Kết thúc có hậu

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry (Trang 85 - 100)

A. Ca-sơn đã nói: “Người cao thượng là người không bao giờ làm một điều

3.3 Kết thúc có hậu

Trong kết cấu của một câu chuyện, đoạn cuối thông thường dường như là yếu tố cột trụ ở tính mới mẻ mở ra cho người đọc. P.Farmanor đã nói một cách chí lí rằng: sức mạnh của cú đấm (nghệ thuật) là thuộc về đoạn cuối.

Trong thực tế khó mà phân biệt rành mạch các thành phần cốt truyện không rõ bắt đầu từ đâu và kết thúc chỗ nào. TChékhov đã từng cho rằng, truyện ngắn chẳng cần khai từ chẳng kết thúc gì hết. Điều đó thể hiện tính chất mềm dẻo của truyện, nhưng như vậy không có nghĩa là nhà văn không phải lựa chọn một điểm dừng. Biết chọn điểm dừng, sức chứa và dư vang của truyện sẽ rất tốt.

Khi bàn về cốt truyện lắt léo, người ta thường coi những truyện của O’Henry là mẫu mực về loại truyện này. Những đoạn kết thúc bất ngờ làm cho mọi người ngạc nhiên. Người ta cho rằng nếu thiếu đi những cốt truyện li kì, truyện ngắn không còn là truyện ngắn nữa.

Tuy đặc điểm chung của truyện ngắn O’Henry là cái kết bất ngờ nhưng nó lại có nhiều biến thái khác nhau. Xét về phương diện nội dung, ông có những cái kết triết lí. Còn ở phương diện cấu trúc, O’Henry có kết đóng và kết mở. Dù kết thúc theo góc độ nào đi nữa thì ngòi bút của ông luôn hướng về những cái tốt đẹp, đem đến giây phút hạnh phúc viên mãn. Cũng có những truyện kết thúc bất ngờ khiến đọc giả phải băn khoăn suy nghĩ. Truyện điển hình cho kiểu kết thúc mở mà tác phẩm tiêu biểu phải kể tới đó là Căn buồng tầng thượng: Một cô gái nghèo thuê buồng tầng thượng, tầng cao nhất của nhà trọ vì càng lên cao giá càng rẽ. Ở tầng cầng cao trên cùng nên đêm cô ngước nhìn lên bầu trời qua ô kính trổ

trên mái, cô thấy một ngôi sao sáng to, cô gọi tên ngôi sao là Bily Jacson. Thời gian sau cô tốt nghiệp, tuy làm rất nhiều việc nhưng không có tiền ăn và kiệt sức nằm trên giường trong đêm sao Bily Jacson tỏa chiếu. Sáng hôm sau người ta phát hiện ra cô, một bác sĩ trẻ theo xe cấp cứu đến đưa cô vào bệnh viện. Mẫu báo đăng tin Uyliam Jacson – tên bác sĩ – sẽ cứu sống cô.

Điểm không rõ ở chuyện này là giữa bác sĩ trẻ ấy và cô gái có quan hệ gì: là anh em, họ hàng, bạn bè, người yêu hay vợ chồng? Ta không biết. Chỉ biết cô gái yêu quý Bily Jacson thì mới mang tên anh đặt cho ngôi sao bạn bè của cô. Còn Uyliam khi đưa cô ra xe thì không đặt cô xuống mà bế trên tay và bảo tài xế chạy nhanh về bệnh viện. Đọc truyện, ta thấy Lixon – tên cô gái – xinh xắn, hồn nhiên và hòa đồng với mọi người chứ không hề biết cô từ đâu đến và hoàn cảnh nào khiến cô thất nghiệp. Còn Jacson thì chỉ xuất hiện qua lời cô gái gọi ngôi sao và hiện hữu bằng xương bằng thịt là bác sĩ trẻ nhưng chỉ xuất hiện phút chốc trong tác phẩm. Truyện kết thúc nhưng bí mật của truyện chưa được giải tỏa. Vậy nên Căn buồng tầng thượng là câu hỏi cho nhiều thế hệ đọc giả.

Bởi vậy đọc truyện ngắn của O’Henry ta khó lường trước kết cục. Mâu thuẫn lôi cuốn người đọc đôi lúc chỉ là mâu thuẫn vờ. Để thỏa mãn và tạo sức lôi cuốn cho tác phẩm, O’Henry tỏ ra rất thiện nghệ trong nghệ thuật xây dựng và dẫn dắt tình huống truyện phát triển. Bút pháp tự sự của ông là “giấu khĩ và bầy nhanh”. Rất nhiều chuyện của ông đến đoạn cuối độc giả mới nhận được điều tác giả muốn nói. Và đôi truyện nếu tác giả không nói thì chưa chắc độc giả đã hiểu.

