Ngôn ngữ đối thoại kịch tính

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry (Trang 77 - 83)

A. Ca-sơn đã nói: “Người cao thượng là người không bao giờ làm một điều

3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại kịch tính

Lời trực tiếp trong truyện ngắn thường là các nhân vật đối thoại với nhau. Các nhân vật không chỉ suy nghĩ, hành động mà còn nói năng, đối đáp. Đối thoại là một biện pháp nghệ thuật, một tín hiệu thẩm mỹ. Nhờ đối thoại mà các vấn đề tác phẩm đặt ra được xem xét dưới các điểm nhìn khác nhau. Đối thoại trực tiếp xuất hiện nhiều trong truyện ngắn và có vai trò trong việc khắc họa tính cách nhân vật.

Thông qua đối thoại, tâm lí con người và những vấn đề trong cuộc sống được hiện thực hóa cụ thể và sâu sắc hơn.

Trong truyện ngắn của O’Henry, ngôn ngữ nhân vật hầu hết là ngôn ngữ đối thoại. Thuộc trường phái truyện ngắn cổ điển O’Henry khai thác tối đa hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Đối thoại ở đây cũng được xây dựng trên những tình huống lắt léo gay cấn để đưa đến một sự giải mã bất ngờ. Đối thoại đầy kịch tính được sử dụng phổ biến trong nhiều truyện của O’Henry. Truyện Căn buồng có sẵn đồ cho thuê là một ví dụ, đoạn đối thoại cuối truyện giữa mụ chủ nhà và bà bạn của mụ ta, giúp người đọc giải mã những bí ẩn về sự mất tích của cô gái, về những linh cảm trong con người của anh thanh niên.

- Có phòng là phải trang bị để cho thuê. Tôi không nói cho anh biết bà McCool ạ.

- Bà nói đúng lắm, có cho thuê phòng thì những người như chúng ta mới sống được. Bà có đầu óc kinh doanh độc đáo lắm. Nhiều người có thể từ chối căn phòng đó nếu họ biết là đã có người khách tự tử và nằm chết trên cái giường trong đấy.

- Như bà nói, chúng ta phải lo kiếm sống.

-Thật vậy bà ạ. Đúng một tuần trước tôi đã giúp bà trải lại tấm lót sàn. Một cô gái xinh xắn mảnh dẻ tự tử bằng ga thắp đèn – cái cô có khuôn mặt nhỏ nhắn đấy, bà Purdy.

Qua cuộc đối thoại, chúng ta thấy ngôn ngữ ở đây là ngôn ngữ của kẻ bất lương, ngôn ngữ của những kẻ làm chủ, kinh doanh bằng sự lừa lọc người khác. Chỉ tội cho những người dân nghèo hiền lành vô tội phải gánh chịu những bất công đó.

Thông qua những đối thoại hấp dẫn, kịch tính, giúp độc giả thấy được bản chất cốt lõi của vấn đề mà nhân vật của mình đang đối mặt, nó còn thể hiện một tính cách khác của phụ nữ, đó là sự yếu đuối, bi quan, chán nản phó mặc số phận (Chiếc lá cuối cùng). Jonxy bắt đầu đếm lùi những chiếc lá trên cây thường

xuân, trong lúc đếm Xiu hỏi.

-Sáu, - Jonxy nói, giọng gần như thì thào. Bây giờ chúng rụng mau hơn. Trước đây ba ngày còn có tới gần một trăm. Em đến nhức cả đầu. Nhưng bây giờ thật là dễ. Lại một chiếc nữa. Giờ chỉ còn lại có năm thôi.

-Năm gì Jonxy ? Cho Xiudi của em biết đi.

-Những chiếc lá. Trên cây thường xuân khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì em cũng ra đi thôi. Em biết điều đó đã ba ngày nay rồi. Ông bác sĩ không nói với chị sao [28;108].

Những câu nói trong đoạn đối thoại giữa Jonxy và Xiu cho thấy cô rất tuyệt vọng. Giọng nói yếu ớt, mất sức sống, cất lên như những hơi thở cuối cùng. Rồi cô còn gắn số phận của mình lên những chiếc lá của cây thường xuân đã già cỗi, rễ đã mục nát và sần sùi. Sau đó, giọng nói trở nên mạnh mẽ hơn, đầy sức sống hơn khi sau một đêm mưa bão cô đã nhận ra cái giá thiêng liêng trong cuộc sống: “Mình đúng là đứa tệ thật, Xudi à, - Jonxy nói – cái điều đã khiến chiếc lá

cuối cùng kia nằm ở đấy đã cho thấy mình là kẻ nhẫn tâm như thế nào. Muốn chết là tội lỗi” [28;113]. Jonxy đã vượt qua cái chết cận kề khi thốt lên “Trên cõi đời này, cái cô độc nhất là một linh hồn đang chuẩn bị sẵn sàng để đi xa trên hành trình bí ẩn của nó”. Câu nói của Jonxy tạo nên cái kết bất ngờ trong truyện ngắn của

O’Henry, và đây cũng là hiệu quả thẩm mỹ trong truyện của ông. Thông qua lời nói đối thoại giữa Xiu và Jonxy đã thể hiện sức sống tiềm tàng mãnh liệt bấy lâu chất chứa trong con người cô. Cô có niềm tin, hi vọng vào cuộc sống và bây giờ chỉ cần một tác động, nó sẽ trỗi dậy và vững chắc hơn bao giờ hết.

