Ngôn ngữ mang tính triết lí

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry (Trang 83 - 85)

A. Ca-sơn đã nói: “Người cao thượng là người không bao giờ làm một điều

3.2.2. Ngôn ngữ mang tính triết lí

Bên cạnh ngôn ngữ đối thoại, O’Henry còn xây dựng kiểu ngôn ngữ mang tính triết lí. Ông thể hiện những câu nói của mình thông qua đối thoại giữa hai nhân vật. Rồi ông để nhân vật, người kể chuyện tự đưa ra suy nghĩ của mình như một triết lí rút ra trong cuộc sống.

Chẳng hạn khi nói về đàn bà (Ái tình theo khẩu phần) thì O’Henry đã xây dựng triết lí mở đầu: “- Xu hướng của đàn bà, - Giep Pitox nói, sau khi đã

có một vài ý khiến bàn về vấn đề này, - thường hướng về phía mâu thuẫn. Đàn bà muốn cái mà các cậu không có. Cái gì càng có ít, đàn bà càng muốn nhiều. Họ thích lưu trữ các loại Xuvonia về những sự kiện thực ra chẳng có trong đời họ. Cái nhìn một phía đối với sự vật không đội trời chung với bản tính đàn bà”[15;5]. Rồi đến “muốn hiểu một ả đàn bà, con người ta cần cả một đời”.

Bản tính đàn bà đời đời hướng tới những ảo ảnh và ảo tưởng. Khi kết thúc câu chuyện thông qua lời của Giep Pitox “đàn bà thỉnh thoảng phải cần thay đổi

quan điểm của họ. Một cảnh mãi cũng làm cho họ phát chán (…) Hãy cho họ sự đa dạng một chút: một chút du lịch, một chút nghỉ ngơi, một chút hờn dỗi nũng nịu xen với những bi kịch nội trợ, một chút vuốt ve âu yếm…”[15;34].

Xen lẫn với câu chuyện tình yêu, O’Henry đã đưa ra những triết luận về đàn bà. Những triết luận rất nhân sinh, rất gần gũi với cuộc sống. Đàn bà đôi khi cần những cái đơn giản, một chút quan tâm từ đàn ông thì họ cảm thấy hạnh phúc, và giúp đàn bà nhận biết được cuộc sống xung quanh thì lại là điều đáng quý hơn. Đúng như Giep nói, đàn bà rất bí ẩn và hiểu hết đàn bà thì phải mất cả đời người. Sự bí ẩn của thế giới không bằng sự bí ẩn của đàn bà O’Henry chắc hẳn hiểu rõ tâm lí đàn bà mới đưa ra những câu văn mang tính triết lí sâu sắc đến như vậy.

Đối thoại giữa nhân vật nam và nhân vật nữ của O’Henry luôn tạo ra tính bất ngờ. Nó thể hiện sự thông minh trong lời nói của nhân vật nữ, giúp người đọc nhận ra được những câu nói mang tính triết lí tình yêu sâu sắc. Chẳng hạn, khi

Dela nói với Gim khi nàng đã cắt tóc bán rằng: “Tóc trên đầu em họa chăng có thể đếm được, nhưng không ai có thể đếm được tình yêu của em đối với anh”

[28;16]. Câu nói thể hiện một tình yêu to lớn của nàng đối với Gim, khiến Gim phải im lặng vì xúc động trước tình yêu vô bờ mà vợ dành cho mình.

Ngôn ngữ của các nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry mang tính ví vón, khi trong lòng cảm thấy hạnh phúc muốn khoe với mọi người một điều gì đó, nhưng không nói trực tiếp mà dùng những lời lẽ gián tiếp. Chẳng hạn trong truyện Sự ra mắt ngắn ngủi của Tindy, khi được Xidocxo quàng qua eo và được hôn, Tindy cảm thấy hạnh phúc và sung sướng, vì giờ đây cô được đàn ông để ý tới, thậm chí còn được hôn mà ngay cả người đẹp như Aylin vẫn chưa được diễm phúc có được những giây phút tuyệt vời như cô. Bởi vậy, cô không thể giấu sự sung sướng của mình mà ngược lại cô muốn chia sẽ niềm hạnh phúc của cô. Nhưng cô không thể nói trực tiếp mà thay vào đó nói bóng gió theo kiểu xa mà gần, gần mà xa. Đó là lúc vãn khách cô bước tới bàn thu tiền và nói với Boglo có

vẻ kiêu hảnh và huênh hoang. Cô nói: “Hôm nay một vị khách đã xúc phạm đến

em. Ông ấy ôm ghì ngang lưng và hôn em. Rồi cô khoe với một vị khách mà cô

quen một cách khiêm tốn như thể phẩm giá của mình không cần phải phóng đại,

“Hôm nay một vị khách đã xúc phạm đến em trong tiệm này. Ông ấy đã vòng tay quàng lấy lưng em và hôn em.” Câu nói hóm hỉnh, hài hước của Tindy cho thấy

cô vui sướng, hạnh phúc khi được yêu thương. Chỉ cần một nụ hôn, Tindy cảm thấy mình được quan tâm, được đám đàn ông để ý tới. Bởi vậy, mà cô tìm cách khoe cho mọi người biết niềm hạnh phúc mà cô đang có. Nhưng đáng tiếc những lời nói của cô có người thì tiếp thu, có người thì họ nghe để quên. Cho nên khi kết thúc truyện mang tính hài hước nhưng chua xót.

Trong truyện ngắn của O’Henry, nhân vật nữ còn tỏ ra hiểu mình. Họ tự suy tư, chiêm nghiệm để cảm nhận sự có mặt của mình trên thế gian, kể cả những mặt tốt, xấu. Cuộc nói chuyện của một số nhân viên trong cửa hàng của Nenxi

(Ngọn đèn sáng mãi) đã bộc lộ điều đó. “Đàn bà – sản phẩm yếu đuối và bất

lực nhất của tạo hóa, kiều diễm như con nai đama, nhưng thiếu sự nhanh nhẹn của nó, đẹp đẽ như chim trời, nhưng lại không có cánh bay, đầy vị ngọt ngào như con ong mật, nhưng thiếu…” [15;476]. Họ nói chuyện với nhau bằng những

từ ngữ ẩn ý, họ cảm nhận được rằng tạo hóa sinh ra họ không ai là hoàn hảo. Người được cái này, thì mất cái kia và ngược lại. Hiểu được điều đó nên lời nói

của họ chứa đựng sự lạc quan yêu đời, tự an ủi, động viên khi cả xã hội quay lại với họ.

Nói một cách khái quát về ngôn ngữ, thì ngôn ngữ trong truyện ngắn của O’Henry chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại. Nhờ sự đối thoại giữa các nhân vật mà tính cách của các nhân vật bộc lộ. Thông qua ngôn ngữ đối thoại với nhau. O’Henry cho chúng ta hiểu thêm một khía cạnh nữa trong lời ăn, tiếng nói hằng ngày của con người Mỹ. Đặc biệt là tầng lớp tiểu thị dân, những người dưới đáy xã hội. Hơn nữa, đó là những phụ nữ Mỹ, họ rất nhẹ nhàng trong tiếng nói, nhưng sâu sắc trong hành động.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry (Trang 83 - 85)