Con người chung thủy trong tình yêu

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry (Trang 43 - 46)

A. Ca-sơn đã nói: “Người cao thượng là người không bao giờ làm một điều

2.4. Con người chung thủy trong tình yêu

"Nếu không có sự thủy chung. Trên đời này không thể có tình yêu, tình bạn và đức hạnh" (Joseph Addison). Chung thủy thuộc lĩnh vực tình cảm của con người. Xây dựng gia đình là một vấn đề, còn gìn giữ gia đình lại là một vấn đề khác quan trọng hơn. Phụ nữ là điểm tựa của gia đình, là nơi chứa đựng niềm vui. Đàn ông xây nhà, đàn bà xây dựng tổ ấm là vì vậy.

Tình yêu là một thứ tình cảm thiêng liêng cao quý của con người. Vì tình yêu con người tự thay đổi và hoàn thiện chính mình, cũng vì tình yêu con người vượt qua những ích kỉ, nhỏ nhen để sẵn sàng làm điều tốt. Tình yêu giúp con người vượt qua mọi khó khăn gian khổ để đi đến bến bờ của yêu thương, hạnh phúc. Nhưng tình yêu không phải lúc nào cũng màu hồng, lung linh kì diệu, mà đôi khi nó đem lại nỗi đau cho người ở lại. Trong những tác phẩm của mình, O’Henry đã tái hiện lại những mảnh ghép tình yêu như ngoài đời, có những nụ cười hạnh phúc và cũng có những giọt nước mắt đau khổ. Trong tác phẩm

Rachel, mở đầu O’Henry có viết “Tình yêu, ồ vâng, tôi muốn nói đôi điều về nó,

theo cảm nhận của tôi dường như khi yêu ai cũng ngỡ nó là mầu hồng, đầy lung linh và huyền ảo. Nhưng không phải tình yêu lúc nào cũng đầy hương thơm và ngọt ngào, đôi khi nó lại là một màu đen huyền ảo, màu đen ấy lại đem đến tang tóc, đem đến nỗi buồn, một nỗi buồn khôn nguôi, nó khiến trái tim ta đau đớn đến tuyệt vọng.” Đây là một thông điệp về tình yêu cũng như lời báo trước cho

đọc giả trước khi bước vào câu chuyện. Rachel là câu chuyện kể về tình yêu tuyệt đẹp của Rachel và Phereng.

Qua khảo sát gần bốn mươi truyện ngắn của O’Henry chúng tôi nhận ra rằng phần lớn truyện của ông đều đề cập đến tình yêu, hoặc ông trực tiếp miêu tả nó hoặc sử dụng nó làm tác nhân cải tạo con người. Tình yêu trong truyện của O’Henry không giống như tình yêu của Maupassant, Merime, Hemingway… nghi ngờ, thù hận, độc ác với con người. Mà tình yêu trong truyện của O’Henry cao đẹp, trong sáng, tình yêu nó cảm hóa con người. O’Henry xây dựng những câu chuyện tình yêu có nam và nữ. Bằng tình yêu, cả nam lẫn nữ nhân vật của ông đều vượt qua những cảnh ngộ trớ trêu của cuộc đời để gặp nhau trong hạnh phúc. Nhưng điều đáng quý nhất trong khi ông xây dựng nhân vật nữ đó là sự

chung thủy trong tình yêu. Người phụ nữ trong truyện của ông tuy nghèo, sống

thiếu thốn, phải nói là họ rất cần tiền dẫu vậy họ không chạy theo dục vọng đồi bại, không chạy theo vật chất phủ phàng, mà họ một lòng chung thủy sắt son ngay cả những lúc bị thất lạc người yêu.

Sara cô gái nghèo trong truyện Xuân trên thực đơn kiếm sống bằng nghề đánh máy thực đơn thuê cho một nhà hàng, cô có người yêu tên là Wanto

Pranklin một nông dân hiện đại. Họ hẹn nhau vào mùa xuân sẽ cưới. Mùa đông

khắc nghiệt lại đến với Sara khi cô mất liên lạc thư từ hai tuần với Wanto Pranklin. Nỗi buồn giằng xé càng tăng trên khuôn mặt của cô khi mùa xuân đến,

những đóa hoa hồng bồ công anh nở vàng, loài hoa chứng tích cho kỉ niệm đẹp của cô trong ngày hẹn ước nhưng giờ đây lại trở thành nước mắt và nước mắt làm nhòe đi những dòng chữ trên bàn phím. Thay vì món bồ công anh thì thực đơn ấy được đánh thành: Wanto yêu thương, với trứng luộc chín.

Sự nhầm lẫn của Sara đã mang lại điều may mắn cho cô. Bởi vì cả tuần lần theo dấu vết cô, tình cờ Wanto lại vào đúng nhà hàng đó và nhờ dòng chữ ấy Wanto gặp Sara…Sự nhầm lẫn bất ngờ này đã cho họ một kết thúc tốt đẹp. Đọc truyện cho thấy tình yêu của Sara thật cảm động, tình yêu của nàng ăn sâu vào tâm trí đến nỗi đánh nhầm món ăn. Phải yêu nhiều lắm, Sara mới có thể nhầm lẫn như vậy.

