Áp dụng các hệ thống quản trị quốc tế

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 39)

III. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kiến nghị về mặt chính sách:

3.2.9. Áp dụng các hệ thống quản trị quốc tế

Việt Nam cần thúc đẩy công tác quản trị của hệ thống ngân hàng tiệm cận với những chuẩn mực quốc tế trên các khía cạnh thực thi luật, minh bạch, quản trị rủi ro, mở rộng cơ cấu sở hữu, giảm ảnh hưởng cổ đông lớn, tăng cường kiểm tra, giám sát... Để thực hiện các mục tiêu này, cần đảm bảo thực thi Basel II vào năm 2015, áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế về trích lập dự phòng, Thông tư 02 cần thực thi đúng lộ trình đề ra…

Hội nhập quốc tế đòi hỏi ngân hàng phải có năng lực tài chính mạnh, kinh nghiệm quản trị rủi ro tốt, đặc biệt là có quy trình nghiệp vụ chuẩn mực tiên tiến và công nghệ hiện đại. Đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế tiên tiến, đặc biệt tăng cường hiện đại hóa hệ thống quản trị rủi ro, nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ để các NHTM có khả năng tự kiểm soát một cách có hiệu quả các loại rủi ro trong hoạt động, trước hết là chất lượng tín dụng và khả năng thanh khoản.

Các NHTM cần hiện đại hóa hệ thống công nghệ, tạo điều kiện phát triển dịch vụ ngân hàng mới và nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời hỗ trợ quản trị ngân hàng có

hiệu quả. Mỗi ngân hàng cần chủ động tiếp cận vốn thị trường tài chính quốc tế nhằm tìm kiếm và cải thiện cơ cấu nguồn vốn, mở rộng thị phần, tiếp thu công nghệ hiện đại và nâng cao khả năng quản trị trong hoạt động của mình.

Có thể thấy quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là một quá trình lâu dài, bao gồm nhiều biện pháp được triển khai theo từng bước, từ những biện pháp khẩn cấp lập lại lòng tin đến việc tạo dựng những cơ chế để xử lý những ngân hàng buộc phải sắp xếp. Bên cạnh tính pháp lý, yếu tố con người cũng rất quan trọng. Hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng cần phải được đào tạo và trang bị các kỹ năng để thực thi các luật định và các nhà quản lý ngân hàng cần phải thấy được các lợi ích thiết thực khi tuân thủ nghiêm túc các luật định phòng ngừa rủi ro và thi hành các tiêu chuẩn kế toán, kiểm toán quốc tế. Nói cách khác, khuôn khổ pháp lý xung quanh viêc tái cấu trúc ngân hàng cần đảm bảo một cơ cấu thưởng phạt nhất quán để trừng trị các hành động gian lận, đầu cơ, đồng thời tưởng thưởng thái độ tuân thủ pháp luật về phòng ngừa rủi ro.

Từ năm 2013 đến năm 2015, hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ tập trung vào nâng cao các hiệu quả an toàn, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế và củng cố, nâng chất hoạt động quản trị. Đặc biệt, Chính phủ sẽ tập trung xây dựng các nhóm ngân hàng lành mạnh, có đủ sức làm trụ cột cho hoạt động ngân hàng trong nước và phấn đấu để có thể có từ 1-2 ngân hàng đạt tiêu chuẩn khu vực.

Như vậy, hầu như trong mọi quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, Chính phủ và NHTW luôn đóng một vai trò quan trọng. Các cơ quan nhà nước nên sớm nhận biết những vấn đề đối với hệ thống ngân hàng và ban hành những chính sách điều chỉnh kịp thời, vì kinh nghiệm thực tiễn tại một số nước cho thấy những biện pháp phòng trừ kịp thời sẽ ít gây tốn kém hơn là khi vấn đề đã trầm trọng. Những biện pháp được các cơ quan nhà nước áp dụng và hiệu quả của chúng cũng cần được cân nhắc trong tổng thể điều kiện kinh tế vĩ mô.

KẾT LUẬN

Tái cơ cấu lại các NHTM là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nhằm đưa các NHTM hoạt động lành mạnh và hiệu quả hơn, qua đó góp phần đưa hệ thống tài chính của đất nước ta phát triển ổn định. Đây là một bài toán khó, đòi hỏi cần được sự quan tâm ủng hộ và giám sát của cả hệ thống chính trị. Trong khuôn khổ bài báo này, tác giả đã đánh giá một số khía cạnh về thành tựu và thách thức đang đặt ra đối với hệ thống NHTM, qua đó gợi ý một số cơ chế chính sách nhằm tái cơ cấu lại hệ thống NHTM hoạt động lành mạnh, an toàn và hiệu quả hơn trong thời gian tới. Hy vọng rằng những giải pháp đề xuất của tác giả sẽ góp phần nhỏ bé vào việc tái cơ cấu lại hệ thống NHTM ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w