Trong Một câu chuyện dở dang đối thoại ở phần cuối truyện được xây dựng dưới hình thức giấc mơ. Đối thoại ở đây tạo độ hẩng thẫm mỹ, gây bất ngờ cho người đọc. Trong giấc mơ nhân vật tôi thấy mình đang bị cảnh sát nắm lấy tay và hỏi có cùng bọn với họ không.

-“Họ là ai? Tôi hỏi.

-A – Hắn ta nói – Chúng là những kẻ thuê mướn các cô gái làm việc, trả các cô năm hay sáu đô la một tuần để sống. Mày có phải cùng bọn với chúng không?

-Không đời nào, xin thề trên sự bất tử của ngài – tôi nói – Tôi chỉ là một tên đã đốt trại mồ côi, đã giết một người mù lòa để lấy vài xu mà thôi”[28;138].

Thông qua cuộc đối thoại trong giấc mơ này mà mọi người hiểu ra công việc của những cô gái. Hiểu thêm cuộc sống khổ cực với số lượng tiền lương mà họ nhận được. Cuộc sống, công việc của những cô gái trong nước Mỹ phải chịu, phải làm thật tội nghiệp. Kiểu tự thú thông qua giấc mơ là một sáng tạo đọc đáo của O’Henry. O’Henry đã cho thấy cái nghề mà Đanxi đã làm, vì cuộc sống mà các nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry làm đủ nghề, thậm chí đi làm những việc tiếp chuyện trong nhưng ngôi nhà không lành mạnh với đám đàn ông. Nhưng họ biết nhận ra cái xấu để tránh, họ biết tự đấu tranh với chính bản thân mình để vươn lên giữ danh dự và lòng tự trọng của mình.

Bên cạnh đó, thông qua đối thoại chúng ta còn thấy người phụ nữ Mỹ có bản lĩnh, thông minh, thể hiện ở những câu nói rất sắc sảo. Đó là đoạn đối thoại giữa Gutuyn và Ixaben Ghinboc. Khi mà Gutuyn vào phòng của Ixaben Ghinboc một cách tùy ý, rồi huyênh hoang hút thuốc. Cô im lặng và nhìn điếu thuốc, khiến

Gutuyn phải gạt điếu thuốc và vứt qua cửa sổ. Ghinboc lúc này mới nói chuyện.

- Như thế thì hơn,- người đàn bà nói.- Như thế thì tôi mới nghe ông nói được. Còn về bài học thứ hai của phép lịch sự, bây giờ ông hãy cho tôi biết, tôi đang bị ai lăng mạ đây.

- (…)

- Ông Gutuyn, ông sống ở đây phải không?

- Vâng.

- Ông có quyền gì mà đột nhập vào đây như vậy [28;89].

Câu nói của Ghinboc khiến Gutuyn cảm thấy đúng và phải xin lỗi. Nhưng điều quan trọng hơn là nó thể hiện sự thông minh, khôn ngoan trong lối ứng xử của cô. Những câu nói đầy lí lẽ, giàu sức thuyết phục của Ghinboc còn thể hiện sự tự tin, thắng thế trước pháp luật.

Thông qua ngôn ngữ đối thoại, O’Henry để các nhân vật nữ biểu hiện hành động một cách dứt khoát, quyết đoán nhưng cũng chứa đựng những tiếc nuối, đó là khi Dela đến cửa hiệu bán tóc. Cuộc đối thoại giữa Dela và chủ hiệu tóc như sau:

Nơi cô dừng lại có một tấm biển đề “Bà Xophroni”. Hàng bằng tóc đủ loại. Dela chạy một mạch lên cầu thang, rồi trấn tỉnh lại, thở hổn hển. Bà chủ to béo, trắng bệch, lạnh lùng, trông có vẻ gì giống tên Xophroni:

- Bà có mua tóc của tôi không? – Dela hỏi.

- Tôi mua, - bà chủ đáp. – Chị bỏ mũ ra cho tôi xem tóc chị như thế nào. Cái thác nước màu nâu đổ xuống gợn sóng.

- Hai mươi đôla, bà chủ vừa nói vừa nâng mớ tóc lên với một bàn tay thành thạo.

- Bà đưa tiền đây cho tôi nhanh lên, - Dela nói [28;12].

