Ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry (Trang 77)

A. Ca-sơn đã nói: “Người cao thượng là người không bao giờ làm một điều

3.2. Ngôn ngữ nhân vật

Khi xây dựng nhân vật, các nhà văn thường chú ý làm nổi bật lời nói (ngôn ngữ) của nó, và thống nhất với lời nói là hành động. Ở sáng tác của những nhà văn hiện thực chủ nghĩa, lời của nhân vật rất được chú ý cá thể hóa. Gắn liền với việc này là nhu cầu nhận thức, tái hiện các loại ý thức xã hội khác nhau được thể hiện sống động qua ngôn ngữ nhân vật. Cho nên, lời nói mỗi nhân vật không chỉ phản ánh đầy đủ đặc điểm nhân cách của nó mà còn tiết lộ khá ngọn ngành về thành phần xuất thân, về nét độc đáo của tầng lớp xã hội mà nó đại diện cùng toàn bộ cách nhìn nhận, cảm thụ thế giới của tầng lớp ấy. Cũng giống như những lời nói của các nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry nó đại diện chung cho tầng lớp phụ nữ lao động nghèo khổ trong xã hội Mỹ lúc bấy giờ.

Được mệnh danh là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ, ngôn ngữ được O’Henry sử dụng rất linh hoạt, hóm hỉnh. Kho tàng ngôn ngữ của ông là vô biên. Nhờ đó mà truyện của O’Henry rất hấp dẫn với lối văn trần thuật trong sáng ưa triết lí. Hiện thực được ông tái hiện rất đúng nhưng không hề bi quan. Đặc biệt là ngôn ngữ của các nhân vật nữ lại rất nhẹ nhàng, thể hiện bản tính lịch sự, lại không kém phần thông minh, sắc sảo.

Ngôn ngữ trong truyện ngắn của O’Henry là ngôn ngữ đời thường, gần gũi với con người, gần gũi với cuộc sống. New York đối với ông là New York của người nghèo, nên ngôn ngữ của ông là ngôn ngữ gắn liền với những người nghèo khổ, địa vị nhỏ bé. Liên quan đến nhân vật nữ, chúng tôi xét thấy rằng, ngôn ngữ đối thoại kịch tính và ngôn ngữ mang tính triết lí là hai mảng ngôn ngữ thể hiện rõ nhất tính cách của nhân vật nữ, và cũng là đặc trưng ngôn ngữ chủ yếu nhất trong truyện ngắn của O’Henry.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry (Trang 77)