3 Xuyên suốt cả cuộc đời mình, Người luôn

khẳng định: "Cách mạng tháng Mười mở ra con đường giải phóng cho các dân

tộc và cả loài người, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử giải phóng các dân tộc và cả loài người thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới” [12;38]

Vào giữa năm 1920, Nuyễn Ái Quốc được đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất

những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin đăng trên

báo Nhân đạo Người đã vô cùng xúc động và muốn nói cùng dân tộc: “ Hỡi

đồng bào bị đày đọa đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” [17;127] và Người khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa

xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức vfa những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ” [17;127] Cũng từ đây,

người hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba Ngày 7/11/1926, với bút

danh Nguyễn Ái Quốc, Người đã viết hai bài: "Sơ lược ông Lênin” và "Kỉ niệm

nước Nga thành công” để ca ngợi vị lãnh tụ Lênin và ca ngợi nước Nga Xô viết

Người cũng đề cập đến quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô: Cách mạng Nga như đắp đường cho chúng ta cứ thế mà đi mà bước

Đồng chí Tôn Đức Thắng cũng là một trong những người Việt Nam đầu tiên tiếp xúc với nước Nga Xô viết Trước là công nhân thợ máy đóng tàu Sài Gòn, năm 1916, Tôn Đức Thắng bị động viên vào Hải quân Pháp Ngày 7/11/1917 khi Cách mạng vô sản Nga thành công, các nước đế quốc câu kết nhau can thiệp vũ trang, hòng bóp chết nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới Ngày 16/4/1919, một hạm đội Pháp gồm 5 chiến hạm: Phờrăngxơ, Phơrôtô, Grăngba, Giuýtxtít và Vanđếch Rútxô tiến vào Biển Đen, bắn phá hải cảng Xêvaxtôpôn Lúc này, Tôn Đức Thắng là một thợ máy trên chiến hạm Phờrăngxơ đã cùng anh em binh sĩ Pháp dũng cảm đứng lên phản chiến Toàn thể binh lính và công nhân đã cử đại biểu đến gặp Ban chỉ huy đòi đình chỉ cuộc can thiệp chống nước Nga Xô viết và từ chối thi hành mệnh lệnh tiến công

Trang 10

6

Được đồng đội phân công, Tôn Đức Thắng đã kéo cờ đỏ trên chiến hạm để chào mừng nhà nước vô sản đầu tiên trong lịch sử loài người Kết quả, âm mưu tấn công nước Nga Xô viết của đế quốc Pháp bị thất bại Tháng 11/1967, nhân kỷ niệm 50 năm Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Nhà nước Liên Xô đã tặng đồng chí Tôn Đức Thắng Huân chương Lênin, huân chương cao nhất của Liên Xô để ghi nhận công lao của đồng chí trong sự nghiệp bảo vệ Cách mạng tháng Mười Nga và xây dựng tình hữu nghị Xô - Việt

Cách mạng tháng Mười Nga thành công có ảnh hưởng rất to lớn đối với cách mạng Việt Nam nói riêng và cách mạng thế giới nói chung Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những nhận xét sâu sắc, toàn diện về Cách mạng tháng Mười Nga Từ đó, Người lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi theo cách mạng vô sản bằng cách vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm của nước Nga Xô viết,

và thực tế lịch sử đã chứng minh tính đúng đắn trong nhận xét và vận dụng những bài học Cách mạng tháng Mười Nga vào cách mạng Việt Nam Sau khi

đã tin và lựa chọn theo con đường của Lênin, Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động, trau dồi kiến thức và truyền bá chủ nghĩa cộng sản và Cách mạng tháng

Mười về nước qua nhiều sách báo, đặc biệt là hai tác phẩm "Chế độ thực dân

Pháp” và "Đường Kách Mệnh” Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách

mạng trong nước đã dẫn đến yêu cầu cần phải có một tổ chức cách mạng tổ chức

và lãnh đạo quần chúng nhân dân Nhận thức được yêu cầu đó, tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gồm những thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động lại phân hoá thành các tổ chức cộng sản khác nhau: Ngày 17/6/1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở miền Bắc quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản đảng Tháng 8/1929, các cán bộ lãnh đạo tiên tiến trong Tổng bộ và Kì bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam Kì cũng quyết định lập An Nam Cộng sản đảng Tháng 9/1929, một số đảng viên tiến tiến trong Đảng Tân Việt tuyên

bố thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn

Trong vòng nửa năm, 3 tổ chức cộng sản đã liên tiếp ra đời và tranh giành phạm vi ảnh hưởng ở trong nước làm ảnh hưởng tiêu cực đến phong trào cách mạng Nhận được tin có ba tổ chức cộng sản cùng hoạt động ở Việt Nam, Quốc

tế Cộng sản đã gửi thư kêu gọi các nhóm cộng sản thống nhất lại và cử đồng chí Nguyễn Ái Quốc với tư cách là Uỷ viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam, phái viên của Quốc tế Cộng sản tổ chức cuộc họp để hợp nhất các

tổ chức thành một Đảng duy nhất Ngày 6/1/1930, tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản được triệu tập Sau khi thảo luận, các đại biểu nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng

Trang 11

vụ lịch sử cấp thiết của sự nghiệp giải phóng nhân dân ta

Trong thời gian này, Liên Xô trở thành hậu phương, nơi đào tạo nguồn cán

bộ cho Việt Nam, nhiều hạt giống cách mạng đã được học tập và làm việc ở Liên Xô Tháng 8/1927, Lê Hồng Phong cùng nhóm thanh niên tình nguyện Việt Nam đang theo học tại Trường Không quân Quảng Châu (Trung Quốc) được cử sang học tại Trường Không quân Liên Xô Tuy nhiên, vì nhiều lí do, Lê Hồng Phong là người duy nhất trong nhóm tiếp tục học tại trường Lêningrát (Liên Xô) Từ tháng 12/1927 đến tháng 11/1928, Lê Hồng Phong theo học Trường Không quân số 2 ở Bôrisôclít (Liên Xô) Từ tháng 12/1928, Lê Hồng Phong theo học tại Trường Lao động Cộng sản phương Đông của Quốc tế Cộng sản

ở Mátxcơva (Liên Xô) với bí danh Litvinov Sau khi tốt nghiệp, Lê Hồng Phong tham gia Hồng quân Liên Xô với cấp bậc trung tá Sau một thời gian dài học tập và làm việc tại Liên Xô, tháng 11/1931, Lê Hồng Phong được cử

về nước tham gia công tác của Ban Chấp hành Trung ương Đảng với nhiệm

vụ định hướng cho phong trào hoạt động cách mạng trong nước Lê Hồng Phong đã tham gia soạn thảo chương trình hoạt động của Đảng và được Quốc tế Cộng sản thông qua

Trong thời gian này, do tình hình trong nước không thuận lợi nên Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chưa thể về nước được Năm 1933 Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc theo học Trường Lênin Đây là trường Đảng cao cấp cho các lãnh tụ nước ngoài, trường này có hai ban: ban dài hạn 3 năm và ban ngắn hạn 6 tháng Lãnh tụ

Trang 12

8

Nguyễn Ái Quốc học ban ngắn hạn Trong thời gian học ở trường, Người liên hệ với nhóm cộng sản Việt Nam rất chặt chẽ Học xong Trường Lênin, Người chuyển hẳn sang Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, đồng thời làm việc ở Quốc tế Cộng sản Tại đây, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cũng tranh thủ dạy nhóm học sinh của Việt Nam về tổ chức và lịch sử Đảng nhằm bồi dưỡng lòng trung kiên của các đồng chí Vào mùa thu năm 1934, đồng chí Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai và một đồng chí người Nùng quê ở Cao Bằng tiếp tục sang Liên Xô theo học lớp đặc biệt của Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa

Năm 1936, tình hình thế giới có nhiều biến động to lớn, "Trục phát xít

Beclin - Tôkyô - Rôma” được thiết lập với chính sách đối nội, đối ngoại cực kì

phản động Sự ra đời của trục phát xít đã đặt nhân loại trước nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới Đứng trước tình hình đó, Quốc tế Cộng sản đã họp lần thứ VII vào tháng 7/1935 để xác định kẻ thù và nhiệm vụ trước mắt là chống chủ nghĩa phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hoà bình, thành lập mặt trận rộng rãi của nhân dân thế giới chống phát xít, chống chiến tranh Sự chuyển hướng chỉ đạo kịp thời của Quốc tế cộng sản mà đứng đầu là Đảng Cộng sản Liên Xô có ý nghĩa hết sức to lớn Các lực lượng dân chủ trên toàn thế giới đã được tập hợp lại dốc sức đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh, đáp ứng được nguyện vọng bức thiết của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới

Tiếp thu chủ trương của Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Đông Dương

đã có sự chuyển hướng chỉ đạo mới trong Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành

Trung ương Đảng tháng 5/1941: Tạm gác khẩu hiệu "chống đế quốc Pháp và

phong kiến” mà trước mắt phải hòa chung với nhân dân tiến bộ trên thế giới

chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do dân chủ, cơm áo, hoà bình

Tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới Giữa những năm 40, tại mặt trận châu Âu, trước những đòn tấn công mạnh mẽ của quân đội Đồng minh, phát xít Đức và Italia đã đầu hàng không điều kiện Sau khi phát xít Đức và Italia đầu hàng, theo thoả thuận giữa ba cường quốc Mỹ, Anh, Liên Xô tại Hội nghị Ianta tháng 2/1945, Hồng quân Liên Xô đưa quân sang mặt trận Châu Á Thái Bình Dương để giải phóng các dân tộc đang nằm dưới sự kiểm soát của phát xít Nhật Trước sự tấn công mạnh mẽ của Hồng quân Liên Xô và nhân dân các nước, ngày 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện Trong những năm tháng

Trang 13

9

đó, nhân dân Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với quân đội và nhân dân Liên Xô, cùng chung sức với lực lượng dân chủ thế giới đánh tan khối phát xít Đức - Ý - Nhật Đầu tháng 8/1945, khi nhận được những thông tin về việc Nhật Bản sắp đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã chuẩn bị tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước Đến giữa tháng 8/1945, khí thế cách mạng đã sôi sục trong cả nước Ngày 16/8/1945, theo lệnh Uỷ ban khởi nghĩa, một đơn vị giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào tiến về giải phóng Thị xã Thái Nguyên Tiếp theo đó, các địa phương khác lần lượt đứng lên giải phóng giành chính quyền Ngày 28/8, Đồng Nai Thượng và

Hà Tiên là những địa phương giành chính quyền muộn nhất trong cả nước Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thể quốc dân và thế giới: nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành lập Cách mạng tháng Tám đã mở ra một bước ngoặt trong lịch sử dân tộc Việt Nam, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp hơn 80 năm, ách phát xít Nhật gần 5 năm, đánh sụp chế độ phong kiến, chủ động góp phần vào sự hình thành, mở rộng và tăng cường hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới

Tuy nhiên, ngay trong năm 1945, các đế quốc Anh, Mỹ, Trung Hoa Dân

quốc lấy danh nghĩa quân "đồng minh" vào giải giáp quân đội Nhật Bản kéo vào nước ta định "bóp chết" nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà còn trong trứng

nước Với những hành động phá hoại, khiêu khích, gián điệp, lật đổ, bằng sức ép tổng hợp, chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, chúng định diễn lại ở Việt Nam cuộc can thiệp trắng trợn, bẩn thỉu như đối với Cách mạng tháng Mười và nước Cộng hoà Xô viết Nga trước kia Trong khi đó, chính quyền vừa thành lập còn non trẻ, lực lượng vũ trang còn yếu Chính sách cai trị của thực dân Pháp đã để lại hậu quả nặng nề cho đất nước ta: ngân khố quốc gia hầu như trống rỗng, kho bạc Nhà nước chỉ có hơn 1,2 triệu đồng, trên 90% dân số mù chữ, nạn đói cuối năm 1944 đầu 1945 chưa được khắc phục, các cơ sở công nghiệp chưa phục hồi sản xuất Trong báo cáo của Pigon gửi Cao uỷ Pháp D.Agenliêu ngày

28/10/1945 nhận xét: "Chính quyền cách mạng Việt Nam ra đời không đồng

minh, không tiền, hầu như không vũ khí” [2;47] Hoàn cảnh nước ta bấy giờ có

nhiều điểm tương đồng với nước Nga Xô viết khi Cách mạng tháng Mười vừa thành công Nhân dân Xô viết vừa phải đối mặt với các thế lực thù địch đe dọa

tấn công nhằm "bóp chết” chính quyền non trẻ lại vừa phải tập trung xây dựng

lại đất nước do bị chiến tranh tàn phá nặng nề Lấy nước Nga Xô viết làm một bài học quý báu, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo nhân dân ta tiến hành xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền, tiến hành tổng tuyển cử trong cả

Trang 14

10

nước, giải quyết nạn đói và khó khăn về tài chính, đồng thời xoá nạn mù chữ, nâng cao văn hoá cho nhân dân Mặt khác, một nhiệm vụ quan trọng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ lúc bấy giờ là thoát khỏi thế cô lập, để có thể nhận được sự giúp đỡ của các nước anh em trong hệ thống xã hội chủ nghĩa

và lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới, đặc biệt là Liên Xô Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà luôn khẳng định Liên Xô là trụ cột của hoà bình thế giới của các lượng dân chủ và tiến bộ, trong đó có Việt Nam Các hoạt động đối ngoại của Việt Nam thời kì này vẫn nhằm mục tiêu nhất quán là tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta và tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Chính phủ hai nước Việt Nam - Liên Xô Ngày 30/10/1945, Bộ Ngoại giao Chính phủ lâm thời ra Thông cáo về chính sách đối ngoại của Việt Nam, khẳng định mục tiêu phấn đấu cho nền độc

lập của Việt Nam và hợp tác, thân thiện với các nước Đồng minh: "Đối với các

nước Đồng minh, Việt Nam luôn muốn duy trì hữu nghị và thành thật hợp tác trên cơ sở bình đẳng và tương trợ để xây dựng nền hoà bình thế giới lâu dài”

[2;50] Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ 1945 đến 1949, vì nhiều lí do mà Liên Xô - người anh cả trong phe xã hội chủ nghĩa chưa công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Trong những lí do ấy, có thể là trong thời gian này, Liên Xô vẫn bị ràng buộc bởi Hiệp ước Liên minh trong chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít và tương trợ sau chiến tranh giữa Liên Xô và Pháp được kí ngày 10/12/1944 ở Matxcơva Theo đó, mỗi bên không đựơc kí kết đồng minh hoặc tham gia vào một khối liên minh nào nhằm chống lại bên kia Chính điều khoản này đã quy định đường lối ngoại giao của Nhà nước Xô viết với chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà những năm 1945-1949

Trong giai đoạn 1946 - 1949, Việt Nam và Liên Xô có nhiều cuộc tiếp xúc cấp cao nhưng vẫn chưa có cơ duyên để thiết lập ngoại giao giữa hai nước Tháng 11/1946, đáp lại lời hứa của Liên Xô sẽ ủng hộ Thái Lan gia nhập Liên hợp quốc, chính phủ tiến bộ Thái Lan do Thủ tướng Priđi Panômiông đứng đầu

đã cho phép Liên Xô đặt một phái đoàn đại diện tại Băng Cốc Chính phủ Liên

Xô muốn nhân cơ hội này củng cố sự có mặt ngoại giao của mình ở châu Á Thông qua cửa ngõ Băng Cốc, trong hai năm 1947 - 1948, đã diễn ra một loạt các các cuộc tiếp xúc và hội đàm giữa các đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với các đại diện của Liên Xô nhằm mở đường cho sự ủng hộ và công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Cuộc tiếp xúc đầu tiên với Liên Xô diễn ra ở Băng Cốc vào tháng 2/1947

do Trần Văn Giàu thực hiện Tiếp đó, tại Hội nghị Liên Á họp ở Niu Đêli (Ấn

Trang 15

11

Độ) tháng 4/1947, hai bên tiếp tục thảo luận và quyết định sẽ bố trí một cuộc họp kín giữa phái viên chính phủ Việt Nam và phái viên Chính phủ Xô viết ở châu Âu vào mùa thu năm đó Cuộc họp đã được tiến hành tại Thụy Sĩ vào tháng 9/1947 Tại cuộc gặp này, phái viên đặc biệt của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Phạm Ngọc Thạch đã chính thức đề nghị Chính phủ Liên Xô viện trợ

về tài chính và quân sự cho Việt Nam Phạm Ngọc Thạch cũng chuyển cho đại diện Liên Xô thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi J Xtalin yêu cầu Liên Xô đưa vấn đề xung đột Pháp - Việt ra trước Liên hợp quốc

Với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đây là cuộc gặp có tính chất quan trọng,

có thể mở ra quan hệ có bước đột phá trong quan hệ Việt - Xô Qua cuộc gặp

này, Liên Xô cũng dần bày tỏ một thái độ "ủng hộ phần nào” với cuộc chiến

tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam Tuy nhiên, những đề nghị viện trợ của Chính phủ Việt Nam đã không được chính phủ Liên Xô đáp ứng Tại Đại hội thanh niên Đông Nam Á họp ở Cancútta (Ấn Độ), tháng 2/1948, sự có mặt của đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gồm Trần Văn Giàu, Mai Thế Châu, Trần Văn Luân đã được hoan nghênh Đại diện của tổ chức thanh niên thế giới và Liên hiệp Công đoàn thế giới đã mời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cử đại diện sang trụ sở của tổ chức ở Praha (Tiệp Khắc) Lần đầu tiên Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân biểu lộ thái độ ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Sau Đại hội, hai đại diện của tổ chức công đoàn và phong trào thanh niên Việt Nam là

Lê Đức Chỉnh và Nguyễn Văn Hướng đã đến Thủ đô Praha (Tiệp Khắc) để thiết lập quan hệ

1.2 Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong những năm 1950 - 1954

