Người phụ nữ nhỏ bé về địa vị

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry (Trang 26 - 33)

Thế giới của O’Henry cơ bản là thế giới của người nghèo. Nghèo đến tận cùng xã hội. Nghèo về vật chất, nghèo về địa vị, thậm chí còn có cảnh những người phụ nữ phải nhịn đói và chết vì đói. Họ phải lao tâm khổ cực, làm lụng vất vả để kiếm tiền nuôi gia đình. Nhưng đấy không phải là thế giới của hằn thù, ghen tuông ích kỉ, đua đòi chạy theo vật chất xa hoa, phù phiếm mà đấy là thế giới của tình bác ái, vị tha, của tình thương và của tình người.

Do đặc điểm của truyện ngắn nên trong các truyện liên quan đến phụ nữ, O’Henry không nói rõ họ xuất thân từ gia đình như thế nào, cuộc sống tuổi thơ ra sao, mà chỉ biết họ xuất thân từ tầng lớp tiểu thị dân, lao động cực khổ. Địa vị

khiêm tốn nằm thấp dưới đáy của xã hội. Họ lặn lộn với cuộc sống kiếm từng đồng tiền để mưu sinh.

Chung quy lại họ là những người nằm tận đáy nghèo khổ của thế giới. New York của O’Henry là New York của người nghèo. Cái nghèo của họ thể hiện trước hết ở cái ăn, cái mặc. Nó thể hiện sự tương phản sâu sắc giữa cảnh hoa lệ đèn điện lung linh, nguy nga của thành phố New York thì đâu đó chúng ta bắt gặp những con người phải nhịn ăn, nhịn mặc vì túng thiếu, quẩn quanh. Họ là ai? Họ là những người thuộc tầng lớp tiểu thị dân, lao động không ngừng nghỉ nhưng vẫn chìm trong sự thiếu thốn, khó nghèo.

Trong truyện Cánh cửa màu lục là một điển hình. Câu chuyện được hiện lên qua lời kể về cuộc phiêu lưu của anh chàng Rudolf Steinner. Một hôm, anh tản bộ giữa đường phố và tình cờ nhận được tấm thiệp chỉ vẻn vẹn ghi dòng chữ:

“Cánh cửa màu lục”. Đi được mười bước anh cũng nhặt được tấm thiệp tương

tự, anh dừng lại và nhìn xung quanh, anh thấy có ba bốn tấm thiệp vứt bên đường trước và sau lưng mình. Anh tò mò và cảm thấy khó hiểu về chuyện gì đang xảy ra, cuối cùng anh quyết định cuộc phiêu lưu của anh sẽ là tấm thiếp này. Lần theo địa chỉ, trong chốc lát anh đã đứng trước tòa nhà cao năm tầng. Tầng dưới của tòa nhà là buôn bán, và lên cao hơn nữa là cư ngụ của mấy thầy bói xem chỉ tay, thợ cắt may, nhạc sĩ và bác sĩ. Để thỏa mãn sự khó hiểu và kết luận một điều gì đó, anh tiếp tục cuộc phiêu lưu chính của mình đó là “cánh cửa màu lục”. Khi đứng trước cánh cửa màu lục, anh tưởng tưởng sau cánh cửa này có thể dân cờ bạc đang sát phạt nhau, hay các đôi anh chị đang giăng bầy với bao trò ma mãnh, giai nhân đang độ yêu nhau thế là bất cần đời và tìm của lạ…Anh đang suy nghĩ thì có tiếng sột soạt và cánh cửa từ từ mở ra. Bao nhiêu tưởng tượng trong anh ngay lập tức đã bị đổ vỡ bởi đứng trước mặt anh là một cô gái tuổi chưa đến hai mươi, mặt gầy gò xanh xao, chân run lẩy bẩy, người đong đưa một cách yếu ớt rồi nằm thiêm thiếp như là bất tỉnh. Đó là dáng vẻ của một cô gái đã nhịn đói ba ngày. Thay vì bất ngờ, ngạc nhiên anh liền đứng phắt dậy chạy ngay ra cửa hàng mua thức ăn về cho cô. Qua cuộc trò chuyện anh mới nhận ra hoàn cảnh của cô gái. Vừa tròn hai mươi tuổi cô phải đối mặt với cuộc sống khốc liệt, lao động quần quật trong một quầy bán hàng, tiền lương nhận thật tồi tệ rồi còn