Chúng tôi thấy rằng bản chất của tình yêu chính là khao khát sự vô biên và vĩnh cửu. Vì thế, một người thật sự muốn ràng buộc mình mãi mãi với người mình yêu thương - sự ràng buộc đó chính là món quà hôn nhân dành tặng cho người đó. Vì thế hôn nhân chính là một biểu hiện của lòng chung thủy. Vì khi họ

thực sự yêu nhau, họ sẽ tìm đến kết quả cuối cùng của tình yêu đó là hôn nhân gia đình. Người ta thường nói, phụ nữ thường bí ẩn và sâu sắc. Thật vậy, muốn hiểu được điều phụ nữ nói và điều phụ nữ làm, đôi khi đàn ông cần phải có đầu óc siêu việt. Câu chuyện trong tác phẩm Cây xương rồng là một biểu hiện của sự chung thủy nhưng đáng tiếc là Trysdale không nhận ra ý nghĩa của cây xương rồng. Câu chuyện hiện lên qua dòng hồi tưởng của Trysdale, anh suy nghĩ nguyên nhân nào khiến anh và cô xa nhau như thế. Anh và cô yêu nhau tha thiết, một hôm Trysdale ngõ lời cầu hôn cô nhưng vì bản tính con gái cô e thẹn, rụt rè chưa trả lời, cô hẹn ngày sau cô sẽ cho anh câu trả lời. Trưa hôm sau, cô đến chỗ anh với chậu cây xương rồng rồi ra về, không hề có thư từ hay tin nhắn mà chỉ có một chiếc thẻ cột vào cây xương rồng. Ngày lại ngày anh và cô lạnh lùng và xa nhau dần. Cho tới khi anh vỡ nhẽ thì anh đã mất cô, ý nghĩa của cây xương rồng mang tiếng Tây Ban Nha – Ventomarme có nghĩa là “Hãy đến mang tôi đi”. Qua đây cho thấy, câu trả lời của cô gái thật thông minh, cô đã chọn anh, nguyện chung thủy với anh suốt đời. Nhưng tiếc rằng anh đã không nhận ra và đến khi nhận ra thì đã quá muộn. Bỏ qua những yếu đuối rụt rè, chúng ta nhận thấy rằng, phụ nữ không hề đơn giản, muốn chiếm được tình yêu của họ buộc cánh mày râu phải khôn ngoan, hiểu biết và thật lòng thương yêu họ.

Phương Tây có câu danh ngôn: “Yêu nhau không phải là nhìn nhau, mà là

cùng nhìn về một hướng”. Tình yêu trong truyện ngắn của O’Henry cũng vậy họ

đều hướng về một phía, có mục đích và có lí tưởng cao đẹp. Trong truyện Trái tim và chữ thập kể về đôi vợ chồng là Xanta và Oep Ygơ. Xanta là nữ hoàng của trang trại Napolito, còn Oep là người làm cho trang trại đó. Một hôm, vì công việc mà hai vợ chồng cải nhau,. Chính sự chung thủy trong nàng luôn hướng về chồng nên O’Henry đã cho đôi vợ chồng hạnh phúc cùng với đứa con trai.

Để thể hiện tình yêu người phụ nữ thật bản lĩnh và hành động mạnh mẽ, quyết liệt không kém những người đàn ông. Họ có những biểu hiện ở cách yêu, những lời nói ngọt ngào dễ thương đầy thuyết phục. Bởi vì họ chung thủy trong tình yêu nên họ luôn băn khoăn, day dứt, trăn trở, lo sợ, không biết chồng mình có yêu mình khi mình xấu đi không… Đó là những suy nghĩ rất thật với bản chất của người phụ nữ. Đó là khi Đela lên tiếng nói “- Đã cắt tóc và đã bán rồi, -

Đela nói. – Dẫu sao anh vẫn yêu em chứ? Không còn tóc thì em vẫn là em mà, phải không anh?”[28;15]. Suy nghĩ của họ thật đơn sơ, mộc mạc, khi thốt lên

những câu hỏi nơm nớp lo sợ trong lòng mình. Ở vấn đề này O’Henry để người đọc nhận thấy, người phụ nữ họ thật đáng kính trọng, bởi tấm lòng chung thủy của họ trong tình yêu. Đúng như M. Gocki đã nói: “ Không có gì quý giá bằng

lòng chung thủy”.

Người ta thường nói rằng phụ nữ phương Tây thường thoải mái, tự do trong tình yêu. Đặc biệt là chuyện tình dục, cốt sao họ giữ an toàn cho bản thân. Nhưng điều đó không có nghĩa với việc họ không coi trọng sự chung thủy trong tình yêu. Qua nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi muốn bạn đọc có một cái nhìn khác về phụ nữ phương Tây, tuy họ thoải mái trong tình yêu nhưng họ lại là những con người rất bản lĩnh, mạnh mẽ khi thật sự yêu, vì tình yêu họ hi sinh để giữ hạnh phúc gia đình. Xa hơn nữa đó là tấm lòng chung thủy sắt son xuất phát từ trái tim yêu thương của họ. Chính nhờ lòng chung thủy họ mới vượt qua cạm bẫy của xã hội. Chúng tôi nghĩ, phương Đông và phương Tây là hai nền văn hóa khác nhau, tạo thành một thể thống nhất về mọi mặt. Cho nên trong lĩnh vực tình yêu, cũng có sự giao thoa gặp gỡ, để hoàn thiện các giá trị tâm hồn, chúng ta nên học hỏi lẫn nhau, đặc biệt là tấm lòng chung thủy, hi sinh trong tình yêu.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry (Trang 43 - 46)