Tới năm 1950, mặc dù đường lối ngoại giao Việt Nam có nhiều hoạt động

tích cực nhưng Việt Nam hầu như vẫn trong tình thế "đơn thương độc mã” trong

cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách của Việt Nam lúc này là thoát ra khỏi tình thế cô lập, kêu gọi sử ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, các dân tộc dân chủ trên thế giới Để tạo điều kiện thuận lợi và kêu gọi các nước trên thế giới công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 14/1/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ nước Việt Nam Dân

chủ Cộng hoà ra lời tuyên bố: “Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là

Chính phủ hợp pháp duy nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam Căn cứ trên quyền lợi chung, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước nào tôn trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hoà bình và xây đắp dân chủ thế giới” [2;120] Lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng

Trang 16

12

định quan điểm và những mục tiêu chân chính của ngoại giao Việt Nam Nó góp phần xoá bỏ những tâm lí ngăn cản việc thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước, đồng thời tạo ra cho thế giới cách nhìn mới và đúng đắn về Việt Nam

Về phía Liên Xô, chính những thay đổi mạnh mẽ của tình hình thế giới và trước việc các thế lực hiếu chiến ở Anh, Mỹ, Pháp tập hợp lực lượng nêu chiêu bài chống cộng sản, chống Liên Xô đã khiến Liên Xô phải điều chỉnh chiến lược đối ngoại của mình trên thế giới, trong đó có Đông Dương và Việt Nam Đã đến lúc Liên Xô không chỉ đứng ngoài hay giữ một thái độ không rõ ràng trong cuộc xung đột Việt - Pháp được nữa và phải công khai bày tỏ lập trường của mình Ngày 6/1/1950, Báo Sự thật đăng điện văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh chúc

mừng Thống chế Xtalin với nội dung: "Nhân dịp mừng thọ Thống chế Xtalin 70

tuổi, nhân danh nhân dân Việt Nam, Chính phủ Việt Nam và nhân danh cá nhân, tôi kính chúc Thống chế hạnh phúc và trường thọ" [15;6] Ngày 25/1/1950 sau

khi nhận được điện chúc mừng sinh nhật của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thống chế

Xtalin gửi điện cảm ơn: "Nhân lễ sinh nhật của tôi, được điện chúc mừng của

Chủ tịch, tôi kính gửi lời cảm tạ" [9;228]

Ngày 18/1/1950, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Sau khi quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc chính thức được thiết lập, ngày 23/1/1950 Bộ trưởng Ngoại giao Hoàng Minh Giám đã gửi công hàm cho Bộ trưởng ngoại giao Liên Xô đề nghị hai nước kiến lập quan hệ ngoại giao chính thức và trao đổi đại sứ

Đáp lại công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 30/1/1950, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô A.Vưinxki đã gửi công hàm cho

Bộ trưởng Ngoại giao Hoàng Minh Giám, khẳng định: “Sau khi xem xét lời đề

nghị của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và nhận thấy Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đại diện cho đa số nhân dân Việt Nam, Chính phủ Liên

Xô quyết định kiến lập bang giao giữa Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và trao đổi đại sứ” [9;229].

Việc Liên Xô công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ Việt Nam - Liên Xô Qua sự kiện này, Chính phủ Liên Xô không chỉ tạo ra những tiền đề về pháp lí quốc tế cho sự hợp tác toàn diện giữa hai dân tộc Việt Nam - Liên Xô, kéo theo

sự công nhận và đặt quan hệ ngoại giao của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa với Chính phủ Hồ Chí Minh, mà còn góp phần quyết định vào việc cô lập Chính phủ bù nhìn Bảo Đại, nâng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà lên vị

Trang 17

13

thế mới trên trường quốc tế Từ nay, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã chính thức được thừa nhận là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thành viên của hệ thống xã hội chủ nghĩa Ngay sau khi Liên Xô công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, hàng loạt nước dân chủ nhân dân lần lượt chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà:

Ngày 31/1/1950: Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Triều Tiên

Ngày 2/2/1950: Chính phủ Cộng hoà nhân dân Tiệp Khắc và Chính phủ Cộng hoà Dân chủ Đức

Ngày 3/2/1950: Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Rumani và Hungari

Ngày 4/2/1950: Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Ba Lan

Ngày 8/2/1950: Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Bungari

Ngày 11/2/1950: Chính phủ Anbani

Trải qua những ngày tháng chiến đấu đầy gian khổ, khó khăn trong vòng

vây của chủ nghĩa đế quốc, đây thực sự là "một đại thắng lợi về chính trị” của

nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Thắng lợi đó là kết quả của sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, của chính sách ngoại giao đúng đắn với những hoạt động đối ngoại tích cực, năng động và không mệt mỏi của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Thắng lợi đó cũng đồng thời là kết quả của sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên phạm vi toàn thế giới Đánh giá về tầm vóc mà hoạt động ngoại

giao mang lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Mấy năm kháng chiến đã

đưa lại cho nước ta một cuộc thắng lợi to nhất trong lịch sử Việt Nam, tức là hai nước lớn nhất trên thế giới là Liên Xô và Trung Quốc dân chủ, và các nước dân chủ mới đã thừa nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngang hàng trong đại gia đình dân chủ thế giới Nghĩa là ta đã đứng hẳn về phe dân chủ và nhập vào khối 800 triệu nhân dâ chống đế quốc

Chắc rằng cuộc thắng lợi về chính trị ấy sẽ là cái đà cho những thắng lợi quân sự sau này” [15;81]

Mùa xuân năm 1950, góp phần vào thắng lợi ngoại giao, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tiến hành một hoạt động đối ngoại đặc biệt Đó là chuyến công

du bí mật sang Trung Quốc và Liên Xô của Chủ tịch Hồ Chí Minh Mục đích của chuyến đi là để giúp các nhà lãnh đạo hai nước, đặc biệt là Liên Xô hiểu thực trạng tình hình, cũng như đường lối của nhà nước Việt Nam, từ đó tiến tới giúp đỡ và hợp tác toàn diện với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong cuộc kháng chiến

Trang 18

14

chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ Ngày 2/1/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời châu Tự Do (Tuyên Quang) lên đường, đây là chuyến đi bí mật, quân Pháp vẫn đóng dọc biên giới, tàn quân Tưởng vẫn đầy rẫy ở Hoa Nam, phái đoàn lúc đi bộ, lúc đi ngựa Sau khi làm việc ở Trung Quốc, ngày 3/2/1950, đoàn rời Bắc Kinh tiếp tục cuộc hành trình bí mật sang Mátxcơva Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp và làm việc trực tiếp với các nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước Liên Xô lúc đó như Xtalin, Khơrupsốp, Môlôtốp, Kazanôvích

Trong lịch sử quan hệ ngoại giao hai nước, chuyến đi thăm không chính thức của Hồ Chí Minh có vai trò và ý nghĩa cực kì quan trọng Đây là một cơ hội thuận lợi để Hồ Chí Minh trực tiếp trình bày với các nhà lãnh đạo Liên Xô về tình hình cách mạng Việt Nam, về những chủ trương, biện pháp mà Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ Việt Nam đã tiến hành từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập, nhằm mục đích giải toả những hiểu lầm và ngộ nhận do thiếu thông tin hoặc thông tin không đầy đủ từ phía những nhà lãnh đạo Liên Xô với đường lối chiến lược và sách lược của những người cộng sản Việt Nam, từ đó tiến tới hoàn toàn ủng hộ và trực tiếp viện trợ vật chất cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam Ngày 11/3/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường về nước kết thúc chuyến thăm bí mật Trung Quốc và Liên Xô

Sau chuyến đi của Hồ Chí Minh, các nhà lãnh đạo Liên Xô hiểu rõ hơn về tình hình cách mạng Việt Nam Quan hệ Việt Nam - Liên Xô nhờ đó được thúc đẩy lên một giai đoạn mới, toàn diện, vững chắc và hiệu quả hơn Tháng 4/1950, Đại sứ quán Việt Nam ở Mátxcơva được thành lập, Nguyễn Lương Bằng là Đại

sứ đặc mệnh toàn quyền đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Đặc biệt, sau chuyến thăm, các nhà lãnh đạo Liên Xô đồng ý viện trợ quân sự và giúp đỡ vật chất cho Việt Nam kháng chiến Cụ thể: Trước mắt Liên Xô viện trợ cho Việt Nam một trung đoàn pháo cao xạ 37 ly, một số xe vận tải Môlôtôva và thuốc quân y Trung Quốc sẽ trang bị vũ khí cho một số đại đoàn bộ binh và một đơn vị pháo binh, sẽ đảm nhận việc vận chuyển hàng viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam Xtalin cũng yêu cầu Trung Quốc lấy những hàng hoá mà Liên Xô viện trợ cho Trung Quốc nhưng chưa dùng tới đem cho Việt Nam dùng trước Việc Trung Quốc và Liên Xô viện trợ cho Việt Nam là sự ủng hộ kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta đẩy cuộc kháng chiến lên giai đoạn phát triển mới trong những năm 1950

