Miêu tả ngoại hình

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry (Trang 67)

A. Ca-sơn đã nói: “Người cao thượng là người không bao giờ làm một điều

3.1.1. Miêu tả ngoại hình

Nhân vật của văn học có những đặc điểm đặc thù, phân biệt rất rõ với nhân vật được thể hiện trong một số loại hình nghệ thuật khác như hội họa, điêu khắc. Văn học là nghệ thuật ngôn từ và hình tượng văn học là hình tượng phi vật thể, bởi vậy, muốn thấy được nhân vật của văn học, người đọc buộc phải phát động hết mức khả năng liên tưởng, tưởng tượng của mình. Ở tác phẩm văn học, câu chữ được triển khai đều đặn theo thời gian, vì thế chân dung nhân vật cũng chỉ được hiện hình dần trong tâm trí độc giả. Vì vậy trong lúc đọc tác phẩm, người đọc cần phải xâu chuỗi các tình tiết để có một ý niệm hoàn chỉnh về nhân vật.

Chú trọng miêu tả tên tuổi, ngoại diện là điểm chung của bất kì nhà hiện thực cổ điển nào. Do bị chi phối bởi yếu tố thời gian, chi phối bởi đặc điểm của truyện ngắn cũng như ý đồ nghệ thuật của tác giả mà O’Henry chỉ lựa chọn những nét tiêu biểu về ngoại hình của nhân vật, mà những nét đó nói lên được tính cách và bản chất bên trong của nhân vật.

Các nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry tuy nghèo về vật chất, về địa vị, không có nghề nghiệp ổn định nhưng ngoại hình của họ rất hấp dẫn, ưa nhìn, gây nhiều thiện cảm và ấn tượng sâu sắc. Tác giả đã chú trọng miêu tả ngoại hình nhân vật, để từ ngoại hình nhân vật độc giả thấy được vẻ đẹp của họ đồng thời qua ngoại hình tác giả có thể bộc lộ cuộc sống đói nghèo, thiếu thốn về vật chất của họ cũng như những vất vả mà họ phải chịu đựng trong cuộc sống cay nghiệt.

Cách miêu tả ngoại diện của các nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry thật linh hoạt, hóm hỉnh: “Chỉ vừa trông thấy Maymi, tớ đã hiểu ngay

là cuộc tổng thống kê dân số đã phạm một sự nhầm lẫn. Ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đúng ra chỉ có một cô gái mà thôi! Mô tả nàng thật khó. Vóc nàng xấp xỉ một thiên thần, nàng có đôi mắt đẹp, lại con điệu bộ nữa chứ…[15;7] (Ái tình theo

khẩu phần).

Trong khi mô tả ngoại hình nhân vật O’Henry thường sử dụng các biện pháp tu từ, nhân hóa, so sánh. Miêu tả sự mất cân đối dễ thương của một cô gái ông viết: “Lixon là một cô gái nhỏ nhắn nhưng sau khi cô đã thôi không lớn nữa

thì đôi mắt và bộ tóc của cô vẫn cứ to lên và dài mãi ra và trong lúc nào cũng có vẻ chúng nói lên rằng: - Trời đất ơi! Sao cô chẳng chịu lớn lên cùng chúng tôi”

[28;21]. Vẻ đẹp của Lixon có ý nghĩa đặc biệt trong dãy nhà trọ, nó chi phối sự thay đổi của cánh đàn ông. Bởi tính tình cô vui vẻ, giàu tưởng tượng, ý nghĩ kì khôi dịu dàng của cô. Cái cười của Lixon được ông ví như nàng tiên. Ông Xkido vừa nhìn thấy cô, ông đã hối hả xóa bỏ vai nữ chính cao lớn, tóc đen trong vở kịch mới nhất của ông và thay đổi bằng một nhân vật khác, nhỏ nhắn, lanh lợi có mái tóc dày óng ả và nét mặt tinh nhanh. Nhất là ông Evân, tuổi còn trẻ, thỉnh thoảng lại cố rặn ra một cơn ho húng hắng mong cô sẻ yêu cầu ông hút thuốc lá. Với vẻ đẹp cuốn hút làm ngất ngây đám người trong dãy trọ, cánh đàn ông nhất trí bầu cô là “người đẹp và ngộ nghĩnh nhất xưa nay chưa từng thấy”. Ở đây ông không miêu tả trực tiếp cụ thể về vóc dáng, hình thù bên ngoài. Để làm nổi bật nhân vật Lixon ông đã phóng đại và nhân cách hóa chúng lên bằng một vài chi tiết bên ngoài điển hình.