Khuôn mặt trông nghiêng kì diệu là cũng thuộc loại kiểu kết thúc này. Khi gần kết thúc truyện ta vẫn không hiểu được vì sao mụ Maghi Brao yêu quý cô Aida

Betx, vì thông qua lời nói của mụ, mụ nói mụ là người cô đơn nhất thế gian mặc

dù rất nhiều tiền, và mụ cần người bầu bạn. Thế rồi Aida Betx đến ở với mụ, có lần mụ nói con có một khuôn mặt hệt giống với khuôn mặt một người bạn thân của ta, người bạn tốt nhất của ta từ trước đến nay. Nhưng ta yêu con cũng vì con nữa. Đọc đến đây người đọc đồng cảm cho mụ, vì già rồi mà chẳng có ai quan tâm, bầu bạn. Vì thế mà Bext đến ở với mụ mà không một suy nghĩ hay tính toán gì. Đây là một việc làm tốt nó xuất phát từ tình yêu thương giữa con người với nhau. Tưởng rằng từ đây hai người sẽ yêu thương nhau sống một cuộc sống hạnh

phúc. Nhưng người đọc thật ngạc nhiên khi cuối truyện tác giả đã bầy cho người đọc thấy rằng không phải mụ Maghi Brao cô đơn muốn Aida betx ở cùng mà vì khuôn mặt của Aida Betx khi nhìn nghiêng giống với hình người trên tờ tiền. Kết thúc truyện là một tiếng cười mỉa mai, châm biếm vì một bộ phận không ít người phụ nữ đang mê tiền, mê danh vọng. Vì yêu tiền họ sẵn sàng lừa dối tình cảm của con người. Đồng thời truyện cũng ca ngợi cô Aida Betx sống trong cảnh nghèo khổ nhưng không bị đồng tiền cám dỗ làm cho hoa mắt, không bán đứng lương tâm cho đồng tiền mà ngược lại cô biết nhận ra bản chất tốt xấu của con người để tìm đến ánh sáng lương tâm của cuộc sống.

Kiểu kết thúc có hậu của O’Henry còn thể hiện ở cốt truyện, cốt truyện theo kiểu “mở nút – thắt nút – đỉnh điểm – kết thúc”. Với phương châm giấu kĩ, bày nhanh. O’Henry mở ra cho người đọc một cái kết có hậu, khiến người đọc cảm thấy thỏa mãn. Trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng có thể tóm lược qua năm bước sau: Trình bày: tại một khu “họa sĩ” nọ có một cô gái ốm đang nằm đợi chết. Thắt nút: sự ốm liên quan đến chiếc lá tường xuân đang rụng. Phát triển: lá cứ rụng, sức khỏe Jonxy càng yếu dần. Đỉnh điểm: chỉ còn một chiếc lá, nếu lá ấy rơi thì sự sống của Jonxy cũng rơi theo. Kết thúc: lá không rơi, Jonxy không chết. Kết thúc bất ngờ, có hậu thể hiện niềm tin vào cuộc sống của Jonxy, cũng như ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. O’Henry đã đánh thức bản nguyên của con người, niềm tin, hi vọng vốn dĩ nó tiềm tàng trong mỗi con người chúng ta, nhưng điều quan trọng là chúng ta biết cách thức tỉnh nó để hướng tới những giá tri tốt đẹp. Jonxy trong truyện nhờ ý chí, nhờ nghị lực vươn lên mà cô đã bước qua lưỡi dao của tử thần.

Trong truyện Buồng tầng thượng với tiến trình như sau: Mở nút: Lixon là một cô gái thuê phòng trọ của mụ Pako. Thắt nút: cô về phòng trọ sau một buổi chiều, nhưng cô không ăn uống gì hết”. Đỉnh điểm: Mười giờ sáng hôm sau, mọi người phải đập cửa phòng của Lixon và đưa cô đi bệnh viện. Kết thúc: Bác sĩ

Uyliam Jacson cứu sống cô. Kiểu kết thúc mở ngõ, khiến người đọc phải tò mò, Jacxon là ai?

Mặc dù sáng tác chủ yếu vào đầu thế kỉ hai mươi nhưng truyện ngắn của O’Henry vẫn mang đậm phong cách của chủ nghĩa cổ điển, điều đó nó thể hiện ở

ngôn ngữ, các chi tiết các sự kiện, đặc biệt là ở kết thúc có hậu của câu chuyện. Kết thúc có hậu nó còn thể hiện ở phần lên giọng triết lý giảng dạy: “Đàn bà

thỉnh thoảng cần được thay đổi không khí. Một cảnh mãi cũng làm họ phát chán (…) Hãy cho họ sự đa dạng một chút: một chút du lịch, một chút nghỉ ngơi, một chút hờn dỗi nũng nịu xen với những bi kịch nội trợ” [15;34] (Ái tình theo khẩu phần). Kết thúc có hậu cũng thể hiện sự khuyên răn con người, góp phần cho con người sống lành mạnh và hạnh phúc. Những cái kết triết lí nó thể hiện sự thông minh của O’Henry khi viết về đề tài phụ nữ, chứng tỏ O’Henry am hiểu sâu sắc về cuộc sống của phụ nữ nên ông mới cảnh tỉnh đàn ông trong cách đối xử với phụ nữ nhằm tạo cho phụ nữ sự thoái mái trong cuộc sống.