Tháng 10/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Đại hội lần thứ XIX Đảng Cộng sản Liên Xô Sau Đại hội này, Việt Nam đẩy mạnh hợp tác với Liên Xô, Việt Nam bắt đầu gửi học sinh, sinh viên sang các nước xã hội chủ nghĩa học tập Mùa hè năm 1951, trong khói lửa của cuộc chiến chống thực dân Pháp, Đảng và

Trang 19

15

Nhà nước ta đã cử nhóm lưu học sinh đầu tiên gồm 21 người sang Liên Xô để đào tạo thành cán bộ khoa học, kĩ thuật với kỳ vọng sẽ là những viên gạch hồng xây dựng cách mạng trong tương lai Lần đầu tiên các trường Đại học ở Matxcơva như trường thép, luyện kim, tài chính, trường xây dựng, trường trung cấp máy móc công cụ đã tiếp nhận những công dân Việt Nam vào trường của mình để đào tạo Từ đó trở đi, hàng năm có những đoàn lưu học sinh Việt Nam rời căn cứa địa Việt Bắc đi bộ lên biên giới Việt - Trung sang Liên Xô học tập

Số lượng lưu học sinh đi học tại Liên Xô trong những năm đó lên tới 160 người Trong thời kỳ 1950-1954, Liên Xô triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ cuộc đấu tranh vì độc lập của nhân dân Việt Nam về mặt vật chất và tinh thần, tạo điều kiện cho Việt Nam đẩy nhanh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến kết thúc Được sự viện trợ của Mỹ, thực dân Pháp tiến hành nhiều kế hoạch

để có thể "kết thúc chiến tranh trong danh dự” Dựa vào tương quan so sánh lực

lượng với quân Pháp, Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 với đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ Chiến thắng Điện Biên Phủ của quân và dân Việt Nam buộc thực dân Pháp phải chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam Theo sáng kiến của Liên

Xô, Hội nghị Giơnevơ được tổ chức năm 1954, theo đó thực dân Pháp phải chấm dứt chiến tranh và công nhận nền độc lập của 3 nước Đông Dương

Ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình

ở Việt Nam và Đông Dương được kí kết (21/7/1954), ngày 22/7/1954, Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã có điện gửi Chủ tịch kiêm Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Hồ Chí

Minh nhân dịp kí Hiệp định Giơnevơ, trong điện có đoạn: “Nhân dân Liên Xô

và Chính phủ Liên Xô chào mừng nhân dân Việt Nam anh dũng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và nhiệt liệt kính chúc nhân dân Việt Nam mau chóng phục hưng đất nước, thu được nhiều thắng lợi trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hoá trong hoàn cảnh mới” [3;14]

Đáp lại tình cảm đó, ngày 10/8/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện cảm ơn đến đồng chí C.Ê Vôrôsilốp, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô về lời chúc mừng khôi phục lại hoà bình ở Đông Dương

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi đã chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc

Trang 20

16

Chương 2 QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN XÔ TRONG NHỮNG NĂM 1954 - 1975

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã giải phóng hoàn toàn miền Bắc, mở đường đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội Trong khi đó, lợi dụng sự thất bại của Pháp ở Đông Dương, đế quốc Mỹ đã tiến hành kế hoạch xâm nhập vào miền Nam Việt Nam để thay thế thực dân Pháp, xâm chiếm miền Nam bằng chính sách thực dân mới Trong hoàn cảnh đó, cách mạng Việt Nam phải đồng thời thực hiện hai chiến lược: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nhằm mục tiêu chung giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, góp phần vào cuộc chiến tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu cách mạng của thời đại: hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

Với đường lối cách mạng đúng đắn, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo nên những nhân tố quyết định thắng

lợi của cuộc kháng chiến Với vị trí là “một trong những tiêu điểm của sự kết

hợp các trào lưu cách mạng thế giới, là nơi tập trung tất cả những mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội với với chủ nghĩa tư bản và mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc, là nơi diễn ra cuộc đụng đầu lịch sử giữa một bên là chủ nghĩa xã hội và độc lập dân tộc với một bên là các thế lực xâm lược đứng đầu là Mỹ” [1;10], do vậy, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam trở thành

một điển hình cho trào lưu giải phóng dân tộc trên thế giới và nhận được sự ủng

hộ, giúp đỡ tận tình của bạn bè và nhân dân toàn thế giới

Trong bối cảnh lịch sử đó, mối quan hệ Việt Nam - Liên Xô tiếp tục được nâng lên một tầm cao mới Với tư cách là người anh cả của phe xã hội chủ nghĩa, Đảng, Chính phủ và nhân dân Liên Xô đã dành cho nhân dân Việt Nam

sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn Đáp lại, nhân dân Việt Nam luôn luôn ủng hộ công cuộc xây dựng đất nước và đấu tranh vì sự nghiệp công bằng và tiến bộ xã hội của nhân dân Liên Xô Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, đặc biệt trong bối cảnh của cuộc Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa Việt

Nam - Liên Xô không tránh khỏi những lúc "đậm nhạt” Song, vượt lên trên tất

cả, mối quan hệ và tình cảm nhân dân hai nước dành cho nhau vẫn luôn nồng

ấm, vượt qua mọi thử thách

2.1 Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong những năm 1954 - 1960

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc Mỹ, nhờ lợi dụng vị trí đặc biệt và buôn bán vũ khí mà trở thành đế quốc giàu có và hùng mạnh nhất thế

Trang 21

các nước tư bản chủ nghĩa Để thực hiện "vai trò” của mình, Mỹ triển khai chiến

lược toàn cầu bằng việc khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh trên phạm vi toàn thế giới, dẫn đến tình trạng đối đầu căng thẳng với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Sang những năm 50, cùng với tình hình ngày càng căng thẳng của Chiến tranh lạnh, Đông Dương cũng dần trở thành địa bàn xung đột giữa hai siêu cường Mỹ, Xô và là nơi diễn ra những cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai hệ thống trên thế giới Theo đó, vị trí của Việt Nam trong chiến lược của Mỹ và Liên Xô cũng bắt đầu có sự thay đổi Theo quan điểm của Mỹ lúc đó, Việt Nam là điểm nóng bỏng nhất và là một trong những vị trí sống còn trong tuyến ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản Vì vậy, ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ được kí kết, Mỹ liền thay thế thực dân Pháp dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn

cứ quân sự ở Đông Nam Á Một lần nữa, nhân dân Việt Nam phải đứng lên cầm súng để đấu tranh bảo vệ nền độc lập của mình Cũng từ đây, quan hệ Việt Nam

- Liên Xô có bước phát triển mới Cùng với sự thay đổi chiến lược ở Việt Nam của Mỹ, các nhà lãnh đạo Liên Xô cũng dần nhận thức được tầm quan trọng của Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng trong việc mở rộng phạm vi của mình ở châu Á Do vậy, Liên Xô đã từ chỗ không can dự vào cuộc xung đột ở Việt Nam đến thể hiện sự ủng hộ của mình đối với Việt Nam đặc biệt từ khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

Trong giai đoạn đầu, Liên Xô đã hình thành quan hệ chính trị toàn diện với Việt Nam, ủng hộ chủ trương và xây dựng đường lối khôi phục và xây dựng miền Bắc của Việt Nam Liên Xô đã giúp Việt Nam thực hiện kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế 1955 - 1957 và kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế và văn hoá

1958 - 1960 Đặc biệt, hai nước đã tiến hành những cuộc gặp cấp cao và kí nhiều văn kiện quan trọng đưa mối quan hệ hai nước ngày một gần nhau hơn Theo lời mời của Chính phủ Liên Xô, đoàn đại biểu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Chủ tịch kiêm Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Hồ Chí Minh dẫn đầu, đã đến thăm Liên Xô từ ngày 12 đến ngày 18/7/1955 Trong thời gian đó, đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

đã tiến hành hội đàm với Chính phủ Liên Xô Cuộc hội đàm đã diễn ra trong không khí thân mật và hữu nghị Một vấn đề quan trọng là cuộc hội đàm đã bàn đến vấn đề củng cố và phát triển những quan hệ hữu nghị giữa nước Việt Nam

Trang 22

18

Dân chủ Cộng hoà và Liên Xô, và những vấn đề quốc tế liên quan đến lợi ích

chung của hai nước Cuộc hội đàm đã nhất trí: “Trong các vấn đề về tình hình

quốc tế cũng như sự phát triển hợp tác sau này giữa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Liên Xô về mọi mặt chính trị, kinh tế và văn hoá, quan điểm của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Liên Xô hoàn toàn nhất trí” [3;16] Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ

Liên Xô đều xác định ý chí của mình là kiên quyết đấu tranh cho Hiệp định

Giơnevơ được thi hành triệt để và “lên án những mưu mô lôi kéo miền Nam Việt

Nam, Lào, Cao Miên vào khu vực hoạt động của khối quân sự xâm lược ở Đông Nam Á (SEATO) và nhận rằng những mưu mô ấy hoàn toàn trái ngược với Hiệp định Giơnevơ” [3;17]