Chính việc phóng đại, nhân cách hóa và đặc biệt là biện pháp so sánh đã khiến ngoại diện nhân vật nữ hiện lên một cách có duyên. Đặc biệt, việc liên tục sử dụng so sánh trong các tiểu đoạn, trường đoạn càng mang thêm tính hình tượng cho sự vật được miêu tả. Cụ thể, tác giả đã miêu tả bộ tóc của Dela như sau: “Bộ tóc của Dela xõa xuống, gợn sóng và óng ả như một thác nước màu

đen. Tóc dài tới quá đầu gối và hầu như tạo thành một chiếc áo dài cho cô (...) tà váy tung lên, khóe mắt vẫn còn tia sáng long lanh, cô như bay ra khỏi phòng, bay xuống cầu thang, ra phố” [28;12]. Bộ tóc là thứ quý báu của Dela được

O’Henry phóng đại khi so sánh với nữ hoàng sứ Seba. “Giả sử như nữ hoàng sứ

Seba sống ở căn phòng phía bên kia đường phố hẹp như một ống thông hơi thì có ngay Della xõa tóc hông khô trước cửa sổ để hạ giá trị tất cả châu báu, tặng phẩm của nữ hoàng” [28;11].

Ngay chính ngoại hình bên ngoài, O’Henry đã miêu tả làm nổi bật giá trị cao ðẹp của tâm hồn. Ðó là khi miêu tả Ixaben Ghinboc trong tác phẩm Bị bắt,

tác giả miêu tả như sau: “Mắt cô màu xám và như được đúc từ một cái khuôn đã

đúc những cặp mắt của tất cả mỹ nhân trứ danh. Lòng trắng mắt trong trẻo và sáng long lanh một cách lạ thường: lẫn dưới cặp mi nặng nằm ngang bên trên, để lộ ra một vành trắng như tuyết ở phía dưới. Những con mắt như vậy thường chứng tỏ tâm hồn cao thượng”[28;86]. Chỉ cần một cặp mắt không thôi,

O’Henry đã làm nổi bật hình thức lẫn tâm hồn của Ghinboc. Lối miêu tả kết hợp so sánh, nhân vật nữ của ông lúc nào cũng làm mê hồn, cuốn hút cánh đàn ông. Đặc biệt, O’Henry còn khéo léo khi xây dựng hình thức để làm nổi bật tâm hồn cao thượng của người phụ nữ.

Cũng như bao người phụ nữ trên thế giới, phụ nữ trong truyện ngắn của O’Henry cũng có những biểu hiện rụt rè, e thẹn khi đối diện với nam giới. Họ cũng có những hành động và thái độ rất lạ nhưng đáng yêu thể hiện chiều sâu tâm hồn của họ. Chẳng hạn khi Gimmy Velantin đứng trước Anna Adam, nhìn

vào mắt cô bỗng không còn nhớ mình là ai nữa và biến thành một con người khác. Cô gái cúi nhìn xuống và thoáng đỏ mặt - Một sự cải tạo được cứu vãn. Điều đó nói lên họ cũng có những lúc e thẹn, rung cảm trước cánh mày râu. Cũng có những lúc không kiểm soát được hành vi và cử chỉ của mình. Với vẻ đẹp mê hồn của họ đã làm cho bao người đàn ông thầm mơ ước. Cô Aida Bext trong truyện Khuôn mặt trông nghiêng kì diệu được tác giả miêu tả như sau: “Cô ta