hụt đi do những món tiền phạt vô lí. Càng cay đắng hơn là khi đau yếu ngày lương bị cắt, rồi mất chỗ làm và hơn nữa là mất niềm tin và hi vọng vào cuộc sống. Thật đáng thương cho cô gái, với độ tuổi như cô đáng lẽ phải được học hành tử tế thế mà phải sống cuộc sống tự lập, phải đối mặt, lo toan về cuộc sống vật chất, phải đối diện với sự khắc nghiệt của xã hội. Trước hoàn cảnh xã hội và sự bế tắc về việc làm khiến con người ta dễ đánh mất niềm tin và hi vọng nhưng cô gái trong truyện thì không như thế, vừa hồi sức sau cơn tử thần, cô tươi tỉnh và tìm ngay cho mình một việc làm mới. Chứng tỏ rằng nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry tuy nghèo nhưng họ luôn lạc quan, yêu đời và tìm cách vươn lên hoàn cảnh, số phận. Quan trọng hơn là họ tin tưởng vào cuộc sống, yêu cuộc sống và hi vọng cuộc sống mỉm cười hạnh phúc với họ.

Bên cạnh cái nghèo thể hiện qua những bữa ăn, thì cái nghèo trong truyện ngắn của O’Henry còn thể hiện qua cách mặc. Rachel trong tác phẩm cùng tên nghèo đến mức chỉ có mỗi một bộ áo quần mặc gần một năm trời, bộ quần áo vải màu xanh đã bạc màu, cũ kĩ được vá nhiều lần cẩn thận và khéo léo. Lần đầu tiên

Phoreng nhìn thấy cô đeo đôi bít tất lụa màu trắng mà sau đó anh không bao giờ

nhìn thấy nữa. Khi người con gái đang yêu ai cũng thích đẹp trong mắt người yêu, muốn làm đẹp để tự tin, hãnh diện lúc đi chơi cùng người yêu. Thế nhưng

Rachel chỉ có một bộ áo quần duy nhất, vá nhiều lần, và dường như Rachel bằng

lòng chấp nhận nó như một điều bình thường trong cuộc sống. Vì khi con người ta không có cái để ăn thì mặc đối với họ là một thứ xa vời mà mặc đẹp lại là một thứ xa xỉ. Cái quan trọng hơn cả đó là tâm hồn trong sáng của họ. Chính vì thế mà thế giới nhân vật nữ trong truyện ngắn được O’Henry chú ý xây dựng ở vẻ đẹp tâm hồn, luôn có tấm lòng trong sáng và cao thượng. Với phương châm tốt gỗ hơn tốt nước sơn, cái nết đánh chết cái đẹp được O’Henry sử dụng như một nguyên tắc trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ.

Cái nghèo còn thể hiện khi Đela đếm đi đếm lại những đồng xu, đồng đô la ít ỏi của mình và phải cân nhắc trong chi tiêu Qùa tặng của thầy pháp (Đela đếm tiền),… Đấy là những người nghèo chìm trong cảnh đô hội, huy hoàng của phố xá. Họ là số đông, họ cần được cứu vớt. O’Henry đã nhìn thấy mà không

ngần ngại tái hiện lên trang viết của mình về người phụ nữ nghèo khổ. Vì lẽ đó, ông xứng đáng là nhà văn của tấm lòng rộng mở trước bao cảnh đời ngang trái.

Ở vấn đề này, Thạch Lam và Nam Cao cũng xây dựng hhnh ảnh người phụ nữ nghèo đói, làm lụng vất vả. Chẳng hạn, Liên trong truyện Một đời người gồng mình, chịu bao nhiêu khó nhọc để nuôi chồng vô tích sự và mẹ chồng khắc nghiệt, điêu ác. Khác với nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry chết vì đói, thì Nam Cao xây dựng hình ảnh người phụ nữ chết vì quá no (Một bữa no). Nhìn chung, bằng nghệ thuật sáng tạo của mình, các tác giả đều phản ánh hiện thực xã hội chà đạp, đày đọa con người trong đó có người phụ nữ yếu đuối, hiền lành.

Bước sang thế kỉ XX, so với các nước trên thế giới nước Mỹ là một nước thuộc vào hàng ngũ đứng đầu về kinh tế thế giới. Nhưng sự chênh lệch giàu nghèo là rất cao. Vấn đề việc làm không phải thuộc về nam giới mà nó có ý nghĩa không kém đối với nữ giới. Trong truyện ngắn của O’Henry đầy rẫy những người phụ nữ làm những công việc vặt vãnh, lang thang thất nghiệp, thậm chí chết đói bỏ mình trong phòng trọ. Việc làm để hái ra tiền đối với họ không hề đơn giản. Họ phải chịu sự khắt khe, rà soát chỉ dặn của những kẻ làm chủ. Rồi đến những cách trừ lương vô lí mà bọn chúng đề ra. Là một nhà cầm bút có lương tâm và trách nhiệm O’Henry đã gián tiếp tố cáo xã hội bất công, đối xử không công bằng với con người đặc biệt là người phụ nữ. Họ càng khát khao công việc bao nhiêu thì càng chứng tỏ xã hội mục ruỗng, xấu xa bấy nhiêu.