Đặc biệt, nhằm mục đích góp phần vào việc phát triển quan hệ thương mại

có lợi cho hai nước, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Liên xô đã kí Hiệp nghị thương mại giữa hai nước, theo đó Liên Xô sẽ viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 40 triệu rúp để xây dựng và khôi phục 146 xí nghiệp công trình công nghiệp và cơ quan thuộc các ngành cơ khí, than, điện lực

và công nghiệp nhẹ Tiếp đó, Liên Xô cho Việt Nam vay 100 triệu rúp để thực hiện kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế nói trên Ngoài ra Liên Xô còn giúp Việt Nam xây dựng 21 đài khí tượng thuỷ văn, 156 trạm thuỷ văn các cấp, cho Việt Nam vay 350 triệu rúp để mua trang thiết bị máy móc và xây dựng một số nông trường Bên cạnh đó, khối lượng hàng quân sự Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ từ năm 1955 - 1960 đạt 49,585 tấn gồm: 4,105 tấn hàng hậu cần, 45,480 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật trong đó Liên Xô viện trợ 29,996 tấn, Trung Quốc viện trợ 19,589 tấn

Cũng trong chuyến thăm và làm việc của đoàn đại biểu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hiệp nghị về vấn đề học tập của những công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại các trường trung và cao cấp ở Liên Xô cũng được kí

kết vào ngày 27/8/1955, trong đó nêu rõ: “Theo yêu cầu của Chính phủ Việt

Nam Dân chủ Cộng hoà, Chính phủ Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết đồng ý nhận những người công dân Việt Nam làm học sinh, sinh viên bổ túc (aspirants) tại các trường trung và cao cấp ở Liên Xô” [3;21] Theo đó, trong

thời gian từ 1955 đến 1960, Liên Xô đã cử 1.547 chuyên gia các ngành sang công tác tại Việt Nam và nhận 420 thực tập sinh và 1.267 sinh viên Việt Nam sang học tập tại Liên Xô

Mặc dù vậy, quan hệ giữa Liên Xô và Việt Nam trong giai đoạn này lại

không "đậm” bằng các nước khác Biểu hiện là ngày 3/2/1950 Liên Xô mới đặt

Trang 23

19

quan hệ ngoại giao với Inđônêxia, nghĩa là sau Việt Nam 3 ngày, nhưng tháng 1/1953, Liên Xô đã cử đại sứ đi Giacácta; trong khi đó, mãi đến gần 2 năm sau, tức ngày 4/11/1954, Liên Xô mới cử Lavátchi - Đại sứ đầu tiên của Liên Xô đến

Hà Nội Tổng Bí thư Khơrútsốp và Bungarin đã đi thăm Ấn Độ, Miến Điện và Ápganitxtan vào tháng 12/1955 và đã 2 lần đi thăm Trung Quốc vào tháng 8/1958 và tháng 10/1959 song chưa đi thăm Việt Nam Đoàn đại biểu Xô viết tối cao Liên Xô do Chủ tịch Vôrôsilốp dẫn đầu đi thăm Inđônêxia trước rồi mới đến Việt Nam vào tháng 7/1957 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô cũng đã đi thăm Ấn Độ và Miến Điện vào tháng 2/1957 nhưng lại không đi thăm Việt Nam

Tính "thiếu đậm” trong mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô trong thời gian

trên có thể là do: mặc dù coi Việt Nam có vị trí chiến lược trong chiến tranh lạnh nhưng cả Mỹ và Liên Xô vẫn không coi Việt Nam là khu vực trọng yếu trong

chiến lược của mình, so với châu Âu thì đây đây chỉ là khu vực "biên duyên

chiến lược” nên Mỹ cũng chưa đưa quân trực tiếp vào Việt Nam còn Liên Xô

thì chưa có nhiều sự ủng hộ cho Việt Nam như các nước khác Hơn nữa, sau khi Xtalin mất, Khơrútsốp lên thay đã đi vào con đường xét lại Năm 1956, tại Đại

hội lần thứ XX, Đảng Cộng sản Liên Xô đã đưa ra đường lối "cùng tồn tại hoà

bình”, "quá độ hoà bình”, "thi đua hoà bình” và chương trình đầy tham vọng

"đuổi kịp và vượt Mỹ” về sản xuất sản phẩm tính theo đầu người trong thời

gian ngắn nhất Vì mục tiêu và lợi ích của mình, Liên Xô đã chủ trương hoà hoãn với chủ nghĩa đế quốc, nhất là đế quốc Mỹ, coi đó là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu nhằm tranh thủ vốn, kỹ thuật của Mỹ và phương Tây, giữ nguyên trạng châu Âu để tạo ra những điều kiện quốc tế thuận lợi cho xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô

Tuy nhiên, quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong giai đoạn 1954 - 1959 cũng

là thời kì tốt đẹp trong lịch sử quan hệ hai nước Sự giúp đỡ và ủng hộ của Liên

Xô đối với nhân dân Việt Nam trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược mang ý nghĩa vô cùng to lớn Ngày 1/9/1955, Chủ tịch đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô và

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô đã gửi điện chúc mừng nhân dịp kỷ niệm lần thứ 10 Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Đáp lại tình cảm đó, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã gửi điện cảm ơn tới Đảng và nhân dân Liên Xô, trong đó có đoạn:

“Nhân dân Việt Nam mãi mãi biết ơn nhân dân Liên Xô đã dành cho nhân dân Việt Nam sự ủng hộ đối với cuộc chiến tranh giành độc lập và sự giúp đỡ chân thành hiện nay đối với công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế và văn hoá bị tàn phá trong những năm tháng chiến tranh Sự giúp đỡ khẳng khái, vô tư đó đã

Trang 24

20

cổ vũ nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh kiên quyết thực hiện Hiệp định Giơnevơ nhằm củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, độc lập và dân chủ trong cả nước” [3;24] Như vậy, mặc dù Liên Xô vẫn chỉ coi Việt Nam là vùng

"biên duyên chiến lược” so với những vùng trọng điểm khác, nhưng trong thời

gian này, Liên Xô đã dành những sự giúp đỡ to lớn về vật chất và tinh thần cho những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Việt Nam Những hiệp nghị được kí kết giữa hai nước trong thời gian này nói lên những bước tiến quan trọng trong lịch sử quan

hệ hai nước

2.2 Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong những năm 1960 - 1964

Trong giai đoạn tiếp theo từ năm 1960 đến năm 1964, quan hệ Việt - Xô diễn ra trong bối cảnh mới Đây là giai đoạn đường lối cách mạng Việt Nam có

sự thay đổi, Đảng ta chủ trương: tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường sức mạnh hệ thống xã hội chủ nghĩa Do sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam cuối những năm 50, đế quốc Mỹ lo sợ chính quyền Ngô Đình Diệm không tồn tại được lâu và chủ nghĩa cộng sản sẽ thắng thế Hơn nữa, việc Liên Xô công khai ủng hộ Việt Nam đã khiến Mỹ càng quyết tâm hơn trong việc biến miền Nam Việt Nam thành bàn đạp để tiêu diệt chủ nghĩa

cộng sản, nhằm ngăn chặn "Đông Nam Á hoá đỏ” Do vậy, trong những năm

1960 - 1964, Mỹ tiến hành chiến lược ''chiến tranh đặc biệt”, không ngừng tăng

viện trợ về kinh tế, cố vấn quân sự, vũ khí hiện đại cho chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, dùng chiến trường Việt Nam để thí nghiệm các loại vũ khí hiện đại nhất Hành động đó của Mỹ làm cho tính chất của cuộc chiến tranh Việt Nam trở nên khốc liệt Là một nước nhỏ bé, nông nghiệp lạc hậu, lại phải đối phó với một

đế quốc hùng mạnh, đòi hỏi Việt Nam, bên cạnh sự đồng lòng của toàn dân, cần phải có sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, các lực lượng tiến bộ trên thế giới, trong đó, sự ủng hộ của Liên Xô có ý nghĩa quan trọng, là nhân tố tác động đến tương lai cuộc chiến tranh Việt Nam

Mở đầu sự hợp tác toàn diện trong thời kì này, ngày 23/12/1960, Hiệp định

về việc Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết giúp đỡ về kinh tế và kỹ thuật cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được kí kết với mục đích củng cố hơn nữa tình hữu nghị anh em và mở rộng sự hợp tác về kinh tế giữa hai nước, để thực hiện sự giúp đỡ về kinh tế và kỹ thuật của Liên Xô đối với việc thực hiện kế hoạch

Trang 25

1961 - 1963 các thiết bị, kim khí, phân bón và các hàng hoá khác cần thiết cho

sự phát triển kinh tế quốc dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Điều 2: Chính phủ Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết sẽ cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vay dài hạn số tiền 430 triệu rúp với mức lãi hàng năm là 2 %

Điều 3: Chính phủ Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết muốn hết sức giúp đỡ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong việc thi hành những biện pháp hiệu quả nhằm chống bệnh sốt rét trong những năm 1961 - 1965, đã đồng

