Người phụ nữ giàu đức hi sinh

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry (Trang 39 - 43)

A. Ca-sơn đã nói: “Người cao thượng là người không bao giờ làm một điều

2.3. Người phụ nữ giàu đức hi sinh

Người ta thường nói vẻ đẹp lớn nhất của người phụ nữ là tự quyết chứ không phải lệ thuộc. Khi phụ nữ tự quyết, họ có thể cống hiến, đóng góp, hy sinh… Đó là vì sở nguyện của họ, vì họ muốn thế chứ không phải vì bất cứ lý do nào khác ràng buộc như thói quen xã hội, truyền thống văn hoá, sự dạy dỗ bằng định kiến. Đối với vấn đề hi sinh trong cuộc sống đó là tự nguyện chứ không phải ép buộc. Hằng ngày chúng ta bắt gặp những hình ảnh, những câu chuyện bố mẹ hi sinh cho con cái, vợ hi sinh cho chồng, rồi có cảnh hi sinh vì người mình yêu vì tha nhân. Đó là hành động tự nguyện xuất phát từ trái tim con người chứ không phải tác nhân gây áp lực từ bên ngoài. Chúng ta hãy thử tưởng tượng rằng cuộc sống này không có sự hi sinh thì nó sẽ khủng khiếp như thế nào, chắc chắn rằng con người sống với nhau với sự thù hằn, ích kỉ, hiềm khích, ghen tỵ lẫn nhau. Cho nên đức hi sinh được luôn mọi người đề cao và khuyến khích là vì vậy. Hi sinh ở đây không đòi hỏi những cái lớn lao, mà là những cái đơn sơ, giản dị bhnh thường hằng ngày.

Bên cạnh tâm hồn cao thượng chứa đựng tấm lòng vị tha, O’Henry còn dò xét về khía cạnh khác của tâm hồn người phụ nữ, đó là đức hi sinh. Phải nói đây là khía cạnh và không ít nhà văn đã tốn mực đề cập đến. Nhưng ở thời điểm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, khác với nhưng cây bút hiện đại của Mỹ như J.

Stenbeck, Ê. Hemingway, khác với cây bút hiện thực của Pháp là Maupassant thì

O’Henry xây dựng nhân vật phụ nữ có khả năng chịu đựng và tấm lòng đôn hậu đó là đức hi sinh. Song song với tấm lòng vị tha là đức hi sinh. Chính nhờ tấm lòng vị tha mà con người mới hi sinh cho nhau.

Sống trong bối cảnh khó nghèo, cơm không đủ no, mặc không đủ ấm, cảm bẫy xã hội rình rập khắp nơi, đời sống con người o ép bởi những công việc nặng nhọc đưa lại những đồng lương ít ỏi. Tình người lại là một thứ xa xỉ, khan hiếm,

họ sống với nhau bằng lọc lừa, chà đạp lên người khác để mình sống. Khắp nơi tiếng kêu khóc, gào thét bởi chiến tranh. Chuyện trộm cắp, lừa lọc lẫn nhau xãy ra như một điều tất yếu. Không khí ảm đạm ngột ngạt u tối. Sống trong hoàn cảnh này, người ta khó bề mà giữ được thiên lương. Vì vậy mà trong truyện ngắn của O’Henry ông đã không ngần ngại tái diễn những hoàn cảnh đó, với tấm lòng bao dung, nhân hậu, ông xây dựng nên những kẻ lừa đảo lương thiện. Vì rằng họ đói, họ cần được ăn và họ cần được sống như bao người khác, nên buộc họ phải hành động. Trong xã hội như thế, các nhân vật nữ được ông xây dựng ngoài tâm hồn cao thượng còn sẵn sàng hi sinh cho nhau. Chúng ta thấy rằng ở trong những môi trường hòa bình, ấm no hạnh phúc, người ta hi sinh vì nhau đã là hiếm và cao quý. Nhưng trong môi trường đầy rẫy tội lỗi, mưu mô các nhân vật nữ có tấm lòng hi sinh lại là cao quý hơn. Với đức tính đáng quý này họ cần được tôn vinh, khen ngợi. Bởi họ là những con người vĩ đại “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Đức hi sinh là tự nguyện nhận phần thiệt thòi, mất mát lớn lao nào đó vì mục đích, lí tưởng tình cảm cao đẹp. Đức hi sinh còn là hi sinh cả thời gian, việc làm thậm chí là cả tính mạng của mình cho người khác.