là một di tích của những nhà cổ điển Hy Lạp. Dáng dấp, vẻ người của cô không có một chỗ nào đáng chê được. Có một tay kì cực theo đuổi một bà nọ đã nói: Được yêu nàng là cả một giáo dục phong phú. Nhưng chỉ cần được nhìn mái tóc chải lật ngược, chiếc áo chẽn trắng tinh của cô Bext cũng đã bằng cả một chương trình giảng dạy của bất cứ một trường hàm thụ nào trong nước”

với một vẻ đẹp dịu dàng, quý phái, đầy nữ tính. Vẻ đẹp đó khiến cánh mày râu phải thầm ước và quên mất đi chính mình là ai khi đứng trước người đẹp. Đúng như câu tục ngữ “Sắc đẹp tự nó đủ thuyết phục đôi mắt của đàn ông mà chẳng

cần nhà hùng biện. Người phụ nữ đẹp là thiên đường của đôi mắt .”

Hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry được ông miêu tả rất hấp hẫn, hóm hỉnh, từ nụ cười, đôi má, đến ánh mắt…tạo nên một ngoại hình tuyệt đẹp. Có thể nói rằng, ông chú trọng miêu tả ngoại hình theo chủ nghĩa cổ điển, nên đối với người phụ nữ ông chỉ miêu tả những nét đặc trưng điển hình để diễn tả cái tổng thể. Bằng những nét chấm phá, trước mắt người đọc ngoại hình người các nhân vật nữ hiện lên tuyệt đẹp, họ luôn rực rỡ giữa đám đông, đặc biệt với dáng vẻ kiều diễm đến hoàn hảo của họ đã thu hút đàn ông ngay ở giây phút chạm mặt đầu tiên. O’Henry thật tài tình khi thu vào mắt mình những đặc điểm kì diệu của người phụ nữ. Chắc phải có sự quan sát tinh tế, O’Henry mới miêu tả được những nét riêng tuyệt đẹp của phụ nữ đến như vậy.

Ngoại hình của nhân vật còn thể hiện tính cách của nhân vật. Bởi vậy, khi miêu tả một nhân vật yếu đuối O’Henry viết “một phụ nữ nhỏ bé, thiếu máu vì

những cơn gió liu hiu của miền Califonia” rồi ông so sánh “cô ấy yếu đuối và mảnh mai như một chiếc lá” (Jionxy trong truyện Chiếc lá cuối cùng). Bên cạnh đó, thông qua ngoại hình của nhân vật nữ người đọc cũng thấy rõ họ làm việc vất vả, đáng thương. Họ phải thức trắng cả đêm lại còn bị hành hạ đối xử tệ bạc. Đó là hoàn cảnh của một cô bé có tên là Lena. Lena (Hoàng tử đồng xanh)

“khuôn mặt nhỏ nhắn, xanh xao….hai mắt cô bé sật sừ sau một giấc ngủ mệt mỏi”. Bởi phải phục vụ cho một lâu đài ác quỷ, công việc lao động mệt nhọc trên

đôi vai của em đã biểu lộ ở khuôn mặt, cặp mắt, dáng vẻ của em. Cái đói cái nghèo, các nhân vật nữ hiện lên một dáng vẻ mất sức, mệt lã, thiếu ăn, gầy yếu, xanh xao. Người đọc cảm thấy xót xa, ái ngại cho số phận những người phụ nữ nghèo hèn trong xã hội lúc bấy giờ.