Nhìn chung O’Henry xây dựng truyện theo mô típ cổ với những cái kết có hậu. Ở điểm này rất giống với truyện cổ tích, ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ. Người giàu, quan lại thì bị chơi khăm, còn người nghèo thông minh thì chiến thắng. Truyện của ông rất giàu tính nhân văn và tiếng cười của ông vì thế ở nhiều truyện là tiếng cười sảng khoái, có tính giải tỏa những ấm ức trong lòng. Khác với O’Henry, kết thúc trong truyện ngắn của Thạch Lam đúng với hiện thực cuộc sống, nghĩa là các nhân vật nữ cam chịu cảnh nghèo khổ, bi đát. Đó là Liên trong truyện Một cuộc đổi đời, Sen trong truyện Đứa con, đó là Mai trong truyện Đói

là những người phải chịu nỗi khổ nhục, ê chề, cho dù họ có hi sinh quên mình đi chăng nữa thì họ vẫn là những người bất hạnh nhất. Sở dĩ, có sự khác biệt đó là vì ngòi bút của Thạch Lam theo hướng chủ nghĩa hiện thực, với lối kết thúc đó cũng là cách mà Thạch Lam phản ánh hiện thực sâu sắc.

Kiểu kết thúc trong truyện ngắn của O’Henry luôn có hậu giàu tính nhân văn. Vì nhân vật nữ trong truyện của ông là những người phụ nữ phải chịu cảnh nghèo khổ nhất trong xã hội nhưng luôn hi sinh, thủy chung, khao khát tình yêu hạnh phúc. Phải nói O’Henry có cái nhìn rất nhân đạo đối với phụ nữ nên cho họ một niềm tin vào cuộc sống. Vì thế mà hầu như chuyện tình yêu trong truyện được ông phát triển theo hướng: yêu nhau-trắc trở-đoàn tụ. Đây là cách giải quyết mang tính cổ điển. Nó được nhìn theo chiều hướng có hậu. Vậy nên tình yêu của O’Henry luôn đẹp. Cái đẹp đó càng được tôn trọng cao hơn, bởi giai đoạn trắc trở trong tình yêu ấy không phải do họ gây nên mà luôn do cuộc sống

tác động vào. Vì môi trường sống của phụ nữ trong truyện là rất cơ cực. Vì miếng cơm manh áo mà đôi lần chuyện tình của họ gặp trắc trở. Song kết cuộc, khi chiếc đũa thần, ông tiên O’Henry chạm vào lập tức họ liền hạnh phúc.

Tóm lại, O’Henry là bậc thầy của những cái kết bất ngờ, bất ngờ mà có hậu. không giống như cái kết bất hạnh trong truyện ngắn của Maupassant. Ông luôn dành cho phái đẹp những ưu ái riêng, và được chở che bởi nam giới. Từ một góc độ nào đó, ông yêu thương tôn trọng phái đẹp, họ khổ về vật chất được ông làm họ thoải mái hạnh phúc về tâm hồn. Đây đúng là một cái nhìn rất trìu mến, cao cả của ông. Kiểu kết thúc thuộc trường phái chủ nghĩa cổ điển.

3.4. Điểm nhìn

Điểm nhìn trần thuật là vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật. Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn, bởi nó thể hiện sự chú ý, quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật [24;113]. Trong tác phẩm tự sự, tương quan giữa nhà văn và chủ đề trần thuật hay giữa điểm nhìn của người trần thuật với những gì anh ta kể là điều đặc biệt quan trọng. Từ điểm nhìn trần thuật, nhà văn nói lên được ý đồ nghệ thuật của mình. Bởi thế mà điểm nhìn nghệ thuật là vấn đề cơ bản, then chốt của kết cấu đồng thời nó là vị trí, chỗ đứng để xem xét, miêu tả, bình giá sự vật, hiện tượng trong tác phẩm.

Đã từ rất lâu, các nhà nghiên cứu đã quan tâm rất nhiều đến điểm nhìn trần thuật đặc biệt ở Anh và Mĩ. Theo M.H. Abrahams (Từ điển thuật ngữ văn học - A Glossary of Literature terms), điểm nhìn chỉ ra “những cách thức mà

một câu chuyện được kể đến - một hay nhiều phương thức được thiết lập bởi tác giả bằng ý nghĩa mà độc giả được giới thiệu với những cá tính, đối thoại, những hành động, sự sắp đặt và những sự kiện mà trần thuật cấu thành trong một tác phẩm hư cấu” [1;165].

