Vượt qua cám dỗ của đồng tiền để giữ gìn danh dự và nhân phẩm A Puskin đã có câu rất nổi tiếng rằng: “Chỉ có ý thức độc lập và lòng tự

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry (Trang 47 - 50)

A. Ca-sơn đã nói: “Người cao thượng là người không bao giờ làm một điều

2.5.1. Vượt qua cám dỗ của đồng tiền để giữ gìn danh dự và nhân phẩm A Puskin đã có câu rất nổi tiếng rằng: “Chỉ có ý thức độc lập và lòng tự

A. Puskin đã có câu rất nổi tiếng rằng: “Chỉ có ý thức độc lập và lòng tự

trọng mới nâng chúng ta lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận”. Những người phụ nữ trong truyện ngắn của O’Henry đã làm

được điều này. Sống trong cảnh nghèo khổ, có địa vị thấp kém, công việc làm rất vất vả, cực khổ cho nên ta bắt gặp phụ nữ trong truyện ngắn của O’Henry thật tội nghiệp, họ bị bỏ đói, chết trong cơn chết đói (Buồng tầng thượng, Con người hai mặt). Cảnh Dela phải đếm đi đếm lại “Một đôla tám hào bảy xu”. Khi Đanxi phải chi tiêu cò kè, chi li rõ ràng những đồng tiền trong tuần. Qua đây để tác giả gián tiếp phê phán xã hội, một xã hội Mỹ chạy đua để cai trị thế giới mà chưa quan tâm đến những tầng lớp thị dân nghèo khổ. Một New York với những tòa nhà cao chọc trời, với những trung tâm thương mại khổng lồ, đèn điện lung linh tráng lệ nhưng đâu đó lại hiện lên những cảnh nghèo nàn, chết chóc đau thương. Trong xã hội như thế, đồng tiền càng có sức mạnh to lớn, dẫu biết rằng có tiền cuộc sống của họ sẽ sung sướng và hạnh phúc hơn. Nhưng họ luôn nhìn đồng tiền ở mặt tích cực, nghĩa là không vì sức ảnh hưởng của đồng tiền mà họ làm những việc xấu xa, hèn hạ để có tiền như các nhân vật nữ trong truyện của Maupassant và TChékhov. Mà thay vào đó họ tìm cách kiếm tiền bằng hết khả

năng của mình, cho dù phải chết đói họ cũng chấp nhận. Bởi vây, người phụ nữ trong truyện của ông luôn có phẩm chất cao đẹp, ở nơi họ người đọc cảm nhận được một thứ gì đó rất thanh cao và rất đáng tôn trọng họ. Trong truyện Tiền và thần tình yêu là một minh chứng rất rõ về điều đó. Trong khi ông Anthony cho

rằng tiền có thể chọi lại được mọi thứ, thì cô Ellen đã nói: “Đối với tình yêu

chân thành thì tiền bạc có ý nghĩa gì cơ chứ! Anh phải biết, tình yêu có sức mạnh vạn năng…….Tiền bạc của anh làm sao mua được hạnh phúc cho nó”. Qua đây xét thấy, cô Ellen đặt tình yêu của con người lên hàng đầu, còn chuyện tiền bạc chỉ là thứ phục vụ cho con người chứ không phải là quyết định mọi việc. Cô

Ellen đã ý thức được giá trị của đồng tiền nhưng nó lại nằm dưới giá trị của tình

yêu. Theo cô tình yêu mới là sức mạnh vạn năng. “Chỉ cần một biểu tượng của

tình yêu, chỉ cần một chiếc nhẫn tượng trưng cho tình yêu chân thành, chung thủy cũng đủ thấy rằng Richard nhà mình tìm thấy hạnh phúc”. Tuy câu nói chỉ

đúng trong một hoàn cảnh nhất định nhưng phần nào cho chúng ta biết về những suy nghĩ của phụ nữ đối với đồng tiền.

Nhìn chung, các nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry đều có cái nhìn về đồng tiền rất tích cực. Chẳng hạn trong câu chuyện Những bàn tay và những trái tim, khi Easton cho rằng “tiền có thể làm ra tất cả, và em biết đấy,

phải có tiền để theo kịp với đám đông ở Washington”. Nhưng đối với

Fairchild thì cô không nghĩ thế, theo cô “Tiền bạc không phải là tất cả. Nhưng

thiên hạ luôn luôn lẫn lộn nhiều việc và vẫn thường ngu xuẩn...”. Đồng tiền nó

cần cho con người, nhưng nó chỉ dừng lại ở công cụ, nó không phải là tất cả như

Fairchild đã nói. Mà cao trọng hơn cả là giá trị tâm hồn của con người.