Vậy là cuộc mua bán đến đây là kết thúc. Nó diễn ra rất nhanh chóng, chỉ cần vài lời đối thoại, Dela đã từ bỏ cái đẹp của bản thân để mang niềm vui đến cho chồng đêm Giáng Sinh. Vừa cầm lấy số tiền, Dela đã đi mua quà cho Gim ngay. Tại sao Dela đồng ý nhanh như thế, cô không đắn đo, cò kè bớt một thêm hai? Hành động nhanh, dứt khoát của cô chứng tỏ rằng chính bản thân Dela cũng

sợ mình đổi ý nếu không quyết định và hành động nhanh. Bán tóc đồng nghĩa đồng nghĩa bán đi một phần máu thịt của chính mình, bán vật sở hữu quý giá nhất mà Dela có. Chính việc xây dựng đối thoại kịch tính ngầm ẩn này, làm cho độc giả suy ngẩm và cảm nhận sâu sắc nỗi đau mà nhân vật của mình đang nếm trải. Sự hi sinh của Dela vì thế mà khiến độc giả cảm động đến rơi nước mắt. Thông qua lời nói kết hợp với hành động Dela đã làm một việc làm có ý nghĩa nhất trong đời, cô biết hi sinh đi cái đẹp của chính mình để đổi lấy những giọt nước mắt hạnh phúc trong đêm noel. Phải thực sự yêu chồng lắm, phải khát khao mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người yêu Dela mới có những hành động dứt khoát như vậy.

Ngôn ngữ đối thoại kịch tính còn thể hiện khi O’Henry đã để Delya và

Gio tự khám phá ra sự thật về công việc mà cả hai đã làm trong hai tuần vừa qua.

Đó là khi Gio gần vỡ nhẽ ra sự thật thông qua cuộc đối thoại. Anh hỏi Delya:

Chiều nay em bị bỏng lúc mấy giờ, Delya?

- Hình như năm giờ thì phải, - Delya rên rỉ nói. – Cái bàn là, à quên cái món thỏ ấy ra khỏi lò vào cái quảng đó. Anh mà trông thấy Đại tướng Pinkin anh Gio ạ, lúc…

- Delya, hai tuần qua em làm gì? – anh hỏi.

Cô còn ra gan được một lúc, mắt đầy vẻ yêu đương và bướng bỉnh, lí nhí nói một hai câu vớ vẩn về Đại tướng Pinkin, nhưng rồi, cuối cùng, đầu cô gục xuống và sự thật cùng nước mắt tuôn ra.

- Em chẳng tìm được một học trò nào cả, - cô thú nhận. – Song em không thể chịu để anh phải bỏ học, và em đã xin được một chân là sơ mi tại xưởng giặt là lớn ở phố hai mươi bốn ấy (…) Và chiều nay, lúc một cô thợ đặt cái bàn là nóng trúng em thì suốt dọc đường đi về nhà em chỉ nghĩ đến cách dựng ra câu chuyện món thỏ về xứ Uên. Anh không giận chứ, anh Gio?...[28;125]

Thông qua cuộc đối thoại, cuối cùng Gio đã hiểu ra công việc mà thời gian qua người vợ hiền lành của anh đã hi sinh vì anh. Nhưng điều hấp dẫn ở chỗ là trong lúc đối thoại Delya tự để lộ công việc của mình khi cô lỡ nói “Cái bàn là,

à quên cái món thỏ ấy”. Cho nên Gio càng dễ nhận ra vết thương trên tay của vợ

mình. Ở đây O’Henry thật khôn khéo khi để nhân vật của mình đối thoại để bầy cho độc giả thấu hiểu sự hi sinh cao thượng của Delya vì nghệ thuật, vì tình yêu, để độc giả nhận ra chỉ cần họ yêu thì không việc gì khó.

Sức hấp dẫn của truyện O’Henry nhờ vào những đối thoại lắt léo và gay cấn kiểu này. Đối thoại giữa các nhân vật đưa đến những giả mã bất ngờ mà người kể chuyện cố tình che dấu. Tuy nhiên ngôn ngữ đối thoại của O’Henry chưa được cá tính hóa mạnh mẽ, ít chứa đựng hàm ngôn. Ở góc độ này cho thấy đối tượng nghệ thuật được O’Henry tập trung khắc họa là hình tượng chứ không phải là ngôn từ.

Nhìn chung ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn của O’Henry là ngôn ngữ đời thường. Chú trọng con người nhỏ bé, đặt vào những mối quan hệ đời thường gắn liền với những tiếng nói của cuộc sống thường nhật. Ngôn ngữ vì thế ít mượt mà, trau chuốt mà trần trụi, bỏ bã hơn. Qua những lời đối thoại cái nỗi đau và hạnh phúc, tiếng khóc và tiếng cười của nhân vật nữ phần nào đã cho chúng ta thấy được giá trị của cuộc sống, ngoài những hành động hi sinh cho nhau thì ngôn ngữ giúp con người ta gần gũi nhau hơn, hiểu rõ nhau hơn. Và chính dòng chảy của cuộc sống con người nhân loại đã làm nên những thứ ấy.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w