Nhà danh ngôn Thi Định Nhu đã nói về đức hi sinh giữa đàn ông và phụ nữ như sau: “Cuộc đời này là như thế đấy, đàn ông tìm kiếm giàu sang, phụ nữ tìm

kiếm đàn ông. Đàn ông hy sinh phụ nữ để tạo dựng thành công cho chính mình, phụ nữ hy sinh chính mình để tạo dựng thành công cho đàn ông. Nếu chúng ta phải hy sinh nhiều thế thì tuyệt đối không được hy sinh cho nhầm người”.

Một khuyết danh về hi sinh trong tình yêu rằng:

“Tình yêu? Hơi phức tạp nhỉ, nhưng tôi có thể nói thế này với bạn... giây phút bạn sẵn sàng chấp nhận đau khổ để làm ai đó hạnh phúc, tình yêu ở ngay đấy”.

Đa số phụ nữ trong truyện ngắn của O’Henry đều hi sinh đúng mục đích, đúng chỗ. Và được đáp lại một cách mĩ mãn. Trong truyện Món quà của thầy pháp là một ví dụ, có hai vợ chồng nhà nọ dẫu nghèo khó nhưng tình cảm của họ tỉ lệ nghịch nhiều lần với hoàn cảnh ấy. Mùa Giáng Sinh đến, người vợ tìm cách tặng quà cho chồng, nhưng bất hạnh thay, trong người Đela chỉ còn duy nhất một đôla tám hào bảy xu. Đela không biết làm gì với số tiền ít ỏi này, cô buồn bã, tuyệt vọng, ngày mai đã là noel rồi, cô sợ chồng mình thiệt thòi, sợ chồng sẽ

buồn. Giờ đây tài sản quý giá nhất của cô là mái tóc dài tuyệt đẹp, tuyệt vời đến mức “những vật phẩm của nữ hoàng Sheba cũng phải đành chịu nhún nhường”. Không những đối với cô mà đối với tất cả mọi người đây là một vật phẩm không gì có thể sánh được. Khi chỉ còn một lựa chọn duy nhất cô sẵn sàng bán đi tóc mình đồng nghĩa với việc mất đi cái đẹp để mua dây đồng hồ bằng bạch kim làm quà tặng chồng trong đêm noel. Câu chuyện kết thúc với lời bình của tác giả trong số những người tặng quà thì chính cô là người khôn ngoan nhất và trở nên thông thái. Qua câu chuyện, ngẫm thật kĩ ta mới thấy vẻ bí ẩn sau khung cảnh đó. Đó là sự hi sinh cho nhau, vì tình yêu, vì hạnh phúc gia đình, người phụ nữ sẵn sàng hi sinh đi tài sản quý giá nhất của bản thân mình, hi sinh đi cái đẹp để rồi nụ cười chuyển thành nước mắt. Nước mắt hạnh phúc và nước mắt khổ đau quyện trong nhau. Bởi họ nghèo, bởi họ thông thái và bởi họ biết hi sinh cho nhau nên họ hạnh phúc.

Tương tự Một sự giúp đỡ của tình yêu mở ra câu chuyện Gio và Delya là hai viên âm nhạc và mỹ thuật tình cờ gặp nhau tại xưởng họa trong cuộc họp mặt một số sinh vên âm nhạc và mỹ thuật. Họ đem lòng yêu thương nhau và ít lâu sau họ lấy nhau vì khi hai người yêu nghệ thuật thì không có việc gì khó. Họ xây dựng gia đình của mình trong căn buồng nhỏ, ngôi nhà hạnh phúc nên chật mấy cũng vừa. Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ càng khó khăn hơn khi Gio phải theo lớp học họa do giáo sư Rodenxtoc giảng dạy. Học phí thì nặng, bài giảng thì nhẹ và chừng nào tiền họ còn thì họ rất mực hạnh phúc. Chúng ta dễ nhận thấy rằng, tiền có vai trò quan trọng đối với những người nghèo, trong hoàn cảnh này càng cần thiết cho đôi vợ chồng trẻ. Dẫu rằng có tiền cuộc sống của họ thoải mái và sung sướng hơn. Thế nhưng không vì thế mà họ tôn thờ đồng tiền vì họ yêu nghệ thuật. Khi nghệ thuật đã rủ xuống, để có tiền cho Gio tiếp tục học và lò hầm bàn ăn vẫn sôi sùng sục. Delya đã nói dối Gio là đi dạy nhạc mà thay vào đó là đi làm việc cho một xưởng giặt là nhằm kiếm thu nhập. Việc làm ở xưởng giặt là đã lấy đi bàn tay của cô, đồng nghĩa lấy đi nghệ thuật âm nhạc mà bấy lâu nay cô theo đuổi. Nhưng cô vẫn thấy hạnh phúc vì theo Delya chỉ cần người ta yêu thì sẽ vượt qua tất cả. Câu chuyện không chỉ đơn giản là một sự giúp đỡ mà là một sự hi sinh cao thượng trong tình yêu, trong tình nghĩa vợ chồng. Trong hoàn cảnh