Pospelov khẳng định vai trò quan trọng của điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm tự sự: “Trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tương quan giữa các

nhân vật với chủ thể trần thuật, hay, nói cách khác, điểm nhìn của người trần thuật đối với những gì mà anh ta miêu tả.”

Còn Trần Đình Sử trong cuốn “Giáo trình dẫn luận thi pháp học”

(NXB Giáo dục -1998) cho rằng “Điểm nhìn văn bản là phương thức phát ngôn

trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả. Khái niệm điểm nhìn mang tính ẩn dụ, bao gồm mọi nhận thức, đánh giá, cảm thụ của chủ thể đối với thế giới”.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học “Khoảng cách, góc độ của lời kể đối với

cốt truyện tạo thành cái nhìn” [26;247].

Chung quy lại có thể hiểu điểm nhìn là phương thức phát ngôn, trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của anh ta. Nó là vị trí dùng để quan sát, cảm nhận, đánh giá.

Trong tác phẩm văn học, điểm nhìn nghệ thuật biểu hiện qua các phương tiện nghệ thuật, ngôi kể, lời văn, giọng điệu, cách gọi tên sự vật,… Nó cung cấp một phương diện để người đọc nhìn sâu vào cấu tạo nghệ thuật của tác phẩm, nhận ra phong cách đặc trưng của nhà văn.

Có thể nói, điểm nhìn là sự lựa chọn cự ly trần thuật nào đó loại trừ được sự can thiệp của tác giả vào các sự kiện được miêu tả và cho phép văn xuôi trở nên “tự nhiên” hơn, phù hợp với cuộc sống hơn. Chủ thể trần thuật thay mặt tác giả có mặt ở khắp nơi, nhưng không ai nhìn thấy, lại có sức mạnh toàn năng giống như Thượng Đế vậy. Tác phẩm không kể lại mà chỉ ra cho thấy. Người kể chuyện đắm mình vào một hay một vài nhân vật.

Điểm nhìn nghệ thuật có thể được phân chia thành rất nhiều điểm nhìn. Giữa những loại điểm nhìn ấy có sự chuyển hóa lẫn nhau, góp phần mang lại những sự hấp dẫn cho truyện kể và đặc biệt là phát huy được ý đồ nghệ thuật của tác giả trong việc trao quyền cho chủ thể trần thuật để tổ chức, sắp xếp kết cấu truyện kể làm bật lên thông điệp của nhà văn nhắn gửi tới bạn đọc.

Điểm nhìn cũng rất phức tạp hơn khi nhân vật cũng đóng vai người kể, nhân vật đối thoại với người kể, người kể đối thoại với người đọc hàm ẩn, tức là trong một truyện có nhiều điểm nhìn và không ăn khớp nhau. Nhưng trong tác phẩm, việc tổ chức điểm nhìn trần thuật bao giờ cũng mang tính sáng tạo cao độ của nhà văn. Thông qua điểm nhìn trần thuật, người đọc có dịp đi sâu tìm hiểu cấu trúc tác phẩm và nhận ra đặc điểm phong cách của nhà văn.

Trên cơ sở hiểu biết về lí luận điểm nhìn, chúng tôi vận dụng vào truyện ngắn của O’Henry nhằm thấy được cách nhìn của phụ nữ về những vấn đề trong cuộc sống, đặc biệt là chuyện tình yêu, cả về những suy nghĩ, những khát khao trong mái ấm hạnh phúc gia đình.

Qua khảo sát truyện ngắn của O’Henry chúng tôi nhận thấy trong truyện của ông điểm nhìn chủ yếu đặt bên ngoài nhân vật. Người kể chuyện chủ yếu theo ngôi thứ ba. Mọi biến cố, sự kiện trong truyện của O’Henry hầu hết như đều phóng chiếu từ cái nhìn của người kể chuyện toàn năng. Người kể chuyện ở đây đảm nhận nhiều vai trò, tổ chức dẫn dắt các biến cố, bình luận, nhận xét, đối thoại với độc giả. Người kể chuyện của O’Henry luôn có thái độ cởi mở, luôn thường xuyên xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc.

Kết thúc truyện Qùa tặng của thầy pháp, người kể chuyện đứng ra đúng lúc, với những lời bình luận thông minh, hóm hỉnh là giảm bớt đi tính bi kịch của câu chuyện: “Ta hãy khẳng định rằng trong số tất cả những người tặng quà thì

hai người ấy là người khôn ngoan nhất. Trong số tất cả những người tặng và

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry (Trang 85 - 100)