ý viện trợ cho Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà số tiền 20 triệu rúp không phải hoàn lại và bảo đảm dùng số tiền đó để gửi sang Việt Nam một số chuyên gia và cán bộ cần thiết, đồng thời cung cấp thuốc men, thuốc sát trùng

và thiết bị, phương tiện vận tải

Điều 8: Chính phủ Liên Xô đảm bảo việc tổ chức Liên Xô sẽ giao cho các

tổ chức Việt Nam những tài liệu và thông tin kỹ thuật cần thiết cho việc tổ chức lại sản xuất tại các xí nghiệp do Liên Xô giúp xây dựng theo Hiệp định này Việc trao các tài liệu đó sẽ thực hiện theo nguyên tắc không phải trả tiền ” [3;57]

Có thể nói rằng, nhờ có sự hỗ trợ đắc lực từ nguồn viện trợ to lớn và toàn diện của Liên Xô, kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất của Việt Nam đã căn bản hoàn thành, cải tạo và xây dựng được 90 công trình công nghiệp, đáng kể

là một số nhà máy thuỷ điện có tổng công suất là 71.300 kw, các công trình khai khoáng như mỏ than Tĩnh Túc, mỏ Apatit Lào Cai, Nhà máy cơ khí Hà Nội, Nhà máy supe phốt phát Lâm Thao, Trường Đại học Bách Khoa, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội Trên cơ sở đó, miền Bắc đã chuẩn bị cả vật chất và tinh thần trở thành hậu phương cách mạng của cả nước, sẵn sàng đối phó với hành

động leo thang chiến tranh và đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế

quốc Mỹ Tổng kết lại quan hệ hợp tác giữa Liên Xô và Việt Nam trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ xâm lược, Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng

định rằng: "Trong 7 năm gần đây, với tư cách là Chủ tịch Hội nghị Giơnevơ

Trang 26

22

1954, Liên Xô luôn quan tâm đến sự nghiệp thống nhất tổ quốc chúng tôi, kiên quyết bảo vệ Hiệp định Giơnevơ, chống các âm mưu của bọn đế quốc và bè lũ tay sai của chúng, tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân miền Nam Việt Nam, tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhằm hoà bình thống nhất đất nước ” [3;69]

Trong Thông cáo chung ngày 28/6/1961, Chính phủ hai nước đã khẳng định “Các

vị đứng đầu Chính phủ hai nước rất hài lòng nhận thấy mối quan hệ hữu nghị không gì lay chuyển nổi và sự hợp tác anh em giữa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Liên Xô ngày càng phát triển ” [3;73]

Liên Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa đã hết lòng ủng hộ nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống Mỹ Khi Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam vào tháng 8/1964, Liên Xô đã cương quyết phản đối Mỹ và yêu cầu phải chấm dứt ngay hành động xâm lược đó Trong Thông cáo chung về cuộc gặp gỡ giữa các đại biểu của Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Cộng sản

Liên Xô ngày 15/2/1964, Liên Xô đã khẳng định: “Đoàn đại biểu Đảng Cộng

sản Liên Xô tuyên bố kiên quyết ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam chống những hành động xâm lược, đế quốc và sen đầm của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam và tỏ lòng tin tưởng vào sự thắng lợi của sự nghiệp thống nhất đất nước Việt Nam Đoàn đại biểu Việt Nam tuyên bố ủng hộ nhân dân Liên Xô vĩ đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô” [3;84]

Và khi máy bay Mỹ xâm phạm không phận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà,

Thông tấn xã Liên Xô đã ra tuyên bố: “Liên Xô kiên quyết lên án những hành

động xâm lược bằng máy bay của Mỹ trên lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và đòi chấm dứt mọi hoạt động khiêu khích tương tự chống lại nước này… Liên Xô sẽ không thể làm ngơ trước vận mệnh của một nước xã hội chủ nghĩa anh

em và Liên Xô sẵn sàng giúp đỡ nước anh em đó mọi sự cần thiết” [3;95] Chống

Mỹ, ủng hộ nhân dân Việt Nam trở thành khẩu hiệu phổ biến của mọi hình thức sinh hoạt chính trị: từ Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô đến những buổi sinh hoạt, của học sinh, sinh viên Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam các loại vũ khí

và trang bị quân sự, cử chuyên gia quân sự và chuyên gia các ngành khác sang Việt Nam Thậm chí, nhiều người Liên Xô còn tình nguyện sang Việt Nam chiến đấu Chính phủ Liên Xô cũng tích cực ủng hộ các chủ trương chính trị và ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

Tuy nhiên, trong giai đoạn này quan hệ Việt Nam - Liên Xô có lúc mờ nhạt hơn các giai đoạn khác, thể hiện ở chỗ: Liên Xô có những biểu hiện tiêu cực đối với cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Việt Nam Cũng như

Trang 27

23

giai đoạn trước, Liên Xô chủ trương giải quyết vấn đề miền Nam Việt Nam bằng phương pháp hoà bình, không muốn Việt Nam phát động cuộc đấu tranh

vũ trang ở miền Nam, chỉ muốn Việt Nam tập trung sức lực xây dựng chủ nghĩa

xã hội ở miền Bắc và bằng cách đó tác động vào diễn biến của tình hình miền Nam Vì vậy, ngày 25/3/1963, Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã khuyên Việt Nam nên lợi dụng đề nghị của chính quyền Kennơđi về thương lượng nhằm

"trung lập hoá” miền Nam Việt Nam để phục vụ cho việc củng cố vị trí của

nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh của các lực lượng yêu nước miền Nam Việt Nam, đồng thời giúp thủ tiêu lò lửa căng thẳng ở Đông Nam Á Cũng trong giai đoạn này, mâu thuẫn Xô - Trung và nhân tố Trung Quốc trở thành trở ngại lớn cho sự phát triển quan hệ Việt - Xô Điều này được biểu hiện rõ rệt qua những hành động và thái độ của Liên Xô đối với Việt Nam Năm 1960, Hồ Chủ tịch đã mời Khơrútsốp sang thăm Việt Nam, nhưng Khơrútsốp đã không sang, trong khi đó lại đi thăm Inđônêxia, Ấn Độ, Miến Điện và Ápganixtan vào tháng 2 và tháng 3/1960 Những biểu hiện xấu trên là do sang những năm 60 vấn đề bất đồng Xô - Trung đã bộc lộ công khai, Liên Xô quan tâm nhiều hơn đến việc tranh thủ các nước lớn trong khu vực như Inđônêxia, Ấn Độ nhằm tranh giành ảnh hưởng với Mỹ và Trung Quốc Tuy nhiên, Liên Xô cũng không cắt quan hệ với Việt Nam như đã làm với Anbani và Trung Quốc vì Việt Nam vẫn có tầm quan trọng trong chính sách của Liên Xô mặc dù vị trí ấy chỉ là thứ yếu Đặc biệt trong giai đoạn này, ngoại giao của Việt Nam thể hiện vai trò tích cực đã làm hết sức mình để bảo vệ phe xã hội chủ nghĩa, hàn gắn rạn nứt Xô - Trung Đây không chỉ là trách nhiệm đối với phong trào cộng sản quốc tế mà còn mang ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách

mạng của nhân dân Việt Nam “Sự đoàn kết của phe xã hội chủ nghĩa chính là

chỗ dựa vững chắc, là hậu phương rộng lớn, là nhân tố kiềm chế sự liều lĩnh của

đế quốc Mỹ” [20;89]

Kiên trì thái độ mềm mỏng, chân thành và hữu nghị trong quan hệ với Liên

Xô, ngày 14/8/1964, thay mặt Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp gửi thư cho N.Khơrutsốp và Đảng Cộng sản Liên Xô, khẳng định sự gắn bó thuỷ chung của nhân dân Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Liên

Xô Bức thư có đoạn: “Đảng Lao động Việt Nam luôn luôn quý trọng, yêu mến và

biết ơn Đảng Cộng sản Liên Xô do Lênin sáng lập và nhân dân Liên Xô vĩ đại sẽ không ngừng phấn đấu để xây dựng Đảng Cộng sản Liên Xô, bảo vệ Liên Xô trước đây cũng như sau này, tình hữu nghị và lòng biết ơn của chúng tôi với Đảng Cộng sản và nhân dân Liên Xô sẽ không thay đổi” [4;55] Nhờ những hành

động đầy thiện chí và mang tính xây dựng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta,

Trang 28

24

quan hệ Xô - Việt dần dần được củng cố Khi có sự thay đổi trong lãnh đạo Đảng Liên Xô là đồng chí L.I Brêgiơnép lên làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, quan hệ giữa hai Đảng và hai Nhà nước đã tiến lên một cấp độ mới

Trong thời gian từ 1961 đến 1964, theo các hiệp định kinh tế và thương mại được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Liên Xô, cùng với viện trợ về kinh tế, Liên Xô đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam hàng chục tấn vũ khí, đạn dược, khí tài, phương tiện chiến tranh hiện đại như xe tăng, máy bay, tên lửa, ra đa… Các trường quân sự của Liên Xô cũng nhận huấn luyện và đào tạo nhiều đơn vị, sĩ quan chỉ huy, sĩ quan kỹ thuật cho Quân đội Nhân dân Việt Nam