thiếu thốn, Delya không đề cập đến Gio đi làm hoặc thôi học mà đã chọn cách giải quyết vì họ yêu nghệ thuật, vì tình yêu tha thiết mà họ dành cho nhau. Có thể nói đây là một việc làm cao thượng mang đậm đức hi sinh vì tình người. Tình yêu của họ là một tình yêu thương trắc ẩn, yêu thương vô vị lợi. Vì tình yêu họ hành động đúng nghĩa với tình yêu của họ. Phải nói cái thông minh sắc sảo của O’Henry là biết đặt vào đó hai chữ “tình yêu” để rồi vì tình yêu đôi uyên ương luôn hướng về nhau mà giúp đỡ lẫn nhau.

Nhìn chung các truyện liên quan đến phụ nữ O’Henry đều làm họ được toại nguyện và đạt được ước mơ của mình. O’Henry luôn đặt vào người phụ nữ một niềm thương cảm sâu sắc. Bởi chính họ đã chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội, từ địa vị đến việc làm, bị khinh bỉ, đối xử tệ bạc. Nên O’Henry đã soi rọi tâm hồn họ để tự họ làm nổi bật mình ở phẩm chất lương thiện, khiêm tốn và vị tha đồng thời cũng có những khát khao rất với thực tế đúng với phụ nữ. Đã là người phụ nữ ai cũng cần có người đàn ông che chở, ai cũng mong muốn có một mái ấm hạnh phúc gia đình. Và phụ nữ trong truyện ngắn của O’Henry cũng vậy. Họ không những là người khao khát hạnh phúc gia đình mà còn biết giữ hạnh phúc gia đình của mình. Vì lẽ đó mà họ sẵn sàng hi sinh và tha thứ vì nhau (Câu chuyện tỉnh lẻ, Con người hai mặt). Những mẫu người phụ nữ này cũng là những người đại diện cho phụ nữ Mỹ lúc bấy giờ. Với lòng thương mến cũng như trách nhiệm của nhà văn mà kết thúc truyện của ông luôn luôn có hậu, giống truyện cổ tích mang đậm chủ nghĩa cổ điển. Với hi sinh đáp đền hi sinh, tình yêu đáp đền tình yêu.

Ở khía cạnh này Thạch Lam là nhà văn chịu ảnh hưởng nhiều từ O’Henry. Đa số nhân vật nữ trong truyện ngắn của Thạch Lam cũng nghèo khổ, làm lụng vất vả, giàu đức hi sinh và lòng vị tha. Nhưng những người phụ nữ Thạch Lam lại bất hạnh, không có kết quả tốt đẹp như O’Henry. Phải chăng O’Henry muốn dùng những cái kết có hậu như cổ tích để gieo mầm cho khát khao hi vọng cho hạnh phúc của người phụ nữ.

Tóm lại, qua nghiên cứu tác phẩm chúng tôi nhận thấy rằng: O’Henry đã xây dựng đức tính vị tha của người phụ nữ song hành với đức hi sinh. Hay nói cách khác giữa lòng vị tha và đức hi sinh có mối quan hệ với nhau. Chính nhờ

lòng vị tha mà con người sẵn sàng hi sinh. Lòng vị tha của người phụ nữ trong truyện nó luôn tiềm ẩn. Có điều nó như hạt mầm chỉ cần cho vào đó tình yêu thương, nó sẽ nẩy mầm, trổ hoa với bao điều tốt đẹp. Thật đúng khi cho rằng tài sản quý giá của các nhân vật nữ không biểu hiện ở vật chất mà biểu hiện ở sự giàu có của tâm hồn. Thế nhưng, ở hai đức tính này, vẫn chưa toát lên hết vẻ đẹp quý giá của phụ nữ Mỹ, mà đó mới chỉ là những khía cạnh góp với những khía cạnh khác hợp thành một thể thống nhất trọn vẹn tâm hồn người phụ nữ trong truyện ngắn của O’Henry. Điều này chúng tôi sẽ nghiên cứu trong những mục tiếp theo.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry (Trang 39 - 43)