Lộ trình thực hiện: Năm 2011 – 2012:

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 28)

- Mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam hết sức yếu và dễ đổ vỡ trước tác động bất lợi, đột ngột từ môi trường kinh doanh:

2.2.3.Lộ trình thực hiện: Năm 2011 – 2012:

- Năm 2011 – 2012:

TCTD;

+ Tiến hành đánh giá và phân loại TCTD;

+ Xây dựng và triển khai phương án cơ cấu lại TCTD yếu kém và TCTD khác; + Tập trung hỗ trợ thanh khoản để bảo đảm khả năng chi trả của các TCTD; + Hoàn thành căn bản phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của các ngân hàng thương mại nhà nước (trừ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam);

+ Triển khai sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD; + Tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu của các TCTD; + Cơ cấu lại hoạt động và hệ thống quản trị.

Kết quả dự kiến: Khả năng chi trả của toàn hệ thống các TCTD về cơ bản được bảo đảm, đồng thời xác định, kiểm soát được tình hình của TCTD yếu kém để làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp cơ cấu lại ở giai đoạn sau.

- Năm 2013:

+ Hoàn thành sửa đổi, bổ sung các quy định an toàn hoạt động ngân hàng;

+ Tiếp tục triển khai lành mạnh hóa tài chính của các TCTD, bao gồm xử lý nợ xấu và tăng vốn điều lệ;

+ Triển khai cơ cấu lại hoạt động và quản trị;

+ Hoàn thành căn bản cơ cấu lại sở hữu, pháp nhân của ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém;

+ Hoàn thành cơ cấu lại các công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính.

Kết quả dự kiến: Nguy cơ đổ vỡ hệ thống các TCTD được loại bỏ. Các TCTD yếu kém được xử lý về cơ bản. Kỷ cương, kỷ luật trong lĩnh vực ngân hàng được lập lại và củng cố.

- Năm 2014:

+ Hoàn thành căn bản cơ cấu lại tài chính của TCTD;

+ Các TCTD đáp ứng đầy đủ mức vốn điều lệ thực và các chuẩn mực, giới hạn an toàn hoạt động ngân hàng theo quy định pháp luật;

+ Tiếp tục triển khai cơ cấu lại hoạt động và quản trị;

+ Tiếp tục sáp nhập, hợp nhất, mua lại theo nguyên tắc tự nguyện.

Năm 2015: Hoàn thành cơ cấu lại hoạt động và quản trị.

Kết quả dự kiến: Tài chính và hoạt động kinh doanh được củng cố, chấn chỉnh và lành mạnh hóa; hệ thống quản trị được cải thiện một bước quan trọng. Các TCTD đáp ứng đủ các yêu cầu về vốn và tiêu chuẩn an toàn hoạt động ngân hàng.

Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp củng cố, chấn chỉnh và cơ cấu lại các TCTD nêu trên, đến năm 2015 hệ thống các TCTD Việt Nam được lành mạnh hóa một bước quan trọng về tài chính và hoạt động, giảm bớt số lượng TCTD nhỏ, yếu kém và hình thành một số ngân hàng thương mại có quy mô lớn hơn, có khả năng cạnh tranh mạnh hơn, đặc biệt tăng cường được quy mô và vị trí chi phối của các ngân hàng thương mại nhà nước trong hệ thống ngân hàng. Quá trình củng cố, chấn chỉnh, cơ cấu lại hệ thống các TCTD được tiến hành với chi phí thấp nhất, loại trừ nguy cơ đổ vỡ ngân hàng ngoài tầm kiểm soát, bảo đảm giữ vững sự an toàn, ổn định của hệ thống, đồng thời không gây tác động tiêu cực đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh chính trị và trật tự xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 28)