Thúc đẩy hoạt động M&A, nâng cao khả năng tự chủ tài chính của ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36 - 37)

III. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kiến nghị về mặt chính sách:

3.2.4.Thúc đẩy hoạt động M&A, nâng cao khả năng tự chủ tài chính của ngân hàng

chính của ngân hàng

Tăng nhanh quy mô và năng lực tài chính thông qua tăng vốn để bảo đảm đủ mức vốn tự có theo tiêu chuẩn an toàn vốn của Basel II đến năm 2015 thông qua phát hành cổ phiếu bổ sung và nguồn vốn từ Chính phủ; Mua lại, sáp nhập TCTD và mở rộng nguồn vốn huy động.

Khuyến khích các ngân hàng chủ động sáp nhập theo nguyên tắc thị trường trong thời hạn nhất định. Nếu các ngân hàng không chủ động sáp nhập thì NHNN cần phân tách và sáp nhập theo các nhóm:

Nhóm 1 bao gồm các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ, thường xuyên mất thanh khoản, cần sáp nhập với các ngân hàng có quy mô lớn hơn, có tính thanh khoản tốt nhằm đảm bảo hệ số an toàn về vốn và các hệ số thanh khoản khác;

Nhóm 02 bao gồm các ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ, có tính thanh khoản trung bình thì cần thu hep phạm vi cho phù hợp với quy mô nhằm nâng cao chuyên môn hóa và khả năng quản trị rủi ro;

Nhóm 03 bao gồm những ngân hàng có quy mô lớn, có năng lực quản lý tốt, cơ cấu tài sản lành mạnh thì tạo cơ hội để phát triển thành ngân hàng trọng điểm, sẽ là trụ cột đủ sức cạnh tranh với khu vực và chịu đựng cho nền kinh tế khi có những biến động lớn trên thị trường.

Tiếp tục sáp nhập các ngân hàng yếu kém: đối với các NHTM thuộc nhóm 1; trước khi sáp nhập hoặc phá sản, nhà nước cần thận trọng để xử lý các khoản phải thu và phải trả cho khách hàng, như thuê một công ty kiểm toán độc lập để định giá đưa vào vốn góp( đối với ngân hàng sáp nhập), hoặc thanh lý tài sản của NHTM để có cơ sở để giải quyết những khoản nợ mà NHTM huy động và vay của các tổ chức, cá nhân; song theo kinh nghiệm của Trung Quốc thì các khoản gốc, lãi hợp pháp của các chủ nợ nước ngoài và người gửi tiền cá nhân phải được ưu tiên chi trả đầu tiên. Nếu việc sáp nhập được thực hiện một cách bài bản thì sẽ giúp các NHTM hoạt động được tốt hơn, đảm bảo cho hệ thống NHTM hoạt động ổn định, cạnh tranh lành mạnh.

Trong điều kiện ổn định thì cần nâng cao vốn chủ sở hữu trên cơ sở lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và hoàn thiện chính sách phân phối lợi nhuận cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mỗi ngân hàng. Trường hợp cần thiết có thể hạn chế NHTM cổ phần

chia cổ tức, lợi nhuận; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển nhượng cổ phần, vốn góp và tài sản của NHTM cổ phần; giảm dư nợ tín dụng và hạn chế mở rộng quy mô hoạt động.

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36 - 37)