Ở tác phẩm Hoàng tử đồng xanh mở ra câu chuyện kể về một cô bé 11 tuổi tên là Lena, xuất thân trong một gia đình nghèo. Vì ông bố muốn hãnh diện giàu sang như ông hàng xóm, nên con chưa lớn, ông đã gửi vào làm việc ở một khách sạn Quarrymen cách nhà ba mươi dặm. Cô bé làm việc quần quật như một nô lệ, với những công việc của phụ nữ thành niên như, lau sàn nhà, rữa bát đĩa, dọn giường mà chỉ lãnh ba đô la mỗi tuần. Ở trong lâu đài ác quỷ này, người bạn duy nhất đồng hành với cô bé vào ban đêm đó là quyển truyện của Grimm, quyển

truyện là niềm an ủi và hi vọng của cô bé, dù mệt nhọc đến đâu, cô bé đều dựa vào Grimm. Cô lấy can đảm, sức mạnh từ Grimm, cô hi vọng sẽ có một ngày hoàng tử hay là một bà tiên dũng cảm đến và cứu cô ra khỏi cảnh khốn cùng này. Nhưng thật bất hạnh cho Lena, một cô bé mười một tuổi bị tách ra khỏi mái ấm

gia đình, xa tình thương của mẹ, mà không khi nào có thời gian để nô đùa như bao đứa trẻ khác, tuổi thơ với bao công việc đày đọa như nô lệ, giờ đây niềm hi vọng cuối cùng của cô từ quyển truyện Grimm cũng bị bọn chúng lấy mất. Trong một bức thư Lena gửi về cho mẹ, chúng ta càng thấm thía hơn những nỗi đau mất mát mà cô bé đang phải chịu đựng, cô bé tựa như một quả chanh mà người ta vắt cạn kiệt sức lực: “MẸ YÊU QUÝ – Con muốn gặp mẹ lắm. Và gặp Gretel, Claus,

Heinrich và em Adolf. Con muốn gặp mẹ. Hôm nay con bị bà Maloney tát và không được ăn tối. Con không mang đủ qủi đốt vì tay con bị nhức…Con ráng sức làm việc nhưng công việc quá nhiều. Mẹ ơi, con cho mẹ biết con sẽ làm gì. Nếu mẹ không cho người đón con về nhà, con sẽ đi đến nơi sâu trong sông và chết đuối. Con nghĩ chết đuối là không tốt, nhưng con muốn gặp mẹ, con không có ai khác. Con quá mệt.” Qua bức thư gửi mẹ, người đọc xót thương Lena hơn.

Đáng lẽ tuổi như Lena phải được chơi búp bê trên cát, được đi học, được vui chơi, thế nhưng Lena lại bị đày đọa bởi công việc làm thuê cực khổ. Có những lúc cô bé cảm thấy mệt mỏi và tuyệt vọng, em đã nghĩ đến cái chết. Nhưng suy nghĩ của em bị dập tắt bởi em là một đứa trẻ thông minh và có hiếu, có tấm lòng thương yêu mẹ và những đứa em. Hơn ai hết em hiểu rõ hoàn cảnh nghèo của gia đình cho nên cô bé đã hi sinh mình bằng cách nghe lời ông bố cay nghiệt đến làm việc cho một lâu đài ác quỷ. Ở đó cô bị hành hạ đến chết chìm, đày đọa đến tận sức tàn lực kiệt. Qua đây chúng ta thấy được tấm lòng nhân đạo của O’Henry ở tình thương đối với trẻ em, ông đã phán ánh xã hội Mỹ, một xã hội đày đọa con người, đặc biệt là người phụ nữ khi đang còn là thiếu niên ngây thơ, trong sáng.

Lixon trong truyện căn Buồng tầng thượng là một người lao động nghèo, ngày ngày đi làm tối đến cô còn mang những tập giấy viết về đánh máy sao cho thật nhiều bản nhằm kiếm thêm thu nhập. Đelya trong truyện Một sự giúp đỡ của tình yêu cũng là một điển hình về nghề nghiệp. Đelya đại diện cho tầng lớp sinh viên âm nhạc nghèo khổ, thiếu thốn, nhưng vì tình yêu, vì nghệ thuật cô sẵn sàng hi sinh để đổi lấy hạnh phúc.