Con người luôn có hai yếu tố đó là phần con và phần người. Để kìm nén những ham muốn của xác thịt là một điều rất khó, đôi khi thú tính nó cũng trỗi dậy trong con người làm mất đi bản chất lương thiện của con người. O’Henry thật tài tình khi xây dựng hình tượng các nhân vật nữ cần cù, chịu khó, biết kìm

nén những ham muốn bản năng. Tuy nhiên O’Henry cũng không ngần ngại khi miêu tả các nhân vật nữ đối mặt với cái ăn. Họ cảm thấy hạnh phúc và sung sướng khi được ăn những món ăn ngon. Khi Đanxi nghe đến buổi tối tuyệt vời với những món ngon bỗng nhiên “Mắt cô sáng long lanh, má ửng lên màu hồng

phơn phớt của buổi bình minh”[14;130]. Đó cũng là khi Maymi trong truyện Ái tình theo khẩu phần vốn ghét những người đàn ông ăn nhiều bây giờ mới vỡ lẽ khi tác giả đưa cô lạc đường vào một khu rừng. Ở đây cô bị bỏ đói và cô hiểu ra được thức ăn cần cho con người đến chừng nào, đôi mắt của nàng bỗng sáng lên long lanh và nàng mỉm cười và nói ríu rít khi nói đến bàn ăn. Đôi khi lương thực hằng ngày nó chi phối ngoại hình người phụ nữ. Họ sẽ thoải mái, nhẹ nhàng hơn nếu như vật chất no đủ, tinh thần an nhàn. Họ sẽ hạnh phúc hơn nếu như lò hầm vẫn sôi sùng sục giữa bàn ăn. Như thế sẽ họ không phải suy nghĩ, lo lắng và sẽ không có những khuôn mặt xanh xao, gầy gò, mệt mỏi sau những ngày làm việc vất vả, và sẽ không có cảnh phải nhịn đói để rồi phải chết. Ngoại hình của các nhân vật nữ cũng chính là cách O’Henry phản ánh cái đói, cái nghèo mà các nhân vật nữ đang phải gồng mình chịu đựng, đồng thời nó còn tố cáo xã hội với tư tưởng bành trướng để rồi những người gánh lấy hậu quả không ai khác ngoài những người có địa vị thấp hèn trong xã hội như các nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry.

Nhìn chung, ngoại hình nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry được ông quan sát kĩ, và miêu tả với dáng vẻ tuyệt đẹp. Nhưng vẻ đẹp của họ là vẻ đẹp của “hồng nhan bạc mệnh”. Vẻ đẹp của họ không phải là vẻ đẹp của Thúy Vân mà là của Thúy Kiều. Nên họ phải chịu nhiều ấm ức trong cuộc sống. Chúng tôi nhận thấy rằng, phần lớn những người phụ nữ đẹp về hình thức lẫn tâm hồn thường bất hạnh, cuộc đời thường nổi trôi, lênh đênh, phải đối mặt với bao vấn đề của cuộc sống. Nhưng cuối cùng vì sự nỗ lực vươn lên của họ, vì sự giúp đỡ của những người xung quanh, và vì tấm lòng trắc ẩn của tác giả, họ được giải thoát và hạnh phúc.

Hình tượng nhân vật nữ hiện lên trong truyện ngắn của O’Henry không phải đầy đủ dáng vẻ bên ngoài. Ông chỉ lựa chọn những nét tiêu biểu, đặc trưng có tính khai quát cao nhằm làm nổi bật tính cách của họ. Ở người phụ nữ hình ảnh đẹp nhất đã thu vào tầm mắt của ông đó là “cặp mắt”, “đôi má hồng”, “bộ tóc”, “cái

nhìn”. Với những nét đẹp dịu dàng, nữ tính đã ẩn chứa chiều sâu tâm hồn của người phụ nữ. Chỉ vài chi tiết đó thôi cũng đã nói lên đầy đủ toàn bộ ngoại hình nhân vật. Bởi thế mà nhân vật nữ của ông lúc nào cũng nổi bật, hấp dẫn. Ở góc độ này, ta có thể nói nhân vât nữ được ông xây dựng bằng một vài nét chấm phá mang tính cổ điển. Đặc tính này phần nào cũng chung cho các nhà văn thuộc thế hệ cổ điển.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry (Trang 67)