Sự giúp đỡ chân tình đó của Liên Xô đã giúp Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc

chiến đấu chống "chiến tranh đặc biệt” của Mỹ Trong bài phát biểu ngày 6/2/1965, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “Nhân dân Việt Nam ghi tạc trong lòng

niềm biết ơn chân thành đối với nhân dân Liên Xô, Đảng Cộng sản và Chính phủ Liên Xô đã ủng hộ và giúp đỡ chúng tôi trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng và cứu nước trước kia cũng như ngày nay trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, trong cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam và trong sự nghiệp hoà bình thống nhất đất nước ” [3;103]

2.3 Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong những năm 1964 - 1973

Từ cuối năm 1964 trở đi, tình hình quốc tế ngày càng có những diễn biến

mới và phức tạp Sau thất bại của "chiến tranh đặc biệt”, Mỹ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam, chuyển sang chiến lược "Chiến tranh cục bộ” và mở

rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc Đây là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng lực lượng quân đội Mỹ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn dựa trên ưu thế về quân sự, vũ khí hiện đại, hoả lực mạnh nhằm

áp đảo quân ta Từ đây, cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành ở Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt và thu hút sự chú ý, quan tâm của toàn nhân loại Vấn đề Việt Nam thực sự trở thành vấn đề chính trị quốc tế, liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhiều nước trên thế giới Đối với Liên Xô, chính sách tiêu cực với cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam đã làm cho uy tín của Liên Xô bị giảm sút trong phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế Sự thay đổi ban lãnh đạo (tháng 10/1964) khi L.I Brêgiơnép lên thay Khơrútsốp giữ chức Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô đã dẫn đến những điều chỉnh về đối nội, đối ngoại, nhằm khôi phục uy tín trong và ngoài nước, đồng thời tăng cường lực lượng của Liên Xô nhân lúc Mỹ đang sa lầy trong chiến tranh ở Việt Nam, tạo thế có lợi để tiếp tục hoà hoãn với Mỹ, đối phó với sự đả kích của Trung Quốc Do vậy, sự quan tâm

Trang 29

25

của Liên Xô với cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu vào cuối năm 1964, sau khi Mỹ leo thang mở cuộc tấn công bằng không quân ra miền Bắc

Từ năm 1965 trở đi, Liên Xô tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, dành cho Việt Nam sự ủng hộ to lớn, toàn diện Mở đầu trong giai đoạn mới trong quan hệ hai nước là sự kiện tháng 12/1964, Liên Xô đã cho phép đại diện thường trú của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được hoạt động tại Matxcơva Tiếp đó, quan hệ Liên Xô - Việt Nam được nâng lên tầm cao mới bằng chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng A.N Côxưghin dẫn đầu tới

Hà Nội vào tháng 2/1965 Đây là dấu mốc quan trọng, mở ra bước ngoặt trong quan hệ hai nước với cam kết giúp đỡ toàn diện, cung cấp vũ khí, củng cố khả năng phòng thủ của Việt Nam, chống lại sự tấn công bằng không lực của Mỹ Trong chuyến thăm, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã khẳng định:

"Chúng tôi vui mừng nhận thấy rằng tình hữu nghị và hợp tác giữa Liên Xô và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đang được củng cố và phát triển Nhân dân Liên

Xô, Đảng chúng tôi, Chính phủ Liên Xô làm hết sức mình để củng cố tình hữu nghị giữa hai nước” [3;105] và "Chính phủ Liên Xô sẽ không thể thờ ơ đối với việc đảm bảo nền an ninh của nước xã hội chủ nghĩa anh em và sẽ có sự giúp đỡ

và ủng hộ cần thiết cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” [3;109] Chuyến

thăm của đoàn đại biểu Liên Xô có ý nghĩa nhiều mặt Thứ nhất, Liên Xô cam kết cung cấp vũ khí chống lại sự tấn công bằng không lực của Hoa Kỳ Thứ hai, Liên

Xô muốn nhấn mạnh vai trò và vị trí của mình ở Đông Nam Á Thứ ba, Liên Xô muốn cảnh báo Việt Nam không được coi thường âm mưu của Mỹ đối với chính sách chủ nghĩa cộng sản ở châu Á Sau chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng A.N Côxưghin đã ghé qua Bắc Kinh trên đường về nước, gặp Thủ tướng Chu Ân Lai

và nêu vấn đề "thống nhất hành động ủng hộ Việt Nam" Trong lần phát biểu trên

vô tuyến truyền hình Trung ương Liên Xô ngày 26/2/1965, A.N CôXưghin đã

khẳng định: "Đấu tranh bảo vệ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là đấu tranh

bảo vệ độc lập và tự do Ủng hộ nhân dân Việt Nam là sự nghiệp của tất cả những người tiến bộ trên thế giới" [3;114] Kể từ thời điểm này, quan hệ Việt

Nam - Liên Xô bước vào một giai đoạn phát triển mới về chất Hàng loạt chuyến thăm viếng ngoại giao giữa hai nước đã chứng minh nhận định trên Theo thống

kê, từ năm 1965 đến năm 1975, giữa Việt Nam và Liên Xô đã có 51 cuộc gặp gỡ cấp cao từ Uỷ viên Bộ Chính trị trở lên Các cuộc hội đàm nhằm mục đích thống nhất nhận thức và đảm bảo cho lợi ích của từng nước cũng như lợi ích chung

Trang 30

26

Trong thời kỳ này, Liên Xô tập trung xây dựng kinh tế, tiếp tục phấn đấu thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra là vượt Mỹ về tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người vào năm 1970 và xây dựng xong cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa cộng sản vào năm 1980 Nhằm đạt mục tiêu này, Liên Xô tiếp tục thi hành chính sách hoà hoãn với Mỹ, tranh thủ thời gian củng cố Đông Âu, bảo đảm

an ninh, tranh thủ khoa học kỹ thuật của phương Tây

Sự cam kết giúp đỡ Việt Nam của Liên Xô một lần nữa được khẳng định bằng chuyến thăm Liên Xô từ ngày 10 đến ngày 17/4/1965 của đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Lê Duẩn dẫn đầu, thỏa thuận và ký kết hiệp định về viên trợ quân sự Ngày 10/7 và ngày 21/10/1965, hai nước kí thêm hai thỏa thuận về viện trợ bổ sung Trong các khoản thỏa thuận và quyết định hỗ trợ quân sự cho Việt Nam của Hội đồng Bộ trưởng Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, nội dung viện trợ, giúp đỡ được thực hiện trên kế hoạch dài hạn, bao gồm:

Thứ nhất, Cung cấp vũ khí, thiết bị quân sự, đạn dược, phụ tùng và các vật liệu quân sự chuyên biệt

Thứ hai, Biệt phái các chuyên gia quân sự Liên Xô giúp đỡ Quân đội Việt Nam tiếp cận, sử dụng các loại vũ khí, thiết bị quân sự được viện trợ và giúp sửa chữa và giúp hiện đại hóa chúng

Thứ ba, Hỗ trợ xây dựng, trang bị cơ sở vật chất cho các mục đích quân sự Thứ tư, Chuyển giao giấy phép, các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cho việc sản xuất đạn dược, một số loại vũ khí, thiết bị quân sự, cũng như các kỹ thuật khác Thứ năm, Đào tạo quân dân Việt Nam trong các cơ sở quân sự của Bộ Quốc phòng Liên Xô

Tuyên bố chung giữa hai bên nhấn mạnh: "Nếu Hoa Kỳ tăng cường xâm

lược chống Việt Nam, trong trường hợp cần thiết và nếu Việt Nam yếu cầu, chính phủ Liên Xô sẵn sàng cho phép những công dân Xô viết có nguyện vọng đến Việt Nam theo tinh thần quốc tế vô sản để chiến đấu vì sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, bảo vệ những thành quả xã hội chủ nghĩa của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà" [3;117] Kết quả cụ thể là Hiệp định về việc Chính phủ Liên bang

Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết viện trợ thêm không hoàn lại về kinh tế cho Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí ngày 10/7/1965, theo đó, Liên

Xô viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam về kinh tế bằng cách cung cấp hàng hoá trong năm 1965 trị giá 17,5 triệu rúp, cung cấp giúp Việt Nam hệ thống tên lửa đất đối không (SAM), máy bay, phi công và đội ngũ kỹ thuật viên nhằm đảm bảo

Trang 31

27

khu vực Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố quan trọng khác Theo các bản cam kết và ghi nhớ, các loại trang thiết bị quân sự Liên Xô viện trợ cho Việt Nam: Máy bay chiến đấu MiG - 17, máy bay chiến đấu siêu thanh MiG - 21, IL -

28, máy bay tiêm kích SU - 17, máy bay vận tải IL - 14, LI - 2, xe tăng T - 34 và