Rồi đến Đela còn day dứt người đọc về một sự tính toán đến tội nghiệp

“một đôla tám hào bảy xu. Trong đó sáu hào là tiền xu. Những đồng xu dành dụm được bằng cách cò kè ráo riết với lão chủ hiệu tạp hóa, người bán rau, ông

hàng thịt cho đến lúc má phải nóng rát lên vì thái độ thầm dè bỉu là keo kiệt do cái lối mặc cả quá chặt chẽ ấy gây ra. Đó là lần Đela đếm đi đếm lại số tiền. Một đô la tám hào bảy xu. Thế mà ngày mai đã là noel rồi” [28;9]. Mặc dù Dela

đã chi tiêu cò kè, chi li, sống rất tiết kiệm, làm việc chăm chỉ, vất vả quần quật nhưng vẫn luôn ở mức báo động không đủ và túng thiếu cho nên cuộc sống của họ vẫn là một bi kịch. Đó là bi kịch của những thân phận con người không có địa vị xã hội, không có việc làm. Để vượt lên đời sống vật chất như một cơn ác mộng, O’Henry để cho nhân vật của mình gieo ước mơ, khát vọng lên mảnh đất tinh thần màu mỡ. Điều đó giải thích vì sao các nhân vật O’Henry tuy nhỏ bé về vị thế xã hội nhưng là những người có tâm hồn cao thượng. Nhưng liệu tinh thần cao thượng của họ có trụ lại trước sự khắc nghiệt của cuộc sống hay không và những ước mơ của họ có thực hiện được hay chăng? Đó cũng là câu hỏi lớn đối với bản thân họ và cả xã hội Mỹ lúc bấy giờ.

Tuy công việc không ổn định, làm việc cật lực nhưng người phụ nữ trong truyện ngắn của O’Henry biết tìm niềm vui trong công việc. Họ yêu công việc, từ công việc họ tự đúc rút kinh nghiệm, tích lũy những bài học quý báu cho chính mình. Chính trường đời từ công việc giúp họ trưởng thành hơn trong cuộc sống. Đặc biệt, từ công việc họ có thể chọn cho mình một người bạn đời như ý. Cụ thể trong truyện Ngọn đèn tỏa sáng kể về cô gái bán hàng bách hóa tên là Nenxi. Người ta cho rằng chỉ có những cửa hiệu lớn mới là trường học. Nhưng đối với

Nenxi cửa hiệu của cô là một trường học thực sự. Từ công việc bán những mặt

hàng sang trọng cho các bà cô có địa vị cao sang trong xã hội cô học được từ thần tượng của mình một điệu tuyệt diệu như: dáng đi, giọng nói dịu dàng nhỏ nhẹ, cách hỏi thăm bạn bè, tiếp xúc với dân… Trong cái trường học bách hóa này cô còn nhận ra những bộ mặt giả tạo triệu phú của những người đàn ông, cô học được nghệ thuật phòng thủ khi đứng trước những người đàn ông đểu giả. Tất cả những bài học trường đời từ công việc giúp cô thấy mặt xấu của con người và của cả xã hội. Nhưng điều quan trọng hơn cả là cô biết tiếp thu có chọn lọc những tia sáng từ bóng tối để hoàn thiện bản thân mình. Chính vì thế mà cuộc sống luôn mang lại cho Nenxi niềm lạc quan, yêu đời, và biết thoát ra được những cạm bẩy của xã hội.

Thông qua một số truyện ngắn của O’Henry và bảng khảo sát chúng ta dễ nhận ra được rằng: O’Henry viết rất nhiều về người phụ nữ, mỗi nhân vật có một hoàn cảnh xuất thân khác nhau. Công việc của họ không ổn định, lang thang, thất nghiệp đến tội nghiệp. Họ là những sinh viên, những họa sĩ, bác sĩ…(Món quà của thầy pháp, Một sự giúp đỡ của tình yêu, Buồng tầng thượng). Họ thuộc tầng lớp tiểu thị dân. Họ bị coi thường đến miệt thị. Cũng có những cô bé bị đày đọa như một nô lệ (Hoàng tử đồng xanh). Nhưng thái độ của O’Henry đối với phụ nữ thật đáng quý, từ cô điếm, đến cô bán hàng và cả vũ nữ, ông đều có cái nhìn đồng cảm, chia sẻ và thấu hiểu hoàn cảnh. Điều đó bộc lộ ở tinh thần cao cả của nhà văn – một người cũng đã trải nghiệm qua những cảnh đời éo le, nghiệt ngã. Theo ông nhân phẩm con người không phụ thuộc vào nghề nghiệp. Cho nên nhân vật nữ trong truyện của ông có làm bất cứ nghề gì thì họ vẫn là một con người có khát vọng cao đẹp, muốn vượt lên mọi trở ngại, khó khăn.

Mỹ là một đất nước có nhiều tiềm năng về nguồn lực cũng như các nguồn tài nguyên khoáng sản, cùng với sự phát triển lớn mạnh của khoa học kĩ thuật,

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry (Trang 26 - 33)