Có khi vì nghèo khổ, vì thất nghiệp, vì cần tiền mà người phụ nữ trong truyện của O’Henry chút nữa đã sa vào vũng bùn tội lỗi. Trong truyện Một câu chuyện dở dang Đanxi là một cô gái nghèo, làm việc ở một cửa hàng bách hóa. Cô bán hàng ren Hambua hoặc hột tiêu nhồi, hoặc xe hơi, hoặc những hàng lặt vặt. Mỗi tuần cô lĩnh sáu đô la ở số tiền mà cô kiếm được đủ để chi tiêu một cách eo hẹp. Đồng lương ít ỏi Đanxi chỉ dám ở một căn phòng có đồ cho thuê sẵn. Giữa căn phòng thuê có đồ đạc cho thuê sẵn và phòng trọ, có chỗ khác nhau: ở căn phòng có đồ đạc cho thuê sẵn, có đói cũng không ai biết, có chết cũng không

ai hay. Cô luôn sống trong cảnh thiếu thốn và đói ăn, đói mặc. Một hôm, cô có hẹn với một kẻ tên là Picghi, anh ta được mọi người biết đến là một tay tiêu hoang. Bao giờ cũng đưa các cô gái đến chỗ tuyệt vời nhất, nghe nhạc và thưởng thức những món ăn. Mắt cô bỗng sáng long lanh, má cô ửng lên màu hồng phơn phớt của buổi bình minh đang tới của cuộc đời – cuộc đời thật sự khi nghe những lời nói đó. Sở dĩ, cô có thái độ đó là vì sống trong cảnh túng nghèo cô chưa bao giờ có một buổi tối như thế, cô chưa bao giờ có một bữa cơm ngon, giờ đây là cơ hội để cô ăn ngon, mặc đẹp, để cô đổi đời và hưởng thụ. Việc làm đầu tiên của cô là mua cái cổ đăng ten giả với số tiền là năm mươi xu. Số tiền này đáng lẽ cô phải dùng đến rất nhiều việc như ăn tối, điểm tâm, ăn trưa – cô đã phung phí nó. Đối với cô chưa bao giờ có một người đàn ông lịch sự nào mời cô đi chơi. Giờ đây, chỉ một lát nữa thôi, cô sẽ bước vào dự cuộc trình diễn huy hoàng, sẽ có một bữa ăn thịnh soạn, sẽ có âm nhạc, sẽ được thấy các bà cô ăn vận cực kì sang trọng. Và cũng chỉ một lát nữa thôi, đời cô sẽ bước sang bước ngoặt mới, một bước ngoặt của tội lỗi. Nhưng bỗng nhiên, ánh sáng lương tâm của cô trỗi dậy đã khiến cô suy nghĩ lại, cô quay vào phòng và cảm thấy mình thật xấu xa, tội lỗi, dẫu. Chứng tỏ Đanxi biết kìm nén dục vọng hưởng thụ vật chất để hướng tới những giá trị tốt đẹp. Cụ thể ở đây là lòng tự trọng và nhân phẩm của chính mình không vì hưởng thụ xa hoa mà bán rẻ thể xác lẫn tâm hồn.

Trong truyện Bị bắt kể về Ixaben Ghinboc yêu một người mà cả xã hội đang truy lùng vì ăn cắp của Ngân khố nhà nước mà cô không hề hay biết, cô thật sự kinh hoàng khi một hôm Gutuyn cho cô biết sự thật. Điều đáng khâm phục ở

Ghinboc là không ham tiền ở chiếc va li ở bạn trai cô mà biết tìm đến ánh sáng đó là

đã thay đổi tính nết để chọn cho mình một cuộc sống hạnh phúc với Gutuyn. Cô là một trong những người sống trong vũng bùn tội lỗi, nhưng biết thoát ra tội lỗi đó mà tìm đến ánh sáng của hạnh phúc bên cạnh người đáng tin cậy.

Ngoài ý thức tiền bạc ra, danh dự và phẩm chất của người phụ nữ được thể hiện ở việc nhân vật khác đánh giá về họ. Nghĩa là phụ nữ trong truyện được các nhân vật khác tôn trọng và nhìn họ với ánh mắt khâm phục. Trong truyện Buồng tầng thượng đa số những người đàn ông đến thuê phòng trọ đều tìm cách gần gũi với Lixon. Họ coi cô là “người đẹp và ngộ nghĩnh nhất xưa nay chưa từng

thấy”. Phải nói rằng, sống trong dãy nhà trọ của mụ Xkiđơ là một xã hội thu nhỏ

của Mỹ. Ở đó có rất nhiều dạng người, nhưng đa số họ đều tôn trọng cô Lixon.

Bởi ngoại hình và tính tình vui vẻ của cô, cái cách cô đối xử với mọi người thật gần gũi. Điều đó nó liên quan đến phẩm chất đạo đức trong cách ứng xử của cô đối với mọi người. Mà phẩm chất của con người được xã hội đánh giá sẽ trở thành phẩm chất của người ấy. Như vậy Lixon là một mẫu người có phẩm chất đạo đức quý giá đáng kính nể.

Ý thức trước đồng tiền chưa đủ để được danh dự và nhân phẩm của người phụ nữ mà người phụ nữ còn biết…

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w