T - 54, khí tài vượt sông, một số khí tài thông tin, phòng hóa, … Theo thỏa thuận,

vũ khí, khí tài được vận chuyển đến Việt Nam theo hai con đường: Bằng đường sắt qua Trung Quốc và đường biển qua cảng Hải Phòng Để dễ dàng, nhanh chóng vận chuyển hàng viện trợ, A.N Côxưnghin đề nghị Trung Quốc cho phép sử dụng sân bay Côn Minh, lập cầu hàng không sang không phận Trung Quốc, song Trung Quốc từ chối, do lúc này Liên Xô và Trung Quốc đang mâu thuẫn Nhưng sau một thời gian đàm phán, Trung Quốc đồng ý để viện trợ cho Việt Nam được vận chuyển bằng đường sắt qua lãnh thổ Trung Quốc Đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, Liên Xô huy động thường xuyên 20 tàu vận tải cỡ lớn của Công ty vận tải Biển Đen và Viễn Đông

Tên lửa đất đối không được sử dụng lần đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 24/7/1965 đã bắn rơi máy bay Mỹ Trong giai đoạn 1965 - 1968, số hàng viện trợ của Liên Xô dành cho Việt Nam tăng vọt Mùa khô năm 1965 - 1966 và 1966 -

1967 khi cuộc chiến đấu của nhân dân ta trên cả hai miền Nam, Bắc diễn ra quyết liệt, chúng ta rất cần vũ khí đạn dược, Liên Xô đã đưa gấp sang Việt Nam 500 súng cối các loại, 400 dàn pháo phản lực và 45 máy bay chiến đấu.Về trị giá viện trợ từng năm, theo một báo cáo của Bộ Ngoại giao Liên Xô (tháng 10/1965), từ năm 1962 đến 1965, Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam trang thiết bị quân sự trị giá gần 200 triệu USD, trong đó 60% được vận chuyển vào Việt Nam trong năm

1965 Năm 1967, theo Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Liên Xô (tháng 12/1967) đây là năm Liên Xô viện trợ cao nhất cho Việt Nam Theo thống kê của Việt Nam, do chiến tranh diến ra ác liệt, căng thẳng, Bộ Quốc phòng đã đề nghị Liên Xô gửi gấp sang số khí tài quân sự trong kế hoạch viện trợ năm 1967, đặc biệt là các máy bay MiG - 21, F13 và MiG - 17, tên lửa bổ sung cho số đã dùng trong chiến đấu, đạn cao xạ, trang bị cho đơn vị tên lửa bảo vệ bờ biển, các khí tài chống nhiễu, các trạm rađa SNAR - 6, các loại khí tài bổ sung cho những thiệt hại trong chiến đấu và trang bị cho các trung đoàn tên lửa phòng không Số lượng cụ

thể mà Bộ Quốc phòng Việt Nam đề nghị là: “1 trung đoàn MiG - 17 F (32 máy

bay chiến đấu + 10 cơ số đạn + 5 cơ số bom), 1 trung đoàn MiG - 21 F13 (24 máy bay chiến đấu + 2 máy bay huấn luyện + 10 cơ số đạn + 480 quả tên lửa + 5

cơ số bom), 12 MiG - 17 F bổ sung cho tiêu hao, 1500 quả tên lửa B - 750B, 75 quả tên lửa CA - 75M, 2 bộ điều khiển tên lửa PCHA - 75M, 7 bệ phóng tên lửa, 1 trạm lưu động trung tu khí tài tên lửa trên không SA - 75M, 150.000 viên đạn 75

Ngày đăng: 07/06/2014, 10:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh (1995), Tổng kết cuộc kháng chống Mỹ, cứu nước: Thắng lợi và bài học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết cuộc kháng chống Mỹ, cứu nước: Thắng lợi và bài học
Tác giả: Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
2. Nguyễn Đình Bin (2005), Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000
Tác giả: Nguyễn Đình Bin
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
3. Bộ Ngoại giao Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Ngoại giao Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (1980), Việt Nam - Liên Xô 30 năm quan hệ (1950 - 1980), NXB Ngoại giao, Hà Nội, NXB Tiến Bộ, Matxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam - Liên Xô 30 năm quan hệ (1950 - 1980)
Tác giả: Bộ Ngoại giao Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Ngoại giao Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết
Nhà XB: NXB Ngoại giao
Năm: 1980
4. Bước phát triển mới về chất quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Liên Xô, NXB Sự thật, Hà Nội, 1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước phát triển mới về chất quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Liên Xô
Nhà XB: NXB Sự thật
5. Giai đoạn mới trong quan hệ Việt Nam - Liên Xô, NXB Sự thật, Hà Nội, 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giai đoạn mới trong quan hệ Việt Nam - Liên Xô
Nhà XB: NXB Sự thật
6. Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1999), Đường tới Điện Biên Phủ, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đường tới Điện Biên Phủ
Tác giả: Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Nhà XB: NXB Quân đội Nhân dân
Năm: 1999
7. E.P. Gladunốp (2008), Chiến tranh Việt Nam là thế đó (1965 - 1973), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến tranh Việt Nam là thế đó (1965 - 1973)
Tác giả: E.P. Gladunốp
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2008
8. Lê Mậu Hãn (2005), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập III, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương Lịch sử Việt Nam
Tác giả: Lê Mậu Hãn
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
9. Nguyễn Trọng Hậu (2004), Hoạt động đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thời kì 1945 - 1950, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thời kì 1945 - 1950
Tác giả: Nguyễn Trọng Hậu
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
10. Nguyễn Thị Mai Hoa (2010), “Nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong xử lý quan hệ Việt-Xô-Trung (1954-1969)”, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 221, tr.17-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong xử lý quan hệ Việt-Xô-Trung (1954-1969)”
Tác giả: Nguyễn Thị Mai Hoa
Năm: 2010
11. Nguyễn Thị Mai Hoa (2012), “Sự giúp đỡ về quân sự của Liên Xô cho Việt Nam trong những năm chống chiến tranh phá hoại (1965-1972)”, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 252, tr.25-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sự giúp đỡ về quân sự của Liên Xô cho Việt Nam trong những năm chống chiến tranh phá hoại (1965-1972)”
Tác giả: Nguyễn Thị Mai Hoa
Năm: 2012
12. Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Thị Thư (2000), Lược sử Liên bang Nga 1917 - 1991, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử Liên bang Nga 1917 - 1991
Tác giả: Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Thị Thư
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
13. Nguyễn Khắc Huỳnh (2010), Cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, tác động của những nhân tố quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, tác động của những nhân tố quốc tế
Tác giả: Nguyễn Khắc Huỳnh
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2010
14. Hồ Chí Minh (1980), Toàn tập, tập 2, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1980
15. Hồ Chí Minh (1985), Toàn tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1985
16. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 10, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
17. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 11, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
18. Tình hữu nghị hợp tác Việt Nam - Liên Xô đời đời bền vững, NXB Sở Văn hóa Thông tin Bình Trị Thiên, 1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hữu nghị hợp tác Việt Nam - Liên Xô đời đời bền vững
Nhà XB: NXB Sở Văn hóa Thông tin Bình Trị Thiên
19. Nguyễn Khánh Toàn (1977), Cách mạng tháng Mười và cách mạng Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách mạng tháng Mười và cách mạng Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Khánh Toàn
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 1977
20.Trần Minh Trưởng (2005), Hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 1954 - 1969, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 1954 - 1969
Tác giả: Trần Minh Trưởng
Nhà XB: NXB Công an Nhân dân
Năm: 2005

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2: Chuyên gia Liên Xô và các học viên Việt Nam - QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN XÔ TRONG NHỮNG NĂM 1954 - 1975 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hình 2 Chuyên gia Liên Xô và các học viên Việt Nam (Trang 59)
Hình 1: Nhóm chuyên gia Liên Xô sang Việt Nam năm 1966. - QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN XÔ TRONG NHỮNG NĂM 1954 - 1975 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hình 1 Nhóm chuyên gia Liên Xô sang Việt Nam năm 1966 (Trang 59)
Hình 3: Các chuyên gia Liên Xô xem xét mảnh vỡ máy bay B-52 bị bắn rơi - QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN XÔ TRONG NHỮNG NĂM 1954 - 1975 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hình 3 Các chuyên gia Liên Xô xem xét mảnh vỡ máy bay B-52 bị bắn rơi (Trang 60)
Hình 5: Xe bọc thép BTP-60PB được Liên Xô viện trợ. - QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN XÔ TRONG NHỮNG NĂM 1954 - 1975 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hình 5 Xe bọc thép BTP-60PB được Liên Xô viện trợ (Trang 61)
Hình 6: Pháo tự hành Su-100 quân đội Việt Nam nhận viện trợ từ Liên Xô - QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN XÔ TRONG NHỮNG NĂM 1954 - 1975 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hình 6 Pháo tự hành Su-100 quân đội Việt Nam nhận viện trợ từ Liên Xô (Trang 61)
Hình 7: Liên Xô viện trợ cho Việt Nam tổ hợp phòng không tự hành ZSu- - QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN XÔ TRONG NHỮNG NĂM 1954 - 1975 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hình 7 Liên Xô viện trợ cho Việt Nam tổ hợp phòng không tự hành ZSu- (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w